Ga 1,35-42
Hãy đến mà xem!

1. Một ngày kia có một vị ẩn sĩ đọc xong đoạn Tin mừng này thì hỏi các đệ tử của mình như thế này:

– Nếu phải chọn một câu trong bài Tin mừng hôm nay để suy niệm thì các con sẽ chọn câu nào ?

Người thì chọn câu;

– Các ngươi tìm gì ?

Người thì chọn câu

– Hãy đến mà xem.

Người khác nữa thi lại chọn:

– Chúng tôi đã gặp thấy Đấng Messia nghĩa là Đấng Kitô.

Sau đó các đệ tử hỏi ngược lại:

– Còn Thầy, thầy sẽ chọn câu nào ?

Ông đáp ngay:

– Hãy đến mà xem.

Phải là người có tầm cỡ như Chúa Giêsu hay ít nữa dám sống tinh thần của Chúa Giêsu thì mới có đủ can đảm để nói lên một lời như thế.

Có thể nói câu này đáng trở thành khẩu hiệu cho các nhà quảng cáo cũng như cho các nhà lãnh đạo chân chính muốn thành công trong sự nghiệp của mình

Câu chuyện xảy ra đơn giản như thế này:

Hai môn đệ Gioan Tẩy Giả đến với Chúa và hỏi Chúa rằng:

– Thầy ở đâu ?.

Đức Kitô trả lời:

– Hãy đến mà xem.

Hai môn đệ đã đến nơi Đức Kitô ở. Họ đã chứng kiến tận mắt nơi chốn Ngài ở,

chỗ Ngài cầu nguyện,

chỗ Ngài làm việc, chỗ Ngài tiếp khách,

chỗ Ngài ăn uống,

chỗ Ngài nghỉ ngơi.

Họ đã chứng kiến tận mắt cung cách sống của Đức Kitô:

cách Ngài tiếp xúc,

cách Ngài nói năng,

cách Ngài ăn uống,

cách Ngài phản ứng.

Họ cũng thấy tận mắt thấy những cái gì thuộc về tính người tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô và qua đó thấy được phương hướng đời Đức Kitô

qua những thao thức,

qua những vui buồn,

qua những tính toán,

qua những lo toan của Đức Kitô.

Chỉ sau một ngày một đêm, hai môn đệ ấy đã đi hết từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, từ mến phục này đến mến phục khác. Họ khám phá thấy nơi Đức Kitô những giá trị tuyệt vời, làm cho Đức Kitô có

một bản lãnh cao,

một nhân cách đáng phục,

một phẩm cách đáng kính.

Nghèo nhưng giàu tư cách,

khiêm nhường nhưng đầy tính văn hóa,

đơn sơ nhưng làm cho người ta kính trọng.

Chỉ một ngày một đêm, được nhìn tận mắt thấy cách sống của Đức Kitô, hai môn đệ đã bị thuyết phục, đã bỏ hết mọi sự và tình nguyện đi theo Đức Kitô.

Kết quả thật tuyệt vời

Chúa đã không khuất phục họ bằng tiền bạc, bằng chức tước bổng lộc, bằng đền vàng điện ngọc

Nhưng bằng nhân cách, bằng bản lãnh đạo đức, bằng cuộc sống cao thượng và bằng tình yêu của Ngài.

Đó là đối với Chúa Giêsu.

2. Còn sau Chúa Giêsu thì thế nào. Khẩu hiệu “Hãy đến mà xem có còn một giá trị nào nữa không ?

Nó vẫn được tiếp tục hiện diện, hiện diện nơi cộng đoàn tín hữu đầu tiên. Những người ngoài công giáo đã được mời gọi đến để xem các cộng đoàn Đức tin lúc đó.

Họ đã đến và họ đã thấy

Họ thấy cách cầu nguyện của những cộng đoàn sơ khai là rất sốt sắng, sốt sắng ở chỗ nó tập trung vào sự ca tụng Thiên Chúa. Không xin cho khỏi bị bắt bớ, không xin của cải. Cầu nguyện chủ yếu là ca tụng, tạ ơn Thiên Chúa.

Rồi người ta cũng đã nhận thấy cái bầu khí của cộng đoàn. Các thành phần đối với nhau tình nghĩa chan hòa, chia sẻ của cải, phục vụ lẫn nhau, tha thứ cho nhau.

Rồi họ cũng thấy được đức tính nhân bản của cộng đoàn, mọi người cần cù làm ăn, chuyên chăm trau dồi văn hóa.

Họ đã đến và đã thấy những giá trị ấy của những cộng đoàn đức tin. Và họ đã phải mến phục. Nhiều người đã trở lại đạo công giáo.

