Tờ tin Giáo Xứ Tân Định – Số 90/Năm B – Chúa Nhật 16/09/2018
GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích)
Đức Giáo Hoàng Phanxico
99. Yêu cũng có nghĩa là dịu dàng và quan tâm, ý nghĩa này chứa trong từ aschemeonéi. Từ này cho thấy rằng tình yêu thì không thô lỗ hay cục mịch; tình yêu không khắc nghiệt. Các hành động, lời nói và cử chỉ của nó đem lại sự dễ chịu và không gai góc hay cứng cỏi. Tình yêu tối kỵ làm cho người khác đau khổ. Nhã nhặn “là một trường học dạy sự nhạy cảm và tinh thần vô vụ lợi”, nó đòi người ta “phải phát triển tâm trí và các cảm nghĩ của mình, học biết cách lắng nghe, cách ăn nói, và có những lúc cũng biết cách thinh lặng”. [107] Nó không phải là một cái gì mà Ki-tô hữu có thể chấp nhận hay từ khước. Xét như một đòi hỏi thiết yếu của tình yêu, “mọi người đều phải vui sống thuận thảo với những người xung quanh mình”. [108] Hằng ngày, “việc đi vào đời sống của một người khác, ngay cả khi người ấy vốn đã tham dự và đời sống mình, đòi hỏi sự nhạy cảm và thận trọng, là những yếu tố có sức mới mẻ lòng tin tin tưởng và kính trọng. Thật vậy, tình yêu càng sâu xa, nó càng mời gọi tôn trọng tự do của người khác, và mời gọi khả năng chờ đợi cho đến khi người ấy cởi mở lòng họ”. [109]
5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mc 8,34)
Suy niệm: Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ theo Ngài phải từ bỏ chính mình. “Bỏ chính mình” phải chăng là vong thân, là tự tử? Hẳn là không! Các nhà hiền triết, các tôn giáo đều kêu gọi từ bỏ cái tôi kiêu căng, ích kỷ, bỏ lòng tham sân si, và thậm chí cả tiền tài lẫn danh vọng nữa. Thế nhưng sự từ bỏ mà Chúa Giê-su kêu gọi không chỉ để hoàn thiện bản thân. Ngài kêu gọi chúng ta từ bỏ mọi sự là để: (1) đi theo Ngài, đi theo con đường thập giá mà Ngài đã đi; (2) để trở nên giống Ngài: sống hiền lành, khiêm nhường, khó nghèo, chịu sỉ nhục, ngược đãi; và (3) chết để cứu chuộc nhân loại là những người Ngài yêu mếm. Sự bỏ mình đó không hủy hoại mà dẫn ta đến mộc cuộc sống dồi dào hơn: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”
Mời bạn: Không tích chứa oán hờn, đố kỵ, tranh chấp, ghen ghét, thù hận… nhưng sống khiêm nhường hiền lành và vị tha chỉ vì bạn yêu Chúa và muốn nên giống Chúa và do đó bạn cũng yêu người khác bằng trái tim của Chúa
Sống Lời Chúa: Quyết tâm cùng với Chúa Giê-su vác đến cùng thập giá của mình, là đón nhận những sữ khó chịu, trái ý do hoàn cảnh hoặc do người xung quanh gây ra.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn can đảm để thật sự từ bỏ những thói hư tật xấu làm chúng con không muốn vác thập giá theo Chúa. Đồng thời xin cho chúng con biết sống khó nghèo, khiêm nhường và hiền lành để phục vụ anh em làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Amen.
NHÂN ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH: SỰ NHIỆT THÀNH
“Ai khuyên răn thì cứ khuyên răn. Ai phân phát thì phải phân phát chân thành. Ai chủ tọa thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm.” Rm 12:8
1. Thế nào là nhiệt thành?
Nhiệt thành là sự vui tươi và hạnh phúc khi làm việc với trọn con tim, với lòng hăng say và với sự hứng khởi. Đó là cách bạn dốc 100% sức lực cho công việc bạn đang làm. Trở nên một người nhiệt thành là trở nên sôi nổi khi hướng về và mong chờ một điều gì đó.
Sự nhiệt thành còn có nghĩa là “Thiên Chúa ở trong bạn”. Thiên Chúa lấp đầy bạn bằng tinh thần tích cực. Vấn đề không phải là bạn làm gì nhưng bạn làm với thái độ như thế nào. Ví dụ, bạn có thể hăng hái khi tới trường, khi mang hành lý hay khi đi câu cá.
Sự nhiệt thành là khi bạn mang niềm vui đến cho công việc mình thực hiện và dành hết tâm lực cho nó. Sự nhiệt thành có thể làm cho công việc có tính chất buồn chán nhất chất chứa niềm vui.
