Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng con vừa nghe một bài Tin Mừng. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa nói với chúng ta về hai điều cần thiết cho tất cả chúng ta. Đó là việc theo Chúa và việc đón tiếp nhau trong cuộc sống hằng ngày.

A. Cha hỏi chúng con: Chúng con có muốn theo Chúa hay không?

– Dạ thưa có.

Rất đúng! Ai trong chúng ta mà lại chẳng muốn theo Chúa.

Không ai ai mà lại không muốn theo Chúa hết. Thế nhưng muốn theo Chúa, chúng ta phải làm gì? Đây chúng con hãy nghe chính Chúa nói: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được”.

Cha thú thật với chúng con khi đọc lại những lời này của Chúa, nhiều lúc cha cũng cảm thấy rất sợ. Để được theo Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta nhiều quá: Chúa đòi phải hy sinh và từ bỏ quá nhiều.

Cha tự hỏi tại sao Chúa đòi hỏi như vậy? Chúa không thấy khi đòi hỏi khó khăn như thế thì sẽ chẳng có ai dám theo Chúa hay không!

Nghĩ thì nghĩ như vậy nhưng khi nhìn lại thực tế thì cha lại thấy khác. Thực tế thì lại có rất nhiều người muốn theo Chúa. Có rất nhiều người. Ho theo Chúa rất can đảm. Họ rất vui mừng theo Chúa. Dường như họ không biết sợ là gì. Họ còn cảm thấy rất vui khi được từ bỏ và hy sinh vì Chúa.

Cha kể cho chúng con câu chuyện này. Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra:

Thánh Giáo phụ Basilio bị điệu ra tòa án Roma trước mặt Hoàng đế:

– Người bỏ đạo, ta sẽ ban cho chức cao lộc hậu.

– Lời dạy bảo của bệ hạ chỉ dạy dỗ được trẻ con. Kinh Thánh tôi dạy khác hẳn, nên thà chết hơn lìa bỏ đấng Kitô.

– Ngươi không biết trẫm là ai sao?

– Tôi không tuân lệnh bệ hạ đâu.

– Ngươi không biết ta có quyền ban chức tước cho ngươi sao?

– Chức tước bổng lộc có thể thay đổi như chính bệ hạ.

Thấy không thể lay chuyển lòng thánh nhân vua đe tịch thu tài sản, tra tấn tù tội và giết.

– Tâu bệ hạ tôi chẳng có gia tài cho bệ hạ tịch biên. Lưu đày chăng? Tôi có quê thiên đàng. Tra tấn ư? Tôi sẵn sàng chịu vì Chúa. Giết tôi ư? Càng sớm về trời.

– Ngươi thật điên cuồng!

Tôi mong được điên mãi như thế này.

Hoàng Đế và triều thần phải thua cuộc trước đức tin của Basilio.

B. Việc đón tiếp nhau trong cuộc sống hằng ngày.

Đây chúng con hãy nghe chính Chúa nói: “ Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”(Mt 10,40-42)

Đón tiếp – Tiếp đón là việc Chúa rất yêu thích. Hơn nữa Chúa còn hứa ban phần thưởng cho những ai làm việc này.

a. Thánh Kinh có ghi lại những cuộc tiếp đón rất đẹp lòng Chúa và rất dễ thương.

* Thí dụ Abraham thấy 3 người khách lạ đang đi trong sa mạc. Ông chạy ra năn nỉ họ vào nhà và ân cần chăm sóc họ. Đó là 3 sứ giả của Thiên Chúa. Đáp lại tấm lòng của Abraham, 3 sứ giả này ban ơn cho vợ chồng son sẻ của Abraham có con trai đầu lòng (St 18);

* Một gia đình ở Sunam chẳng những tiếp đón ngôn sứ Elisê, mà còn dọn hẳn cho ông một căn phòng để những lần sau ông tới có chỗ trọ. Đáp lại, Elisê cũng giúp họ thoát khỏi tình trạng son sẻ (bài đọc I);

* Gia đình Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania là nơi thường xuyên tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ. Đáp lại, Đức Giêsu đã làm cho Ladarô sống lại.

b. Hơn nữa Chúa còn coi việc đón tiếp anh em, đón tiếp các sứ giả của Chúa, đó tiếp các ngôn sứ, đó tiếp người công chính…như là đón tiếp chính Chúa. Việc đón tiếp đó có phí tốn dù chỉ là một bát nước lã thì Chúa cũng không quên.

Chúa hứa với một người đàn bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bài rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Rồi bà ngồi và đợi Chúa đến.

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói: “Không, hôm nay tôi không giúp anh được, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.

Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì? Vài người già nghèo nàn. “Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà đóng sầm cửa lại.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. “Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.

Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.

Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Rồi bà ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ bà thấy Chúa đến và nói với bà: “Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và cả 3 lần con đều đuổi Ta đi”.

Sau khi được Thiên Chúa kêu gọi, Apraham đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa và đến cắm lều trên vùng đất Chúa hứa ban cho dòng dõi ông.

Một hôm, ông đang đứng trước cửa lều thì một người ăn xin rách rưới đến xin ông bố thí. Động lòng trắc ẩn, tổ phụ Apraham mời người vào và làm tiệc thiết đãi.

Trước khi ngồi bàn tiệc, ông mời người ấy cùng dâng lời chúc tụng và cảm tạ Chúa. Nhưng vừa nghe nói đến Chúa, anh ta liền mở miệng nói những lời lộng ngôn xúc phạm đến Ngài.

Apraham nổi giận, túm cổ người ăn xin và tống ra khỏi lều.

Đêm ấy, khi Apraham quỳ gối cầu nguyện, ông nghe tiếng Chúa phán:

– Này Apraham, ngươi có biết không, người anh xin ấy đã nhục mạ Ta suốt 50 năm rồi đó. Vậy mà mỗi ngày Ta vẫn ban lương thực cho hắn. Còn ngươi. ngươi không thể yêu thương và cho hắn một bữa ăn sao?

Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đến mặc khải cho chúng ta là một người Cha yêu thương tất cả mọi con cái mình.

Không những Ngài chỉ yêu thương những đứa con hiếu thảo, mà còn yêu cả những đứa con bất hiếu, ngỗ nghịch, bởi chúng có một chỗ đặc biệt trong trái tim Ngài. Ngài là Đấng cho mặt trời mọc lên, cho mưa rơi xuống trên người lành cũng như kẻ dữ. Vì tất cả đều là con cái của Ngài.

Khi mặc khải cho chúng ta về Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả mọi người. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cũng hãy nên hoàn thiện như Thiên Chúa, Cha chúng ta, nghĩa là yêu thương tất cả, không loại trừ ai.

Chúng ta vừa nghe một bài Tin Mừng rất hay của Chúa Giêsu.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn bài Tin Mừng này để đọc trong ngày lễ đăng quang Giáo Hoàng của Ngài.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng con thấy Chúa Giêsu đã ba lần nói với mọi người “Đừng sợ”

1. Sợ trong cuộc sống con người.

Cha hỏi chúng con đã có bao giờ chúng con sợ chưa?

– Dạ thưa cha có…Có rất nhiều.

– Chúng con sợ cái gì nào?

– Sợ chết, sợ bị phạt, sợ ma, sợ thi rớt, sợ nhiều thứ lắm.

– Đúng là cuộc đời có nhiều thứ đáng sợ quá. Nỗi sợ cứ đeo bám cả cuộc đời của con người. Còn bé thì sợ phải xa mẹ, lớn lên một chút thì sợ già, người già sợ chết. Chết thì sở xuống hỏa ngục.

Sợ hãi còn xuất hiện dưới muôn ngàn dáng vẻ. Sợ cô đơn, sợ bệnh tật, sợ phụ bạc, sợ tương lai. Sợ thất nghiệp, sợ đói nghèo, sợ thất học, sợ chia ly…

Lại còn cá cả những nỗi sợ mang tính đạo đức nữa: sợ phải sống theo lương tâm, sợ phải đối diện phải với sự thật, sợ trước sự ác đang hoành hành, sợ tôn giáo bị mai một v.vv

Ngoái ra nhiều khi con người còn sợ nhau: người da đen sợ người da trắng, nước nghèo sợ nước giàu, bạn bè, anh em, hàng xóm cũng sợ nhau.

Và sau hết chúng con thấy thấy nhiều người còn sợ Chúa, sợ cha, sợ mẹ, hay như nô lệ sợ một ông chủ khó tính của mình.

Vâng! Nỗi sợ cứ quấn lấy cả đời người.

Có lần một lữ khách gặp “thần dịch hạch” đang trên đường tới Baghdad. Lữ khách hỏi:

– Ngài đi đâu đấy?

Thần dịch hạch đáp:

– Ta được lệnh đi giết 5.000 người ở thành phố này.

Lữ khách rùng mình và vội rẽ sang lối khác. Tuy nhiên, sau đó lữ khách gặp một người lánh nạn từ thành phố chết chóc ấy và được cho biết rằng không phải 5.000 người mà tới 50.000 người đã chết vì bệnh dịch hạch.

Lần sau khi gặp lại thần dịch hạch đang tới một thành phố khác. Lữ khách xẵng giọng với thần dịch hạch:

– Ông là người nói láo. Ông bảo rằng ông chỉ giết 5.000 người, tại sao số người chết lên tới 50.000 người?

