29/02 – Thứ bảy sau lễ Tro.
“Ta không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

Lời Chúa: Lc 5, 27-32

Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: “Hãy đi theo Ta”. Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài.

Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: “Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

Thư mục vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2020

Kính gởi quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh,
và anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận

Anh chị em thân mến,

1. Mùa Chay và Mùa Phục sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu. Trong thời gian thánh thiện này, tất cả các sinh hoạt đạo đức đều nhằm làm cho sự sống của Chúa lớn lên trong chúng ta. “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu” (Ep 4, 15) : thánh Phaolô muốn nói về sự tăng trưởng toàn diện của các Kitô hữu, không những trên bình diện cá nhân, mà cả trong chiều kích Giáo hội và vũ trụ. Trên bình diện cá nhân, không phải chỉ có người trẻ mới cần “tiến tới sự trưởng thành toàn diện” như đã được đề ra cho Năm giới trẻ, mà tất cả các Kitô hữu đều cần lớn lên về mọi phương diện, không ngừng vươn lên tới Chúa để sự sống thần linh của Chúa sung mãn trong chúng ta. Ngay cả những người cao niên, dù đã già về tuổi tác nhưng vẫn còn phải lớn lên để “già dặn” hơn trong đời sống đức tin; dù thân xác có thể đã cằn cỗi nhưng con tim vẫn không ngừng lớn lên và mở rộng để ôm trọn mọi người bằng tình yêu của Chúa.

2. Định hướng để chúng ta lớn lên là chính Đức Kitô : “vươn tới Đức Kitô là Đầu”. Nếu không có điểm nhắm này, cuộc đời sẽ trôi dạt lệch hướng, và như vậy chúng ta có nguy cơ đánh mất cuộc đời. Thực tế nạn dịch do virus corona là một tai họa nhưng cũng là cơ hội cho chúng ta thức tỉnh. Cả thế giới đang lo âu trước sự lây lan của virus rất nhỏ bé không thể thấy bằng mắt thường. Bao nhiêu cường quốc trên thế giới, bao nhiêu bác sĩ và nhà khoa học tài ba, bao nhiêu người giàu có và quyền lực, bao nhiêu súng ống bom đạn, tất cả hiện nay vẫn đang bất lực trước chủng virus mới đe dọa mạng sống con người. Thế mà người ta cứ tưởng mình vĩ đại đến độ muốn loại trừ Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta sợ hãi trước virus nhưng lại không biết kính sợ Thiên Chúa và qui hướng về Ngài. Con virus nhỏ bé nhắc nhở chúng ta về sự mong manh yếu đuối của thân phận con người để chúng ta khiêm tốn hơn và định hướng lại cuộc đời mình, quay về với Chúa Giêsu, bước theo Chúa Giêsu để sự sống của Chúa Giêsu Phục sinh ngày càng lớn lên trong chúng ta.

Chúa không lấy mất của chúng ta điều gì, Ngài chỉ muốn chúng ta qui hướng về Ngài và sắp xếp cuộc đời theo định hướng đó. Đây chính là sự sám hối đúng nghĩa. Metanoia thường được dịch là sám hối, nhưng sâu xa hơn, đó là sự đảo ngược lòng trí để hướng cuộc đời về Chúa.

3. Các việc đạo đức trong Mùa Chay sẽ giúp chúng ta “lớn lên về mọi phương diện”.

Cầu nguyện : Sự sống của Thiên Chúa mà chúng ta lãnh nhận trong ngày Rửa tội mới chỉ là mầm sống nhỏ bé, cần được nuôi dưỡng để lớn mạnh nhờ việc chuyên chăm cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Mặc dù cuộc sống hôm nay rất bận rộn vội vã, anh chị em hãy sắp xếp để dành thời giờ cho Chúa; nếu không, chúng ta sẽ không có sự sống và tư tưởng của Chúa để sống như một người con Chúa. Đặc biệt, trong các tuần tĩnh tâm Mùa Chay, nhờ việc suy gẫm Lời Chúa, xưng tội và tham dự thánh lễ, chúng ta sẽ lớn lên trong sự sống của Chúa Ba Ngôi, “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Chay tịnh : Làm chủ dục vọng là điều cần thiết để con người triển nở quân bình và toàn diện. Tuy nhiên, trào lưu của văn hóa hưởng thụ lại khơi dậy các dục vọng và thúc đẩy người ta thỏa mãn chúng. Muốn làm chủ các dục vọng lệch lạc của “con người xác thịt” để “con người thiêng liêng” lớn lên, chúng ta hãy tập hy sinh hãm mình. Càng biết từ bỏ những ham muốn tự nhiên, chúng ta sẽ càng có tinh thần mạnh mẽ và có sức đề kháng chống lại “virus tội lỗi” luôn rình rập xâm nhập mỗi người chúng ta.

