Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày thế giới truyền giáo 2018
“CÙNG VỚI NGƯỜI TRẺ, CHÚNG TA MANG TIN MỪNG CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”
Dẫn nhập:
Truyền giáo là bản chất của Giáo hội. Giáo hội có sức sống và sự lan tỏa là nhờ vào truyền giáo, đem lời Chúa đến muôn dân. Ý thức được tầm quan trọng của sứ mạng mà Đức Giêsu đã trao gửi cho nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn gọi mời và thúc giục Hội Thánh phải ý thức và thực thì sứ mạng cao cả đó. Cách riêng, Ngài luôn ưu tư và khuyến khích những người trẻ quan tâm về vấn đề này, bởi vì giới trẻ là tương lai của Hội thánh. Trong tâm tình đó, giới trẻ chúng ta cùng nhau học hỏi sứ điệp mà ngài đã gửi năm nay, 2018 , năm mà Giáo hội hưởng đến mục vụ cho các bạn trẻ và các gia đình trẻ.
Phần I: Giới trẻ đem tin mừng đến với mọi người.
- Câu 1: Các bạn nghĩ gì về ơn gọi kitô hữu của mình?
Trả lời: Ơn gọi Kitô hữu là một quà tặng, một ân ban Chúa đã ban cho ta qua ngày lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy. Quà tặng này được nuôi dưỡng và lớn lên trong Giáo hội khi ta lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần thúc đây, chúng ta được trưởng thành trong đức tin, nhờ đó chúng ta có nhiệm vụ sống và giới thiệu Đức Kitô cho người khác.
- Câu 2: Tháng 10 tới đây cũng là tháng truyền giáo. Thượng Hội Đồng Giám mục sẽ nhấn mạnh đến đời sống và sứ mạng của các bạn trẻ nói chung, cách riêng là gia đình trẻ. Các bạn có suy nghĩ gì?
Trả lời: Qua lá thư này, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn chúng ta suy tư về ơn gọi và sứng mạng Ki tô hữu của mình, một sứ mạng mà Chúa Giêsu, qua đức tin, muốn chúng ta như những hạt cải, ánh sáng, muối men, và chất tin mừng để sưởi ấm một thế giới đang lạnh nhạt đức tin, để thay đổi một ý thức hệ đang muốn lánh xa Thiên Chúa và để nói về Đức Kitô cho những người không biết Ngài.
Phần II: Cuộc đời là một sứ mạng.
- Câu 3: Các bạn trẻ có cần ý thức về sứ mạng Kitô hữu của mình không?
Trả lời: Chúng ta phải luôn ý thức và coi trọng sứ mạng này vì đó là một hồng ân Thiên Chúa ban cho những ai tin vào con của Người. Theo như lời Đức Thánh Cha Phanxicô, sứ mang này sẽ lôi cuốn người khác đến với Chúa Giêsu, đồng thời làm cho chúng ta được sai đi đên với tât cả mọi người, để nói cho họ về một Thiên Chúa Tình yêu. Chúng ta phải hãnh diện và xác tín vào sứ mạng đó: Tôi có sứ mạng ớ trần gian này.
- Câu 4: Các bạn trẻ thực thi sứ mạng của mình như thế nào?
Trả lời: Chúng ta phải luôn vui vẻ làm chứng cho thế giới về một vị Cha chung ở trên trời; đồng thời, luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, hy vọng ở một tương lai, nơi đó sức mạnh của Đức Kitô được lan tỏa.
Phần IIl: Chúng ta rao giảng Chúa Giê su Ki tô.
- Câu 5: Để rao giảng về chúa Giê su Ki tô cho con người ngày nay, các bạn phải nói những gì?
Trả lời: Chúng ta phải nói về con người hôm nay về con đường và sự thật. Con đường và sự thật mà Đức Giê su đã chết và sống lại cho chúng ta. Người kêu gọi sự tự do cho chúng ta và thách thức chúng ta tìm kiếm, khám phá và rao giảng sứ điệp về sự thật và sự hoàn thành này.
- Câu 6: Đề rao giảng về Đức Kitô, chúng ta phải làm gì?
Trả lời: Chúng ta không được “sợ” Đức Ki tô và Hội Thánh của Người, Từ thập giá của Đức Giê su, chúng ta học được cái luận lý thánh của sự xả kỷ (xem Cr1:17-25) như là một lời công bố của Tin Mừng vì sự sống của loài người (Xem Ga 3:16). Được tình yêu Đức Ki tô đốt cháy là được thiêu đốt bởi ngọn lửa đấy, lớn lên trong sự hiểu biết nhờ ánh sáng của nó và được sưởi ấm bởi tình yêu của nó (xem 2Cr 5:14). Dưới mái trường của các thánh, những vị mở ra cho chúng ta những chân trời bao la của Thiên Chúa, Cha mời gọi các con đừng bao giờ ngưng tự hỏi “Nếu Đức Ki tô ở trong hoàn cảnh của tôi, người sẽ làm gì?”
Phần IV: Truyền bá đức tin cho đến tận cùng thế giới.
- Câu 7: Phép rửa chính là cửa ngõ để đưa chúng ta vào Hội Thánh, chúng ta tiếp tục ân sủng này như thế nào?
Trả lời: Qua việc lớn lên trong đức tin mà các bí tích của Hội Thánh ban cho chúng ta, cũng như gương lành và ân phúc mà các Thánh nhân đã sống, chúng ta như những huệ duệ làm phát triển và công bố niềm vui ấy cho tất thảy mọi người.
- Câu 8: Cụ thể cách thức truyền bá đức tin ấy bằng cách nào?
Trả lời: Thứ nhất, bằng đời sống hàng ngày như: Hiện diện, giao tiếp, chia sẻ, thăm viếng… nói chung là bằng ngôn ngữ không lời, nhưng đậm chất Kitô giáo như: Tha thứ, hy sinh, quên mình. Kế đến, bằng hành động như: Chung tay làm từ thiện, mở nhà tình thương, mở lớp giáo dục các trẻ bụi đời… Để qua đó giới thiệu về Chúa Giêsu của Chân- Thiện- Mỹ …
Phần V: Hội Thánh loan truyền đức tin.
- Câu 9: Là con cái của Hội thánh, các bạn loan truyền đức tin ra sao?
Trả lời: Trước tiên bằng sức lôi cuốn. Do đó chúng ta phải có một tâm hồn cởi mở, đi bước trước và dĩ nhiên chùng ta phải có tình yêu thúc đẩy. Kế đến, sức lối cuốn ấy còn được ấp ủ bởi tình yêu Đức Ki tô thúc bách làm cho chúng ta dễ dàng gặp gỡ, loan báo và công bố về Chúa Giêsu cho mọi người.
- Câu 10: Hội Thánh có giới hạn phạm vì loan báo tin mừng không?
Trả lời: Sứ vụ đến với muôn dân là một ân huệ và trách nhiệm mà mọi người phải thực thi. Hơn nữa sứ mạng đến với những vùng ngoại biên đang là ưu tư và ưu tiên hàng đầu của Hội thánh ngày nay.
Phần VI: Làm chứng cho tình yêu.
- Câu 11: Tại sao phải làm chứng cho tình yêu?
Trả lời: Chúng ta phải cảm ơn tất cả các nhóm trong Giáo hội giúp cho có thể gặp gỡ Đức Kitô sống động trong Hội thánh; các giáo xứ, các hiệp hội, các phong trào, các dòng tu, và nhiều hình thức phục vụ truyền giáo khác nhau. Có biết bao nhiêu người trẻ coi hoạt động truyên giáo tự nguyện là một cách để phục vụ những anh chị em “bé mọn nhất” của mình (xem Mt25:40) thăng tiến phẩm giá con người và làm chứng cho niềm vui từ tình yêu và theo tư cách là Kitô hữu!
- Câu 12: Các bạn nghĩ gì về các Hội Giáo Hoàng truyền giáo?
Trả lời: Các Hội Giáo Hoàng truyền giáo phát sinh từ những tâm hồn trẻ, như một phương tiện nâng đỡ và rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, và nhờ đó, góp phần thăng tiến nền nhân bản và văn hóa cho tất cả những ai khát khao tìm biết chân lý. Những lời cầu nguyện và quảng đại trợ giúp vật chất được cống hiến và phân phối qua các Hội Giáo hoàng truyền giáo, giúp cho Tòa Thánh bảo đảm được rằng, những người đã được trợ giúp khi gặp khó khăn, thì đến lượt họ cũng sẽ làm chứng cho Tin Mừng trong các hoàn cảnh sống của họ.