Thần dịch hạch ra chiều thỏa mãn và giải thích:

– Này bạn ơi! Tôi thực chỉ giết có 5.000 người thôi, số còn lại, họ sợ quá mà chết đấy.(Cheer Up)

Trong một tập truyện cố ngày xưa người ta đọc được câu chuyện này: Ở phía Nam cửa sông Hạ có một người tên gọi là Quyên Thục Lương. Anh ta ngu dốt lại hết sức nhát gan, nhìn thấy cái gì cũng sợ hãi.

Có lần anh ta đi đêm dưới ánh trăng rằm lồng lộng, chợt anh cúi đầu xuống, trông thấy cái bóng của mình cũng rảo bước theo anh. Anh tưởng là con quỷ đang đuổi theo. Anh ngẩng đầu lên, trông thấy tóc mình lòa xòa trước trán, anh cho là ma quái đang chặn đường. Anh ta sợ quá, Hồn bay phách lạc, liều mạng tháo chạy. Vừa về đến sân, chưa kịp bước vào nhà, anh bị đứt mạch máu, lăn đùng ra mà chết.

Đúng là nỗi sợ đáng sợ thật. Nó làm cho cuộc sống mất đi nhiều niềm vui. Nó giết chết sức mạnh của nghị lực. Nó làm tiêu tan nhiều hy vọng. Nó làm cho cuộc sống không còn dám sống.

Chính vì thế mà ông Dale Carnegie một nhà tư tưởng lớn của thời đại trong một cuốn sách rất nổi tiếng của ông, cuốn “Quảng gánh lo đi và vui sống” đã dành một phần rất quan trọng trong cuốn này để khuyên mọi người đừng để cho nỗi sợ chi phối cuộc đời của mình.

Cha hỏi chúng con chúng con có biết một người rất nổi tiếng, người đó đã có lần đến Việt Nam chúng ta. Người đó sinh ra đã không có hai tay, hai chân ..

– Thưa cha đó là Nick Vujivic.

– Chúng con rất giỏi.

Nick Vujivic sinh ra bất hạnh như vậy, thế mà ông đã cố gắng vượt qua mọi nỗi sợ hãi để sống vươn lên thành một người có ích.

Đây là những tâm sự của Nick Vujivic: Rất nhiều người bị ám ảnh bởi những nỗi sợ hãi luôn nghĩ đến những chuyện gì sẽ xảy ra

– Điều gì sẽ xảy ra nếu mình thất bại?

– Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không đủ tốt?

– Điều gì sẽ xảy ra nếu họ cười mình?

– Điều gì sẽ xảy ra nếu mình bị gạt bò?

– Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không thể duy trì những thành công?

Tôi hiểu cách nghĩ đó. Khi lớn lên tôi đã phải đương đầu với nỗi sợ khủng khiếp sợ bị loại bỏ, sợ bản thân mình khiếm khuyết, sợ bị phụ thuộc. Đó không chỉ là sự tưởng tượng của tôi: thân thể tôi thiếu các bộ phận mà ai cũng có. Nhưng cha mẹ đã bảo rằng tôi không nên lúc nào cũng nghĩ đến những khuyết tật của mình mà hãy nghĩ đến những gì tôi có thể tạo ra nếu dám theo đuổi mơ ước.

“Hãy mơ những giấc mơ lớn, Nicky ạ, và đừng bao giờ để nỗi sợ hãi ngăn cản con thực hiện ước mơ của mình”, cha mẹ tôi nói. “Con không thể để cho sợ hãi định đoạt tương lai của con. Hãy chọn cuộc sống mà con mong muốn và cố gắng vươn tới cuộc sống đó”.

Cho đến nay tôi đã nói chuyện với rất nhiều khán thính giả ở gần hai mươi nước trên thế giới. Tôi đã mang thông điệp của hy vọng và niềm tin truyền cho những đám đông hàng nghìn người tại các sân vận động, diễn đàn, trường học, nhà thờ, nhà tù. Tôi không bao giờ có thể làm được điều đó nếu như cha mẹ không khuyến khích tôi nhận thức được những nỗi sợ hãi của mình để rồi chiến thắng chúng.

Đừng Để Nỗi Sợ Ám Ảnh Bạn

– Hãy Biến Nỗi Sợ Thành Động Lực

– Hãy Vượt Lên Nỗi Sợ Hãi

2. Sợ đối với những người có niềm tin vào Chúa.

Chúa Giêsu đã khuyên gì về sự sợ hãi? Đây chúng con hãy nghe.

– Anh em đừng sợ người ta.

– Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn.

– Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

Ba lần Chúa bảo đừng sợ.

Tại sao Chúa bảo thế ? Thưa vì Chúa muốn cho những người theo Chúa phải biết can đảm. Phải can đảm để sống. Vì sự sống là hồng ân của Chúa. Phải can đảm làm chứng cho Chúa. “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. (Mt 10,32-33)

Phải biết tin tưởng vào sự yêu thương quan phòng của Chúa. Nếu bông hoa ngoài đồng mà Chúa còn chăm sóc, nếu những con chim sẻ mà Chúa còn nuôi dưỡng thì con người là tạo vật yêu thương của Chúa, thì Chúa sẽ chăm sóc như thế nào.

Bởi vậy hãy can đảm. Hãy tin tưởng vào Chúa để được luôn được sống bình an và hạnh phúc

Người mẹ và đứa con gái 4 tuổi chuẩn bị ngủ đêm. Đứa con sợ sợ bóng đêm và người mẹ, ở một mình với con, cũng sợ. Khi đèn đã tắt, người con thấy bóng trăng ngoài cửa sổ, em hỏi mẹ:

– Mặt trăng có phải là ánh sáng của Chúa không hả mẹ?

– Phải, ánh sáng của Chúa luôn luôn giải chiếu

– Chúa có tắt đèn để đi ngủ chăng?

– Không con ạ, Chúa không bao giờ ngủ.

Lời nói của mẹ làm con yên chí. Đứa con nói tiếp:

– Vậy thì bao lâu Chúa còn thức, con không sợ gì?

Một vị tuyên úy người Mỹ vừa giảng một bài cho các binh sĩ Mỹ trong một thánh lễ tại một giáo đường ở Châu Âu. Chủ đề của bài giảng là: “Hãy tự hào về Đức tin Công giáo của bạn: Đừng xấu hổ khi phải tuyên xưng nó”.

Sau thánh lễ, một lính thuỷ do rất xúc động vì bài giảng đã chặn vị tuyên úy ngay trước cửa giáo đường và hỏi:

– Thưa Cha, Cha có bằng lòng nghe con xưng tội không?

Vị tuyên úy trả lời:

– Tôi rất hạnh phúc được nghe anh xưng tội.

Thế là chàng lính thủy quì ngay xuống lối đi bên cạnh ngay trước giáo đường. Vị tuyên úy vội nói:

– Đừng quì gối kẻo thiên hạ nhìn kìa!

Chàng lính thủy đáp lại:

– Kệ họ, thưa Cha, cứ để họ nhìn, con hãnh diện về đức tin của con.

Chúng con yêu quí,

1. Hôm nay chúng ta mừng lễ gì chúng con?

– Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa.

– Rất đúng.

– Việc Chúa bảo Chúa lấy Mình Chúa làm của ăn và Máu Chúa làm của uống lần đầu tiên được Chúa làm lúc nào chúng con?

– Thưa cha: Trong bữa Tiệc Ly trước khi Chúa đi chịu chết.

– Đúng rồi! Chúng con rất giỏi. Đúng là Chúa đã làm một việc mà con người không thể ngờ tới. Việc Chúa làm mãi về sau người ta mới hiểu được. Chúa làm việc đó để thực hiện một lời hứa: “Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho tới ngày tận thế”(Mt 28,20).

Chúa hứa ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế nhưng làm thế nào để cho lời hứa đó thành sự thật được?

Làm sao mà một người như Chúa lại có thể làm được việc đó. Chúa có phải là một người có đời sống “bất tử’ đâu? Chúa đã chịu chết trên Thánh Giá và như Tin Mừng kể lại Chúa đã lên trời rồi mà! Thế thì làm sao mà Chúa lại bảo là Chúa ở cùng chúng ta cho đến ngày tận thế. Đúng là Chúa không thể nào làm được như thế nếu Chúa chỉ là một con người như bao người khác. Nhưng chúng con nhớ Chúa không phải chỉ là người mà Chúa còn là Thiên Chúa. Và với tư cách là một Thiên Chúa, Chúa có thể làm được tất cả những gì Chúa muốn. Những gì con người không thể nghĩ ra, không thể làm được thì Chúa làm được. Chúng ta đã từng được thấy những việc lạ lùng Chúa làm trong Tin Mừng. Thí dụ như việc Đức Mẹ được chịu thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, thí dụ rõ rệt nhất như việc Chúa tự mình sống lại từ cõi chết. Thế thì việc Chúa muốn ở lại với loài người cho đến ngày tận thế cũng là việc Chúa làm được thôi.

Chúa làm bằng cách nào chúng con biết không?

– Thưa Chúa làm qua con đường Bí Tích.

Chúng con còn nhớ trước khi phó mình để chịu chết, trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh Chúa đã làm gì không?

– Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục.

Bí tích Thánh thể để biến bánh thành Mình Thánh Chúa, biến rượu nho thành Máy Thánh Chúa.

Chúng con có nhớ Chúa nói thế nào không? Tin Mừng còn ghi thật rõ: “Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy.” Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.(Mt 26,26-29) và ngay sau đó Chúa truyền cho các môn đệ: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”(Lc 22,19).