Bác ái : Đất nước càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo lại càng tăng, nhiều người phải sống trong điều kiện thiếu thốn hoặc bị bỏ rơi. Đặc trưng của Kitô giáo là yêu thương như Chúa đã yêu, đặc biệt là yêu thương người nghèo khổ. Trong Mùa Chay, xin anh chị em hãy chứng tỏ lòng bác ái qua việc quảng đại chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, gặp nghịch cảnh hoặc bị bỏ rơi. Càng cho đi, chúng ta càng được lớn lên; ngược lại, càng ích kỷ, chúng ta lại càng nghèo nàn và nhỏ bé.

Anh chị em thân mến,

4. Chúng ta tiếp tục dành Mùa Chay năm nay để ủng hộ cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Công việc còn kéo dài, chúng ta hãy giữ ngọn lửa nhiệt tình cháy mãi, đừng để nguội dần và sa sút theo năm tháng. Anh chị em đã rất quảng đại trong những năm qua, xin cám ơn anh chị em. Chúa sẽ bù đắp gấp trăm những gì anh chị em dâng hiến cho Giáo hội và người nghèo khổ.

Dịch Covid-19 vẫn đang lây lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nạn dịch mau qua, cho các bệnh nhân được Chúa chữa lành. Xin Chúa nâng đỡ gia đình của họ và cho những người đã qua đời được an nghỉ trong tình thương của Chúa.

Xin cầu chúc cho mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng giáo phận một Mùa Chay thật sốt sắng và một Lễ Phục Sinh thánh thiện vui tươi. Anh chị em đừng quên cầu nguyện cho chúng tôi.

(đã ký)

+ Giuse NGUYỄN NĂNG
Tổng Giám mục

+ Louis NGUYỄN ANH TUẤN
Giám mục Phụ tá

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 01/03 – 07/03/2020

  • Chúa nhật, 01/03: CHÚA NHẬT I MÙA CHAY.
  • Thứ hai, 02/03:
  • Thứ ba, 03/03:
  • Thứ tư, 04/03: Thánh Casimirô.
  • Thứ năm, 05/03: Thứ Năm đầu tháng.
  • Thứ sáu, 06/03: Thứ Sáu đầu tháng.
  • Thứ bảy, 07/03: Thứ Bảy đầu tháng. Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fê licita, tử đạo.

THÔNG BÁO: TUẦN 01/03 – 07/03/2020

  1. Trong tờ tin tuần này, chúng tôi có gửi đến gia đình anh chị em trong giáo xứ Thư Mục Vụ Mùa Chay và Phục Sinh của Đức Tổng Giuse và Đức Cha phụ tá Louis. Xin anh chị em đọc kỹ và thi hành để Mùa chay năm nay đầy ý nghĩa: Mùa Chay và Mùa Phục Sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu.
  2. Tuần này các em thiếu nhi được nghỉ học giáo lý. Các lớp học giáo lý sẽ học trở lại khi Sở Giáo Dục Đào tạo TP.HCM thông báo học sinh toàn thành phố nhập học.
  3. Tuần này có những ngày đầu tháng, xin anh chị em thánh hóa những ngày đầu tháng của Mùa Chay Thánh 2020 này, đặc biệt là mỗi chiều thứ sáu hàng tuần lúc 16 giờ 30 có chặng đàng Thánh Giá trong nhà thờ.
  4. Mời hội các bà mẹ nguyệt hội sau thánh lễ thứ bảy đầu tháng.
  5. Số tiền anh chị em giúp cho việc bác ái tuần qua được 42 triệu 300 ngàn đồng. Xin cảm ơn cộng đoàn. Hôm nay xin giúp cho quỹ bác ái mùa chay của giáo xứ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

28/02 – Thứ sáu sau lễ Tro.
“Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay”.

Lời Chúa: Mt 9, 14-15

Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: “Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?”

