GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

193. Trong truyền thống Giáo Hội La Tinh, các thừa tác viên bí tích hôn phối là người đàn ông và người đàn bà kết hôn (70); qua việc tỏ ưng thuận và phát biểu nó một cách thể lý, họ đã tiếp nhận một ân ban lớn lao. Sự ưng thuận của họ và sự kết hợp thể xác của họ là các phương thế do Chúa ấn định để nhờ đó, họ trở nên “một thân xác”. Nhờ sự thánh hiến của phép rửa, họ có khả năng tham dự vào hôn phối như các thừa tác viên của Chúa và nhờ thế đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Bởi thế, khi hai vợ chồng không phải là Kitô hữu lãnh nhận phép rửa, họ không cần phải lặp lại các đoan hứa lúc kết hôn nữa; họ chỉ cần không bác bỏ chúng, vì khi lãnh nhận phép rửa, sự kết hợp của họ tự động trở thành có tính bí tích. Bộ Giáo Luật cũng thừa nhận tính thành sự của một số cuộc kết hợp được cử hành không có sự hiện diện của một thừa tác viên thụ phong (71). Trật tự tự nhiên vốn thấm nhiễm ơn thánh cứu chuộc của Chúa Giêsu đến nỗi “một khế ước hôn phối thành sự không thể hiện hữu giữa các người đã chịu phép rửa mà không vì sự kiện này mà không là một bí tích” (72). Giáo Hội có thể đòi việc này: đám cưới phải cử hành cách công khai, với sự hiện diện của các nhân chứng và các điều kiện khác có thể thay đổi theo thời gian, nhưng điều này vẫn không giảm giá việc chính những cặp kết hôn mới là các thừa tác viên của bí tích. Nó cũng không ảnh hưởng gì tới tính trung tâm của việc ưng thuận do người đàn ông và người đàn bà nói lên, một việc tự nó thiết lập ra dây hôn phối. Nói thế rồi, ta vẫn cần suy nghĩ thêm về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức hôn phối; điều này đã được biểu lộ rõ ràng nơi các Giáo Hội Đông Phương qua sự coi trọng việc chúc lành mà cặp vợ chồng lãnh nhận như dấu chỉ ơn.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20,21)

Suy niệm: “Sứ vụ chính của Chúa Thánh Thần không phải là đem lại sự xúc động, nhưng tạo nên nơi ta tính cách giống như Đức Ki-tô” (Thần học gia J. Packer). Ki-tô giáo trình bày cho nhân loại một hướng đi, một mục đích rõ ràng cho cuộc đời con người: tôn vinh Chúa và cứu độ mình cùng với người khác. Đồng thời Ki-tô giáo cũng giới thiệu cho ta một hình tượng lý tưởng rất gần gũi, rất thật với con người. Đó là Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài là mẫu gương hoàn hảo cho ta về cung cách sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, cũng như sống tình huynh đệ với người khác như anh em, chị em với nhau. Thánh Thần, Đấng hiện diện trong ta, sẽ giúp ta tập có những tâm tình, cũng như sống các tính cách như-Giê-su ấy trong cách hành xử mỗi ngày.

Mời Bạn: “Tôi không muốn thế gian định nghĩa Chúa cho mình. Tôi muốn Thánh Thần mạc khải Chúa cho mình” (A. Tozer). Chúa Thánh Thần giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn với Thiên Chúa qua Chúa Giê-su, để sống tình cha-con với Ngài như Chúa Giê-su đã từng làm gương. Bạn hãy nhớ đến Thánh Thần mỗi khi khởi đầu ngày sống, trước các việc đạo đức, cũng như trước mỗi lựa chọn lớn nhỏ trong ngày, để bạn càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người Anh Cả của mình.

Sống Lời Chúa: Trước các công việc của ngày sống, tôi hướng về Thánh Thần, xin Ngài giúp tôi biết tâm tình phải có để sống đẹp lòng Chúa Cha.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, cảm tạ Chúa luôn hiện diện trong tâm hồn con. Xin giúp con có những tâm tình, tính cách như Chúa Ki-tô. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 31/05 – 06/06/2020

  • Chúa nhật, 31/05: CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
  • Thứ hai, 01/06: Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh. Lễ nhớ.
  • Thứ ba, 02/06: Thánh Marcellinô và thánh Phêrô, tử đạo.
  • Thứ tư, 03/06: Thánh Carôlô Lwanga và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ.
  • Thứ năm,04/06:
  • Thứ sáu, 05/06: Thánh Bônifatiô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.
  • Thứ bảy, 06/06: Thánh Norbertô, giám mục.

THÔNG BÁO: TUẦN 31/05 – 06/06/2020

  1. Thứ bảy 30/05/2020 sau Thánh lễ chiều có Rước Kiệu Đức Mẹ trọng thể và dâng hoa cộng đoàn. Khi dự lễ xin anh chị em đem theo 1 cành hoa dâng Đức Mẹ kết thúc tháng hoa kính Đức Mẹ.
  2. Chúa nhật 31/05 xin quý vị phụ huynh đưa con em tham dự Thánh Lễ Chúa nhật, sau đó các em thiếu nhi học giáo lý bình thường. Để đảm bảo an toàn trong thời gian dịch bệnh còn phức tạp, xin quý vị phụ huynh lo phần ăn sáng cho con em mình.
  3. Thứ bảy tuần này 06/06/2020 kỷ niệm 1 năm thụ phong linh mục của cha GB Nguyễn Trọng Tín. Thánh lễ đồng tế tạ ơn Chúa được cử hành lúc 5 giờ 00 sáng. Kính mời cộng đoàn cùng tham dự Thánh Lễ tạ ơn cầu nguyện cho cha GB trong dịp hồng phúc này.
  4. Chúng ta bước vào tháng 6 tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng là bổn mạng của họ đạo Tân Định thân yêu. Chúng ta dâng xứ đạo và các gia đình lên Thánh Tâm yêu thương của Chúa tại nhà thờ cũng như trong giờ kinh tối của các gia dình qua việc cùng đọc kinh cầu Thánh Tâm sau Thánh Lễ – trước khi đọc kinh Lòng Chúa thương xót ngày thường trong tuần.
  5. Theo truyền thống hàng năm vào tháng sáu bổn mạng Thánh Tâm Chúa có hiến máu nhân đạo. Chúa nhật 07/06/2020 có hiến máu nhân đạo tại khu vực nhà chờ Phục Sinh cũ. Xin báo trước để anh chị em chuẩn bị.
  6. Số tiền anh chị em giúp phòng khám từ thiện của giáo xứ được 35 triệu 300 ngàn đồng. Xin cám ơn anh chị em. Hôm nay xin giúp cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà theo lời mời gọi tha thiết của Đức Tổng Giuse:Thưa anh chị em, công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa, ít nhất là đến cuối năm 2025, vì tu bổ, sửa chữa, nâng cấp một công trình cổ 140 năm tuổi như nhà thờ Đức Bà của chúng ta là một công việc đầy dẫy khó khăn, hết sức phức tạp, mất rất nhiều thời giờ vì không thể làm vội vã được, mà cần phải làm thật cẩn thận.Vì thế, tôi tha thiết xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho công trình trùng tu này được bình an, vượt qua mọi thử thách gian nan để hoàn thành tốt đẹp như mọi người mong ước, đồng thời tôi cũng tuyên bố khai mạc “đợt ủng hộ trùng tu Mùa Chay – Phục Sinh năm 2020” nhằm xin các giáo xứ, các dòng tu, các ân nhân quảng đại đóng góp cho công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà thân yêu của tất cả chúng ta, kể từ thứ Tư lễ Tro, ngày 26.02.2020 và kết thúc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 31 tháng 05 năm 2020.

    Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót ban muôn ơn lành cho tất cả những ai đã góp phần vào công việc cao quý này, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng của giáo phận và là tước hiệu của nhà thờ Đức Bà.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

Thông báo tạm ngưng các sinh hoạt cộng đoàn kể từ 16g00 ngày 26.3.2020

TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 25 tháng 3 năm 2020

Kính gửi toàn thể cộng đồng Dân Chúa Tổng giáo phận

Kính thưa anh chị em,

Trước tình hình nạn dịch covid-19, tôi đã đưa ra những chỉ dẫn giảm thiểu tối đa sự tập trung đông người trong các sinh hoạt tôn giáo để phòng ngừa sự lây lan. Đến nay thì nạn dịch vẫn tiếp tục lan rộng trên thế giới với tốc độ nhanh và khó lường; tình hình tại thành phố đang ngày càng nghiêm trọng và bước vào giai đoạn mới.