Bí tích Thánh Thể để biến bánh thành Mình Chúa, biến rượu thành Máu Thánh Chúa. Chức Linh Mục đề cho việc này được được làm đi làm lại mãi mãi cho đến ngày tận thế để Chúa ở cùng chúng ta cho đến ngày tận thế.

Cha nói lại một lần nữa. Đây là việc chỉ có quyền phép của Chúa mới làm được. Chúa đã dùng Bí tích Thánh Thể để ban sự sống của Chúa cho chúng ta. Chúng ta hãy cám ơn Chúa về việc quá vĩ đại này.

2. Bây giờ cha hỏi thêm chúng con: Vì Sao Chúa Lại Muốn Trao Ban Sự Sống Cho Chúng Ta?

Chúa muốn trao ban cho chúng ta sự sống của Chúa để chúng ta được sống bằng chính sự sống của Ngài, và sống thật dồi dào.

Chúng con con biết, khi nhận Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta được Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thần linh của chính Ngài, nhưng sự sống đó còn non nớt, còn ở trong tình trạng phôi thai, luôn bị đe dọa bởi cám dỗ, tội lỗi, có nguy cơ suy thoái, lụi tàn. Chính vì thế mà mỗi ngày Chúa Giêsu dùng Mình Máu Ngài để tiếp sức và cho chúng ta có thêm sức sống mới để Ngài gìn giữ, củng cố, nuôi dưỡng đời sống thần linh trong chúng ta. Chẳng những vậy mà còn làm tăng trưởng, làm cho sự sống đó thêm tràn đầy, sinh hoa kết quả dồi dào trong tâm hồn. Cũng giống như mỗi ngày chúng ta phải ăn uống tiếp nhận thêm thực phẩm để duy trì và bảo vệ sự sống của chúng ta vậy.

Như vậy chúng ta không được coi Bí tích Thánh Thể chỉ như là một thứ phụ thuộc bên ngoài, một thứ gia vị không cần thiết, một thứ quà ăn dặm thêm ngoài bữa. Nhưng là một nhu cầu, một lương thực chính yếu. Nhiều khi Mình Máu Chúa Giêsu còn cần thiết như một phương thế cấp cứu, giống như dưỡng khí, nước biển để cấp cứu bệnh nhân. Không có Chúa Giêsu Thánh Thể bổ dưỡng, chúng ta khó có thể sống một cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Không có Chúa Giêsu Thánh thể giúp đỡ chúng ta khó mà sống được một cuộc sống đáng nể phục.

Cha kể cho chúng con câu chuyện có thục này: Mẹ thánh Têrêxa ở Calcutta có một quy định này: khi một ai mới đến để xin gia nhập vào dòng của Mẹ, Dòng Thừa Sai Bác ái, thì ngay ngày hôm sau, người ấy phải đến Nhà Bệnh nhân Hấp hối.

Một ngày kia, có một cô gái từ bên ngoài nước Ấn Độ đến và Mẹ thánh Têrêxa đã nói với cô: “Chắc là con đã thấy linh mục chạm vào Đức Giêsu trong bánh thánh lúc cử hành thánh lễ với sự yêu thương và chăm sóc như thế nào rồi chứ!. Bây giờ con cũng đi đến Nhà của những người hấp hối và làm như thế, bởi vì con sẽ tìm thấy ở đó, trong những thân thể đau thương của người nghèo. Họ chính là thân thể Đức Giêsu”

Chị ấy ra đi và ba giờ sau chị trở về và với nụ cười trên môi, chị nói với Mẹ: “Thưa Mẹ, con đã chạm vào thân thể Đức Kitô trong suốt ba giờ!”

Thế nào? Con đã làm gì? Mẹ Têrêxa hỏi chị.

– Khi con đến đó “, chị đáp “người ta khiêng vào một người đàn ông đã ngã xuống một cống nước, và đã nằm ở đó trong một thời gian. Người ông bẩn thỉu và có vài vết thương. Con đã tắm rửa và lau các vết thương cho ông. Khi con làm như thế, con biết rằng con đã chạm vào thân thể của Đức Kitô”. Để có thể sống được cuộc sống đáng nể phục như thế, con người phải cậy dựa vào sự giúp đỡ của chính Chúa mà trên hết là sự giúp đỡ mà Thánh Thể đem lại.

Chính Mẹ Têrêxa cũng đã phải khẳng định: “Trong Bí tích Thánh Thể, tôi nhận được lương thực tâm linh nâng đỡ tôi trong mọi công việc. Không có Thánh Thể, tôi không thể sống nổi dù chỉ một ngày hoặc một giờ trong đời tôi “

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể xin làm cho mọi người chúng con biết nhận ra Chúa trong mỗi người chúng con gặp và cho chúng con biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con.

Chúng con yêu quí

Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ gì vậy chúng con?

– Thưa cha, Lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi.

– Rất đúng. Chúng con rất giỏi.

Chúng con đã được học giáo lý. Chúng con đã biết Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Ngôi thứ Nhất là….

– Là Chúa Cha.

– Còn Ngôi thứ Hai là….

– Thưa cha là Chúa Con

– Và Ngôi thứ Ba là

– Là Chúa Thánh Thần.

Cha không muốn dài dòng nữa. Cha muốn đi ngay vào vấn đề cha muốn nói với chúng con hôm nay.

Cách đây hàng ngàn năm, có một nhà hiền triết rất tài giỏi tên là Simonide. Ngày kia, nhà vua cho vời ông ta đến và hỏi:

– Thượng đế là gì?

Ông ta xin nhà vua cho mình một ngày để suy nghĩ. Sáng hôm sau, khi nhà vua gọi tới, thì ông ta lại xin thêm hai ngày nữa để suy nghĩ.

Và khi hai ngày đã trôi qua, ông ta lại xin thêm bốn ngày nữa. Rồi sau đó, ông ta lại xin thêm tám ngày nữa. Cứ mỗi lần nhà vua truyền cho ông ta đến, thì ông ta lại xin hoãn với số ngày gấp đôi. Sau cùng, nhà vua bực bội, cho triệu ông ta đến và giận dữ hỏi:

– Cho tới bao giờ, nhà ngươi mới trả lời câu hỏi của ta: Thượng đế là gì?

Bấy giờ nhà hiền triết mới ôn tồn trả lời:

– Xin nhà vua đừng hối thúc tôi. Vấn đề thật khó khăn và tôi nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được câu trả lời. Bởi vì càng suy nghĩ, tôi lại càng cảm thấy bối rối. Vấn đề dường như đã vượt ra ngoài khả năng của tôi rồi.

Kể lại câu chuyện này, cha cũng muốn nói lên sự bất lực của chúng ta khi phải trình bày về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mà chúng ta mừng kính hôm nay. Mặc dù chúng ta đã học hỏi, đã tìm tòi, nhưng không bao giờ được quên rằng: Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm. Sở dĩ chúng ta biết có mầu nhiệm này là do Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nói về tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi như sau: “Đức tin công giáo hệ tại điều này: thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu” (Số 2789)

Sách dạy như thế, nhưng cha thử hỏi chúng con: Chúng con có hiểu ngôi vị là gì không, chúng con có hiểu bản thể là gì không? Ngày xưa khi học trong Đại chủng viện, cha cũng phải dành một thời gian rất lâu cha giáo sư mới cắt nghĩa cho các sinh viên hiểu được một phần nào mấy từ chuyên môn đó.

Vậy thì trong ít giây phút này, cha chỉ xin nói với chúng con một vài ý nghĩ đơn sơ của cha: Trước mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, trí khôn chúng ta quả quá nhỏ bé không đủ sức để diễn tả và để hiểu, nhưng chúng ta vẫn được Chúa ban cho một con tim đủ lớn để yêu mến mầu nhiệm này.

Thực vậy, trí khôn chúng ta quả quá nhỏ bé không thể diễn tả và hiểu.

Cha nhớ đến một câu chuyện. Câu chuyện có liên quan đến thánh Augustinô. Chúng ta biết thánh Augustinô là một tiến sĩ bậc thầy của Hội Thánh.

Ngày kia, để bắt đầu viết một bài khảo luận về Chúa Ba Ngôi, người đã đi dạo trên bờ biển để suy nghĩ cầu nguyện và tìm ý. Đang lúc Ngài đi đi lại lại như thế thì bỗng Ngài nhìn thấy một em bé đang dùng một chiếc vỏ sò múc nước biển và đổ vào một chiếc lỗ nhỏ trên bãi cát. Người dừng chân và hỏi:

– Cháu làm gì thế?

Em bé bèn trả lời:

– Cháu muốn tát hết nước biển đổ vào trong chiếc lỗ này.

Thánh nhân mỉm cười và nói:

– Làm sao tát được?

Nhưng em bé nghiêm nét mặt và nói:

– Cháu làm việc này còn dễ hơn việc người muốn dùng ngôn ngữ của loài người để trình bày cặn kẽ về Chúa Ba Ngôi.

Nói đoạn, em bé biến mất. Thánh nhân hiểu rằng đó chính là một thiên thần được Chúa sai đến để nhắc nhở: trí khôn con người quá nhỏ bé làm sao có thể hiểu và diễn tả về mầu nhiệm này được.

Tuy nhiên như cha vừa nói ở trên mặc dù trí khôn không thể hiểu nhưng Chúa vẫn ban cho chúng ta một con tim đủ lớn để chúng ta có thể yêu mến Người. Thực vậy, Chúa Giêsu đã mạc khải không phải để chúng ta hiểu, nhưng để chúng ta yêu mến.

Trước hết, con tim chúng ta đủ to lớn để ca tụng Chúa. Mỗi khi hát: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời. Mỗi khi đọc: Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, là chúng ta ca tụng Chúa Ba Ngôi.

Hơn thế nữa, con tim chúng ta cũng đủ lớn để cảm tạ Chúa Ba Ngôi. Người đã làm gì cho chúng ta? Chúa Cha đã tạo dựng nên chúng ta. Chúa Con đã dùng cái chết trên Thập giá để cứu chuộc chúng ta. Và Chúa Thánh Thần luôn thánh hoá chúng ta. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Nhờ bí tích Thêm sức, chúng ta trở nên những người lính chiến của Chúa Thánh Thần. Nhờ bí tích Giải tội, chúng ta được tẩy sạch mọi tội lỗi. Vì thế, chúng ta phải cảm tạ và yêu mến Chúa Ba Ngôi.

Sau cùng, trái tim chúng ta cũng đủ lớn để cho Chúa Ba Ngôi ngự trị. Thiên Chúa không ngự trên cõi cao xa, Người luôn muốn ngự trong tâm hồn chúng ta. Mỗi người chúng ta là đền thờ sống động của Người.

Vâng! Đúng như vậy. Chúng ta phải hết lòng yêu mến Người.

Cha xin được kết thúc bằng một câu chuyện:

Từ ngày được Chúa chọn, Abraham ngày càng sống tâm tình với Chúa và xa cách các thần tượng. Thấy thế ông thân sinh dẫn Abraham đến trước mặt vua Ramos.

Nhà Vua hỏi Abraham: “Tại sao nhà ngươi không tôn thờ các thần tượng của vương quốc?

+ Tâu hoàng thượng! – Abraham trả lời một cách cương quyết. Bởi vì lửa có thể thiêu rủi các thần tượng ấy.

– Như vậy thì hãy tôn thờ lửa. Nhà vua nói.

Abraham thưa lại:

+ Nếu thế thì hạ thần tôn thờ nước thì tốt hơn. Vì nước dập tắt được lửa.

– Thế thì hãy tôn thờ nước.

+ Tâu hoàng thượng, không. Hạ thần tôn thờ mây thì tốt hơn bởi vì nước từ mây mà ra.

– Thế thì hãy tôn thờ mây đi.

+ Tâu hoàng thượng không. Vì gió mạnh hơn mây và gió thổi làm mây phải tan biến.

– Vậy thì hãy tôn thờ gió.

Nghe thế Abraham trả lời vua Ramos:

– Nếu gió là Thiên Chúa…thì ta hãy tôn thờ con người vì con người có hơi thở.

Nhà vua đã bắt đầu có dấu hiệu không còn đủ kiên nhẫn, tuy nhiên nhà vua cũng ráng giữ vẻ ôn tồn bảo Abraham:

– Vậy thì hãy tôn thờ con người

Abraham trả lời:

+ Tâu hoàng thượng không! Vì con người phải chết.

Nhà vua giận dữ quát lên:

– Vậy hãy tôn thờ sự chết đi.

Abraham dõng dạc trả lời: “Đấng duy nhất phải tôn thờ là Chúa tể của cả sự sống và sự chết. Đấng đó là Thiên Chúa, Chúa của hạ thần”.

Vâng chúng ta cũng vậy. Chúng ta tôn thờ Chúa là Chúa của chúng ta. Chính Chúa đã ban cho chúng ta sự sống. Chính Chúa cứu chuộc chúng ta để chúng ta được sống dồi dào. Vận mệnh của mỗi người chúng ta ở trong tay Chúa. Xin Chúa giữ gìn và thánh hóa chúng ta, giúp chúng ta đạt tới quê hương trên trời mai sau. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quý, Hôm nay là lễ gì chúng con?

  • Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
  • Làm cách nào mà chúng ta nhận ra Chúa Thánh Thần?
  • Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần.
  • Ngày lễ ngũ tuần Chúa Thánh Thần đã hiện ra với ai?
  • Với các Tông Đồ và một số người tin Chúa đang hội họp cùng với các Tông Đồ.
  • Có cách nào khác giúp chúng ta nhận ra Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội không?

Có chúng con. Chúng ta hãy nhìn vào bài Tin Mừng hôm nay. Cha thấy qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đã nói cho chúng ta về những ơn ban mà Chúa Thánh Thần ban tặng.

Những ơn đó là những ơn nào chúng con?

1. Trước hết là ơn bình an

Bình an của Đấng Phục Sinh không phải là thứ bình an không có sóng gió. Bình an của Người là bình an trong tâm hồn. Bình an ấy không loại trừ việc phải đối đầu với kẻ thù, đối diện với khổ đau và với cả sự chết.

Cha kể cho chúng con nghe câu chuyện này.

Joseph Staine, vị chủ tịch thét ra lửa của nước Nga ngày xưa rất lo sợ khi đi ngủ mỗi đêm. Ông ta có bảy phòng ngủ khác nhau, mỗi phòng được khóa cẩn thận như một cái tủ sắt vậy. Để đánh lừa kẻ âm mưu ám sát, Staine mỗi đêm ngủ một phòng với hy vọng không ai biết ông ngủ ở phòng nào. Ông có năm chiếc xe với năm tài xế khác nhau. Khi nào đi đâu, màn cửa các xe đều rũ kín để không ai biết ông ngồi trên chiếc xe nào. Ông sợ người đầu độc đến nỗi tuyển một người hầu chỉ là làm một việc là xem xét kỹ những món ông ăn mỗi ngày.

Chúng con hãy nghe một câu chuyện khác: Một chiếc thuyền đi trên biển và gặp giông bão. Sóng rất lớn làm con thuyền chao đảo. Mọi người lo lắng chạy tới chạy lui kêu cứu. Một hành khách đi ngang qua phòng, thấy một em bé, con viên thuyền trưởng vẫn còn ngủ trong khi thuyền ở tình trạng nguy hiểm. Người hành khách lay em dậy và cho biết tàu đang lâm nguy, sắp chìm, em phải lo tìm phao cấp cứu. Em bé hỏi:

– Ai đang lái tàu?

Người hành khách trả lời:

– Cha em.

Nghe xong, em tiếp tục nằm xuống và ngủ tiếp cách bình thản. Người này lấy làm lạ hỏi:

-Tại sao trong khi mọi người đang lo lắng, riêng em có thể bình an ngủ được?

Em trả lời:

– Hễ cha tôi còn lái tàu, là con tàu sẽ vượt qua cơn nguy hiểm. Tôi biết khả năng của cha tôi.

Cha hỏi chúng con: Ai -Joseph Stalin hay em bé có sự bình an?

– Thưa cha …em bé. Tại sao thế vì em có niềm tin. Em tin vào Cha của mình.

Phần chúng ta cũng thế. Muốn có bình an ta phải tin vào Chúa.

Nếu chúng ta phó thác mình trong bàn tay của Chúa, chúng ra sẽ không sợ, không khổ, không sợ thất bại, Chúa luôn gìn giữ chúng ta.

2- Ơn cao trọng thứ hai của Chúa Thánh Thần là ơn tha tội: chính nhờ được tha tội mà con người được bình an thật.

Linh mục Bernado thuộc hội Giáo Hoàng thừa sai người Ý truyền giáo tại Hồng Kông kể lại rằng: Vào một ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, sau khi nói về cái chết trên Thập Giá và ơn tha thứ của Chúa Giêsu. Ngài giải thích về ý nghĩa của Bí tích Giải tội và kêu gọi mọi người xưng tội để cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau nghi lễ, có một người ngoại giáo đến gặp ngài và nói như sau:

  • Thưa Cha, tôi muốn xưng tội để được ơn tha thứ.

Vị linh mục giải thích rằng: Vì chưa được rửa tội, ông không thể lãnh nhận Bí tích Giải tội, nhưng người tín hữu ngoại giáo nài nỉ:

  • Thưa Cha, trong tôn giáo của chúng tôi không có sự tha tội, nhưng tôi cảm thấy cần phải được Chúa tha thứ và có được một dấu chỉ về sự tha thứ của Ngài. Cha liền chúc lành cho ông ta và sau đó ông này trở thành người con của Chúa. Từ ngày đó ông ấy nói rằng ông ta luôn được sống trong sự bình an.

+ Tại Đại Hàn, nơi có nhiều người trở lại Công Giáo, Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi rất vắn như sau: “Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo?”.

Một bác sĩ nổi tiếng trong nước đã trả lời như sau: Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Đối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong tôn giáo của chúng tôi không có sự tha thứ, tuy có những nghi thức thanh tẩy, hay cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Vì thế với một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời tôi bị dằn vặt dưới gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng: Giáo Hội Công giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì.

3- Cuối cùng là ơn ban Thánh Thần nhằm giúp Giáo Hội ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,21-22).

Cha hỏi chúng con. chúng ta có thể rao giảng bằng cách nào?. Chúng con còn nhỏ, chúng con làm sao mà rao giảng như những người lớn hay những người học cao hiểu rộng được. Nhưng có một cách rất dễ và lại rất hiệu quả. Đó là cuộc sống tốt lành của chúng ta. Cuộc sống tốt lành là bài giảng đẹp nhất. Chúa Giêsu ngày xưa đã làm thế.