3. Bây giờ thì khẩu hiệu đó có còn giá trị gì không ?

Hiện nay khẩu hiệu “Hãy đến mà xem”, vẫn còn là một khẩu hiệu đang được thực hiện và gây được nhiều kết quả tốt.

Đức Cha Bùi Tuần Giám Mục Giáo phận Long xuyên sau một chuyến đi nước ngoài về Ngài có kể lại một câu chuyện như sau:

“Tháng trước đây trong dịp ghé lai Paris, tôi có hỏi thăm về một tư đoàn mới, thì người ta trả lời: “Xin Đức cha cứ đến mà xem”. Tôi đã đến với một nhóm của tu đoàn đó. Người ta dẫn tôi đến một căn nhà giữa một khu phố rộng lớn của Paris nổi tiếng là khu phố ăn chơi. Tôi lên gác thì thấy một căn phòng nhỏ để Mình Thánh Chúa, và luôn luôn có người quỳ chầu Mình Thánh đêm ngày thay phiên nhau.

Tôi hỏi: Đây là những người nào ? thì họ nói: Đây là những người thuộc về tu đoàn, nhưng một phần khá lớn là những người tình nguyện. Vì thấy ảnh hưởng của tu đoàn nên họ tình nguyện đến chầu Mình Thánh. Tôi bước xuống tầng trệt, thì đây là một quán ăn không sang không nghèo nhưng rất lịch sự. Một nét đặc biệt trong quán ăn này là những người hầu bàn lại là những linh mục trẻ của tu đoàn, quần đen, sơ-mi xanh, đeo thánh giá.

Trước khi xuống phục vụ bàn ăn cho các khách, các linh mục đó đã viếng Mình Thánh, đã suy gẫm. Họ rất ít nói, cần lắm mới nói nhẹ nhàng nhưng rất lịch sự. Ai cũng cho các linh mục trẻ đó là những người của văn hóa, những người của Thiên Chúa. Rất nhiều người đã đến ăn ở quán này. Chính tôi cũng đã thử. Tôi đã thấy một bầu khí cầu nguyện trong chính quán ăn của các linh mục trẻ đó. Và cho đến bây giờ, một trong những hình ảnh đẹp nhất còn ghi lại trong tôi từ chuyến đi vừa qua là hình ảnh những linh mục trẻ ở quán ăn đó. Sở di họ gây được ảnh hưởng lớn như vậy là vì họ có văn hóa, có đời sống nội tâm rất sâu. Cứ đến mà xem rồi thấy mình bị thuyết phục bởi những chứng từ sống động của Phúc Âm.

Giờ đây, nhìn vào cộng đoàn chúng ta, chúng ta có thể gửi đến những người xa gần lời kêu gọi như Chúa Giêsu thuở xưa: “Hãy đến mà xem” không ?

Hãy đến mà xem nhà thờ chúng tôi với những người đang dự lễ và sinh hoạt trong nhà thờ này như thế nào ? Đáng tự hào hay đáng phê phán ?.

Hãy đến mà xem cộng đoàn giáo xứ chúng tôi xem chúng tôi sống hiệp nhất, công bình, bác ái, lương thiện, văn hóa ra sao.

Hãy đến mà xem cách chúng tôi tham dự thánh lễ, cách chung tôi làm việc tông đồ, cách con em của chúng tôi học hỏi Lời của Chúa. Cách mọi người trong giáo xứ chúng tôi sống đùm bọc thương yêu nhau.

Rồi hãy đến mà xem gia đình của chúng tôi

xem chúng tôi sống yêu thương nhau

xem chúng tôi cầu nguyện

xem cung cách sống của chúng tôi:

cách chúng tôi tiếp xúc,

cách chúng tôi nói năng,

cách chúng tôi sử dụng đồng tiền Chúa ban cho

cách chúng tôi ăn mặc

cách chúng tôi phản ứng trước những biến cố vui buồn trong cuộc sống vv và vv

Hỏi chúng ta có đủ can đảm và sẵn sàng để gửi đi lời kêu gọi như Đức Kitô ngày xưa “Hãy đến mà xem” không ?

Và cuối cùng thử hỏi mỗi người chúng ta tự đáy lòng của mình, chúng ta có thể nói với chính Đức Kitô: Lạy Chúa, hãy đến mà xem.

Xem lòng dạ của chúng con,

xem chính nội tâm của chúng con.

Xem những thao thức, những ước muốn của chúng con

Tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ được Chúa Giêsu khen sau khi Chúa đến và xem. Chúa sẽ nói: “Phúc cho các con, những đầy tớ trung tín và khôn ngoan”.

Nhưng tôi cũng e ngại biết đâu sau khi Chúa đến và xem chúng ta, nhất là kiểm tra tâm hồn của chúng ta. Chúa lại nói như trong Phúc Âm: “Ta không biết các ngươi là ai”.