Cùng với cộng đồng xã hội, chúng ta ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự sống của tất cả mọi người. Theo đề nghị của chính quyền, nay tôi gửi đến anh chị em các hướng dẫn mục vụ mới:

  1. Bắt đầu từ 16g00 ngày 26 tháng 3 năm 2020, cho đến khi có thông báo mới, trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của các giáo xứ và dòng tu trong Tổng giáo phận, sẽ tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo với sự tham dự của cộng đoàn.
  2. Thánh lễ là cử hành mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa, nên vẫn luôn là trung tâm và đỉnh cao của đời sống Hội Thánh, là nguồn mạch của ơn cứu độ, phúc lành và bình an cho nhân loại, nên các cha vẫn cần cử hành thánh lễ hằng ngày nhân danh Hội Thánh để kêu cầu Chúa tuôn đổ lòng thương xót trên nhân loại, nhưng chỉ cử hành riêng tư.
  3. Các nhà thờ không tổ chức cầu nguyện cộng đoàn, nhưng vẫn mở cửa để giáo dân đến cầu nguyện riêng trước Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng Phục Sinh đang hiện diện giữa nhân loại “mọi ngày cho đến tận thế”.
  4. Không được tham dự thánh lễ và các buổi cầu nguyện chung tại nhà thờ, anh chị em lại càng ý thức hơn về bổn phận cầu nguyện, hoặc riêng tư hay trong gia đình, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa hằng ngày, lần hạt Mân Côi, hoặc sốt sắng tham dự lễ trực tuyến. Mỗi ngày đều có thánh lễ lúc 5g30 và 17g30 được phát trực tiếp và lưu lại trên trang mạng của Tổng giáo phận.
  5. Về việc an táng, sẽ chỉ có thánh lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ, với sự tham dự của thân nhân họ hàng gần mà thôi. Các cha sẽ không dâng lễ cầu hồn tại gia đình.

Trong mùa dịch, xin hoãn lại việc cưới hỏi.

Anh chị em thân mến, đây là một quyết định rất khó khăn đối với chúng ta, nhất là trong những ngày cao điểm của Tuần Thánh và Phục Sinh. Chưa bao giờ chúng ta phải ngưng thánh lễ và các buổi cầu nguyện chung như thế này. Tuy nhiên, chúng ta cùng với người dân cả nước cần phải tranh thủ giai đoạn vàng này để khỏi bị vỡ trận trước dịch bệnh. Việc ngưng các sinh hoạt cộng đồng không chỉ là lo cho sự an toàn bản thân, mà còn là hành vi bác ái và đầy tinh thần trách nhiệm vì chúng ta thuộc về một cộng đồng dân tộc và một cộng đồng nhân loại.

Nạn dịch này có thể là một đại hồng thủy thanh luyện nhân loại nhưng cũng sẽ đổi mới thế giới. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa và luôn hy vọng. Chúa nói: “Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6, 20). Nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và của các thánh, xin Chúa ban bình an cho anh chị em, cho dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại.

(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: Không có thánh lễ cho đến khi có thông báo mới
  • Chúa nhật: Không có thánh lễ cho đến khi có thông báo mới

LỊCH TUẦN 29/03 – 04/04/2020

  • Chúa nhật, 29/03: CHÚA NHẬT V MÙA CHAY.
  • Thứ hai, 30/03:
  • Thứ ba, 31/03:
  • Thứ tư, 01/04:
  • Thứ năm, 02/04: Thánh Phan-xi-cô Phao-lô, Ẩn tu
  • Thứ sáu, 03/04:
  • Thứ bảy, 04/04: Thánh I-si-đô-rô, giám mục, tiến sĩ hội thánh

THÔNG BÁO: TUẦN 29/03 – 04/04/2020

Kính mời lãnh nhận Phép Lành “Urbi et Orbi” do ĐTC ban vào lúc 18 giờ thứ Sáu (giờ Roma) ngày 27/03 – tức 24 giờ 00 (giờ Việt Nam)

Đức Thánh Cha sẽ ban Phép Lành “Urbi et Orbi”, phép lành chỉ được ban vào những dịp đặc biệt, trong buổi cầu nguyện lúc 18 giờ thứ Sáu ngày 27/03 tức 24 giờ 00 (giờ Việt Nam), để chúc lành đặc biệt cho các tín hữu và toàn thế giới giữa cơn đại dịch. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt (tại link ở trên). https://www.vaticannews.va/

Đức Thánh Cha cũng thông báo tiếp: “Cũng cùng ý nguyện này, thứ Sáu ngày 27/03, vào lúc 18 giờ, tôi sẽ chủ sự buổi cầu nguyện tại thềm đền thờ thánh Phêrô, trong quảng trường trống vắng. Ngay từ bây giờ, tôi mời gọi tất cả hãy tham dự cách thiêng liêng qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta sẽ dâng lời khấn nguyện, chúng ta sẽ thờ lạy Thánh Thể, và vào cuối buổi cầu nguyện, tôi sẽ ban Phép lành Urbi et Orbi – cho thành Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá.

Theo truyền thống Giáo hội, trong những dịp trọng đại, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và toàn thế giới). Trong năm, có hai dịp Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi là Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh lúc 12 giờ trưa giờ Roma. Trong hoàn cảnh nguy cấp của đại dịch, Đức Thánh Cha muốn bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa cho các tín hữu và toàn thế giới, nên ngài ban phép lành đặc biệt này cho mọi người.

Gần gũi với tất cả mọi người

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi với mọi người. Ngài nói: “Chúng ta muốn đối phó với đại dịch virus bằng lời cầu nguyện phổ quát, bằng sự cảm thông, hiền diu. Chúng ta hãy tiếp tục hiệp nhất.Chúng ta hãy tỏ cho những người cô đơn và bị thử thách nhất cảm thấy sự gần gũi của chúng ta. Chúng ta gần gũi với các bác sĩ, các nhân viên y tế, các y tá, các tình nguyện viên… Chúng ta gần gũi với chính quyền, những người phải đưa ra các biện pháp cứng rắn nhưng vì thiện ích của chúng ta. Chúng ta gần gũi với các cảnh sát, các quân nhân, những người ở trên đường phố để duy trì trật tự, bởi vì họ phải thi hành những điều chính quyền yêu cầu vì ích lợi của tất cả chúng ta.”

  1. Mỗi ngày đều có thánh lễ lúc 5g30 và 17g30 được phát trực tiếp và lưu lại trên trang mạng của Tổng giáo phận.

Anh chị em không thể Rước Mình Thánh Chúa được, xin hãy đọc “Kinh Rước Lễ thiêng liêng.” tại gia đình. Thánh An-phong-sô đã nuôi dưỡng tâm tình khao khát ấy bằng lời kinh này. Chúng ta tin chắc chắn lời kinh ấy cũng là lời nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta:

“Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí Tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.”

  1. Xin anh chị em và các đoàn thể trong giáo xứ đọc kỹ và nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của Đức Tổng Giuse. Tuy không tham dự Thánh Lễ nhưng tại các gia đình xin anh chị em cùng duy trì việc đọc kinh tối, suy gẫm Lời Chúa, lần chuỗi lòng Thương xót, Kính Thánh Tâm Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và đọc kinh nguyện cầu cho cơn dịch bệnh chóng qua.
  2. Văn phòng Giáo xứ và Tờ tin của giáo xứ sẽ tạm nghỉ cho đến khi Tòa Giám Mục thông báo có Thánh Lễ trở lại.
  3. Tuần này các vị Trưởng khu sẽ không đến gia đình anh chị em nhận sự đóng góp cho việc trùng tu nhà thờ Đức Bà. Cha sở sẽ thông báo việc đóng góp vào thời điểm thuận lợi hơn trong Mùa Phục Sinh. Xin anh chị em tuyệt đối không đóng cho bất cứ ai trong lúc dịch Covid 19 này.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

190. Thánh Gioan Phaolô II yêu cầu chúng ta lưu ý tới vai trò của người cao niên trong gia đình chúng ta, vì hiện có những nền văn hóa “nhất là tiếp theo cuộc phát triển kỹ nghệ và đô thị vô trật tự, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đã gạt người cao niên qua một bên một cách không thể chấp nhận được” (214). Người cao niên giúp chúng ta biết đánh giá cao “sự liên tục của các thế hệ”, bằng “các đặc sủng xóa bỏ các hố phân cách” (215). Các ông bà rất hay là những người lo sao cho các giá trị quan trọng nhất được truyền lại cho con cháu, và “nhiều người có thể chứng thực rằng nhờ ông bà, họ lãnh nhận được việc khai tâm gia nhập đời sống Kitô hữu” (216). Lời lẽ của các ngài, lòng âu yếm của các ngài hoặc chỉ cần sự hiện diện của các ngài cũng đã giúp các cháu hiểu ra rằng lịch sử không bắt đầu với chúng, nay chúng chỉ là một phần của cuộc hành hương muôn thuở và chúng cần phải trọng kính tất cả những ai đã đến trước chúng. Những người cắt đứt mọi dây liên kết với quá khứ, chắc chắn sẽ thấy khó có thể xây dựng được các mối liên hệ bền vững và hiểu ra rằng thực tại lớn hơn chính họ. “Lưu tâm tới người cao niên sẽ tạo ra sự khác biệt xã hội. Một xã hội biểu lộ sự quan tâm tới người cao niên ư? Nó dành chỗ cho người cao niên ư? Một xã hội như thế sẽ thăng tiến nếu nó tôn trọng sự khôn ngoan của người cao niên” (217).