2. Tại sao cần thực hành sự nhiệt thành?
Sự nhiệt thành có tính chất lan tỏa. Khi bạn nhiệt thành trong công việc, người khác cũng sẽ hòa nhập được vào trong chính niềm vui của bạn. Và như vậy, cho dù công việc buồn chán cũng có thể tiến triển nhanh chóng. Bạn thấy thật dễ hơn để làm việc hết sức mình vì bạn đã đặt tất cả những gì mình có vào công việc này. Mọi người thích ở bên bạn và mong muốn có bạn ở bên họ. Sự nhiệt thành làm cho mỗi người trong chúng ta trở nên yêu cuộc sống hơn.
Nếu không có sự nhiệt thành, mọi việc trong cuộc sống diễn ra chậm chạp và không có niềm vui. Thiếu sự nhiệt thành, thì sẽ không có sự sôi nổi, không có niềm đam mê. Người thiếu sự nhiệt thành sẽ trở nên thụ động. Họ kìm giữ cuộc sống, làm việc cách hằn học và không làm hết sức mình.
Nếu bạn thiếu sự nhiệt thành, bạn sẽ không hoàn thành được công việc. Mọi người sẽ thấy bạn có vấn đề trong thái độ làm việc. Bạn bè cũng chẳng muốn ở bên và họ có thể bắt đầu tránh xa bạn.
Mọi việc trở nên buồn chán với một người không có sự nhiệt thành. Tương tự vậy, một người không nhiệt thành thì cũng cảm thấy cuộc sống thật đáng buồn.
3. Cách thực hành
Sự nhiệt thành là thái độ xuất phát từ nội tâm. Bạn làm cho mình trở nên sôi nổi khi làm việc và trong chính những kế hoạch của mình. Bạn trở nên nhiệt thành hơn khi nghĩ tới một sự việc sẽ diễn ra trong sự hứng thú hay nghĩ ra những cách thực hiện công việc để thêm vui tươi và phấn khởi.
Không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy sôi nổi trong công việc nhưng bạn có thể sử dụng nội lực của mình. Đó là cách bạn sử dụng trí tưởng tượng để tìm ra niềm vui trong chính những công việc đang thực hiện. Bạn có thể nghĩ ra cách mới hoặc quay trở lại cách nguyên thủy để thực hiện nó nếu cần.
Một cách khác để có được sự phấn khởi khi làm việc là bạn có thể vẽ ra kết quả của công việc trước khi bạn thực hiện nó. Nếu bạn đang dọn nhà mình thì hãy tưởng tượng ra nó trông thế nào sau khi bạn hoàn thành công việc. Hãy thử nghĩ xem mọi người sẽ hài lòng thế nào khi bước vào một ngôi nhà sạch sẽ và gọn gàng.
Sự nhiệt thành là khi bạn say mê dành thời gian của mình trong những niềm vui rất nhỏ hay trong khi bạn tận hưởng sự thú vị của cuộc sống. Bạn cũng có thể cho người khác thấy sự nhiệt thành của mình bằng cách cùng họ làm một điều gì đó khi có một sự việc kỳ diệu xảy ra. Bạn tỏ cho người khác thấy qua nụ cười, qua niềm vui trên khuôn mặt, bằng cách nói “Ôi! Thật tuyệt vời!”. Khi sự nhiệt thành hiện lên trên khuôn mặt của mình, nó có thể trở thành nguồn động lực cho người khác.
THÔNG TIN GIÁO XỨ:
Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. Đaminh Phạm Khắc Duy – Lm. Phêrô Ngô Lập Quốc.
Thánh lễ:
- Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
- Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00
Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00
Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.
Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng
Văn phòng giáo xứ:
- T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
- Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
- Thứ hai nghỉ cả ngày
LỊCH TUẦN 16/09 – 22/09
- Chúa nhật, 16/09: CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN
- Thứ hai, 17/09: Thánh Robertô Bellarminô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
- Thứ ba, 18/09:
- Thứ tư, 19/09: Thánh Januariô, giám mục, tử đạo.
- Thứ năm, 20/09: Thánh Anrê Kim Tegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ.
- Thứ sáu, 21/09: THÁNH MATTHÊÔ, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TINH MỪNG. Lễ kính.
- Thứ bảy, 22/09:
THÔNG BÁO
- Tối thứ năm 20/09 vào lúc 19g00 không có Thánh Lễ tại Nhà chờ phục sinh (cũ).
- Vào lúc 17g30 ngày thứ năm 20/09, giáo xứ tổ chức Lễ Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi, xin hết lòng cảm ơn tất cả mọi người đã hết lòng giúp cho việc tổ chức Thánh lễ cũng như buổi văn nghệ và ẩm thực cho các em thiếu nhi nhân dịp này.
- Số tiền anh chị em giúp cho Đại Chủng Viện tuần trước được 37 triệu đồng. Hôm nay xin cộng đoàn quảng đại giúp cho việc trùng tu nhà thờ Chánh Tòa. Xin cảm ơn anh chị em.
Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng