03. Cha HENRI LOUIS LE MÉE (LỄ)

Tiểu sử

Cha sinh ngày 6-4-1834 tại Pháp và qua Việt Nam truyền giáo ngày 27-3-1864. Vừa từ Pháp sang Sài Gòn, Cha Le Méc đã được Đức Cha LeFèbvre chỉ định thay thế Cha Thiriet làm Chánh Sở Họ Đạo An Hòa (Tân Định) ngày 3-4-1864..

Sinh hoạt

Địa bàn An Hòa lúc này rất rộng, gồm có những làng: Tân Định, Hiệp Hòa, Đất Hộ (Đa Kao), Phú Nhuận, Chí Hòa và Tân Sơn.

– Tại Chí Hòa có lăng Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), thường gọi là Lăng Cha Cả. Cha Le Mée thỉnh thoảng đến đó dâng lễ cho các bổn đạo chung quanh tới dự, vì họ sống xa Nhà Thờ chánh.

Ngoài việc dâng lễ và ban phát các bí tích, Cha Le Mée còn chú trọng đến việc giáo dục thiếu nhi trong Họ Đạo. Ngài đã nhờ thầy Phêrô Nguyễn Đức Nhi (chịu chức linh mục năm 1869) giúp dạy giáo lý. Sau đó thầy Nhuận đến mở trường Quốc ngữ đầu tiên dạy cho trẻ em trong Họ Đạo.

Giáo dân

Về đời sống của người giáo dân trong thời kỳ này, đa số gia đình công giáo đạo hạnh sốt sắng. Cha mẹ chăm lo dạy dỗ con cái, nên ít có hiện tượng trẻ con và thanh thiếu niên chơi lêu lổng hoang đàng.

Về mặt kinh tế, đa số sống thoải mái. Một số làm việc trong các công sở như Ba Son, thành Pháo thủ. Có người làm thợ mộc, thợ cưa, đóng ghe, đan rổ. Có người buôn bán hoặc làm thầy thuốc.

Số giáo dân lúc đó lên đến 750 người.

Cơ sở vật chất

từ Ngày 17-4-1864, Nhà Thờ Tân Định xây xong. Để đánh dấu ngày trọng đại này, Cha Le Mée đã mời Đức Cha Dominicô LeFèbvre đến khánh thành và dâng lễ. Trong buổi lễ có sự hiện diện của Cha Bề trên Wibaux, Cha Croc, Cha Eveillard và Cha Roustant. Nhà Thờ được dâng kính Thánh Đôminicô, quan thầy của Đức Cha LeFèbvre, đương kim Giám Mục của địa phận.

Trong thời kỳ này đô đốc Lagrandière, lúc đó là Nguyên Soái Nam Kỳ, đồng ý nhượng cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) hai mẫu đất để cất Nhà Thờ và nhà xứ. Sau đó Họ Đạo có khẩn thêm 36 lô đất khác để cho giáo dân đến ở. Cho đến nay những gia đình công giáo kỳ cựu còn sống trong đất Nhà Thờ

ĐẤT THÁNH TÂN ĐỊNH

Năm 1865, để giải quyết việc chôn cất những người chết, Ban chức việc đa số là hương chức làng An Hòa, đã lấy danh nghĩa cho làng, xin được một mẫu đất làm đất thánh. Khoản đất này tọa lạc tại khu trường Nguyễn Thái Sơn hiện nay. Đó là Đất Thánh đầu tiên của Họ Đạo (1865).

Đất thánh này hoạt động đến tháng 3.1902 thì buộc phải đóng cửa và phải lấy cốt trong vòng 5 năm vì vùng đất này được sáp nhập vào thành phố Sài Gòn. Nhà nước có bồi thường cho Họ Đạo một mẫu đất bên nghĩa trong những người Á Châu (sau này gọi là nghĩa trang Đô Thành ).

Nhưng vì bất tiện, nên năm 1905 Họ Đạo vận động mua một miếng đất mới, rộng 2ha 50, tọa lạc tại làng Thạnh Hòa để làm đất thánh mới. Sau nhiều năm chỉnh trang, đất thánh Tân Định đã là nơi chôn cất cho hơn 5.000 người.

Năm 1984, Nhà Nước ra lệnh cho ngưng chôn xác trong phần lớn các nghĩa trang tại vùng Tân Bình. Do đó, Đất Thánh Tân Định tại đường Thoại Ngọc Hầu cũng được chỉ thị ngưng hoạt động. Giáo dân ai muốn chôn cất thân nhân quá cổ thì làm đơn chôn ở một nghĩa trang tại Bà Quẹo. Vì Đất Thánh Tân Định phải giải thể, Cha Sở cho xây cất một nơi để hoàn hũ cốt. Các kệ để cốt được xây dựng trong Nhà In Tân Định, phía sau nhà bán ảnh và sách của các dì phước Chợ Quán (11). Các kệ này có thể chứa trên 4.000 hi tro cốt. Trong tương lại các hài cốt chôn ở đất Thánh Tân Định sẽ được đem về gởi tại đây nếu thân nhân muốn.

Trong 5 năm làm Cha sở, Cha Le Mée đã tạo cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) một cơ sở pháp lý vững chắc và nhiều đất đai để xây dựng cơ sở vật chất sau này.

Ngày 23-12-1868, Đức Cha Gioan Miche (Mịch) bổ nhiệm Cha Le Mée làm Cha Sở ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài về Mỹ Hội và qua đời năm 1900. Ngài được chôn cất tại Lăng Cha Cả.