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: “Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian.” (Ga 9,5)

Suy niệm: Volta, người sáng chế ra pin Volta năm 1880, và cũng năm đó, Edison, người hoàn thiện phát minh bóng đèn tròn đốt bằng dây tóc trong chân không để đưa vào sản xuất hàng loạt đã giúp cho nhân loại mau chóng thoát khỏi cảnh tăm tối và được sống trong tràn ngập ánh sáng, cả hai ông cho biết họ tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Ngài là vị kỹ sư vĩ đại nhất mà họ đặc biệt tôn trọng. Những nhà bác học này nhắc chúng ta nhớ đến Thiên Chúa là Đấng tạo thành ánh sáng. Và Ngài cũng chính là Ánh Sáng, ánh sáng thiêng liêng soi sáng chúng ta đi vào cõi mầu nhiệm để cảm nhận được Chân Lý ở nơi Thiên Chúa. Tin Mừng Gio-an cho biết Ánh Sáng đó đã đến thế gian. Ánh sáng đó là chính Đức Giê-su: “Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5).

Mời Bạn: Triết gia Plato nói: “Bi kịch thực sự cho con người là khi họ sợ hãi ánh sáng.” Nhờ ánh sáng chúng ta thấy được vẻ đẹp của vũ trụ. Thật là tai hoạ nếu như ánh sáng đó mất đi. Thế nhưng còn bi kịch hơn khi người ta thấy hoặc sợ hãi trước ánh sáng siêu nhiên, vì lúc đó họ sẽ không thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Đức Giê-su là chính Ánh Sáng đó. Ngài kéo chúng ta từ chốn tối tăm tội lỗi để trở nên con cái sự sáng. Ngài là ánh sáng chiếu soi vào trái tim và tâm trí chúng ta, để trái tim chúng ta bừng nóng vì được yêu thương, để tâm trí chúng ta được no thỏa hạnh phúc, vì thấy hướng đi và ý nghĩa của cuộc đời.

Sống Lời Chúa: Dâng lời tạ ơn vì được biết Chúa Giêsu là ánh sáng thật.

Cầu nguyện: Lạy Chúa xin mở mắt cho con nhìn thấy ánh sáng tình yêu Chúa và xin giúp con loan truyền ánh sáng của Chúa. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 22/03 – 28/03/2020

  • Chúa nhật, 22/03: CHÚA NHẬT VI MÙA CHAY.
  • Thứ hai, 23/03: Thánh Turibiô Môgrôvêjô, giám mục.
  • Thứ ba, 24/03:
  • Thứ tư, 25/03: LỄ TRUYỀN TIN. Lễ trọng.
  • Thứ năm, 26/03:
  • Thứ sáu, 27/03:
  • Thứ bảy, 28/03:

THÔNG BÁO: TUẦN 22/03 – 28/03/2020

  1. Thứ sáu tuần này 20/03 là sinh nhật lần thứ 81 của cha Gioan Baotixita Võ Văn Ánh – nguyên chánh xứ Tân Định. Xin anh chị em hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho ngài.
  2. Thiếu nhi tĩnh tâm Mùa Chay trong Thánh lễ 7 giờ 30 sáng Chúa Nhật 22/03/2020.
  3. Thứ tư tuần này 25/03 Lễ truyền tin Lễ Trọng. Xin anh chị em tham dự Thánh lễ xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban ơn bình an cho thế giới.
  4. Lớp Kinh Thánh tối thứ năm hàng tuần tạm nghỉ cho đến khi có thông báo.
  5. Số tiền anh chị em giúp cho bác ái mùa chay 2020 được 40 triệu 300 ngàn đồng. Hôm nay xin cộng đoàn giúp cho việc trùng tu nhà thờ Đức Bà. Xin cám ơn anh chị em.
  6. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng ngày 19/03 vừa qua có gởi thư hướng dẫn mục vụ đến các giáo xứ có dán ở bảng thông báo. Xin được nêu những đểm chính yếu sau:

Xin toàn thể cộng đồng Dân Chúa tuân thủ các hướng dẫn dưới đây một cách rất nghiêm túc. Chúng ta cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao để cùng với cộng đồng xã hội phòng chống sự lây lan của nạn dịch.

  1. Những điều tổng quát

– Tạm ngưng tất cả các sinh hoạt như các lớp giáo lý, các lễ mừng, hành hương, dâng hoa…
– Tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đặc biệt trong các buổi đọc kinh và cử hành phụng vụ. Ca đoàn và các thừa tác viên phục vụ các công việc trong thánh lễ cũng buộc đeo khẩu trang.
– Ca đoàn giảm bớt số ca viên và các buổi tập, chỉ cần đọc hay hát lại bài quen thuộc.
– Giữ khoảng cách an toàn giữa người này và người kia.
– Đặt các bình rửa tay cuối nhà thờ, thường xuyên phun thuốc sát trùng trong nhà thờ.
– Không dùng nước thánh tại cửa nhà thờ để làm dấu Thánh giá như thói quen.

  1. Giải tội

a. Giải tội tập thể

… trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta vào thời điểm này, chưa đủ điều kiện để cử hành giải tội tập thể. Xin các cha vẫn giải tội cá nhân theo phương thức thông thường.

b. Giải tội cá nhân

– Tòa giải tội phải có màn che. Linh mục và tất cả các hối nhân phải đeo khẩu trang. Các giáo xứ chuẩn bị sẵn khẩu trang cho những người không đem theo.
– Cụ thể: các thiếu nhi, người già, người đang rước lễ, vì bác ái, sẽ không xưng tội trong dịp này, để nhường cho những người cần hơn.

  1. Thánh lễ

Những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau : được miễn chuẩn tham dự thánh lễ Chúa nhật và không được đến nơi tập trung đông người.

Trong thánh lễ, xin lưu ý những điểm sau đây:

– Như đã nói, tất cả mọi người buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Chủ tế vì đứng xa cộng đoàn, nên không nhất thiết phải đeo khẩu trang ; nhưng lúc trao Mình Thánh Chúa thì phải đeo vì có khoảng cách gần.
– Trước khi trao Mình Thánh Chúa, tất cả các thừa tác viên phải sát trùng bàn tay.
– Chỉ trao Mình Thánh Chúa trên tay mà thôi.
– Khi trao Mình Thánh, thừa tác viên không nói “Mình Thánh Chúa Kitô” ; và người nhận lãnh không thưa “Amen”, chỉ kính cẩn đón nhận.
– Trong lúc cho rước lễ, các linh mục không đặt tay chúc lành cho trẻ em như quen làm.