Thánh Phanxicô thành Assisi nước ý, đã lập dòng Anh em hèn mọn và được Đức Giáo Hoàng Innocentê III châu phê vào năm 1209. Một chiều kia, thánh Phanxicô nói với một thầy trợ sĩ rằng:

– Thầy hãy theo cha đi giảng.

Hai cha con đi quanh thành phố một vòng rồi trở về. Về tới cổng nhà dòng, thầy trợ sĩ nói với thánh Phanxicô rằng:

– Thưa cha, cha dạy con phải theo cha đi giảng, mà có thấy cha giảng gì đâu, mà đã trở về rồi.

Thánh Phanxicô trả lời rằng:

– Cha đã giảng rồi đó con ạ, hôm nay cha con ta đã giảng một bài rất hay ho và rất hùng hồn và rất ích lợi cho các linh hồn là giảng bằng gương sáng, chúng ta đi đường mà không la lối, không dứt lác, không la mắng, không cãi cọ, không làm phiền lòng ai, khiêm tốn nêu gương cho người khác. Đó là chúng ta đã rao giảng bằng gương sáng.

Một trong những nhà truyền thuyết giáo xuất chúng nhất của thế kỷ 19 là Đức Hồng Y Mermillotd, Giám mục giáo phận Lausanne (Thụy sĩ). Ngài qua đời năm 1892. Có một lần, sau khi giảng về phép Mình Thánh Chúa trong nhà thờ chính tòa, giáo dân ra về. Còn ngài theo thói quen ở lại chầu Mình Thánh Chúa nửa giờ. Khi ngài vừa đứng dậy để đi ra, ngài nghe có tiếng của một bà gọi ngài. Ngài rất ngạc nhiên, vì ngài tưởng không còn ai trong nhà thờ nữa. Người phụ nữ trình bày:

“Kính thưa Đức Cha, con đã nghe Đức Cha giảng. Bài giảng rất thuyết phục. Nhưng những lời Đức Cha nói suông chưa làm con xác tín về phép Thánh Thể. Con biết Đức Cha giống như một luật gia bảo vệ cho đức tin của Giáo hội công giáo. Con còn muốn điều gì hơn thế nữa. Vậy là con nấp và con quan sát. Khi con thấy Đức Cha quỳ gối cầu nguyện hồi lâu và sốt sắng, dù Đức Cha biết trong nhà thờ không có ai, gương sáng ấy đã đánh động con. Con không muốn theo đạo Tin lành nữa. Con muốn trở lại đạo công giáo”.

Đó chúng thấy, gương sáng đem lại những kết quá tốt đẹp như thế nào. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quý, Cha đố chúng con hôm nay là lễ gì ?

  • Lễ Thăng Thiên.
  • Thăng Thiên là làm sao ? Có phải là được đưa lên trời giống như người ta phóng hỏa tiễn lên không ?
  • Thưa cha không.
  • Vậy thì nghĩa là làm sao ? Cha xin mượn lời trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo để trả lời cho chúng con. Sách Giáo Lý bảo rằng: “Cuộc Thăng Thiên của Đức Kitô đánh dấu việc nhân tính của Chúa Giêsu vĩnh viễn tiến vào quyền năng thiên giới của Thiên Chúa, từ đó Người sẽ lại đến, nhưng trong khoảng thời gian đó, việc Thăng Thiên đã che giấu Người khỏi mắt người ta”. (GLHTCG 665).

Cha xin cắt nghĩa đơn sơ một chút cho dễ hiểu: Chúa Giêsu thăng thiên hay về trời là việc Chúa không còn có mặt ở trần gian này như một con người bằng xương bằng thịt như Chúa đã từng sống với loài người chúng ta suốt hơn ba mươi năm trời như trước đây nữa. Nay với việc thăng thiên Chúa bước vào cuộc sống mới, cuộc sống vinh quang của Thiên Chúa. Và như thế, tuy con người không thấy được một Chúa Giêsu sống động như trước đây như con người đã từng thấy, dầu vậy đức tin dạy chúng ta rằng dù không thấy được Chúa nhưng chúng ta vẫn tin Chúa luôn có mặt với chúng ta như lời Chúa đã hứa: “Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Cho đến tận thế có nghĩa là ngày Chúa lại đến trong vinh quang.

Bây giờ cha hỏi tiếp: Nếu việc Thăng Thiên là như thế thì qua sự việc này, Chúa muốn nhắn nhủ gì với mọi người chúng ta ?

Cha tưởng Chúa muốn nói với mọi người rằng:

1. Trước hết: Cuộc sống mai sau, cuộc sống đàng sau cuộc sống hôm nay của chúng ta là có thật.

Trong Tin Mừng có mấy trường hợp được Chúa cho sống lại từ cõi chết: Người con gái ông Giairô, người thanh niên con một bà góa thành Naim và nhất là Lazarô, người đã chết bốn ngày mà Chúa đã cho sống lại… Nhưng tất cả những người ấy chẳng có người nào để lại cho thế hệ mai sau một chút kinh nghiệm gì về cuộc sống họ đã đi vào sau cái chết của họ cả. Nhưng không phải như thế là cuộc sống đời sau không có như có nhiều người tưởng.

Thánh Gioan Maria Vianney một lần kia đã nói thật lớn với các bổn đạo của Ngài rằng: “Sự chết có thật chứ không phải Thiên Chúa bày đặt ra để hù dọa anh chị em đâu” – Vâng sự chết là có thật. Bao nhiêu cái chết của những người đã ra đi trước chúng ta nói cho chúng ta điều đó. Nhưng đàng sau cái chết là cái gì thì chẳng ai trong chúng ta có kinh nghiệm.

Chính thánh Augustinô vị thánh tiến sĩ của Hội Thánh, khi đứng trước cái chết, Ngài cũng cảm thấy bất lực.

Chỉ có Chúa Giêsu, bằng cái chết và sự phục sinh của Người, Người đã hé mở cho chúng ta thấy và hiểu một phần nào về cuộc sống đàng sau cái chết là gì để rồi đối với chúng ta là những người có niềm tin thì chúng ta ít ra cũng thấy được rằng cuộc sống không phải là con đường cụt mà nó đã có một lối ra.

2. Thứ đến việc Chúa lên trời đem đến cho chúng ta một niềm hy vọng và chính niềm hy vọng này đem lại cho những người tin vào cuộc sống mai sau một sự nâng đỡ lớn lao trên con đường xây dựng cho mình một cuộc sống cao cả và có ý nghĩa trong cõi đời này.

* Không thể sống mà không có hy vọng.

Một vở kịch đã được các sinh viên Y khoa diễn cách đây khá lâu, nhưng mỗi khi nhớ lại cha vẫn cảm thấy thấm thía. Vở kịch có tên là “Vì những bước đi”. Kịch diễn lại cảnh một cô nữ điều dưỡng giúp một chàng thanh niên vì một tai nạn nên chân anh đã bị liệt. Bây giờ phải tập luyện để trả lại những bước đi cho đôi bàn chân. Trong một lần tập cho người thanh niên tàn tật này, cô Kim Loan, tên của cô nữ điều dưỡng trong vở kịch đó đã khích lệ người thanh niên bằng những lời rất đẹp như thế này:

“Cố gắng một chút nữa anh ạ.

Mỗi bước đi hôm nay là cả một đường dài ngày mai.

Vịn vào vai em mà đi.

Em hát cho anh nghe nhé.

Anh thích nhất là bài ca hy vọng phải không?”

*Ai trong chúng ta cũng muốn sống một cuộc sống cao cả và thánh thiện. Nhưng từ ước muốn đến thực tế của cuộc sống là cả một con đường thật dài. Thực tế đã cho chúng ta thấy điều đó. Chúng ta không dễ dàng gì mà thành đạt được những ước muốn thánh thiện của chúng ta. Chính thánh Phaolô, một con người thật vĩ đại, cũng đã có lần phải thốt lên như thế này: “điều tôi muốn làm tôi lại không làm – Điều tôi không muốn làm thì tôi lại làm”.

Còn Chúa… Chúa đã hứa gì với chúng ta. Chúa không hứa cho chúng ta một cuộc sống dễ dãi đầy ắp những tiện nghi, không thiếu một thứ gì. Không! Chúa không hứa những điều như thế mà Chúa hứa cho chúng ta Nước Trời… Muốn vào nước đó phải qua con đường hẹp. Muốn chiếm được nước đó phải dùng tới sức mạnh: “Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy” (Mt 11,13).

* Chính vì những khó khăn như thế mà chúng ta cần tới một sự nâng đỡ, cần tới một niềm hy vọng.

Thánh Antôn sống một cuộc sống thật khắc khổ trong rừng. Một ngày kia có mấy người đạo đức đến thăm ngài. Thấy ngài sống như thế mà vẫn tươi vui. Họ thắc mắc hỏi ngài về cái bí quyết làm sao mà ngài có thể sống tươi vui được như thế, thì Ngài dẫn họ đi vào sâu trong một cái hang, tới một chỗ có cái lỗ có thể nhìn lên trời được, ngài dừng lại và chỉ cho họ biết: “Đó là tất cả bí mật về cuộc sống mà ngài đang sống: Bầu trời… niềm hy vọng của ngày mai”.

3. Vấn đề còn lại: Trong khi chờ đợi niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu trở thành sự thật chúng ta phải làm gì?

Hãy sống Thiên Đàng mai sau bằng chính Thiên Đàng hôm nay. Đó là cách chuẩn bị chắc ăn nhất. Nhưng chuẩn bị bằng cách nào? Bằng cách can đảm sống noi gương Chúa Giêsu nhất là đối với giới luật yêu thương. Trong Luca 17,20 Chúa Giêsu đã nói: “Thiên Đàng ở ngay trong lòng của các ngươi”.