Nếu kết quả mà như thế thì quả là một đại họa.

Xin Chúa giúp chúng ta biết điều chỉnh lại cuộc sống của mình để khi Chúa nhìn vào, để khi mọi người nhìn vào đều có thể nhận ra hình ảnh của Chúa thật rõ nét trong cuộc đời của chúng ta. Amen.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Ga 1, 35-42

“Chúng tôi đã gặp Ðấng Mêsia”. (Ga 1,42)

Thiếu nhi chúng con yêu quý,

Chúng ta vừa nghe một câu chuyện hết sức đẹp trong Tin Mừng của thánh Gioan.

Qua câu chuyện hôm nay, Chúa cho chúng ta thấy đâu là mục đích của cuộc sống của chúng ta trên cõi đời này là gì.

A- Bối cảnh

1. Chúng con hãy nhớ lại một chút hoàn cảnh lúc ấy

Hôm ấy Gioan Tẩy Giả đang rao giảng và làm Phép Rửa cho dân chúng. Bất ngờ Chúa Giêsu xuất hiện trước mắt ông cũng như mọi người.

Thấy Chúa Giêsu đi ngang qua ông vội chỉ vào Ngài và giới thiệu Chúa với mọi người. Ông mạnh dạn đưa tay chỉ về phía Chúa đang đi và nói: “Đây là chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).

Được Thầy của mình giới thiệu như thế, hai môn đệ của ông đã bỏ đám đông mà đi theo. Chúa đi trước và họ theo sau. Xem chừng như Chúa cốt ý đi chậm lại để họ có thể bắt kịp Ngài. Và khi thấy họ đã ở gần bên, Chúa quay lại và mở lời trước: “Các ngươi tìm gì ?” (Ga 1,38).

Họ ngỡ ngàng trước câu hỏi của Chúa. Thay vì trả lời bằng một câu khẳng định thì họ lại trả lời bằng một câu nghi vấn: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” (Ga 1,38).

Chúa hỏi: “Các ngươi tìm gì ?”.

Họ trả lời: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?”.

Rõ ràng là câu trả lời còn bị treo. Bị treo nhưng không có nghĩa đã bế tắc. Một lần nữa Chúa lại đi bước trước để khai thông vấn đề. Chúa bảo họ: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).

2. Kết quả câu chuyện

Không biết Chúa đã nói với họ những gì. Chỉ biết sau khi sống với Chúa một ngày, vâng chỉ có một ngày, họ ra về và tuyên bố: “Chúng tôi đã gặp thấy Đấng Messia nghĩa là Đấng Cứu Thế” (Ga 1,41).

Một khám phá bất ngờ nhưng tuyệt diệu!

+ Lúc đầu Chúa hỏi: “Các ngươi tìm gì ?”, khởi đầu cuộc hành trình họ chưa thấy được mục tiêu.

+ Vào cuối cuộc hành trình thì đích điểm đã rõ ràng: Chính họ cũng không thể ngờ tới. Họ đã tìm thấy Chúa và sau đó một thời gian họ đã trở thành môn đệ của Ngài.

B- Bây giờ đến lượt chúng ta

Giả như Chúa hỏi mỗi người chúng ta: “Bạn, bạn tìm gì” Chúng ta sẽ trả lời với Chúa thế nào ?

1. Tìm danh

Có người đã để cả cuộc đời của mình đi tìm danh vọng. Họ sẵn sàng trả mọi giá để có được nó.

Hêrôđê là một thí dụ. Ông đã trả một giá khá cao để có được ngai vàng và để bảo vệ ngai vàng đó ngay từ lúc vừa mới lên ngôi ông đã cho thủ tiêu các thành viên trong Tòa Án Tối Cao của người Do Thái. Sau đó ông đã không ngần ngại tàn sát các nhân viên trong tòa án mà không cần suy tính trước. Chưa hết vì sợ cả những người trong gia đình có thể làm nguy hại đến ngai vàng của mình ông đã giết luôn người vợ là bà Mariamne và người mẹ nàng là bà Alexandra. Giết như vậy cũng chưa đủ, ông giết luôn người con trưởng là Antipater, và sau đó là hai người con trai thứ: đó là Alexander và Aristobolus. Giết như vậy ông cũng chưa an tâm, ngay khi còn trị vì ông đã lên kế hoạch để tàn sát hết các nhân sĩ tại thành Giêrusalem khi ông lâm chung.

Và chắc hẳn chúng con đã không thể nào quên việc ông đã cho lệnh giết hết các trẻ thơ từ hai tuổi trở xuống tại thành Bêlem và các vùng phụ cận chỉ vì sợ sau này một trong những đứa trẻ ấy sẽ chiếm mất ngai vàng của ông!