  1. Thứ sáu tuần thánh

– Trong nghi thức Suy tôn Thánh giá, khi chủ sự xướng “Đây là cây Thánh giá…”, toàn thể cộng đoàn đứng tại chỗ và bái quì (ba lần), không tiến lên hôn kính Thánh giá như quen làm.
– Đàng Thánh giá trọng thể và Ngắm 15 sự Thương khó : có thể thực hiện, nếu là cộng đoàn ít người. Nếu là cộng đoàn đông thì nên hủy bỏ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

189. Sống độc thân có thể có nguy cơ trở nên cuộc sống thoái mái một mình, đem lại tự do độc lập, di chuyển từ chỗ ở này, việc làm này hay chọn lựa này tới chọn lựa khác, tiêu tiền theo ý muốn và dành thì giờ với ai tùy thích. Trong những trường hợp như thế, chứng tá của các cặp vợ chồng trở nên hùng hồn một cách đặc biệt. Những người được kêu gọi sống trinh khiết có thể tìm thấy nơi một số cuộc hôn nhân một dấu chỉ rõ ràng lòng trung tín đầy quảng đại và bền bỉ của Thiên Chúa đối với giao ước của Người, và điều này khuyến khích họ sẵn sàng có đó cho người khác một cách cụ thể và quảng đại hơn. Nhiều cặp vợ chồng vẫn sống trung thành khi một trong hai người không còn quyền rũ nữa về thể lý hay không thể thỏa mãn nhu cầu của người kia, bất chấp nhiều giọng nói trong xã hội đang khích lệ họ bất trung hay lìa bỏ nhau. Một bà vợ có thể chăm sóc người chồng bệnh hoạn của mình và nhờ thế, nhờ xích lại gần Thập Giá hơn, bà đổi mới cam kết yêu thương cho đến chết của mình. Trong một tình yêu như thế, phẩm giá của người yêu đích thực sáng rực lên, vì điều thích đáng hơn đối với đức ái quả là yêu hơn là được yêu (172). Trong nhiều gia đình, ta cũng có thể lưu ý tới sự hiện diện của một khả năng phục vụ quên mình và đầy yêu thương khi con cái tỏ ra gây rồi và thậm chí tỏ ra vô ơn. Điều này khiến các cha mẹ đó trở thành dấu chỉ tình yêu tự ý và quên mình của Chúa Giêsu. Những trường hợp như thế khuyến khích các người độc thân sống cam kết đối với Nước Trời của họ một cách quảng đại và rộng lòng hơn. Ngày nay, hiện tượng thế tục hóa đã che khuất giá trị của việc kết hợp suốt đời và vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân. Vì lý do này, “điều cần là phải thâm hậu hóa việc hiểu biết các khía cạnh tích cực của tình yêu vợ chồng” (173).

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.” (Ga 4.10)

Suy niệm: Người phụ nữ Sa-ma-ri-a chưa nhận ra “người đang nói với chị” là ai. Chị ta chỉ biết rằng đây là một người đàn ông xứ Ga-li-lê; mà người xứ Ga-li-lê thì chị biết rồi, họ coi những người Sa-ma-ri như chị bằng nửa con mắt. Chị đã hả hê lòng “tự ái dân tộc” bằng những câu trả lời đốp chát khi “ông Ga-li-lê” nọ xin chị nước uống. Chị cứng cỏi là thế, nhưng rồi Chúa Giê-su cũng đã giúp chị cởi mở cõi lòng để đón nhận ơn Thiên Chúa, Trước tiên, bằng thái độ hiền lành khiêm nhường, Ngài ngỏ lời cầu xin sự giúp đỡ của chị: “Cho tôi xin chút nước uống.” Ngài luôn nhẫn nại và tôn trọng chị dù Ngài biết rõ vết thương ẩn kín trong tâm hồn chị: “Chị đã nói đúng. Chị đã có năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị.” Cuối cùng chị nhận ra “người đang nói với chị đây” không chỉ là một vị ngôn sứ mà còn là “Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô”.

Mời Bạn: Đến với Chúa với tấm lòng sám hối của chị xứ Sa-ma-ri-a và từ đó đến với tha nhân với trái tim hiền lành khiêm nhường và thái độ bao dung nhẫn nại của Chúa Giê-su, để nhờ đó, giống như chị, chúng ta cũng có thể dẫn anh chị em đồng bào mình đến với Ngài.

Chia sẻ: Bạn có thấy câu chuyện bên bờ giếng Gia-cóp này là một mẫu mực cho công cuộc truyền giáo Không?

Sống Lời Chúa: Tập sống tinh thần hiền lành, khiêm tốn, khoan dung, nhẫn nại như Chúa để loan báo Tin Mừng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con say mê chiêm ngắm Chúa để mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 15/03 – 21/03/2020

  • Chúa nhật, 15/03: CHÚA NHẬT III MÙA CHAY
  • Thứ hai, 16/03:
  • Thứ ba, 17/03: Thánh Patricô, giám mục.
  • Thứ tư, 18/03: Thánh Cyrilô Giêrusalem, tiến sĩ Hội Thánh.
  • Thứ năm, 19/03: THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân ( lễ họ ).
  • Thứ sáu, 20/03:
  • Thứ bảy, 21/03:

THÔNG BÁO: TUẦN 15/03 – 21/03/2020

  1. Số tiền anh chị em giúp Đại Chủng Viện Thánh Giuse được 36 triệu 500 ngàn đồng, xin cám ơn anh chị em. Hôm nay xin giúp cho bác ái mùa chay 2020.
  2. Chúa nhật tuần này 15/03 các em thiếu nhi tĩnh tâm Mùa Chay trong Thánh lễ 7giờ 30 sáng.
  3. Tĩnh tâm giới trưởng thành và người trẻ lúc 19 giờ 00 thứ hai, ba, tư 16/03, 17/03 và 18/03 do Cha Giuse Đào Nguyên Vũ – VP Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giảng. Trong 3 ngày tĩnh tâm vẫn có Thánh Lễ lúc 17 giờ 30 như thường lệ. Kính mời anh chị em thu xếp để tham dự 3 ngày tĩnh tâm năm nay thật đông đảo sốt sắng.
  4. Thứ năm tuần này 19/03 lễ Thánh Giuse, bổn mạng Đức Tổng Giuse, các gia trưởng, nhiều anh em bên nam và hội đoàn. Ca đoàn Giuse mừng lễ bổn mạng vào lúc 17 giờ 30. Xin hiệp thông cầu nguyện. Sau Thánh Lễ có rước kiệu Thánh Giuse trọng thể.
  5. Về các sinh hoạt tôn giáo, Hội đồng Giám mục đã có hướng dẫn ngay từ đầu nạn dịch, như chỉ rước lễ trên tay, không đến nhà thờ tham dự thánh lễ khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, không bắt tay trao ban bình an trong thánh lễ, giới hạn các sinh hoạt qui tụ đông người, như các lớp giáo lý, hành hương, lễ mừng…

Xin anh chị em lưu ý thêm những điều sau đây :

+ Trong Mùa Chay, nhiều người sẽ lãnh bí tích Hòa giải. Tòa giải tội phải có màn che, giáo dân cũng như linh mục phải đeo khẩu trang để tránh sự lây lan giữa linh mục và hối nhân, giữa hối nhân trước và hồi nhân sau. Xin các giáo xứ chuẩn bị sẵn khẩu trang cho những người không mang theo. Về việc giải tội tập thể, nếu thực sự cần thiết, sẽ có thông báo riêng.

+ Về nghi thức suy tôn Thánh giá Thứ Sáu Tuần Thánh, người tham dự sẽ không hôn Thánh giá như quen làm, chỉ bái quì tôn thờ mà thôi. Các lễ truyền thống hằng năm như Ngày Giới trẻ dịp Lễ Lá và ngày cử hành Lòng Chúa Thương xót Chúa nhật II Phục sinh sẽ được thực hiện đơn giản trong một nhà thờ với số lượng tham dự ít, và phát trực tuyến trên trang mạng của Tổng giáo phận cho người ở nhà hiệp thông.

Thành phố của chúng ta đông dân, có nhiều người đến từ nhiều nơi khác nhau. Xin anh chị em hết sức cẩn trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chữa lành và ban bình an cho nhân loại. Chúc anh chị em Mùa Chay thánh thiện và đầy tràn Thánh Thần Tình Yêu.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đời sống trong gia đình rộng lớn hơn
187. Gia đình hạch nhân cần phải tương tác với gia đình rộng lớn hơn gồm cha mẹ, cô chú, anh chị em họ và ngay cả hàng xóm. Gia đình lớn hơn này có thể có những thành viên cần được giúp đỡ hay ít nữa là tình đồng hành và tình âu yếm, hoặc ủi an trong lúc đau khổ (208). Chủ nghĩa duy cá nhân đang rất thịnh hành ngày nay có thể dẫn tới việc tạo ra những cái tổ an toàn nho nhỏ, những nơi người khác bị coi như gây rối hay đe dọa. Tuy nhiên, sự cô lập như thế không thể đem lại bình an hay hạnh phúc lớn lao hơn; đúng hơn, nó túng quẫn hóa trái tim của một gia đình và làm cho cuộc sông của nó càng thêm chật hẹp.