Ngày nọ có một hiệp sĩ Samurai thô lỗ hung bạo tìm đến với một vị thiền sư. Chàng nói với thiền sư.

– Xin ngài chỉ dạy cho tôi biết Thiên Đàng và Hỏa Ngục là gì?

Vị thiền sư đưa mắt nhìn con người thô bạo từ bàn chân đến đỉnh đầu rồi thất vọng trả lời:

+ Dạy cho ngươi biết thế nào là Thiên Đàng, thế nào là Hỏa Ngục ư? Ta không thể dạy cho ngươi bất cứ điều gì cả. Ngươi là một con người hung bạo thô lỗ. Ngươi là nỗi nhục cho chàng hiệp sĩ Samurai. Hãy cút khỏi mặt ta, ta không thể chịu đựng được ngươi nữa.

Nghe những lời sỉ vả ấy, chàng hiệp sĩ liền rút gươm và định chém đầu vị thiền sư. Nhưng vị thiền sư đã giơ tay cản lại và nói:

+ Hỏa Ngục là thế đó!

Chợt nhận ra bài học thực tiễn của nhà tu hành, chàng hiệp sĩ dừng tay lại. Sự hối hận và thương cảm bỗng trào dâng trong tâm hồn, chàng hiệp sĩ mới hiểu ra rằng vị thiền sư muốn hy sinh cả mạng sống của mình để dạy cho chàng bài học về Hỏa Ngục. Từ từ hạ gươm xuống, cho vào vỏ, rồi chàng đến quỳ gối trước mặt vị thiền sư với tất cả thành tâm, sám hối. Đỡ chàng dậy, vị thiền sư nhìn sâu vào đôi mắt của chàng và nói nhỏ:

– Thiên Đàng là thế đó.

Thánh Phaolô bảo: Trên Thiên Đàng sẽ chỉ còn một điều duy nhất: Đó là Tình Yêu. Sống tình yêu thương tức là sống Thiên Đàng hôm nay để chuẩn bị cho Thiên Đàng vĩnh cửu mai sau vậy. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng ta vừa nghe một đoạn Tin Mừng trong đó có những lời Chúa Giêsu nói thật khó hiểu. Chúa nói làm sao?

– Chúa bảo với các môn đệ: “Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy.” (Ga14,19)

– Chúa có ý nói gì khi Chúa bảo như thế?

– Thưa Chúa muốn cho các môn đệ của Chúa biết ngày Chúa về với Chúa Cha sắp xảy ra rồi. Lúc đó thì chẳng ai có thế thấy Chúa nữa.

Nhưng Chúa lại nói tiếp:

– Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống.

Khó hiểu không chúng con? Người ta thì không được thấy, còn các môn đệ thì lại được thấy. Và Chúa giải thích lý do: Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.(Ga 14,20-21)

Chúng con có hiểu Lời Chúa vừa giải thích không?

Khó quá phải không chúng con? Đúng là khó thật. Bây giờ đến lượt cha, cha giải thích là để chúng con hiểu.

Chúng con biết, sau khi Chúa về trời rồi thì không còn ai được thấy Chúa như người ta vẫn thấy nữa. Nhưng như Chúa nói Chúa vẫn ở với loài người: Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.(Mt 28,20)

Chúa vẫn ở với loài người nhưng làm sao để thấy được Chúa đây?

Thì đây là cách thức chính Chúa chỉ: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”(Ga 14,20-21)

Vâng…bằng cách sống Lời của Chúa, Chúa sẽ tỏ mình ra cho chúng ta. Chính Chúa sẽ tỏ mình ra cho chúng ta được thấy.

Cha kể cho chúng con câu chuyện này. Câu chuyện do nhà văn hào Lev Tolstoy, tác giả của bộ sách nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” kể, một câu chuyện rất cảm động về một ông già nhà quê mà ông quen biết. Tên ông ấy là Martin Avdiéitch. Bác Martin làm nghề đóng giày trong làng. Cả làng ai cũng quí mến Bác. Bác sống một cuộc đời rất hạnh phúc bên vợ con. Nhưng thật là không may cho Bác. Ngoại trừ đứa con trai nhỏ, còn tất cả vợ con bác đã bị chết trong một tai nạn bất ngờ. Chúng ta có thể thấy được nỗi đau khổ của bác to lớn như thế nào. Tuy đau xót nhưng cũng may là còn một đứa sống sót an ủi bác. Thế nhưng như người đời thường nói: “Họa vô đơn chí”. Đứa con trai duy nhất của bác sau đó lâm bệnh và cuối cùng đã vội bước vào thế giới bên kia.

Bác Martin thất vọng…tuyệt vọng về cuộc sống. Bác trách Thiên Chúa. Bác muốn kết thúc cuộc đời của mình cho rồi. Những nỗi bất hạnh đổ xuống trên đầu của bác sao mà kinh khủng quá. Bác không muốn sống nữa.

Nhưng rất may là vào ngày lễ Chúa Thánh Thần năm đó, một người bạn thân trên đường đi hành hương ghé qua thăm bác. Bác đem câu chuyện đau buồn của gia đình ra kể. Sau khi nghe xong người bạn đã nói với bác:

– Chúng ta không có quyền xét đoán Thiên Chúa về những gì Ngài làm. Việc đó vượt quá trí khôn của con người chúng ta. Ngài đã định cho vợ con anh chết. Còn anh thì anh phải sống và như thế thì tốt hơn. Sở dĩ anh thất vọng và muốn chết như thế là bởi vì anh chỉ muốn sống cho bản thân của anh, cho hạnh phúc riêng tư của anh thôi!

– Vậy thì tại sao người ta phải sống?

+ Chính cho Thiên Chúa mà người ta phải sống. Khi anh bắt đầu sống cho Ngài, anh sẽ không còn buồn phiền và anh sẽ có sức mạnh để vượt qua tất cả một cách dễ dàng.

Martin im lặng một lúc rồi hỏi:

– Làm thế nào để sống cho Thiên Chúa?

+ À thì chính Chúa đã chỉ – Anh biết đọc chứ? Anh hãy mua một cuốn Thánh Kinh và hãy đọc ở trong đó, anh sẽ biết cách phải sống cho Thiên Chúa như thế nào. Ở đó anh sẽ tìm thấy câu trả lời cho tất cả những gì anh hỏi tôi.

Không đợi lâu, Bác đi mua ngay một cuốn Kinh Thánh Tân Ước và mỗi ngày bác đọc. Càng đọc, bác càng cảm thấy thấm thía. Bác đọc đi đọc lại những lời Chúa nói ở trong Tin Mừng.

Một buổi tối kia sau khi đọc xong, bác miên man suy nghĩ về những gì mình mới đọc. Suy nghĩ được một lúc thì tự nhiên bác cảm thấy thiu thiu muốn chợp mắt đi. Vừa thiu thiu muốn chợp mắt đi như thế thì tự nhiên bác nghe thấy như có ai gọi mình:

– Martin!

Bác giật mình đứng dậy hỏi thật lớn:

– Ai đó?

Nhìn ra ngoài bác chẳng thấy ai. Rồi bác lại tiếp tục suy nghĩ trong tình trạng như vừa ngủ vừa thức. Đột nhiên bác lại nghe thấy có tiếng bảo:

– Martin ơi! Ngày mai hãy nhìn ra đường. Ta sẽ đến thăm ngươi.

Sáng hôm sau bác dậy sớm hơn mọi ngày. Bác chuẩn bị nhà cửa gọn gàng khang trang hơn rồi vừa làm việc vừa ngó ra đường qua tấm cửa kính đã được chùi sạch.

Mãi mà không thấy ai gõ cửa, mặc dầu có rất nhiều người qua đường.

Đến khoảng 9 giờ thì bác thấy một người bạn cũ. Đó là bác Nicolai. Bác khá già. Không vợ con. Bác phải làm nghề dọn tuyết để tự nuôi sống mình. Thấy Bác mệt nhọc mà trời lại quá lạnh. Martin mời bác vào trong nhà. Chính tay Martin pha trà mời bác Nicôlai dùng. Cả hai sống với nhau những giờ phút thật ấm cúng và đầy tình thương.

Sau đó Bác từ giã rồi ra đi, còn Martin thì lại tiếp tục công việc nhưng đôi mắt không quên nhìn ra cửa.

Một người đàn bà còn trẻ, ăn mặc rách rưới ẵm con đi qua. Bác Martin nghe thấy tiếng đứa trẻ khóc và mẹ nó tìm cách dỗ nó nhưng không thành công. Bác vội vàng đứng dậy mở cửa lớn tiếng gọi:

– Bà kia! Tại sao ẵm con ở ngoài trời lạnh thế? Vào đây..Hãy lại ngồi gần lò sưởi và cho con bú.

– Thưa bác cháu không còn sữa vì từ chiều hôm qua đến giờ cháu không có gì ăn.

Bác Martin đi vào bếp, đem tất cả những gì bác có, đưa đến cho người đàn bà.

Chị kể cho bác nghe tất cả những sự vất vả mà chị phải chịu.

Sau khi đã chuẩn bị đủ đồ lạnh cho hai mẹ con. Bác tiễn hai mẹ con ra đi và không quên dúi vào tay người đàn bà một tờ giấy bạc 20 đồng để khi cần chị có thể dùng.