Tiểu sử

Cha sinh ngày 6-4-1834 tại Pháp và qua Việt Nam truyền giáo ngày 27-3-1864. Vừa từ Pháp sang Sài Gòn, Cha Le Méc đã được Đức Cha LeFèbvre chỉ định thay thế Cha Thiriet làm Chánh Sở Họ Đạo An Hòa (Tân Định) ngày 3-4-1864..

Sinh hoạt

Địa bàn An Hòa lúc này rất rộng, gồm có những làng: Tân Định, Hiệp Hòa, Đất Hộ (Đa Kao), Phú Nhuận, Chí Hòa và Tân Sơn.

– Tại Chí Hòa có lăng Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), thường gọi là Lăng Cha Cả. Cha Le Mée thỉnh thoảng đến đó dâng lễ cho các bổn đạo chung quanh tới dự, vì họ sống xa Nhà Thờ chánh.

Ngoài việc dâng lễ và ban phát các bí tích, Cha Le Mée còn chú trọng đến việc giáo dục thiếu nhi trong Họ Đạo. Ngài đã nhờ thầy Phêrô Nguyễn Đức Nhi (chịu chức linh mục năm 1869) giúp dạy giáo lý. Sau đó thầy Nhuận đến mở trường Quốc ngữ đầu tiên dạy cho trẻ em trong Họ Đạo.

Giáo dân

Về đời sống của người giáo dân trong thời kỳ này, đa số gia đình công giáo đạo hạnh sốt sắng. Cha mẹ chăm lo dạy dỗ con cái, nên ít có hiện tượng trẻ con và thanh thiếu niên chơi lêu lổng hoang đàng.

Về mặt kinh tế, đa số sống thoải mái. Một số làm việc trong các công sở như Ba Son, thành Pháo thủ. Có người làm thợ mộc, thợ cưa, đóng ghe, đan rổ. Có người buôn bán hoặc làm thầy thuốc.

Số giáo dân lúc đó lên đến 750 người.

Cơ sở vật chất

từ Ngày 17-4-1864, Nhà Thờ Tân Định xây xong. Để đánh dấu ngày trọng đại này, Cha Le Mée đã mời Đức Cha Dominicô LeFèbvre đến khánh thành và dâng lễ. Trong buổi lễ có sự hiện diện của Cha Bề trên Wibaux, Cha Croc, Cha Eveillard và Cha Roustant. Nhà Thờ được dâng kính Thánh Đôminicô, quan thầy của Đức Cha LeFèbvre, đương kim Giám Mục của địa phận.

Trong thời kỳ này đô đốc Lagrandière, lúc đó là Nguyên Soái Nam Kỳ, đồng ý nhượng cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) hai mẫu đất để cất Nhà Thờ và nhà xứ. Sau đó Họ Đạo có khẩn thêm 36 lô đất khác để cho giáo dân đến ở. Cho đến nay những gia đình công giáo kỳ cựu còn sống trong đất Nhà Thờ

ĐẤT THÁNH TÂN ĐỊNH

Năm 1865, để giải quyết việc chôn cất những người chết, Ban chức việc đa số là hương chức làng An Hòa, đã lấy danh nghĩa cho làng, xin được một mẫu đất làm đất thánh. Khoản đất này tọa lạc tại khu trường Nguyễn Thái Sơn hiện nay. Đó là Đất Thánh đầu tiên của Họ Đạo (1865).

Đất thánh này hoạt động đến tháng 3.1902 thì buộc phải đóng cửa và phải lấy cốt trong vòng 5 năm vì vùng đất này được sáp nhập vào thành phố Sài Gòn. Nhà nước có bồi thường cho Họ Đạo một mẫu đất bên nghĩa trong những người Á Châu (sau này gọi là nghĩa trang Đô Thành ).

Nhưng vì bất tiện, nên năm 1905 Họ Đạo vận động mua một miếng đất mới, rộng 2ha 50, tọa lạc tại làng Thạnh Hòa để làm đất thánh mới. Sau nhiều năm chỉnh trang, đất thánh Tân Định đã là nơi chôn cất cho hơn 5.000 người.

Năm 1984, Nhà Nước ra lệnh cho ngưng chôn xác trong phần lớn các nghĩa trang tại vùng Tân Bình. Do đó, Đất Thánh Tân Định tại đường Thoại Ngọc Hầu cũng được chỉ thị ngưng hoạt động. Giáo dân ai muốn chôn cất thân nhân quá cổ thì làm đơn chôn ở một nghĩa trang tại Bà Quẹo. Vì Đất Thánh Tân Định phải giải thể, Cha Sở cho xây cất một nơi để hoàn hũ cốt. Các kệ để cốt được xây dựng trong Nhà In Tân Định, phía sau nhà bán ảnh và sách của các dì phước Chợ Quán (11). Các kệ này có thể chứa trên 4.000 hi tro cốt. Trong tương lại các hài cốt chôn ở đất Thánh Tân Định sẽ được đem về gởi tại đây nếu thân nhân muốn.

Trong 5 năm làm Cha sở, Cha Le Mée đã tạo cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) một cơ sở pháp lý vững chắc và nhiều đất đai để xây dựng cơ sở vật chất sau này.

Ngày 23-12-1868, Đức Cha Gioan Miche (Mịch) bổ nhiệm Cha Le Mée làm Cha Sở ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài về Mỹ Hội và qua đời năm 1900. Ngài được chôn cất tại Lăng Cha Cả.