Làm con trai con gái
188. Trước hết, ta hãy nghĩ tới cha mẹ ta. Chúa Giêsu nói với các Biệt Phái rằng bỏ rơi cha mẹ mình là đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa (xem Mc 7:8-13). Ta nên nhớ rằng mỗi người chúng ta đêu là con trai hay con gái. “Ngay khi đã nên người trưởng thành, hoặc người cao niên, ngay khi trở thành bậc cha mẹ, có địa vị trọng trách, dưới tất cả những điều này vẫn là căn tính của người con. Tất cả chúng ta đều là những con trai và con gái. Và điều này luôn đem chúng ta trở lại với sự thật này: chúng ta không tự mình ban sự sông cho chính mình mà là tiếp nhận nó. Ơn phúc vĩ đại sư sống là ơn phúc thứ nhất chúng ta lãnh nhận được” (209)

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: “Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.” (Mt 17,2)

Suy niệm: Trên núi cao ta cảm thấy tâm hồn thư thái, an bình, thanh thoát như chạm đến cõi thần linh. Trong Thánh Kinh, “núi cao” thường được dùng để diễn tả chốn Thiên Chúa ngự trị. Không lạ gì chính trên nơi núi cao, các môn đệ đã ngất ngây khi được thị kiến ánh vinh quang rực rỡ của Thầy mình: Người biến đổi dung nhan chói lọi như măt trời, y phục lộng lẫy tinh tuyên như ánh sáng. Có thể nói hiển dung là hiển hiện sự kết hợp mật thiết giữa Chúa Giê-su với Chúa Cha. Trong sự kết hợp ấy, Người bộc lộ căn tính đích thực của mình: là “Con Một Chúa Cha, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Chính trong tư cách ấy, Người vâng phục ý muốn Chúa Cha, tự nguyện đón nhận cái chết thập giá để cứu độ nhân loại. Nhờ đó vinh quang của ngày hiển dung xuyên qua con đường khổ nhục của thập giá và thành toàn trong vinh quang ngày Phục sinh.

Mời Bạn: Việc Chúa hiển dung hôm nay báo trước “Đức Ki-tô sẽ phải chịu khổ hình rồi mới vào trong vinh quang của Người” (x. Lc 24,26) và cũng nhắc cho chúng ta mạnh dạn đón lấy thập giá hôm nay để bước vào vinh quang mai này với Ngài. Bạn sẵn sàng “vác thập giá mình hằng ngày” (Lc 9,23) mà đi theo Chúa chứ?

Sống Lời Chúa: Bạn đón nhận khó khăn, thách đố thường nhật như thánh giá giúp bạn nên thánh.

Cầu nguyên: Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã vâng phục Chúa Cha, tự nguyện chịu chết cho chúng con. Xin ban ơn giúp sức để chúng con vui lòng vác thập giá mình hằng ngày theo Chúa.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 08/03 – 14/03/2020

  • Chúa nhật, 08/03: CHÚA NHẬT II MÙA CHAY
  • Thứ hai, 09/03: Thánh Phanxica Rôma, nữ tu.
  • Thứ ba, 10/03:
  • Thứ tư, 11/03:
  • Thứ năm, 12/03:
  • Thứ sáu, 13/03: Kỷ niệm 7 năm ngày Đức Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng.
  • Thứ bảy, 14/03:

THÔNG BÁO: TUẦN 08/03 – 14/03/2020

  1. Thứ bảy 7/3, 8g30 tại Nhà thờ Chính toà: lễ giỗ 2 nám (+2018) Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc. Xin cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện.
  2. Thứ sáu 13/3: Kỷ niệm 7 năm (2013) lên ngôi Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thứ bảy 14/3, 09g00 tại Nhà thờ Chính toà: lễ kỷ niệm ngày Đức Thánh Cha được bầu làm Giáo Hoàng với sự tham dự của Đức TGM Marek Zalewski, Đức TGM Giuse, các Đức Cha thuộc giáo tỉnh phía Nam.
  3. Tuần này, chúng tôi có nhờ Quý vị trưởng khu gởi đến anh chị em thư kêu gọi tiếp tục đóng góp cho việc trùng tu Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng và báo cáo của ban trùng tu về những việc đã làm trong năm 2019 vừa qua. Trong Thư Mục Vụ Mùa Chay, Đức Tổng có chia sẻ tâm tình sau:
    “Chúng ta tiếp tục dành Mùa Chay năm nay để ủng hộ cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Công việc còn kéo dài, chúng ta hãy giữ ngọn lửa nhiệt tình cháy mãi, đừng để nguội dần và sa sút theo năm tháng. Anh chị em đã rất quảng đại trong những năm qua, xin cám ơn anh chị em. Chúa sẽ bù đắp gấp trăm những gì anh chị em dâng hiến cho Giáo hội và người nghèo khổ.”
    Lời mời gọi tha thiết

    Thưa anh chị em, công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa, ít nhất là đến cuối năm 2025, vì tu bổ, sửa chữa, nâng cấp một công trình cổ 140 năm tuổi như nhà thờ Đức Bà của chúng ta là một công việc đầy dẫy khó khăn, hết sức phức tạp, mất rất nhiều thời giờ vì không thể làm vội vã được, mà cần phải làm thật cẩn thận.

    Vì thế, tôi tha thiết xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho công trình trùng tu này được bình an, vượt qua mọi thử thách gian nan để hoàn thành tốt đẹp như mọi người mong ước, đồng thời tôi cũng tuyên bố khai mạc “đợt ủng hộ trùng tu Mùa Chay – Phục Sinh năm 2020” nhằm xin các giáo xứ, các dòng tu, các ân nhân quảng đại đóng góp cho công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà thân yêu của tất cả chúng ta.

  4. Xin anh chị em vui lòng đọc kỹ và chúng tôi sẽ nhờ quý vị trưởng khu nhận phần đóng góp của anh chị em : từ CN 5 Mùa chay 29/03/2020 đến CN Lễ Lá 05/04/2020. Xin chỉ đóng cho trưởng khu không đóng cho ai khác.
  5. Số tiền anh chị em giúp bác ái được 40 triệu đồng. Hôm nay xin giúp cho Đại Chủng Viện Thánh Giuse. Xin cám ơn anh chị em.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Thư mục vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2020

Kính gởi quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh,
và anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận

Anh chị em thân mến,

1. Mùa Chay và Mùa Phục sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu. Trong thời gian thánh thiện này, tất cả các sinh hoạt đạo đức đều nhằm làm cho sự sống của Chúa lớn lên trong chúng ta. “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu” (Ep 4, 15) : thánh Phaolô muốn nói về sự tăng trưởng toàn diện của các Kitô hữu, không những trên bình diện cá nhân, mà cả trong chiều kích Giáo hội và vũ trụ. Trên bình diện cá nhân, không phải chỉ có người trẻ mới cần “tiến tới sự trưởng thành toàn diện” như đã được đề ra cho Năm giới trẻ, mà tất cả các Kitô hữu đều cần lớn lên về mọi phương diện, không ngừng vươn lên tới Chúa để sự sống thần linh của Chúa sung mãn trong chúng ta. Ngay cả những người cao niên, dù đã già về tuổi tác nhưng vẫn còn phải lớn lên để “già dặn” hơn trong đời sống đức tin; dù thân xác có thể đã cằn cỗi nhưng con tim vẫn không ngừng lớn lên và mở rộng để ôm trọn mọi người bằng tình yêu của Chúa.

2. Định hướng để chúng ta lớn lên là chính Đức Kitô : “vươn tới Đức Kitô là Đầu”. Nếu không có điểm nhắm này, cuộc đời sẽ trôi dạt lệch hướng, và như vậy chúng ta có nguy cơ đánh mất cuộc đời. Thực tế nạn dịch do virus corona là một tai họa nhưng cũng là cơ hội cho chúng ta thức tỉnh. Cả thế giới đang lo âu trước sự lây lan của virus rất nhỏ bé không thể thấy bằng mắt thường. Bao nhiêu cường quốc trên thế giới, bao nhiêu bác sĩ và nhà khoa học tài ba, bao nhiêu người giàu có và quyền lực, bao nhiêu súng ống bom đạn, tất cả hiện nay vẫn đang bất lực trước chủng virus mới đe dọa mạng sống con người. Thế mà người ta cứ tưởng mình vĩ đại đến độ muốn loại trừ Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta sợ hãi trước virus nhưng lại không biết kính sợ Thiên Chúa và qui hướng về Ngài. Con virus nhỏ bé nhắc nhở chúng ta về sự mong manh yếu đuối của thân phận con người để chúng ta khiêm tốn hơn và định hướng lại cuộc đời mình, quay về với Chúa Giêsu, bước theo Chúa Giêsu để sự sống của Chúa Giêsu Phục sinh ngày càng lớn lên trong chúng ta.

Chúa không lấy mất của chúng ta điều gì, Ngài chỉ muốn chúng ta qui hướng về Ngài và sắp xếp cuộc đời theo định hướng đó. Đây chính là sự sám hối đúng nghĩa. Metanoia thường được dịch là sám hối, nhưng sâu xa hơn, đó là sự đảo ngược lòng trí để hướng cuộc đời về Chúa.