Chiều đến một bà già bán táo đi ngang qua. Lưng bà còn đeo theo một bó củi có lẽ bà đã kiếm được ở đâu đó. Tình cờ một thằng bé xuất hiện, lấm la lấm lét chộp lấy một quả táo và định tháo chạy nhưng không may cho nó, bà già đã nhanh tay hơn và nắm được nó. Hai người ở trong một thế phải đấu tranh.

Martin phải ra can thiệp. Cuối cùng thì ông xin bà già cho ông được trả tiền quả táo và ông trao quả táo cho thằng bé trước sự ngỡ ngàng của nó.

Trời đã tối nhưng ông cũng vẫn còn chờ.

– Bác Martin này, bác có nhận ra tôi không?

– Nhưng người là ai vậy?. Bác hỏi.

Một bóng người vụt qua mắt bác. Đó là bác Nicôlai, người dọn tuyết.

Và một tiếng khác: “và cũng chính là Ta đây”. Rồi từ góc nhà hiện ra khuôn mặt của bà mẹ và đứa con. Bà mẹ mỉm cười và đứa bé cũng mỉm cười. Rồi hình họ cũng biến mất. “Và cũng chính là ta”. Lại một tiếng nói nữa. Đó là bà già bán táo và thằng bé. Cả hai đều cười và rồi cũng biến đi.

Martin cảm thấy sung sướng. Ông làm dấu Thánh Giá, đeo kính vào và đọc tiếp đoạn Kinh Thánh ông đang đọc dở dang: “Ta đói, các người đã cho Ta ăn. Ta khát….

Ở cuối trang ông dừng lại thật lâu ở những dòng chữ này: “Những gì các ngươi làm cho một một người bé nhỏ trong các anh em của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40).

Ông tự nghĩ trong lòng: Giấc mơ đã không đánh lừa ông. Và ông đã không lầm khi nghĩ rằng chính Chúa đã đến nhà ông và ông đã được đón tiếp Ngài. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

1. Chúng con vừa nghe một bài Tin Mừng rất hay. Cha đố chúng con trong bài Tin Mừng này Chúa tự ví mình là gì nào?

– Thưa cha Chúa bảo Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.

– Chúng con rất giỏi.

– Thế chúng con còn nhớ Chúa Nhật trước Chúa xưng mình là gì không?

– Dạ thưa cha, Chúa xưng mình là cái cửa.

– Rất đúng, chúng con nhớ rất giỏi. Và lần trước cha đã nói với chúng con về cái cửa. Cha đã nói cửa là lối ra vào. Còn hôm nay Chúa bảo mình là con đường thì Chúa muốn nói gì nào?

-…….

– Người ta làm đường để làm gì chúng con.

– Thưa để đi.

– Vậy thì khi Chúa bảo mình là đường thì Chúa muốn nói Chúa là lối đi. Chúng con thấy mỗi lối đi phải có một điểm tới.

Khi Chúa nói mình là con đường thì Chúa nói cho mọi người biết Ngài là lối đi dẫn con người tới một điểm mà Chúa nói: “Thầy đi để dọn chỗ cha các con, để rồi Thầy ở đâu chúng con cũng sẽ ở đấy với Thầy”(Ga 14,1-2).

Vậy thì nơi Chúa bảo sẽ dẫn những ai tin yêu Chúa đến đó là ở đâu vậy chúng con.

– Thưa đó là Thiên Đàng.

Thiên Đàng là nơi Chúa muốn dẫn những người tin yêu Chúa tới đó. Đó là đích điểm của mọi người nếu họ biết sống như Chúa đã sống. Và sống ở Thiên Đàng mới là cuộc sống thật, cuộc sống đời đời, cuộc sống vĩnh cữu, cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống không còn đau khổ, cuộc sống không còn đổi thay…Đó là cuộc sống của Chúa. Sống ở Thiên Đàng là được tham dự vào cuộc sống của Chúa.

2. Vậy muốn có được cuộc sống đó thì ta phải làm gì chúng con?

Thưa phải đặt chân vào con đường mang tên GIÊSU. Con đường mang tên Giêsu còn có tên là gì nữa chúng con. Đó là con đường yêu thương.

Như vậy là cha đã có câu trả lời cho chúng con rồi. Muốn được về trời với Chúa sau khi kết thúc cuộc sống ở dưới trần gian này chúng ta chỉ có một con đường duy nhất đó là sống yêu thương như Chúa đã sống.

Vậy sống yêu thương như Chúa là sống như thế nào?

Nhìn vào cuộc sống của Chúa Giêsu cha thấy Chúa đã sống yêu thương thật như thế này.

a. Trước hết Chúa đã chọn cuộc sống nghèo. Nghèo ở đây không phải là nghèo khổ, nghèo không có gì để ăn, không có gì để mặc mà là sống tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa Cha.

Chúng con thấy, suốt cuộc đời trần thế, ngoại trừ những năm ẩn dật tại Nazareth, còn thì chúng ta thấy Chúa sống ở ngoài đường hơn là ở trong nhà: “Con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không có chỗ tựa đầu.”

Người ta bảo: “Đức Phật nghèo nhưng hãy còn giàu hơn Chúa vì ít ra Đức Phật cũng còn có một gốc cây bồ đề để làm chỗ trú chân”. Còn Chúa, Chúa đã sống như một con người không có chỗ tựa nương.

– Chúa đã khởi sự cuộc đời của Ngài ở ngoài đường. Hang Belem không phải là một mái nhà.

– Ngài sống ở ngoài đường. Có vào nhà ai thì cũng chỉ là tạt qua chứ không phải là để cư trú ở đó lâu ngày.

– Ngài chết cũng ở giữa đường chỗ có nhiều người qua lại.

– Và hầu như những cuộc gặp gỡ giữa Ngài với mọi người cũng được diễn ra ở ngoài đường. Gặp rồi lại đi chứ không dừng lại.

Tại sao Ngài làm thế?

Tại vì Chúa muốn cảm thông với kiếp sống nghèo của con người.

Hơn nữa vì Chúa nghèo cho nên những người nghèo dễ gần gũi với Chúa hơn.

b. Thứ đến cha thấy Chúa biết quan tâm đến mọi người.

Chẳng hạn Chúa quan tâm đến nỗi khổ của một người mẹ mất con ở thành Naim, Chúa quan tâm đến người mù cứ phải đợi mãi bên hồ mà không có ai giúp đỡ. Hay….

Chúng con hãy tập cho mình biết quan tâm đến người khác như Chúa.

Đây là một câu chuyện có thật:

Ông Leo Buscaglia lần kia có kể về cho mọi người về một cuộc thi mà ông là giám khảo. Mục đích của cuộc thi này là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé 4 tuổi.

Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé đến sân nhà ông, lại gần, rồi leo lên ngồi vào lòng ông và cứ ngồi lâu như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời:

– Không có gì mẹ ạ. Con chỉ để ông khóc!

Việc làm của em bé này khó hay dễ chúng con. Chúng con có thể làm được những việc tương tự như vậy hay không?

c. Cuối cùng cha thấy Chúa luôn sống tốt với mọi người. Có lần sau khi Chúa giảng, có một người đã lớn tiếng ca tụng Chúa rằng: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”(Mc 7,37)

Chúng con cũng hãy bắt chước Chúa luôn sống tốt với mọi người, đừng làm điều gì xấu đối với bất cứ ai, đừng cư xử không đẹp với bất cứ một người nào. Nhưng đối với ai mình cũng cố gắng sống thật tốt.

Hôm đó khi món kem trái cây đã giảm giá, một cậu bé bước vào quán cà phê và ngồi vào một chiếc bàn. Cô phục vụ đặt ly nước mát trước mặt cậu.

– Một ly kem trái cây giá bao nhiêu vậy thưa cô? Cậu bé hỏi.

– 50 xu. Cô trả lời.

Cậu bé rút tay ra khỏi túi quần và cẩn thận đếm những đồng tiền xu mình đang có.

– Thế còn một ly kem loại thường giá bao nhiêu vậy cô? Cậu hỏi tiếp.

Nhìn khách vào quán đang còn đợi chỗ, cô phục vụ trở nên mất kiên nhẫn:

– 35 xu. Cô trả lời có vẻ khó chịu.

Cậu bé đếm đi đếm lại những đồng xu của mình một lần nữa rồi nói:

– Thế thì cháu chọn ly kem loại thường thôi!

Cô phục vụ mang kem đến và quay đi. Cậu bé ăn xong, đến quầy trả tiền rồi đi khỏi. Khi quay lại, cô phục vụ bất chợt nghẹn ngào trước những gì cô nhìn thấy. Trên bàn, bên cạnh ly kem đã ăn hết là số tiền 15 xu đặt ngay ngắn – tiền thưởng phục vụ dành cho cô.

Có bao giờ chúng con tốt với người khác như vậy chưa. Cha chúc chúng con biết sống như Chúa và như lời Chúa hứa, những ai biết sống như Chúa thì mai mốt có phải chết đi thì Chúa cũng đón đưa người đó vào Thiên Đàng với Chúa để Chúa ở đâu thì người ấy cũng ở đó với Ngài. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng ta vừa nghe một đoạn Tin Mừng với kiểu nói hơi lạ của Chúa Giêsu. Chúa nói thế nào mà cha bảo là hơi lạ ? Chúng con thấy Chúa bảo Chúa là gì không ? Chúa bảo Chúa là cái “Cửa”.