Chúa Giêsu nói với họ: “Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay”.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG
Con bắt đầu ngày mới với niềm vui và quyết tâm trở thành người phục vụ anh chị em con. “Theo logic của Tin Mừng, người rốt hết sẽ lên hàng đầu, và chúng ta phải đặt mình vào việc phục vụ người khác.” (ĐGH Phanxicô) Khi con tìm kiếm địa vị rốt hết, Chúa sẽ cho con vị trí đầu tiên; khi con trở thành người phục vụ, Chúa của con sẽ phục vụ con. Hôm nay, con sẽ thể hiện những cử chỉ yêu thương dành cho những người đang cần đến. Con xin dâng ngày sống để cầu nguyện theo ý ĐGH trong tháng này. Lạy Cha chúng con…
WITH JESUS IN THE MORNING
Begin today with joy and strive to be your neighbor’s servant. “In the logic of the Gospel, the last are the first, and we have to put ourselves at the service of others” (Pope Francis). When you look for the last place, God will give you the first; when you seek to serve, your Lord will serve you. Choose today to give a gesture of love to someone who needs it. Offer this day for the intention of the Pope in favor of migrants and refugees. Our Father…
— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
Bạn dành ít phút để nghĩ về cách mà bạn nhìn thấy Chúa Giê-su nơi tha nhân hôm nay. Hãy nhớ rằng, học yêu thương đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ chính mình và nhìn thấy Chúa nơi người khác. Có điều gì bạn muốn làm khác đi trong hôm nay không? Lặp lại cách chậm rãi trong lòng mình rằng: “Lạy Chúa, Chúa là Đấng quan trọng nhất trong cuộc đời con.”
WITH JESUS DURING A DAY
Take a moment and think about how you saw Jesus in others today. Remember that learning to love requires us to part with yourself and see God in other people. Is there anything you would like to do differently today? Repeat in the calm of your heart: “May you, Lord, be first in my life.”
— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Con kết thúc ngày sống trong thinh lặng, và tạ ơn Chúa vì mọi điều con đã trải qua. Con nghĩ về hôm nay và tất cả những việc con đã làm. Trong mọi hoạt động, con có bình an không? Việc làm nào mang lại điều tốt nhất cho con? Con cần phải xin lỗi vì điều gì? Ngày mai, con quyết tâm ở lại với Chúa hơn. Kính mừng Maria…
WITH JESUS IN THE NIGHT
End your day in silence. Thank God for everything you experienced. Think about the day and all that you did. In what activities did you feel at peace? In which ones did you lose peace? Which activities bring the best out of you? Is there anything you need to apologize for? Resolve to stay close to Jesus tomorrow. Hail Mary…

27/02 – Thứ năm sau lễ Tro.
“Ai bỏ mạng sống mình vì Ta, sẽ được sống”.

Lời Chúa: Lc 9, 22-25

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.

Chúa nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con người được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?”

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG
Con hân hoan chào đón ngày mới và làm mới lại những ý định ngay lành của mình. Con trút bỏ gánh nặng thờ ơ và không để trái tim mình bị chai cứng trước nhu cầu của người khác. Qua những người di dân, “Thiên Chúa mời gọi chúng ta điều chỉnh lại đời sống của một Ki-tô hữu với sự toàn vẹn, và đóng góp phần mình cách riêng theo ơn gọi mỗi người, để xây dựng một thế giới biết đáp lại những kế hoạch của Thiên Chúa.” (ĐGH Phanxicô) Con xin dâng ngày sống để cầu nguyện theo ý ĐGH. Lạy Cha chúng con…
WITH JESUS IN THE MORNING
Rejoice as you begin this new day and renew your good intentions. Shake off the burden of indifference and don’t let your heart harden before the needs of others. Through migrants, “the Lord invites us to re-appropriate our Christian life in its entirety and to contribute, each according to his own vocation, to the construction of a world that responds more and more to God’s plan” (Pope Francis). Offer your day for the intention of the Pope for this month. Our Father…
— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
Trong bước thứ bảy Đường của Con Tim, chúng ta đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, Đấng luôn mong muốn đưa chúng ta đến gần Ngài. Có những thói quen hay thái độ nào ngăn cản chúng ta trao dâng mình cho Thiên Chúa và tha nhân? Hãy cố gắng tách mình ra khỏi những thói quen ích kỉ, và luôn làm mới lại lễ dâng hàng ngày cho Chúa. Thân thưa với Người rằng: Chúa ơi, xin giúp con đi theo Chúa.”

WITH JESUS DURING A DAY
In the seventh step of The Way of the Heart, we respond to the love of the Lord that wishes to draw us closer to him. What habits or attitudes prevent you from giving yourself to Jesus and others? Try to detach yourself from your selfishness, and renew your daily offering. Say to God in your heart, “Help me to follow you, Lord.”
— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Con nghỉ ngơi khi kết thúc một ngày sống. Tập trung vào hơi thở và sống lại một ngày theo tâm trí với những điều con đã trải nghiệm. Con dâng lời tạ ơn Chúa vì tất cả mọi điều con có, từ thức ăn, quần áo, hay bất kì vật dụng cần thiết nào. Có những thứ nào mang lại ích lợi cho con hay làm con xao lãng không? Con xin Chúa tha thứ lỗi lầm, và quyết tâm sẻ chia những gì con có cho những người kém may mắn hơn. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT
Take a break as you end your day. Focus on your breath. Relive the day by following with the imagination the things you experienced. Give thanks to God for all that you have, your clothes, food, and any other necessary items. Are there things that do not help you or that distract you? Ask God for forgiveness and resolve to share what you have with those less fortunate. Hail Mary…

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2020

Người lớn Tĩnh tâm Mùa Chay:

  • Thời gian: Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư – Ngày 16,17 và 18/03/2020 lúc 19g00.
  • Giảng phòng: Cha Giuse ĐÀO NGUYÊN VŨ – VP HĐGMVN
    (Lưu ý: Vẫn có Thánh lễ lúc 17g30 như thường lệ).

Thiếu nhi Tĩnh tâm Mùa Chay:

  • Thời gian: Chúa Nhật III & IV Mùa Chay – Ngày 15 và 22/03/2020 lúc 07g30.
  • Giảng phòng: Cha sở Phaolô Nguyễn Quốc Hưng.

GIẢI TỘI MÙA CHAY 2020

Giải tội các ngày trong tuần:

  • Sáng: 05g30 – Chiều: 17g00 đến 17g30

Giải tội thiếu nhi:

  • Sáng Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020: từ 8g30 đến 9g45

Giải tội người lớn:

  • Thứ ba 31/03/2020: từ 18g00 đến 19g45 (có 20 cha giải tội)
  • Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020: từ 17g30 đến 19g30

Lưu ý: Các cha không ngồi tòa thứ năm, thứ sáu, thứ bảy Tuần Thánh.

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN THÁNH 2020

Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020:

  • Trước Thánh lễ 17g30 Thứ Bảy 04/04/2020, có làm phép lá tại tiền đường và kiệu lá vào Nhà Thờ.
  • Trước Thánh lễ 05g00 và trước Thánh Lễ thiếu nhi 07g30 Chúa Nhật 05/04/2020 có làm phép lá tại tiền đường và kiệu lá vào Nhà Thờ.

Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư Tuần Thánh 06-07-08/04/2020:

  • Từ 18g00 đến 19g00: Cầu nguyện Taize, suy gẫm Lời Chúa

Thứ năm Tuần Thánh 09/04/2020 – Lễ Tiệc Ly

  • Sáng: 5g00 – Đọc Kinh Phụng Vụ – Suy niệm
  • Chiều: Lễ Tiệc Ly tại Nhà thờ Giáo xứ
    • 17g30: Thánh Lễ cho thiếu nhi
      (Sau Thánh Lễ thiếu nhi viếng Chúa 15 phút)
    • 19g30: Thánh Lễ cho người lớn
      (Người được Rửa Chân được chọn ngẫu nhiên trong Thánh Lễ)
    • Phiên Chầu Mình Thánh Chúa:
      + 21g00 – 21g45: Giới trẻ Giáo xứ hướng dẫn
      + 21g45 – 22g30: Các Liên Giáo Khu: Thánh Hạnh (Khu 7), Thánh Lựu (Khu 8), Thánh Lạc (Khu 9) hướng dẫn.
      + 22g30 – 23g15: Các đoàn thể, Bà mẹ Công giáo hướng dẫn.

Thứ sáu Tuần Thánh 09/04/2020 – Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu
Ăn chay – kiêng thịt: Đóng góp cho quỹ dự phòng thiên tai của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

  • Sáng: 05g00 – Đọc kinh Phụng vụ – Suy niệm
  • Chiều: Tưởng niệm cuộc Thương Khó
    • 16g30: Chặng đàng Thánh Giá ngoài Nhà thờ.
    • 17g30: Nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu dành cho thiếu nhi.
    • 20g00: Nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu dành cho người lớn.
      Hôn chân Chúa trong Nhà thờ sau nghi thức. Việc hôn chân Chúa kết thúc lúc 15g00 thứ bảy Tuần thánh.

Thứ bảy Tuần Thánh 11/04/2020 – Vọng Phục Sinh

  • Sáng: 5g00: Đọc Kinh Phụng Vụ – Suy niệm
  • Tối: Thánh lễ Vọng Phục Sinh.
    • 18g00: Thánh lễ Vọng Phục Sinh dành cho thiếu nhi.
    • 20g30: Thánh lễ Vọng Phục Sinh dành cho người lớn.

Chúa Nhật Phục Sinh 12/04/2020 – Mừng Chúa sống lại

  • Sáng: Thánh lễ 6g15, 7g30, 9g00
  • Chiều: Thánh lễ 16g00, 17g30, 19g00.

TĨNH TÂM MÙA CHAY:

Trong tâm tình Mùa Chay, để giúp cộng đoàn cùng nhìn lại bản thân để bước vào những ngày Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh được sốt sắng, giáo xứ Tân Định sẽ tổ chức các buổi tĩnh tâm theo thời gian như sau:

Người lớn Tĩnh tâm Mùa Chay:

  • Thời gian: Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư – Ngày 16,17 và 18/03/2020 lúc 19g00.
  • Giảng phòng: Cha Giuse ĐÀO NGUYÊN VŨ – VP HĐGMVN
    (Lưu ý: Vẫn có Thánh lễ lúc 17g30 như thường lệ).

Thiếu nhi Tĩnh tâm Mùa Chay:

  • Thời gian: Chúa Nhật III & IV Mùa Chay – Ngày 15 và 22/03/2020 lúc 07g30.
  • Giảng phòng: Cha sở Phaolô Nguyễn Quốc Hưng.

GIẢI TỘI MÙA CHAY 2020:

Giải tội các ngày trong tuần:

  • Sáng: 05g30 – Chiều: 17g00 đến 17g30

Giải tội thiếu nhi:

  • Sáng Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020: từ 8g30 đến 9g45

Giải tội người lớn:

  • Thứ ba 31/03/2020: từ 18g00 đến 19g45 (có 20 cha giải tội)
  • Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020: từ 17g30 đến 19g30

Lưu ý: Các cha không ngồi tòa thứ năm, thứ sáu, thứ bảy Tuần Thánh.

Thành phố Hồ Chí Minh,
Thứ Tư lễ Tro, đầu Mùa Chay Thánh, ngày 26-02-2020

Kính gởi: Quý cha,
Quý tu sĩ nam nữ, 

                   chủng sinh và toàn thể anh chị em giáo dân 
                   trong đại gia đình Tổng giáo phận.

Quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và anh chị em rất thân mến,

1. Tiếp tục trùng tu nhà thờ Đức Bà

Anh chị em thân mến,

Kể từ lúc khởi công trùng tu nhà thờ Đức Bà vào ngày 01 tháng 07 năm 2017 đến nay, Ban Trùng Tu đã vượt qua vô vàn khó khăn để thực hiện quyết định cũng như lời trăng trối của Đức Cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, là làm thế nào để cho ngôi nhà thờ cổ kính này bền vững với thời gian, nhờ đó những thế hệ mai sau được hưởng dùng hàng trăm năm nữa.

Khi về nhận Tổng giáo phận vào ngày 11 tháng 12 năm 2019, tôi cũng xác định có hai việc đặc biệt quan trọng mà mọi thành phần dân Chúa cùng chung sức chung lòng và quyết tâm thực hiện: đó là mở rộng, củng cố các giáo điểm và trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà.

Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một di tích tôn giáo, một tuyệt tác kiến trúc và nghệ thuật, nơi biết bao thế hệ Kitô hữu đã đến cầu nguyện, tham dự thánh lễ và chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của giáo phận kể từ lúc khánh thành, vào lễ Phục Sinh, ngày 11 tháng 04 năm 1880 cho đến nay, đặc biệt trong vòng 80 năm qua với các dịp tấn phong giám mục: từ lễ tấn phong giám mục cho Đức cha Jean Caissaigne (Gioan Sanh) ngày 24 tháng 06 năm 1941 đến lễ tấn phong giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, ngày 17 tháng 08 năm 2000. Rồi tiếp đón các Đức Hồng Y đại diện Toà Thánh đến thăm viếng Giáo Hội Việt Nam: Đức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian, Thứ trưởng Bộ Truyền Giáo, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc, đến chủ sự nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ Hoà Bình vào lúc 16g30 ngày 16 tháng 02 năm 1959; Đức Hồng Y Roger Etchegaray, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến chủ sự thánh lễ đồng tế vào lúc 17g ngày 10 tháng 07 năm 1989; Đức Hồng Y Filoni, nguyên Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo, chủ sự thánh lễ ngày 25 tháng Giêng năm 2005, dịp thăm mục vụ Giáo Hội Việt Nam và công bố quyết định của Toà Thánh về việc thành lập giáo phận Bà Rịa, giáo phận thứ 26 tại Việt Nam.

Ngoài ra, nhà thờ Đức Bà cũng là nơi diễn ra lễ nhận Tổng giáo phận của 4 vị Tổng giám mục Chính Toà kể từ khi Toà Thánh thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam vào ngày 24 tháng 11 năm 1960: Đức Cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (02.04.1961), Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (02.04.1998), Đức Cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc (24.04.2014), và tôi, Tổng giám mục thứ tư (11.12.2019).

Đây cũng là nơi hàng ngàn linh mục đã được truyền chức để ra đi hoạt động tích cực trên cánh đồng truyền giáo.

2. Sự đóng góp của cộng đoàn dân Chúa

Khi còn ở Phát Diệm, tôi nghe nói anh chị em giáo dân tại Sài Gòn rất quảng đại, lúc nào cũng mở rộng con tim, mở rộng đôi bàn tay giúp đỡ các giáo xứ nghèo ở những vùng sâu vùng xa, đóng góp rộng rãi vào các công trình quan trọng của Giáo Hội, như xây dựng Đền Thánh Đức Mẹ La Vang, đặc biệt trong việc trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà Sài Gòn.

Sau khi nhận Tổng giáo phận ngày 11 tháng 12 năm 2019, tôi được nghe kể nhiều câu chuyện cảm động về tấm lòng vàng của anh chị em giáo dân tại thành phố này, từ các giáo xứ đến các dòng tu, từ các cụ cao niên cho đến các em thiếu nhi, cả những ân nhân ẩn danh nữa… Trong lần lạc quyên từ thứ Tư lễ Tro, đầu Mùa Chay Thánh năm 2019 và kết thúc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cuối Mùa Phục Sinh, toàn thể giáo phận đã đóng góp được 31.850.270.000 VND (Ba mươi mốt tỉ tám trăm năm mươi triệu hai trăm bảy mươi ngàn đồng). Ban Trùng Tu đã sử dụng với tinh thần trách nhiệm và hợp lý số tiền anh chị em đóng góp.

Tôi rất cảm kích và biết ơn tất cả anh chị em về nghĩa cử cao đẹp này; qua đó, tôi thấy rằng anh chị em luôn nỗ lực sống Lời Chúa dạy trong sách Công Vụ Tông Đồ: “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).

3. Lời mời gọi tha thiết

Thưa anh chị em, công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa, ít nhất là đến cuối năm 2025, vì tu bổ, sửa chữa, nâng cấp một công trình cổ 140 năm tuổi như nhà thờ Đức Bà của chúng ta là một công việc đầy dẫy khó khăn, hết sức phức tạp, mất rất nhiều thời giờ vì không thể làm vội vã được, mà cần phải làm thật cẩn thận.

Vì thế, tôi tha thiết xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho công trình trùng tu này được bình an, vượt qua mọi thử thách gian nan để hoàn thành tốt đẹp như mọi người mong ước, đồng thời tôi cũng tuyên bố khai mạc “đợt ủng hộ trùng tu Mùa Chay – Phục Sinh năm 2020” nhằm xin các giáo xứ, các dòng tu, các ân nhân quảng đại đóng góp cho công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà thân yêu của tất cả chúng ta, kể từ thứ Tư lễ Tro, ngày 26.02.2020 và kết thúc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 31 tháng 05 năm 2020.

Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót ban muôn ơn lành cho tất cả những ai đã góp phần vào công việc cao quý này, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng của giáo phận và là tước hiệu của nhà thờ Đức Bà.

(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng giám mục

26/02 – Thứ tư LỄ TRO. – Giữ chay và kiêng thịt.
“Cha ngươi, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi”.

Lời Chúa: Mt 6, 1-6. 16-18

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời.

Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

“Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

“Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con”.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG
Cha ơi, con tạ ơn Cha vì một ngày mới. Trái tim của con đây, xin Cha thương cho được gần bên Trái Tim Cha. Xin Cha biến đổi con nên người cộng tác trong sứ mạng của Cha. Trong Mùa Chay thánh này, xin Cha giúp con sống ăn năn hoán cải tận sâu trong tâm hồn để đời sống con trở nên nhân ái hơn và biết vâng theo lời Cha hơn. Con xin hiệp ý với mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng, để cầu nguyện cho các anh chị em di dân, những người tỵ nạn được nhiều người yêu thương, giúp đỡ. Lạy Cha chúng con …
WITH JESUS IN THE MORNING
Give thanks to the Lord for this new day. Say to God, “I offer you my heart to put it next to yours. Make me your mission partner. Help me in this time of Lent to live a deeper conversion of my life so that it is more human and docile to your voice.” Join your prayer to the entire Pope’s Worldwide Prayer Network so that the cry of migrants and refugees is welcomed and they find brothers who embrace them and help them in their needs and sufferings. Our Father…
— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
Hiến tế chính mình là lối sống của bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đã sống trọn đời mình như là Thánh Thể hiến dâng. Bữa tiệc ly đã tóm tắt toàn bộ đời sống hiến dâng và trao ban của Ngài cho chúng ta chỉ vì tình yêu. Con đường này không đưa Ngài đến ngõ cụt của sự chết, nhưng đưa đến sự phục sinh và hoa quả dồi dào. Thiên Chúa khao khát mỗi người chúng ta được sống hạnh phúc, vĩnh cửu đời đời. Đó là lý do tại sao Ngài muốn dẫn chúng ta vào “vũ điệu tình yêu” này, cho dù Ngài có phải trải qua thập giá. Bạn sống hiến tế mỗi ngày của bạn như thế nào? Bạn có phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống không? Hãy làm mới lại việc dâng ngày của bạn.
WITH JESUS DURING A DAY
Surrendering life is living in a eucharistic way. Jesus lived his entire life as a eucharistic offering. His last meal summarized his entire life offered and delivered for love of us. This path did not lead him to a dead end, but to the resurrection and life in abundance. God desires this life of eternal happiness for each one of us! That is why he wants to lead us into this “dance of love,” even if he has to go through the cross. How do you live your daily surrender? Do you complain about your difficulties? Renew your daily offering.
— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Con nhìn lại ngày sống bằng con tim mình, và dâng lời tạ ơn Chúa vì muôn ân sủng con được lãnh nhận. Con đã đi đến những nơi nào, và cảm thấy ra sao? Con có cảm nhận được sự hiện diện của Chúa ở những nơi đó không? Con có cảm thấy một nơi nào đó mang lại tổn thương cho con, hay gây ra một vấn đề nào đó không? Con xin dâng lên Chúa mọi điều con đã lãnh nhận, và xin Ngài chữa lành những thương tổn trong tâm hồn con hôm nay. Kính mừng Maria…
WITH JESUS IN THE NIGHT
Look over your day in your heart. Give thanks to God for any graces received. What places did you travel? How did you feel? Did you feel the presence of God in any of them? Do you feel that a specific place hurts you or is problematic for you? Give everything you have received to God and ask him to repair what has been damaged in you today. Hail Mary…

Lúc 11h30 sáng thứ Hai 24/02 giờ Roma, Đức Thánh Cha đã cho công bố sứ điệp Mùa Chay năm 2020, hai ngày trước thứ Tư Lễ Tro.

“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” (2Cr 5,20)

Anh chị em thân mến!

Năm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn. Tâm trí chúng ta phải không ngừng trở về với mầu nhiệm này, vì nó không ngừng lớn lên trong chúng ta theo mức độ chúng ta mở lòng ra với sự năng động thiêng liêng của nó và bằng sự đáp trả cách tự do và quảng đại.

1. Mầu nhiệm phục sinh, nền tảng của sự hoán cải

Niềm vui của người Kitô hữu xuất phát từ việc lắng nghe và đón nhận Tin Mừng về sự chết và sống lại của Chúa Giêsu: kerygmaKerygma này tóm gọn mầu nhiệm của một tình yêu “chân thực và cụ thể đến nỗi nó mời gọi chúng ta đi vào một mối tương quan cởi mở và cuộc đối thoại đầy chân thành và hữu hiệu” (Tông huấn Christus vivit, 117). Bất cứ ai tin vào lời loan báo này thì loại bỏ sự dối trá cho rằng sự sống của chúng ta bắt nguồn từ chính chúng ta, trong khi thực tế là nó xuất phát từ tình yêu của Chúa Cha, từ ý muốn của Ngài ban cho chúng ta sự sống tràn đầy (x. Ga 10,20). Ngược lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói dụ dỗ của “cha kẻ dối trá” (x. Ga 8,45), chúng ta có nguy cơ chìm trong vực thẳm vô nghĩa, khi trải nghiệm địa ngục ngay ở đây trên trái đất, như chúng ta chứng kiến nhiều biến cố bi thảm trong kinh nghiệm cá nhân và tập thể của con người.

Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những điều tôi đã viết cho các bạn trẻ trong Tông huấn Christus vivit – Đức Kitô sống: “Hãy chăm chú nhìn vào đôi tay dang rộng của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy cho phép mình được cứu, hết lần này đến lần khác, mãi mãi. Và khi các con đi xưng thú tội lỗi của mình, hãy vững tin vào lòng thương xót của Chúa, vốn có sức giải thoát các con khỏi ách tội lỗi. Hãy chiêm ngắm máu Người đổ ra với tình yêu lớn lao như thế, và hãy để cho mình được tẩy sạch bởi máu ấy. Bằng cách này, các con có thể được tái sinh không ngừng và luôn luôn mới mẻ” (số 123). Phục sinh của Chúa Giêsu không phải là một sự kiện của quá khứ; nhưng nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, nó luôn luôn hiện tại và cho phép chúng ta ngắm nhìn và bằng đức tin, chạm vào xác thịt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ.

2. Sự cấp thiết hoán cải

Thật tốt khi chiêm ngắm cách sâu sắc hơn mầu nhiệm phục sinh mà qua đó lòng thương xót của Thiên Chúa được ban cho chúng ta. Thật vậy, kinh nghiệm về lòng thương xót chỉ có thể trong mối tương quan “diện đối diện” với Chúa bị đóng đinh và sống lại, “Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20), trong một cuộc đối thoại chân thành giữa những người bạn. Đó là lý do tại sao lời cầu nguyện rất quan trọng trong thời gian Mùa Chay. Thậm chí còn hơn là một nghĩa vụ, cầu nguyện diễn tả nhu cầu của chúng ta trong việc đáp lại tình yêu Thiên Chúa, vốn luôn đi bước trước và trợ giúp chúng ta. Kitô hữu cầu nguyện với ý thức rằng, dù không xứng đáng, chúng ta vẫn được yêu thương. Lời cầu nguyện có thể thực hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng điều thật sự có giá trị trong mắt Thiên Chúa chính là điều ẩn sâu bên trong chúng ta, bào mỏng sự cứng lòng của chúng ta, để hoán cải chúng ta quay về với Thiên Chúa và với thánh ý Ngài hoàn toàn hơn.

Do đó, trong thời gian thuận tiện này, chúng ta hãy để mình được hướng dẫn như Israel trong xa mạc (Hs 2,16), để cuối cùng chúng ta có thể nghe tiếng nói của vị Hôn phu của chúng ta và để nó vang vọng sâu sắc hơn trong chúng ta. Càng gắn bó với Lời Ngài, chúng ta càng cảm nghiệm hơn lòng thương xót Ngài ban cho chúng ta cách nhưng không. Chúng ta đừng để cho thời gian ân sủng này trôi qua cách vô ích, trong ảo tưởng khờ dại rằng chúng ta có thể kiểm soát thời gian và cách thế chúng ta hoán cải trở về với Ngài.

3. Ý muốn mãnh liệt của Thiên Chúa đối thoại với con cái Ngài

Việc Chúa một lần nữa cho chúng ta thời gian thuận tiện để hoán cải không bao giờ được xem là điều hiển nhiên. Cơ hội mới này phải khơi dậy nơi chúng ta ý thức biết ơn và đánh thức chúng ta từ sự mê ngủ của mình. Mặc dù đôi khi có sự hiện diện bi thảm của sự ác trong cuộc sống chúng ta, cũng như trong đời sống của Giáo hội và thế giới, cơ hội này được ban để chúng ta thay đổi cuộc sống cho thấy ý muốn nhân hậu của Thiên Chúa, không cắt ngang cuộc đối thoại cứu độ với chúng ta. Trong Chúa Kitô chịu đóng đinh, “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2 Cr 5,21), ý muốn cứu độ này đã khiến Chúa Cha đổ xuống trên Con của Ngài tất cả tội lỗi chúng ta, như cách diễn tả của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI: “đặt Thiên Chúa chống lại Thiên Chúa”, (x. Deus caritas est, 12). Vì Thiên Chúa cũng yêu thương kẻ thù của Ngài (x. Mt 5,43-48).

Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn thiết lập với mỗi chúng ta qua mầu nhiệm Vượt qua của Con Ngài không giống như điều đã xảy ra với cư dân thành Athens, những người “chỉ để thời giờ bàn tán hay nghe những chuyện mới nhất. (Cv 17,21). Việc tán gẫu như vậy, được lôi kéo bởi sự tò mò trống rỗng và hời hợt, là đặc trưng cho tính thế gian của mọi thời đại; trong thời đại của chúng ta, nó cũng có thể dẫn đến việc sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.

4. Một sự giàu có để chia sẻ, không để dành riêng cho mình

Đặt mầu nhiệm vượt qua ở trung tâm cuộc sống của chúng ta có nghĩa là cảm thấy trắc ẩn, thương cảm đối với vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh nơi nhiều nạn nhân vô tội của các cuộc chiến tranh, trong các cuộc tấn công vào sự sống, từ sự sống của người chưa được sinh ra đến sự sống của người già và các hình thức bạo lực khác nhau. Chúng cũng có trong các thảm họa môi trường, sự phân phối không đồng đều các tài nguyên của trái đất, nạn buôn người dưới mọi hình thức và ước muốn không cùng về lợi nhuận, một hình thức thờ ngẫu tượng.

Ngày nay cũng cần phải kêu gọi những người nam nữ có thiện chí chia sẻ, bằng cách chia sẻ của cải của họ với những người thiếu thốn, như một cách thế tham gia của cá nhân vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Việc chia sẻ bác ái giúp con người trở nên người hơn, trong khi việc tích trữ có nguy cơ làm xấu đi tính người, bị giam cầm bởi sự ích kỷ của chính mình. Chúng ta có thể và phải đi xa hơn nữa, và xem xét các khía cạnh cấu trúc của kinh tế. Vì lý do này, vào giữa Mùa Chay năm nay, từ 26 đến 28 tháng 3, tôi đã triệu tập một cuộc họp ở Assisi với các nhà kinh tế, doanh nhân trẻ và những người tạo ra thay đổi, với mục đích định hình một nền kinh tế công bằng và bao gồm hơn. Như giáo huấn của Giáo hội thường lặp đi lặp lại, đời sống chính trị đại diện cho một hình thức bác ái trổi vượt (x. Pius XI, Bài nói chuyện với liên đoàn sinh viên Đại học Công giáo Ý, 18 tháng 12 năm 1927). Điều tương tự cũng đúng đối với đời sống kinh tế, là điều có thể được tiếp cận với cùng tinh thần Tin Mừng, đó là tinh thần của các Mối Phúc.

Tôi cầu xin Mẹ Maria chí thánh cầu bầu để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta giúp chúng ta mở trái tim để lắng nghe lời Thiên Chúa mời chúng ta hòa giải với Ngài, chiêm ngắm mầu nhiệm phục sinh và được hoán cải trước một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành với Ngài. Bằng cách này, chúng ta sẽ trở nên như Chúa Kitô yêu cầu các môn đệ của Ngài: muối đất và ánh sáng thế gian (x. Mt 5,13-14).

Phanxicô, Giáo hoàng
Roma, tại Đền thờ thánh Gioan Laterano
Ngày 07/10/2019, lễ Đức Mẹ Mân Côi

Nguồn: TGP Sài Gòn
Theo: Vatican News