3. Các việc đạo đức trong Mùa Chay sẽ giúp chúng ta “lớn lên về mọi phương diện”.

Cầu nguyện : Sự sống của Thiên Chúa mà chúng ta lãnh nhận trong ngày Rửa tội mới chỉ là mầm sống nhỏ bé, cần được nuôi dưỡng để lớn mạnh nhờ việc chuyên chăm cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Mặc dù cuộc sống hôm nay rất bận rộn vội vã, anh chị em hãy sắp xếp để dành thời giờ cho Chúa; nếu không, chúng ta sẽ không có sự sống và tư tưởng của Chúa để sống như một người con Chúa. Đặc biệt, trong các tuần tĩnh tâm Mùa Chay, nhờ việc suy gẫm Lời Chúa, xưng tội và tham dự thánh lễ, chúng ta sẽ lớn lên trong sự sống của Chúa Ba Ngôi, “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Chay tịnh : Làm chủ dục vọng là điều cần thiết để con người triển nở quân bình và toàn diện. Tuy nhiên, trào lưu của văn hóa hưởng thụ lại khơi dậy các dục vọng và thúc đẩy người ta thỏa mãn chúng. Muốn làm chủ các dục vọng lệch lạc của “con người xác thịt” để “con người thiêng liêng” lớn lên, chúng ta hãy tập hy sinh hãm mình. Càng biết từ bỏ những ham muốn tự nhiên, chúng ta sẽ càng có tinh thần mạnh mẽ và có sức đề kháng chống lại “virus tội lỗi” luôn rình rập xâm nhập mỗi người chúng ta.

Bác ái : Đất nước càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo lại càng tăng, nhiều người phải sống trong điều kiện thiếu thốn hoặc bị bỏ rơi. Đặc trưng của Kitô giáo là yêu thương như Chúa đã yêu, đặc biệt là yêu thương người nghèo khổ. Trong Mùa Chay, xin anh chị em hãy chứng tỏ lòng bác ái qua việc quảng đại chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, gặp nghịch cảnh hoặc bị bỏ rơi. Càng cho đi, chúng ta càng được lớn lên; ngược lại, càng ích kỷ, chúng ta lại càng nghèo nàn và nhỏ bé.

Anh chị em thân mến,

4. Chúng ta tiếp tục dành Mùa Chay năm nay để ủng hộ cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Công việc còn kéo dài, chúng ta hãy giữ ngọn lửa nhiệt tình cháy mãi, đừng để nguội dần và sa sút theo năm tháng. Anh chị em đã rất quảng đại trong những năm qua, xin cám ơn anh chị em. Chúa sẽ bù đắp gấp trăm những gì anh chị em dâng hiến cho Giáo hội và người nghèo khổ.

Dịch Covid-19 vẫn đang lây lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nạn dịch mau qua, cho các bệnh nhân được Chúa chữa lành. Xin Chúa nâng đỡ gia đình của họ và cho những người đã qua đời được an nghỉ trong tình thương của Chúa.

Xin cầu chúc cho mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng giáo phận một Mùa Chay thật sốt sắng và một Lễ Phục Sinh thánh thiện vui tươi. Anh chị em đừng quên cầu nguyện cho chúng tôi.

(đã ký)

+ Giuse NGUYỄN NĂNG
Tổng Giám mục

+ Louis NGUYỄN ANH TUẤN
Giám mục Phụ tá

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 01/03 – 07/03/2020

  • Chúa nhật, 01/03: CHÚA NHẬT I MÙA CHAY.
  • Thứ hai, 02/03:
  • Thứ ba, 03/03:
  • Thứ tư, 04/03: Thánh Casimirô.
  • Thứ năm, 05/03: Thứ Năm đầu tháng.
  • Thứ sáu, 06/03: Thứ Sáu đầu tháng.
  • Thứ bảy, 07/03: Thứ Bảy đầu tháng. Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fê licita, tử đạo.

THÔNG BÁO: TUẦN 01/03 – 07/03/2020

  1. Trong tờ tin tuần này, chúng tôi có gửi đến gia đình anh chị em trong giáo xứ Thư Mục Vụ Mùa Chay và Phục Sinh của Đức Tổng Giuse và Đức Cha phụ tá Louis. Xin anh chị em đọc kỹ và thi hành để Mùa chay năm nay đầy ý nghĩa: Mùa Chay và Mùa Phục Sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu.
  2. Tuần này các em thiếu nhi được nghỉ học giáo lý. Các lớp học giáo lý sẽ học trở lại khi Sở Giáo Dục Đào tạo TP.HCM thông báo học sinh toàn thành phố nhập học.
  3. Tuần này có những ngày đầu tháng, xin anh chị em thánh hóa những ngày đầu tháng của Mùa Chay Thánh 2020 này, đặc biệt là mỗi chiều thứ sáu hàng tuần lúc 16 giờ 30 có chặng đàng Thánh Giá trong nhà thờ.
  4. Mời hội các bà mẹ nguyệt hội sau thánh lễ thứ bảy đầu tháng.
  5. Số tiền anh chị em giúp cho việc bác ái tuần qua được 42 triệu 300 ngàn đồng. Xin cảm ơn cộng đoàn. Hôm nay xin giúp cho quỹ bác ái mùa chay của giáo xứ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

186. Phép Thánh Thể đòi chúng ta phải là các chỉ thể của một thân thể duy nhất là Giáo Hội. Những người tới gần Mình và Máu Chúa Kitô không được gây thương tích cho Thân Thể ấy bằng cách tạo ra các phân biệt và chia rẽ đầy tai tiếng giữa các chi thể của nó. Đây là điều có nghĩa “biện phân” thân thể Chúa, nhìn nhận nó bằng đức tin và đức ái cả trong dấu chỉ bí tích lẫn trong cộng đồng; những ai không làm thế là ăn uống án phạt dành cho họ (xem câu 29). Do đó, việc cử hành Thánh Thể trở thành một lời mời liên lỉ để mọi người “xét mình” (câu 38), mở cửa gia đình mình cho tình hiệp thông lớn lao hơn với những người kém may mắn, và bằng cách này, lãnh nhận bí tích tình yêu Thánh Thể làm cho chúng ta nên một thân thể. Ta đừng nên quên rằng “ “huyền nhiệm học” của bí tích có đặc điểm xã hội” (207). Khi những người lãnh nhận nó không lưu tâm tới người nghèo và người đau khổ, hay đồng thuận với các hình thức chia rẽ, khinh miệt hay bất bình đẳng đa diện, là họ đã không lãnh nhận bí tích cách xứng đáng. Mặt khác, các gia đình nào có thiên hướng thích đáng và lãnh nhận Thánh Thể thường xuyên, sẽ tăng cường ước nguyện kết tình huynh đệ, ý thức xã hội và dấn thân cho những người thiếu thốn.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5,44)

Suy niệm: Cha Roland Jacques, nhà sử học quen thuộc với Giáo hội Việt Nam, nhận xét: Lúc Tin Mừng mới được loan báo, các lương dân rất cảm tình với cách sống đạo của người Công giáo, họ gọi đạo Công giáo là “đạo của những người yêu thương lẫn nhau.” Như thế, có thể nói, những người Công giáo thế hệ đầu tiên đã thể hiện được vẻ đẹp của Đạo, đã là những chứng nhân của Tin Mừng trên quê hương. Thầy An-rê Phú Yên đã cho thấy nét đẹp Đạo Chúa ấy trước mặt mọi người. Anh em lương dân rất ngạc nhiên, bởi một người nhỏ tuổi dám chết vì Đạo của mình, chết trong yêu thương, vui tươi, không một chút oán ghét, nguyền rủa kẻ hành xử mình, miệng văng vẳng tên “Giê-su.” Ta tự hào về cuộc đời thầy An-rê Phú Yên cũng như của các tín hữu Việt đầu tiên, và ghi khắc Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù.”

Mời Bạn: Sống trong xã hội Việt nam hôm nay với bao vấn đề nhức nhối, bạn được mời gọi góp một tay làm cho xã hội ấy nhân bản hơn, thêm chất Tin Mừng hơn. Nhân chi sơ, tính bản thiện, bạn và tôi hãy cùng nhau sống Đạo Yêu thương của Chúa Giê-su, làm cho tinh thần Tin Mừng thấm vào đời sống, phục hồi sự thiện tâm nơi tâm hồn con người dân tộc
thân yêu của ta.