Vâng đó là một thí dụ trong muôn ngàn thí dụ cho chúng ta thấy cái giá phải trả cho một cho một cuộc săn tìm danh vọng. Thế nhưng rồi cuộc đời của ông sẽ đi về đâu ? Có sống mãi để ngự trên cái ngai vàng mà ông đã phải trả một giá quá đắt để bảo vệ nó không ? Lịch sử cho chúng ta thấy kết cục cuộc đời của ông cũng là chốn lao tù và ông đã phải nhận một cái chết không toàn thây!

2. Tìm tiền

Có người dành suốt đời để tìm tiền bạc. Để biện minh cho việc tìm kiếm tiền bạc là một điều chính đáng nhiều người đã mặc cho tiền bạc một giá trị hầu như thần thánh, có một sức mạnh vô song như:

Tiền là Tiên là Phật.

Là sức bật của lò xo.

là thước đo của lòng người.

Là nụ cười của tuổi trẻ.

Là sức khỏe của người già.

Tiền là hy vọng.

Là cái lọng che thân.

Là cái cân công lý.

Tiền là hết ý.

Tiền bạc cần thật. Rất cần là đàng khác nhưng nó không phải là thần, là thánh như nhiều người tưởng.

Vua Louis XV thăm thống chế De Saxe trong cơn hấp hối.

  • Nhà ngươi muốn xin gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho.
  • Tâu hoàng thượng xin hoàng thượng cho hạ thần được sống thêm một giờ nữa để thanh toán các việc cho xong.

Vua Louis quyền thế nhưng cũng phải ngậm ngùi rút lui.

Ngày kia, một nhà tỷ phú trên giường chết đã phải tuyên bố:

  • Trong 40 năm trời, tôi đã làm việc như người nô lệ để chất đống của cải lên; sau đó tôi lại phải coi giữ như một thám tử và tất cả những của cải đó đã cho tôi cái gì ? Thức ăn, nhà ở và quần áo…, chỉ có thế chứ không còn gì hơn nữa.

Tiền bạc cần nhưng chỉ cần như một giá trị trao đổi chứ không cần như là mục đích.

3. Tìm lạc thú

Có người cả đời đi săn tìm lạc thú

Cha Michel Quoist bảo: “Lạc thú là một cơn đói không bao giờ biết no, một cơn khát không bao giờ thỏa”.

Augustinô lúc còn trai trẻ đã nếm đủ hết mọi thứ lạc thứ ở trên đời. Nhưng rồi cũng chính chàng thanh niên đó sau khi đã chán ngán với những thứ mình đã hưởng thụ phải thốt lên: “Hỡi Augustinô! Khi săn đuổi lạc thú ngươi đã tìm thấy cái gì ?”.

– Thomas Merton: Thomas Merton mồ côi cha mẹ lúc 16 tuổi. Ông hoàn toàn không tin gì về những sự siêu nhiên và sống một nếp sống chạy theo vật chất, lạc thú. Một đêm kia khi đang ở trong một khách sạn, tự dưng ông nhìn lại đời mình, thấy nó quá trống rỗng và cũng quá nhầy nhụa, đến nỗi ông chê chán chính mình. Lúc đó chẳng biết làm gì khác, Thomas Merton quỳ gối xuống và cầu nguyện: “Lạy Chúa, từ trước tới nay tôi chẳng hề tin Chúa và ngay bây giờ tôi cũng chẳng biết có Chúa hay không. Nhưng nếu thật có Chúa thì xin Ngài hãy giúp kéo tôi ra khỏi vũng bùn nhầy nhụa của đời tôi hiện tại”. Đêm hôm đó lần đầu tiên Thomas Merton cầu nguyện. Ông đã gặp được Chúa và từ đó mãi mãi gắn bó với Chúa. Sau đó ông đi tu dòng Trappe. Mọi sự bắt đầu từ một đêm gặp Chúa.

Vâng! Danh vọng, tiền bạc và lạc thú… là điều mà các nhà tu đức học thường gọi là danh lợi thú.

Nếu chúng con theo dõi những biến chuyển xảy ra ở một số nơi trên thế giới, chúng con sẽ thấy rằng những con người luôn tìm kiếm danh lợi thú cho mình, thì kết thúc cuộc đời của họ cũng không được bình an và hạnh phúc thực sự như họ mong muốn.

Còn hai môn đệ của Gioan thì sao ?

Hai môn đệ của Gioan đã gặp được Chúa.

Chúa không dẫn họ đến giàu sang

Nhưng cho họ thấy thế nào là một cuộc đời có ý nghĩa để họ tự chọn.

Charles Fox: “Những người tư cách như thế sẽ lưu danh muôn thuở trong khi bọn vua chúa và mũ miện của họ đội trên đầu đều đã trở thành cát bụi”.

Họ không tìm của cải nhưng hỏi có gia tài nào sánh được với gia tài Nước Trời của họ hay không ?

Họ đã không đi tìm danh vọng nhưng thử hỏi còn có chỗ nào cao trọng hơn địa vị mà họ có hôm nay trên thiên quốc hay không ?

Họ không đi tìm lạc thú nhưng thử hỏi có niềm vui hạnh phúc nào so sánh được với niềm vui và hoan lạc mà họ đang có hôm nay không ?

Xin được kết thúc bằng lời khuyên của Mẹ Têrêsa: “Hãy tìm Chúa Giêsu, bạn sẽ tìm thấy sự an bình. Ngài là niềm vui và sức mạnh của bạn. Hãy đến với Ngài để được yêu thương, được thông cảm và có được lòng can đảm đáp lại tiếng gọi của Ngài bằng một từ giản dị: “xin vâng”.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Bài Tin Mừng hôm nay là một trong những bài Tin mừng đẹp nhất trong toàn bộ Kinh Thánh. Thánh Luca đã tế nhị giới thiệu cho chúng ta một nhân vật hết sức quan trọng trong việc Chúa Cứu Thế sinh ra làm con người: Nhân vật ấy chính là Đức Maria, mẹ của chúng ta.

A. 1. Dưới con mắt của Luca thì Đức Maria là “Thiếu nữ Sion” (Câu “mừng vui lên” chính là âm hưởng lời nói với thiếu nữ Sion từ ngàn xưa)

Nào thiếu nữ Xion, hãy vui mừng hoan hỷ!

Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò!

Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:

Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,

khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,

một con lừa con vẫn còn theo mẹ. (Dcr 9,9)

Như vậy ngày xưa qua miệng ngôn sứ, Thiên Chúa hứa sẽ đến ở nhà “thiếu nữ Sion” (tức là dân Chúa) thì hôm nay Lời hứa này được thực hiện nơi Đức Mẹ.

2. Đức Mẹ đã đón nhận Lời hứa ấy như thế nào ?

Chúng ta hãy dừng lại một chút để so sánh việc Đức Maria và ông Dacaria khi đứng trước một một tin vui xem hai người đã phản ứng như thế nào.

* Khi được báo tin sẽ có con, cả Dacaria và Đức Maria đều thắc mắc hỏi lại. Nhưng câu hỏi của Dacaria biểu lộ sự hoài nghi. Việc hoài nghi không tin này này đã được chính thiên sứ xác nhận “Bởi vì ông không tin” (câu 20)

Còn câu hỏi của Đức Maria là câu hỏi để xin soi sáng thêm (“việc ấy xảy đến thế nào được bời vì tôi không biết đến người nam ?”),

* Kết quả, ông Dacaria vì không tin nên bị phạt. Còn Đức Maria đã tin và mau mắn vâng lời cho nên kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện ngay.

B. 1.Chúng ta tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại phải hạ mình đến như vậy ? Chẳng lẽ Người phải đợi sự ưng thuận của một tạo vật rồi mới thực hiện chương trình của mình ?

Câu trả lời không khó lắm. Đọc lại toàn bộ Kinh thánh chúng ta thấy mặc dù “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, nhưng thường Thiên Chúa không làm một mình, Ngài thích có sự cộng tác của con người. Để thành lập một dân, Chúa đã gọi Abraham để ông cộng tác với Người. Để cứu dân mình khỏi ách thống trị Ai Cập, Chúa đã gọi Moise và chúng ta thấy Moise đã làm cho Chúa những gì, và để Đấng Cứu Thế được nhập thể, Thiên Chúa đã nhờ Đức Maria cộng tác. Và Đức Maria đã cộng tác bằng cách ngoan ngoãn để cho Chúa hành động trong mình và qua mình:

2. “Xin cứ làm cho tôi…”.

Phải nói đây là một sự thuận phục trọn vẹn.

Đức Maria đã trả lời bằng hai tiếng thật vắn gọn “xin vâng”: Trả lời như thế có nghĩa là: Chúa bảo gì tôi cũng làm theo cả. Chúng ta tự hỏi việc trả lời như thế có liều lĩnh lắm không. Ai trong chúng ta cũng biết việc tuân hành thánh ý Thiên Chúa không phải là việc dễ dàng. Hãy nhìn vào hoàn cảnh của Đức Maria chúng ta sẽ thấy điều đó.

Chúng ta xưng tụng Đức Maria là người có phúc. Điều đó đúng.

Đức Maria được báo cho biết rằng nàng sẽ sinh một con trai do hành động siêu phàm của Chúa Thánh Thần. Việc đó chỉ có một mình Maria biết. Bà con lối xóm, bạn bè quen thuộc chẳng ai biết được sự việc đó. Cắt nghĩa làm sao ? Mà dù có cắt nghĩa đi nữa thì chưa chắc đã có ai tin. Xưa nay đã có bao giờ như vậy đâu ? Maria cũng chỉ là một người bình thường như những người khác, thậm chí còn nghèo khổ hơn những người khác…đâu có đặc biệt gì mà Thiên Chúa lại quá ưu ái như vậy! Vâng làm sao cắt nghĩa được đây ? Vì thế, đối với những người bà con quen biết chắc chắn họ sẽ cho rằng Maria đã phạm tội. Đó là một vết nhơ ô nhục trên suốt cuộc đời của một người con gái chưa về nhà chồng mà đã có con.

Rồi còn một khó khăn nữa cũng không kém phần nhức nhối đó là làm sao cắt nghĩa cho Giuse hiểu đây! Giuse, hôn phu của nàng, làm sao chịu đựng nổi sự hổ nhục này ?

Giuse đã tính bó trốn. Đó là con đường dễ chịu nhất. Rất may là Thiên Chúa đã can thiệp.

Giả như Đức Maria là một thiếu nữ chỉ muốn an phận thì khi được sứ thần ngỏ ý có lẽ Mẹ đã thưa: “Tôi không muốn làm mẹ Đấng Cứu Thế, tôi chỉ muốn được sống cuộc đời bình thường với sự tôn trọng của người xung quanh và tình thương yêu mà người tôi định gá nghĩa. Tôi chỉ muốn sống như các phụ nữ khác. Xin Chúa hãy đem vinh hạnh ấy cho một thiếu nữ Ísrael khác.” Nhưng thay vì câu nói ấy, chúng ta lại được đọc thấy trong Tin mừng một lời hết sức cảm động đầy tinh thần vâng phục và hy sinh: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”

Vâng đó là những gì đẹp nhất mà chúng ta được nghe.

Nói tới đây tôi chợt nhớ tới câu chuyện của Trương Lương trong Tam Quốc Chí. Ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Làm sao mà Trương Lương được mến mộ như vậy. Thưa vì ngay từ thuở nhỏ Trương Lương đã có những đức tính rất dễ thương. Hôm đó, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông chợt thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say quá nên làm rơi một chiếc dép xuống sông. Tỉnh dậy thấy cậu bé Trương Lương ở đó, ông sai bảo: “Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta”.

Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép rồi kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ già cầm lấy, không một lời cám ơn. Rồi cụ loay hoay xỏ mãi mà không vào. Chiếc dép lại một lần nữa rớt xuống bờ sông. Cụ lại quát bảo Trương Lương: “Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta”. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: “Thằng bé này dạy được đây”. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Hoàn cảnh thời Đức Mẹ sống cũng tương tự như thế. Thời đó, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Kính thưa anh chị em. Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng.

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Làm sao ơn Chúa có thể đến với chúng ta. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vận mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.

Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chỉ còn 4 ngày nữa là chúng ta được mừng lễ Giáng sinh của Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật lại cho chúng ta biến cố có một không hai trong lịch sử của loài người: Biến cố Con Thiên Chúa xuống thế nhập thể làm người. Biến cố này có liên hệ hết sức đặc biệt đến một người. Người đó là ai thì cha chắc là mọi người đã biết rồi. Đó là Đức Mẹ Maria Mẹ của chúng ta.

1. Cha hỏi chúng con: Đức Maria là ai mà lại được Chúa ưu ái đoái nhìn đến như thế ?

Phải nhận rằng sự chọn lựa của Thiên Chúa thật là kỳ diệu. Mỗi chọn lựa là một ân ban. Không có chọn lựa nào giống chọn lựa nào.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại câu chuyện này:

Khi Thiên Chúa cần một người cha cho dân của mình

Người đã chọn một cụ già. Thế là Abraham đứng lên

Thiên Chúa cần một người phát ngôn

Người lại chọn một anh chàng vừa nhút nhát vừa có tật nói ngọng. Thế là Môisen đứng lên.

Thiên Chúa cần một thủ lãnh để hướng dẫn dân của mình

Người lại chọn một cậu thanh niên nhỏ nhất và yếu nhất trong nhà. Thế là Đavid đứng lên.

Thiên Chúa cần một tảng đá làm nền cho ngôi nhà Giáo Hội

Người đã chọn một anh chối đạo. Thế là Phêrô đứng lên.

Thiên Chúa cần một khuôn mặt để diễn tả tình Người cho nhân thế.

Người lại chọn một cô gái điếm. Đó là Maria Mađalena.

Thiên Chúa cần một chứng nhân để hô vang sứ điệp của mình.

Người lại chọn một kẻ bắt đạo. Đó là Phaolô gốc thành Tác-xô.

Thiên Chúa cần một ai đó để dân Người được quy tụ và đi đến với những người khác.

Người đã chọn ngươi. Cho dù run sợ, lẽ nào ngươi không đứng lên đáp lại lời Người.

Vâng Đức Maria đã mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa.

2. Lý do nào khiến Chúa đã đoái nhìn đến Đức Mẹ ?

Nhìn vào những việc Chúa làm nhiều lúc chúng ta phải ngỡ ngàng.

Người ta kể chuyện rằng: ngày kia một văn sĩ bỗng nảy sinh ra một ý kiến ngộ nghĩnh. Ông ta muốn viết một cuốn sách. Mà cuốn sách ấy, ông muốn làm sao cho nó không được dài quá một trang. Cuốn sách một trang này lại phải làm sao cho nó không được dài quá một dòng. Dòng ấy phải làm sao cho nó chỉ vỏn vẹn có một chữ.

Chữ độc nhất ấy, cố nhiên, phải làm sao diễn tả được hết mọi tư tưởng cao xa, tốt đẹp của văn sĩ.

Ý nghĩ ấy ngày đêm ám ảnh ông ta, làm cho ông ta mất ăn, mất ngủ. Làm thế nào viết được cuốn sách một chữ ấy ?

Cuối cùng nhà văn kia đành ngồi khoanh tay bó gối, thở dài thất vọng… Tất cả những danh từ trên thế giới, không đủ cung cấp tài liệu, và ý nghĩa cho công việc ông ta dự định thực hiện.

Nhưng, cuốn sách một chữ ấy Thiên Chúa đã viết được. Chữ độc nhất, hàm súc mọi ý nghĩa, vừa hùng hồn, sâu rộng, vừa nhẹ nhàng ý nhị để diễn tả được những kỳ công kiệt tác trong vũ trụ. Tất cả những gì là tươi mát, là xinh đẹp, tất cả những gì là đáng quý chuộng, đáng yêu thương, đáng đòi hỏi, đáng tìm kiếm, đáng ước ao, đáng khát vọng.

Chữ ấy là: Maria, tên của người Trinh Nữ đã được thiên Chúa tuyển chọn và tô điểm cho cân xứng với thiên chức làm Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể, cân xứng để trở nên vườn địa đàng thật hoàn hảo, thật sặc sỡ, thật kiều diễm để trong cung lòng của Maria, Thiên Chúa sẽ cử hành một lễ cưới long trọng, không phải giữa một người với một người, nhưng là giữa Thiên Chúa và nhân loại.

Mỗi lần nói về vai trò của Đức Mẹ trong công trình cứu chuộc của Chúa thì chúng ta thường hay nghĩ đến cách thức Chúa thực hiện những việc lạ lùng nơi con người của Đức Mẹ hơn là nghĩ đến những yếu tố đặc biệt khiến Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn. Thậm chí chúng ta còn thấy nhiều nhà tu đức còn cho là Thiên Chúa luôn có quyền làm theo ý muốn của mình. Họ cho rằng việc Thiên Chúa chọn một người phụ nữ quê mùa, nghèo khó để làm Mẹ Thiên Chúa là cốt ý để làm bẽ mặt những kẻ quyền thế, giàu có sang trọng ở trong thế gian. Thế nhưng nếu chỉ nghĩ về Thiên Chúa như thế thì chưa đủ. Không phải lúc nào Thiên Chúa cũng hành động khác thường. Có những lúc Ngài cũng hành động theo những qui luật bình thường. Nói như thế là cha muốn nói tới những lý do khiến Chúa đã đặc biệt để ý đến Đức Mẹ và tuyển chọn Ngài vào một công tác rất quan trọng trong chương trình cứu độ của Người.

Thế thì Đức Mẹ đã có những yếu tố nào để Thiên Chúa làm như thế ?. Cha thấy nơi Đức Mẹ có hai nhân đức rất quan trọng này:

Trước hết đó là lòng kính sợ Thiên Chúa

Thứ đến là sự khiêm nhường.

a – Lòng kính sợ Thiên Chúa.

Sách khôn ngoan nói: “Lòng kính sợ Thiên Chúa là đầu mối của mọi sự khôn ngoan “Lòng kính sợ Thiên Chúa nơi Đức Mẹ được biểu lộ ra trong nhiều trường hợp nhưng đặc biệt được biểu lộ ra một cách rõ rệt trong hai trường hợp này.

+ Trước hết vì lòng kính sợ Thiên Chúa cho nên Đức Mẹ không dám làm những gì mất lòng Chúa. Thí dụ như trong biến cố truyền tin hôm nay. Đức Mẹ chỉ chấp nhận lời đề nghị của sứ thần Gabriel khi biết chắc việc thụ thai là do quyền lực của Chúa Thánh Thần.

+ Thứ đến là Đức Mẹ luôn sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh của Thiên Chúa.

-Trong việc đưa Hài nhi Giêsu trốn qua Ai cập

-Trong việc đưa Chúa Giêsu trở về

-Nhất là theo Chúa Giêsu lên đến đỉnh đồi Golgôtha.

b – Đức tính đặc biết thứ hai của Đức Mẹ đó là lòng khiêm nhường.

Các nhà tu đức học đều coi “Khiêm nhường là đức nền tảng của mọi nhân đức”.

Có người hỏi Thánh Phanxicô thành Atxidi (1182-1226) tại sao và bằng cách nào ngài làm được nhiều sự trọng đại, Ngài vui vẻ trả lời:

– Cũng dễ thôi, Chúa từ trời cao nhìn xuống và nói: “Ta kiếm đâu được một người yếu đuối nhất, bé mọn nhất, vô nghĩa nhất ở trần gian này! Ngài nhìn thấy tôi, Ngài nói

– Đây là người Ta tìm được và Ta muốn hành động qua người này. Người ấy sẽ thấy rằng Ta dùng nó chỉ vì nó là con người hèn mọn nhất, khiêm hạ nhất.

Sự khiêm nhường của Đức Mẹ được biểu lộ rất rõ nét qua hai sự việc này:

– Đức Mẹ đã biết nhìn nhận thật rõ về con người của mình. Khác hẳn với Eva thuở xưa trong vườn địa đàng, tuy chỉ là con người mà cứ tưởng mình ngang tầm với Thiên Chúa. Đức Mẹ là Eva mới dù được Thiên Chúa đặc biệt ưu ái tuyển chọn lên bậc “quân vương” làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu thế nhưng Đức Mẹ vẫn chỉ xưng mình là một tôi tớ không hơn không kém……

– Đức Mẹ nhìn nhận tất cả những gì mình có được đều là do Thiên Chúa.

“Người đã đoái thương nhìn tới phận nữ tỳ hèn mọn”

“Đấng toàn năng đã làm cho cha biết bao điều cao cả”

Vâng tất cả là bởi Thiên Chúa .

“Thiên Chúa đã hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những kẻ khiêm nhường – Thiên Chúa đã ban đầy dư cho những kẻ nghèo, còn người giàu có thì Người đuổi về tay không “

Đức Thánh Cha Gioan 23 đã kể lại kinh nghiệm của Ngài như sau:

“Khi tôi mới được bầu làm Giáo Hoàng để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ, tôi nghe một tiếng bảo tôi:”Gioan đừng xem mình quá quan trọng”. Tôi đã đem áp lực câu nói này, và tự dạo ấy, tôi ăn ngon, ngủ yên như trước khi chọn làm Giáo Hoàng”.

Phải có một lòng khiêm nhường thật thẩm sâu thì mới có thể thấy hết được những sự thật đó. Thái độ của Đức Mẹ khác hẳn với thái độ của Eva thuở xưa. Evà thuở xưa có được một chút quyền hành Thiên Chúa ban cho trong công việc canh giữ và làm chủ vườn địa đàng đã tưởng mình là quan trọng, thậm chí có lúc còn tưởng là Thiên Chúa như muốn ghen tương với mình. Thật là kiêu ngạo.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer tincidunt. Cras dapibus. Vivamus elementum semper nisi. Aenean vulputate eleifend tellus. Aenean leo ligula, porttitor eu, consequat vitae, eleifend ac, enim. Aliquam lorem ante, dapibus in, viverra quis, feugiat a, tellus.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem. Nulla consequat massa quis enim.

 

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem. Nulla consequat massa quis enim.

Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer tincidunt. Cras dapibus. Vivamus elementum semper nisi. Aenean vulputate eleifend tellus. Aenean leo ligula, porttitor eu, consequat vitae, eleifend ac, enim. Aliquam lorem ante, dapibus in, viverra quis, feugiat a, tellus.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem.

Nulla consequat massa quis enim. Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer.

  • Donec posuere vulputate arcu.
  • Phasellus accumsan cursus velit.
  • Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae;
  • Sed aliquam, nisi quis porttitor congue

Xem thêm

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem.

Nulla consequat massa quis enim. Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer.

  • Donec posuere vulputate arcu.
  • Phasellus accumsan cursus velit.
  • Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae;
  • Sed aliquam, nisi quis porttitor congue

Xem thêm

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem.

Nulla consequat massa quis enim. Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer.

  • Donec posuere vulputate arcu.
  • Phasellus accumsan cursus velit.
  • Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae;
  • Sed aliquam, nisi quis porttitor congue

Xem thêm