Chúng con đã thấy cái cửa bao giờ chưa ?

– Dạ thấy.

– Thấy ở đâu nào ?

– Ở nhà, ở nhà thờ, ở nhiêu nơi lắm.

– Đúng vậy…Có nhiều nơi có cửa lắm.

– Thế cha hỏi chúng con: Cửa để làm gì nào ?

– Cửa để ra vào…ra vào của một căn phòng… ra vào của một lớp học, ra vào của nhà thờ….

– Ngoài ra cửa còn để làm gì nữa ?

– Thưa để gìn giữ an toàn cho những nơi những chỗ cần phải được giữ an toàn….

– Rất đúng! Chúng con giỏi.

Vậy khi Chúa ví mình như cái cửa, Chúa muốn nói với chúng ta điều gì nào ?

Để hiểu được Lời của Chúa, chúng ta phải nhìn vào xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu lúc đó.

Khi Chúa nói: “Ta là cửa chuồng chiên” thì chúng ta phải nghĩ đến sinh hoạt chăn chiên của người Do Thái thời đó. Có như vậy chúng ta mới hiểu Chúa muốn nói gì.

Cha thấy thời đó người Do Thái có hai loại chuồng chiên. Thứ nhất là loại chuồng chiên ở các làng mạc và thị trấn. Đây là loại chuồng chiên cộng đồng. Người ta gọi là chuồng chiên cộng đồng vì những đàn chiên của những người trong làng hay thị trấn đều có thể sử dụng chung khi người ta đưa chiên trở về sau một ngày đem chúng đi ăn, vào mỗi buổi tối.

Chắc chúng con sẽ hỏi cha rằng nhốt chung như thế thì sao mà phân biệt được ?

Cha xin trả lời ngay: Con chiên có một đức tính rất đặc biệt. Chúng chỉ nghe tiếng của chủ chứ không nghe tiếng của người lạ. Bởi vậy khi chủ lên tiếng gọi là chúng tụ tập lại bên chủ ngay.

Các chuồng chiên này được bảo vệ bằng một khung cửa thật chắc chắn mà chỉ có người canh cửa mới được giữ chìa khóa mà thôi. Đó là loại chuồng chiên mà Chúa đề cập đến trong câu Tin Mừng hôm nay (2,3).

Loại thứ hai là loại được làm ngay ở những nơi người ta chăn chiên vào mùa nắng ấm. Vào mùa này thì người ta thường thả chiên trên núi, cho nên khi đêm về những người chăn chiên không lùa chiên về làng. Thay vào đó thì chiên được giữ chung trong các chuồng ở sườn đồi. Các chuồng chiên này chỉ là một khoảng đất trống có rào chung quanh, có một chỗ trống cho chiên ra vào, không có cửa nẻo gì cả. Đêm đến sau khi đã cho chiên vào thì người chăn chiên đến nằm ngay tại khoảng đất trống làm chỗ ra vào đó. Không một con chiên nào có thể ra vào được, trừ phi nó nhảy qua người chăn chiên.

Cha kể cho chúng con câu chuyện này. Câu chuyện này do Ông George Smith kể. Một hôm ông đi du lịch tại Đông Phương, ông thấy một loại chuồng chiên như cha kể trên.

Khi gặp một người chăn ở đó, ông hỏi:

– Có phải đó là chuồng chiên không ?

Người ấy đáp:

– Dạ, đúng

Rồi George nói:

– Tôi thấy chỉ có một lối đi vào.

Người chăn chiên giơ tay chỉ vào khoảng trống, và nói:

– Đó là cái cửa.

Ông George rất ngạc nhiên, bảo:

– Nhưng tôi có thấy cửa đâu.

Lúc đó người chăn chiên mới vội đáp:

– Dạ, tôi là cái cửa.

Ông George chợt nhớ lại câu chuyện trong Tin Mừng Gioan kể rồi nói với người chăn chiên:

– Anh muốn nói gì khi bảo chính anh là cái cửa ?

Người chăn chiên giải thích:

– Khi chiên vào chuồng xong, tôi đến nằm ngay ở đó. Không một con chiên nào có thể đi ra hoặc con chó sói nào có thể vào chuồng trừ phi phải nhảy qua người tôi.

Câu chuyện thật tuyệt vời. Người chăn chiên đã trở thành cửa để canh giữ chuồng chiên. Không một con chiên nào có thể tự do ra vào, ngoại trừ phải nhảy qua chính người chăn chiên.

Tới đây cha chắc chúng con đã hiểu được phần nào câu nói của Chúa Giêsu khi Ngài ví mình như là cái cửa: “Ta là cửa chuồng chiên”.

Khi nói như thế Chúa muốn nói với mọi người rằng: Chỉ nhờ Ngài và chỉ qua Ngài, loài người mới có thể đến với Thiên Chúa và Ngài chính là người bảo vệ đoàn chiên. Ai sống dưới sự che chở hướng dẫn của Ngài thì kẻ ấy sẽ được an toàn và hạnh phúc bằng không thì cuộc đời của họ sẽ bất hạnh.

Năm 2008 trong một chuyến đi diễn thuyết ở Hawaii, tôi đã gặp vận động viên lướt sóng đẳng cấp thế giới Bethany Hamilton. Bạn biết không, cô gái ấy bị mất cánh tay trái do cá mập tấn công vào năm 2003 trong khi đang lướt sóng tại một vùng biển ở Hawaii. Tai nạn xảy ra khi cô mới 13 tuổi. Trước khi bị cá mập tấn công, Bethany là một vận động viên lướt sóng nổi tiếng, nhưng sau khi thoát chết trong vụ tấn công đó và kiên cường quay trở lại với môn thể thao mà cô yêu thích, ngợi ca và tạ ơn Chúa đã che chở cho mình, cô trở nên nổi tiếng thế giới nhờ tinh thần dũng cảm và niềm tin phi thường. Giờ đây, giống như tôi, cô đi khắp thế giới, khích lệ mọi người vượt lên nghịch cảnh và chia sẻ niềm tin của cô với họ.

Bethany tâm sự rằng mục đích của cô là “nói với mọi người về niềm tin của tôi đối với Chúa để mọi người biết rằng Người luôn yêu thương họ và để giải thích cho mọi người biết ngày hôm đó Chúa đã quan tâm, che chở cho tôi như thế nào. Bị cá mập tấn công, tôi đã mất 70% lượng máu trong cơ thể. Nếu ngày hôm đó Chúa không che chở thì tôi đã không có mặt ở đây ngày hôm nay”.

Trước khi gặp Bethany, tôi chưa biết tường tận về tai nạn đó, và tôi không hiểu được cô gái trẻ ấy đã cận kề cái chết như thế nào. Cô nói cho tôi biết cô đã không ngừng cầu nguyện khi người ta đưa cô tới một bệnh viện cách bờ biển bốn mươi lăm phút đi xe hơi và người phụ giúp công việc y tế đã thì thầm vào tai cô những lời động viên như sau: “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi hoặc từ bỏ em đâu!”.

Tình hình lúc đó thật gay go. Khi đưa cô tới được bệnh viện và khẩn trương chuẩn bị phẫu thuật, người ta phát hiện ra rằng tất cả các phòng mổ của bệnh viện đều bận. Bethany lịm dần. Nhưng rồi vào phút chót, một bệnh nhân đã hủy bỏ cuộc phẫu thuật đầu gối sắp sửa được tiến hành, vậy nên bác sĩ của ông ấy có thể phẫu thuật cho Bethany. Hãy đoán xem người hủy bỏ cuộc phẫu thuật đầu gối là ai ?

Đó chính là bố của Bethany!

Không thể ngờ được, đúng không bạn ? Tất cả mọi thứ cho một cuộc phẫu thuật đã được chuẩn bị sẵn sàng, vậy nên họ chỉ việc đưa cô con gái vào thay chỗ của người bố trên bàn mổ và tiến hành phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật đó đã cứu sống cô.

Trong cuộc gặp, Bethany cho biết niềm tin vào Chúa đã khiến cô đi đến kết luận rằng việc mất cánh tay là một phần trong kế hoạch của Chúa dành cho cuộc đời cô. Thay vì cảm thấy buồn cho bản thân, cô chấp nhận điều đó và tiếp tục vươn lên. Trong cuộc thi lướt sóng với những nữ vận động viên hàng đầu thế giới, cô giành vị trí thứ ba – với chỉ một cánh tay! Cô nói rằng mất cánh tay không phải là một điều rủi mà là một sự may mắn bởi mỗi lần cô đạt thành tích cao, sự kiện đó lại khích lệ những người khác tin rằng cuộc sống của họ không có giới hạn!

“Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của tôi, đã sử dụng tôi. Khi mọi người nghe câu chuyện của tôi chính là khi Chúa nói với mọi người”, cô nói. “Nhiều người nói rằng qua câu chuyện của tôi họ thấy mình được đến gần Chúa hơn, bắt đầu tin ở Chúa và tìm được niềm hy vọng cho cuộc sống của chính họ, hoặc được động viên, khích lệ để vượt qua nghịch cảnh. Khi nghe họ nói như thế, tôi tạ ơn Chúa bởi không phải là tôi làm được gì cho họ – mà chính Chúa là người đang giúp họ. Tôi cảm thấy rất vui bởi Chúa đã cho phép tôi trở thành một phần trong kế hoạch của Người”.(nguồn Internet)

Đó chúng con thấy, người biết tin tưởng vào Chúa thì sống hạnh phúc như thế nào. Amen.