Sống Lời Chúa: Bạn dâng lời cầu nguyện cho một người đang cư xử tệ hoặc xúc phạm tới bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-Su, con mong ước mọi người yêu thương nhau. Xin giúp con thể hiện nét đẹp Đạo Chúa nơi những anh em con gặp gỡ. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 23/02 – 29/02/2020

  • Chúa nhật, 23/02: CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 24/02:
  • Thứ ba, 25/02:
  • Thứ tư, 26/02: LỄ TRO. Giữ chay và kiêng thịt.
  • Thứ năm, 27/02: Thứ Năm sau lễ Tro
  • Thứ sáu, 28/02: Thứ Sáu sau lễ Tro
  • Thứ bảy, 29/02: Thứ Bảy sau lễ Tro

THÔNG BÁO: TUẦN 23/02 – 29/02/2020

  1. Số tiền anh chị em giúp cho việc đào tạo Đại chủng Viện Thánh Giuse tuần qua được 45 triệu đồng. Xin chân thành cám ơn cộng đoàn. Hôm nay xin chia sẻ cho việc bác ái của giáo xứ.
  2. Thứ tư lễ tro 26/02 xin anh chị em nhớ giữ chay kiêng thịt. Giờ lễ: Sáng 5:00 và 6:15. Chiều: 17:30 và 19:00. Thứ sáu hàng tuần trong Mùa chay có đi chặng đàng Thánh Giá lúc 16:30. Xin gửi anh chị em kinh cầu Thánh Rôcô.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh

Thánh Rôcô sinh khoảng năm 1295 tại Montpelier nước Pháp, trong một gia đình giàu có và quyền quý. Ở tuổi hai mươi, Rôcô đã mồ côi cha mẹ; thánh nhân bố thí hết tài sản, rồi đi hành hương Rôma. Khi đó dịch bệnh đang hoành hành tại nước Ý, Thánh Rôcô đã dành cả cuộc đời của mình để phục vụ những nạn nhân của dịch bệnh; rất nhiều người đã xin thánh nhân cầu nguyện để được khỏi bệnh.

Chính Thánh Rôcô cũng bị bệnh dịch tấn công trong sa mạc. Trong tình huống đáng sợ đó, mặc dù bị cách ly khỏi mọi người, thánh nhân vẫn được nuôi sống một cách kỳ diệu nhờ một con chó mang đến cho thánh nhân một ổ bánh mì mỗi ngày.

Thánh Rôcô đã đi xa nhiều năm nhưng cuối cùng ngài cũng trở lại Montpellier, và ở đây ngài bị chính chú của mình, khi ấy là thống đốc, ra lệnh bắt giam suốt 5 năm vì nghi ngờ Rôcô là gián điệp. Chú của Rôcô đã không nhận ra Rôcô là cháu mình, và Rôcô cũng không chứng minh được mối quan hệ chú cháu. Ngài đã chết trong tù vào năm 1327 và sau đó mới được xác nhận là con trai của vị thống đốc trước đây, nhờ một vết bớt hình chữ thập trên ngực.

Sau khi ngài mất, thánh nhân đã đặc biệt được sùng kính vì nhiều phép lạ chữa lành đã xảy ra khi các bệnh nhân chạy đến cầu khẩn với ngài. Ngài trở thành bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh, được kính ngày 16-8 hằng năm.

Dưới đây là kinh cầu cùng Thánh Rôcô:

Lạy Thánh Rôcô vinh hiển,

Chúng con nài xin Người cứu chúng con khỏi đòn roi trách phạt của Thiên Chúa.

Nhờ lời chuyển cầu của Người, xin che chở phần xác chúng con khỏi những bệnh tật truyền nhiễm, và giữ gìn phần hồn chúng con khỏi lây nhiễm tội lỗi.

Xin giúp chúng con có được môi trường lành mạnh, nhưng nhất là có được tâm hồn thanh sạch.

Xin dạy chúng con biết dùng sức khỏe cho nên, biết bền lòng chịu đau khổ, cùng biết noi gương Người mà sống sám hối và thực thi bác ái, để một ngày kia chúng con được hưởng hạnh phúc mà Ngài đã được thưởng ban vì các nhân đức của Người. Amen.

Ghi chú: Thánh Rôcô thường được vẽ hoặc tạc tượng với hình một con chó (đã mang bánh cho ngài) ở bên cạnh; và ngài vén chiếc áo hành hương của ngài lên, cho thấy dấu tích bệnh dịch hạch ở trên đùi của ngài.

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

182. Không gia đình nào có thể sinh hoa trái nếu họ tự coi họ như hoàn toàn khác biệt hoặc “được để riêng ra”. Để tránh nguy cơ này, ta nên nhớ rằng gia đình riêng của Chúa Giêsu, tràn đầy ơn thánh và khôn ngoan là thế, nhưng không tỏ ra là bất thường hay khác biệt với các gia đình khác. Đó là lý do tại sao người ta thấy khó thừa nhận sự khôn ngoan của Chúa Giêsu: “Người này từ đâu mà có được mọi sự như thế này? Ông ta há không phải là tay thợ mộc, con trai bà Maria đó sao?” (Mc 6:2-3). “Người này há không phải là con trai bác thợ mộc đó sao?” (Mt 13:55). Các câu hỏi này chứng tỏ rõ ràng rằng gia đình của các ngài là một gia đình bình thường, gần gũi với các gia đình khác, một thành phần bình thường của cộng đồng. Chúa Giêsu không lớn lên trong một mối liên hệ chật hẹp và ngột ngạt với Đức Mẹ và Thánh Giuse, nhưng sẵn sàng hành động qua lại với gia đình rộng lớn hơn, tức các thân nhân của cha mẹ Người và các bằng hữu của họ. Điều này giải thích tại sao, trên đường từ Giêrusalem về nhà, Đức Mẹ và Thánh Giuse, cả một ngày trời, vẫn cứ tưởng đứa con Giêsu 12 tuổi của mình ở đâu đó trong đoàn hành hương, lắng nghe họ kể truyện và chia sẻ các lắng lo của họ: “các ngài đã đi một ngày đường, vẫn tưởng Người ở trong đoàn du hành” (Lc 2:44). Thế mà, một số gia đình Kitô hữu, hoặc vì ngôn ngữ sử dụng, cách họ hành động hay cư xử với người khác, hoặc vì cứ nhai đi nhai lại cùng hai hay ba vấn đề, nên kết cục bị coi là xa cách và không thực sự là một phần của cộng đồng. Ngay các thân nhân của họ cũng cảm thấy bị họ coi thường hay phê phán.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29)

Suy niệm: Người ta thường cảm phục những con người biết liều chết cứu người, xả thân vì quốc gia, dân tộc. Thế nhưng có một Đấng đã xả thân gánh hết tội lỗi cho nhân loại mà vẫn còn có quá nhiều người không hề biết đến. Đấng đó, Gio-an Tẩy giả giới thiệu, chính là Đức Giê-su, Đấng đến để xóa bỏ tội trần gian, Đấng đến để cứu vớt nhân loại đang chìm trong tội lỗi. Ngài muốn nhân loại nhận ra và tin vào Ngài để được cứu thoát.

Mời Bạn: Bạn đã tin nhận Chúa Giê-su là Đấng đã cứu sống bạn khỏi cái chết đời đời do tội lỗi, thì giờ đây, bạn cũng hãy giới thiệu Ngài cho con người thời đại hôm nay bằng lời rao giảng cùng với chính đời sống của bạn. Tất cả đời sống của bạn đều phải qui hướng về mục đích này. Bạn đừng lấy làm đủ chỉ vì bạn không bỏ Thánh Lễ Chúa Nhật ngày nào. Bạn phải sống sao cho gương mặt của “Đấng xóa tội trần gian” được người ta nhận ra qua chính đời sống của bạn, Bao lâu bạn không quan tâm đến việc đem Chúa đến cho người khác, bấy lâu bạn không con là môn đệ đích thực của Đức Giê-su.

Chia sẻ: Bao nhiêu lần trong cuộc đời bạn đã giới thiệu Đức Giê-su cho những người chưa nhận biết Chúa và bạn đã giới thiệu như thế nào?

Sống Lời Chúa: Thực hành lời dạy của Thánh Phaolô: “Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, gương mặt Đức Giêsu, “Đấng xóa bỏ tội trần gian” lắm khi bị lu mờ vì đời sống tội lỗi của chúng con. Xin cho chúng con biết canh tân đời sống để giới thiệu Đức Giê-su cho mọi người.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 19/01 – 25/01/2020

  • Chúa nhật, 19/01: CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 20/01: Thánh Fabianô, giáo hoàng, tử đạo. Thánh Sêbastianô, tử đạo.
  • Thứ ba, 21/01: Thánh Anê, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
  • Thứ tư, 22/01: Thánh Vinh Sơn, phó tế, tử đạo.
  • Thứ năm, 23/01:
  • Thứ sáu, 24/01: Thánh Phanxicô Salêsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
  • Thứ bảy, 25/01: MỒNG MỘT TẾT CANH TÝ. CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI. THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ, TRỞ LẠI. Lễ kính.

THÔNG BÁO: TUẦN 19/01 – 25/01/2020

  1. Xin anh chị em đi viếng Nhà Chờ Phục Sinh tuyệt đối không gắn hoa giả trên những tấm bia và đốt nhang, nến.
  2. Tờ tin sẽ phát hành trở lại vào thứ năm 06/02/2020. Lớp Kinh Thánh học trở lại vào thứ năm 13/02/2020.
  3. Số tiền anh chị em giúp trong Mùa Vọng và Giáng Sinh vừa qua cho quỹ loan báo Tin Mừng được 310 triệu đồng. Xin cám ơn tấm lòng quảng đại của anh chị em. Hôm nay xin giúp cho người nghèo vui tết.
  4. Văn phòng giáo xứ đang nhận đăng ký cho khóa Giáo lý dự tòng và hôn nhân.

NGÀY XUÂN CẢM TẠ HỒNG ÂN CHÚA
NĂM MỚI CA KHEN PHÚC LỘC NGÀI

CHƯƠNG TRÌNH TẾT CANH TÝ 2020

30 Tết – THỨ SÁU 24/01/2020

  • 17 giờ 30 : Thánh Lễ Tất niên.
  • 22 giờ 00 : Thánh lễ Giao Thừa

MỒNG 1 TẾT – THỨ BẢY 25/01/2020 : CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI

  • 07 giờ 00 : Cha sở dâng lễ Tân Niên.
  • 17 giờ 30 : THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ DO ĐỨC CHA PHỤ TÁ LOUIS NGUYỄN ANH TUẤN CHỦ SỰ.
  • 19 giờ 00: Thánh Lễ tại Nhà Chờ Phục Sinh

MỒNG 2 TẾT – CHÚA NHẬT 26/01/2020: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN & ÔNG BÀ CHA MẸ

  • LỄ SÁNG: 6 giờ 15 – 07 giờ 30 và 9 giờ 00
  • LỄ CHIỀU : 16 giờ 00 – 17 giờ 30 và 19 giờ 00

MỒNG 3 TẾT- THỨ HAI 27/01/2020 – THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

  • LỄ SÁNG : 7 giờ 00
  • LỄ CHIỀU : 17 giờ 30 – 19 giờ 00

GIÁO XỨ AN BÌNH HỒNG PHÚC TẾT
GIA ĐÌNH THÁNH THIỆN LỘC ÂN XUÂN

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

181. Ta cũng nên nhớ rằng sinh sản và nhận con nuôi không phải là những cách duy nhất đẻ cảm nghiệm tính sinh hoa trái của lòng yêu thương. Ngay các gia đình lớn cũng được kêu gọi in dấu của họ lên xã hội, bằng cách tìm ra các cách phát biểu khác cho tính sinh hoa trái nhằm nói dài cách nào đó lòng yêu thương vốn nâng đỡ họ. Các gia đình Kitô hữu không bao giờ nên quên rằng “đức tin không tách chúng ta ra khỏi thế giới này, nhưng kéo chúng ta vào nó cách sâu xa hơn… Thực thế, mỗi người chúng ta có một vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị cho Nước Chúa ngự đến trong thế giới của chúng ta” (203). Các gia đình không nên coi mình như là nơi trú ẩn khỏi xã hội, nhưng thay vào đó, nên ra khỏi tổ ấm của mình trong một tinh thần liên đới với người khác. Nhờ cách này, họ trở thành một trung tâm để hội nhập người ta vào xã hội và là điểm tiếp xúc giữa các lãnh vực công và tư. Các cặp vợ chồng nên ý thức rõ ràng các nghĩa vụ xã hội của họ. Với ý thức này, lòng âu yếm của họ không giảm đi mà được tràn ngập ánh sáng mới. Như nhà thi sĩ từng ngâm nga:

“Tay em là mơn trớn của anh, sự hòa điệu đổ đầy năm tháng anh. Anh yêu em vì tay em làm việc cho công lý. Anh yêu em, vì em là tình yêu của anh, bạn đồng hành và tất cả của anh, và trên phố phường, sát cánh bên nhau, Ta không chỉ là hai” (204).

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: “Bấy giờ Đức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói : “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” (Mt 3,13-15)”

Suy niệm: Trước hành động liên đới của Thiên Chúa dành cho con người, chúng ta có thể lấy cảm nghiệm sâu xa của Monier mà giải thích: “Thiên Chúa yêu thương con người, không phải vì con người xứng đáng với tình yêu. Nhưng con người xứng đáng với tình yêu Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa yêu thương con người.” Thực vậy, chỉ có tình yêu mới cắt nghĩa được lý do Chúa Giê-su liên đới với chúng ta. Theo luật Do Thái, những người tội lỗi, bị bệnh phong hủi phải hét lớn cảnh báo không để ai đến gần liên lụy với mình. Còn Chúa Giê-su lại chọn đứng xếp hàng chung với những người tội lỗi để liên đới với họ trong mọi nỗi khốn cùng và yếu hèn. Cần lưu ý, Ngài đến giữa tội nhân không phải để bình thường hóa tội lỗi, nói cách khác, Ngài đến không vì tội lỗi, nhưng vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Do đó, ngỡ ngàng trước tình yêu của Thiên Chúa bao nhiêu, người ta càng dùng ơn sức Ngài ban để chiến đấu
chống trả tội lỗi báy nhiêu.

Mời Bạn: Việc rước Chúa hằng ngày, hằng tuần có làm gia tăng tình yêu với Chúa và gớm ghét tội lỗi nơi bạn không?

Chia sẻ: Chúa Giê-su muốn liên đới với bạn thế nào trong bí tích Thánh Thể?

Sống Lời Chúa: Quyết tâm chừa bỏ một tật xấu để sống đẹp lòng Chúa hơn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, tình yêu là lý do duy nhất giải nghĩa việc Chúa đến với con. Xin cho con cũng biết đến với Chúa với hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn con.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 12/01 – 18/01/2020

  • Chúa nhật, 12/01: CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA. Lễ kính.
  • Thứ hai, 13/01: Thánh Hilariô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
  • Thứ ba, 14/01:
  • Thứ tư, 15/01:
  • Thứ năm, 16/01:
  • Thứ sáu, 17/01: Thánh Antôn, viện phụ. Lễ nhớ.
  • Thứ bảy, 18/01: Bắt đầu tuần lễ cầu cho các tín hữu hợp nhất. – Trong tuần này có thể cử hành thánh lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất (kể cả trong ngày Chúa nhật).

THÔNG BÁO: TUẦN 12/01 – 18/01/2020

  1. Thứ hai tuần này 13.01.2020 vào lúc 17 giờ 30 có Thánh lễ đồng tế trọng thể tạ ơn Chúa của Hội Đồng Mục Vụ nhÌệm kỳ 2020- 2024 tuyên hứa và trao bằng tưởng lệ cho các thành viên mãn nhiệm. Kính mời cộng đoàn cùng tham dự.
  2. Mời tất cả anh chị em và thiếu nhi tham gia các hội đoàn trong giáo xứ cùng tham dự Thánh Lễ Tạ ơn tất niên lúc 17 giờ 30 thứ hai 13.01.2020.
  3. Không có Thánh lễ lúc 19:00 ngày 13.01.2020.
  4. Anh chị em nào trong 3 ngày Tết có ý định mời các cha đến gia đình chúc lành trong 3 ngày tết xin vui lòng liên hệ trực tiếp với các cha hay đăng ký với văn phòng giáo xứ. (từ tối mồng một tết đến ngày mồng 3 tết)
  5. Lớp Giáo lý dự tòng và hôn nhân khóa 9 sẽ khai giảng vào ngày 17.02.2020. Xin đăng ký với văn phòng hạn chót 15.02.2020.
  6. Giáo xứ có tổ chức bữa cơm cho người nghèo vào ngày thứ tư 15.01.2020 lúc 11 giờ 00. Xin qúy vị trưởng khu báo cho các hộ nghèo đến tham dự.
  7. Số tiền anh chị em giúp cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà vừa qua được 42 triệu đồng, Hôm nay trong các Thánh Lễ Chúa nhật chúng tôi có gởi đến anh chị em ngoài giáo xứ thư giúp cho việc truyền giáo. Xin anh chị em cùng quảng đại chia sẽ. Xin cảm ơn anh chị em.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng