Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng con vừa nghe một câu chuyện thật hay. Câu chuyện có liên quan đến hai người. Hai người này là những người rất quen thuộc trong xã hội Do thái thời Chúa Giêsu. Đó là một người Biệt phái thuộc giai cấp lãnh đạo xã hội lúc đó. Và một người thu thuế, bị liệt vào hạng những người bị ghét bỏ nhất thời bấy giờ.

Cha hỏi chúng con: Qua câu chuyện hôm nay chúng ta học được bài học gì nào?

– Thưa cha bài học về lòng khiêm nhường.

– Bài học về sự kiêu ngạo.

– Bài học về việc sống tôn trọng mọi người.

Cám ơn chúng con! Chúng con trả lời rất hay. Riêng cha qua câu chuyện hôm nay, cha có thể rút ra được mấy bài học rất cần cho cuộc sống của cha.

1. Bài học đầu tiên: Chúa không thích những ai kiêu ngạo tôn mình lên.

Trong câu chuyện vừa nghe chúng con thấy người biệt phái là người như thế. Người này đến với Chúa với một thái độ tự mãn. Ông ta đứng thẳng để kể công với Chúa về những việc ông ta đã làm. Ông không thấy mình có bất cứ một lỗi làm nào dù là rất nhỏ trước mặt Chúa. Hơn nữa ông còn kiêu ngạo coi mình hoàn hảo hơn người thu thuế đang đứng xa xa kia.

Cha hỏi chúng con nếu chúng con là Chúa, thì chúng con sẽ có thái độ như thế nào đối với con người này. Theo Cha thì chắc là Chúa không vui, không thích và Chúa không muốn nghe lời cầu nguyện của những người như thế.

Cha kể cho chúng con câu chuyện vui này:

Anh Guton Boris có thói quen ghi lại tất cả những việc làm tốt của mình vào sổ tay, đến ngày kết thúc cuộc đời ở trần gian, anh xuất hiện trước toà Chúa và trình lên Ngài một cuốn sổ tay dày cộm, trong đó anh ghi được tổng cộng tất cả là 50.000 việc làm tốt. Chúa Giêsu nhìn và tỏ vẻ rất nghiêm trang nhưng Ngài không phản ứng gì. Đoạn Ngài từ từ mở sổ riêng của Ngài ra nhìn vào đó hồi lâu rồi nói với anh.

– Con nói là đã làm được 50.000 việc tốt nhưng theo sổ riêng của Ta thì chỉ có một việc duy nhất mà thôi, vì thế con chưa được ở lại đây với Ta mà phải trở lại trần gian để được thanh luyện thêm rồi mới trở lại đây để ta xét.

Anh Guton Boris vội vã thanh minh.

– Thưa Chúa, con đâu ghi láo, mỗi lần làm xong việc tốt là con ghi ngay vào sổ. Quả thật tất cả là con đã làm 50.000 việc lành trong suốt đời sống con ở trần gian. Tại sao Chúa lại chỉ nhận có một việc, còn 49.999 việc kia thì sao.

Bấy giờ, Chúa Giêsu chậm rãi giải thích:

– Này con, con đã làm 50.000 việc tốt nhưng với ý khoe khoang chứ không phải vì ý ngay lành hay vì tình yêu đối với Ta. Chỉ có một lần duy nhất con làm vì ý ngay lành mà thôi, đó là lúc con mới được rước Ta vào lòng lần đầu tiên. Ý ngay lành rất quan trọng vì nếu không có nó, những việc tốt con làm không có giá trị gì đối với Ta cả. Con đã muốn khoe khoang, muốn được mọi người khen ngợi, vì thế 49.999 việc tốt kia là những việc khoe khoang vô ích mà thôi.

Vâng, con người có thể che mắt được thiên hạ chứ làm sao giấu được Chúa.

2. Bài học tiếp theo: Chúa thích những ai sống khiêm nhường và sẵn lòng ban ơn tha thứ cho họ. Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.

Bây giờ chúng ta nói về người thu thuế. Câu chuyện  ghi: “Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương cót con là kẻ tội lỗi.”. Người này đứng trước mặt Chúa thấy mình tội lỗi và chỉ mong được Chúa thứ tha.

Cha hỏi chúng con: Chúa có tha không chúng con. Theo kết quả của câu chuyện thì Chúa bảo là Chúa tha.”Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không” (Lc 18,13). Tại sao Chúa lại tha? Thưa vì người này biết khiêm nhường nhận lỗi. Người biết khiêm nhường nhận lỗi thì luôn được Thiên Chúa tha thứ.

Công tước D’Ossome, phó vương xứ Napoli (Ý) sống vào thế kỷ 17. Một hôm, Ngài đi thị sát một chiến thuyền, vốn là loại được chèo bởi một đạo quân đông đảo. Ngài đi xuống lòng thuyền để hỏi han từng tù nhân lý do nào đã đẩy họ đến kiếp sống chung thân gắn chặt với mái chèo với đủ cả xiềng xích ở chân và ở cổ như vậy ?

Tất cả các tù nhân đều kêu oan, bào chữa mình là vô tội. Duy chỉ có một tù nhân ngồi cúi gằm đầu xuống, im lặng, không hé răng nói một lời. Công tước thấy lạ tiến lại gần, dịu dàng hỏi mãi anh ta mới nói :

– Thưa Ngài, tôi chẳng có gì để bào chữa. Tôi thật xứng với tội tôi đã phạm trước đây.

Công tước liền quay lại nói lớn tiếng với mọi người chung quanh:

– Ah! Đây mới đúng là một tên phạm trọng tội. Một kẻ chẳng ra gì, hắn không xứng đáng được ngồi ở đây, chung chạ với những người vô tội này! Vì thế hãy tống cổ sang một nông trại để cải tạo lao động.

Ít lâu sau, anh ta được phóng thích tự do, trở về với đời sống bình thường. Chỉ nhờ lòng khiêm tốn chân thành biết nhận lỗi, biết chấp nhận hình phạt để đền bù tội ác đã phạm, mà tù nhân đó đã được vị Công tước nhân từ phóng thích khỏi kiếp nô lệ khổ sai chung thân đó.

3. Bài học: Hãy cố gắng sống khiêm nhường để được Chúa yêu thương.

Có người hỏi Thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226) tại sao và bằng cách nào ngài làm được nhiều sự trọng đại, Ngài vui vẻ trả lời:

– Cũng dễ thôi, Chúa từ trời cao nhìn xuống và nói: “Ta kiếm đâu được một người yếu đuối nhất, bé mọn nhất, vô nghĩa nhất ở trần gian này!” Ngài nhìn thấy tôi, Ngài nói: “Đây là người Ta tìm được và Ta muốn hành động qua người này. Người ấy sẽ thấy rằng Ta dùng nó chỉ vì nó là con người hèn mọn nhất, khiêm hạ nhất”.

Lời Đức Mẹ: “Chúa hạ kẻ quyền thế khỏi địa vị của họ và nâng các kẻ khiêm nhường lên” (Lc 1,52).

Vâng! Phải có một lòng khiêm nhường chân thực mới có thể sống được như thế.

Lúc nhỏ thánh Gioan Boscô có lần làm bể cây đèn nhưng vì khiêm nhường nhận lỗi nên được bà mẹ tha. Hôm đó bà Magarita là mẹ của Boscô đi chợ, Boscô muốn lấy cái mũ trên đầu tủ. Nhưng vì tủ cao quá, cậu phải lấy ghế kê sát tủ đứng lên mới với lấy được. Chẳng may đụng phải cây đèn dầu rớt xuống đất bể tan. Dầu chảy lênh láng. Boscô định phi tang để khỏi bị phạt nhưng không thể được vì dầu đã loang ra sàn nhà. Cậu định đổ lỗi cho con mèo, nhưng rồi cậu quyết thú lỗi và xin mẹ tha. Cậu ra vuờn chặt cây roi, để sẵn chờ mẹ về. Bà Magarita vừa về tới, cậu chạy ra ôm bà và nói:

– Mẹ ơi, mẹ cầm 1ấy roi này đi .

Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi:

– Cầm lấy roi làm chi vậy con?

– Vì con đà làm bể cây đèn đèn trên đầu tủ. Xin mẹ phạt con rồi tha cho con.

Bà Magaria nhìn cậu cảm động :

– Boscô, con làm bể đèn, đáng bị phạt. Nhưng con biết nhận lỗi, mẹ tha cho con. Từ nay con phải ý tứ hơn.

***

Nhận biết lỗi mình và thành thực xin tha thứ thì chắc chắn sẽ được thứ tha. Nhưng lòng chân thành thú lỗi chỉ có nơi tâm hồn khiêm tốn thâm sâu như Boscô và người thu thuế trong Tin mừng hôm nay.

Thiên Chúa không thể cầm lòng trước những tâm hồn thành thật và khiêm tốn nhận lỗi! Khi người thu thuế trong Tin mừng hôm nay sấp mặt xuống đất, đấm ngực ăn năn, Chúa Giêsu tuyên bố: “Người nầy khi trở xuống về nhà, thì được nên công chính rồi “. Còn người biệt phái vì kiêu căng tự đắc, thay vì thú nhận tội lỗi, đã khoe công trạng và khinh dễ kẻ khác, nên Chúa bảo : “Còn người kia thì không”. Không được tha tội, không được nên công chính, không đáng khen mà còn đáng phạt nữa” Vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên ” (Lc 18,14).

Cầu nguyện là một trong những yếu tố căn bản làm nên đời sống một người tín hữu. Bằng lời cầu nguyện, chúng ta tuyên xưng đức tin và nuôi dưỡng đời sống đức tin của mình. Một tín hữu không còn cầu nguyện, đời sống đức tin của người đó sẽ trở nên khô cằn, không sức sống. Có nhiều hình ảnh được nêu để nói về sự cần thiết của đời sống cầu nguyện như: dầu đối với đèn (Thánh Gioan Maria Vianey); hơi thở đối với thân xác; lương thực đối với cuộc sống thường ngày.

1. Chính vì thế mà Chúa bảo chúng ta phải cầu nguyện luôn.

Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó?

Thực ra không khó, nếu hiểu cầu nguyện đích thực là gì.

Cầu nguyện cốt yếu là biết kết hợp, biết hướng lòng trí mình về với Chúa.

Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu nói: “Đối với tôi, cầu nguyện là sự hứng khởi của tâm hồn, là cái  nhìn đơn sơ hướng về trời, là lời kinh tri ân và yêu mến giữa cơn thử thách cũng như lúc hân hoan. (Têrêxa Hài đồng, tự truyện)

Sách Giáo lý chung viết: Trong Giao Ước Mới, khi cầu nguyện, người tín hữu sống tương quan sinh động giữa những người con cái Thiên Chúa với Người Cha nhân lành vô cùng của  mình, với Con của Người là Đức Giêsu Kitô và với Chúa Thánh Thần. Cầu nguyện là biết kết hợp, biết hướng lòng trí mình về với Chúa.

Đây là lời cầu nguyện do đức Hồng Y Newman biên soạn, được các nữ tu thừa sai bác ái cầu nguyện mỗi ngày.

Lạy chúa Giêsu, xin giúp con toả lan hương thơm của Chúa nơi con sống.

Xin đong đầy lòng con, với thần khí và sức sống của Chúa.

Xin hãy thâm nhập bản thân con và gìn giữ con, để đời con phát toả sức sống của chính Chúa.

Xin ánh sáng Chúa dọi sáng qua con và ở lại nơi con, để mọi tâm hồn con tiếp xúc sẽ nhận ra Chúa đang hiện diện nơi con.

Xin cho mọi người không thấy con, nhưng thấy Chúa nơi con.

Xin ở lại trong con, để con dọi sáng với ánh sáng của Chúa và mọi người được soi dọi bằng ánh sáng của con.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn mọi ánh sáng. Chẳng một tia sáng nhỏ bé nào là của riêng con. Xin Chúa soi dọi mọi người qua con.

Xin đặt lên môi miệng con lời ngợi ca sốt sắng nhất là dọi sáng những người quanh con.

Con mong rao giảng Chúa bằng hành động hơn bằng lời nói, bằng mẫu gương hành động của con và ánh sáng hữu hình của tình thương phát xuất từ Chúa thấm nhập vào lòng con.

2.  Khi cầu nguyện, Chúa dạy chúng ta phải có sự kiên trì

Sự kiên trì cần thiết trong mọi lãnh vực. Chúa cũng sợ chúng ta mất sự kiên trì nên Chúa đã cảnh cáo: Sau này “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

Truyền thuyết thuật lại rằng: vào năm 1314, vua nước Tô Cách Lan là Robert Bruce lãnh đạo dân quân đánh đuổi quân Anh để giành lấy độc lập cho xứ sở, nhưng bị quân Anh đánh bại liên tiếp nhiều phen. Đến lần thứ sáu, quân lực của Vua Robert Bruce bị quân Anh đánh tả tơi không còn manh giáp và nhà vua phải chạy trốn vào rừng sâu. Bị thất trận liên tiếp đến sáu lần, nhà vua hoàn toàn tuyệt vọng và không còn mong đợi gì ngoài cái chết.

Nằm một mình trong hang nghe mưa rả rích bên ngoài, Robert chợt nhìn thấy một con nhện đang cố gắng giăng tơ.

Con nhện cố sức văng mình từ vách đá bên nầy sang vách đá bên kia để giăng sợi tơ đầu tiên cho mạng lưới của mình, nhưng nó thất bại vì khoảng cách giữa hai vách đá khá xa. Nó cố gắng lần nữa… lại thất bại. Sau mỗi lần thất bại, con nhện tiếp tục gắng sức hơn nhưng vẫn thất bại liên tiếp đến sáu lần.

Chứng kiến đến đây vua Robert tự bảo: “Thế là mầy đã nếm mùi thất bại đến sáu lần như tao. Thử xem mầy còn có đủ kiên nhẫn để văng mình thêm một lần nữa hay không.”

Con nhện lại tiếp tục văng mình lần thứ bảy, và lần nầy nó đã giăng được sợi tơ óng ánh từ tảng đá bên nầy sang tảng đá bên kia.

Sự kiên trì của con nhện giúp nó thành công khiến vua Robert Bruce lấy lại tinh thần. Noi gương con nhện, nhà vua chỗi dậy, quyết tâm mộ quân tiếp tục chiến đấu lần thứ bảy. Và cũng như con nhện trong hang, lần nầy, nhà vua đại thắng quân Anh cách vẻ vang và giành lấy độc lập tự do cho quê hương đất nước.

Vâng để giành được một chiến thắng nơi trần thế con người đã phải kiên trì thì huống chi để đạt được những phần thưởng cao quí từ trời con người cần phải kiên trì đến mưc độ nào.

3. Cuối cùng khi cầu nguyện chúng ta phải tin tưởng thật mãnh liệt.

Như người đàn bà trong dụ ngôn Chúa kể, chúng ta thấy hầu như bà không có một chút hoài nghi gì về việc bà sắp làm.

Khi cầu nguyện Chúa muốn chúng ta phải tin tưởng thật mạnh mẽ.

Đây là lời Chúa quả quyết: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho. (Mt 7,7-8)

Chắc anh chị em còn nhớ câu chuyện một lần kia các môn đệ của Chúa bị thất bại bẽ mặt trước một đám đông vì các ông ấy không trừ được một tên quỉ. Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giê-su rằng: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Người nói với các ông: “Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được. (Mc 17,19-20).

Một hôm người lạ mặt tới thăm Don Bosco. Chào ngài như thường lệ.

– Chào Don Bosco, bây giờ sao?

– Vẫn không có xu nào…

– Kỳ quá, nếu bây giờ cha khẩn cấp cần phải có tiền, thì cha sẽ làm gì?

– Tôi sẽ ngửa mặt lên Chúa Quan Phòng…

– Vâng, Chúa Quan Phòng! Chúa Quan Phòng! Một dạng từ quá đẹp, nhưng nếu cha cần có tiền ngay lập tức thì sao?

– Trong trường hợp đó, tôi sẽ nói với ông: thưa ông xin ông hãy ra phía cổng thì sẽ thấy có một người, lúc này đây đang đem đến cho Don Bosco một món tiền dâng cúng.

– Sao? Cha nói thật không? Mà lúc tôi vào đây, tôi chẳng thấy ai ngoài đó. Ai nói với cha?

– Chẳng ai nói với tôi hết, nhưng tôi biết, và Chúa Quan Phòng cũng biết. Người lạ mặt đó cũng rất bỡ ngỡ, liền đi ra phòng khách và thấy một người ngồi chờ. Người ấy hỏi:

– Ông muốn gặp Don Bosco phải không?

– Vâng, tôi mang đến cho ngài một số tiền dâng cúng.

Thánh nhân cũng vừa bước tới cửa phòng:

– Ông thấy đó, tôi có lý để tin tưởng vào Chúa Quan Phòng.

Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố con trong tình yêu kiên vững nơi Chúa. Giữa những thất bại, khổ đau, xin cho con vẫn một lòng cậy trông, tin tưởng và chỗi dậy trong tình thương cứu độ của Chúa. Amen.

Chúng con thân mến,

Chẳng cần phải dài dòng, chúng ta cũng thấy ngay: qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy chúng ta cầu nguyện.

1. Chúa dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn. 

Cha hỏi chúng con làm thế nào để cầu nguyện luôn được chúng con?

Cha thấy cuộc sống hàng ngày có quá nhiều việc phải làm. Nào là đi học, về nhà phụ giúp cha mẹ, giữ em, quét nhà, rửa chén, có khi còn phải đi chợ nấu ăn nữa… Vậy thì lấy giờ đâu mà cầu nguyện. Xem ra khó quá!

Thực ra không khó chúng con… nếu biết cầu nguyện đích thực là gì. Nếu người ta hiểu cầu nguyện chỉ là đọc kinh, đọc sách. (Cha không bảo đọc kinh, đọc sách không phải là cầu nguyện… cũng là cầu nguyện chứ) … nhưng nếu chỉ đọc cho ra tiếng, đọc ào ào thì chẳng có ích gì như lời người xưa nói: “nếu tâm hồn không kết hợp với lời cầu nguyện thì dù miệng lưỡi có lớn tiếng đọc kinh cũng chẳng có ích gì”. Có lần chính Chúa cũng bảo: “Khi cầu nguyện chúng con đừng có nhiều lời”.

Người cháu hỏi ông ngoại:

– Thưa ngoại, cầu nguyện không ngừng có nghĩa là gì?.

Ông vui vẻ trả lời:

– Cháu ạ, mình cứ hiểu theo nghĩa đen của nó, tức là làm bất cứ việc gì cũng kèm theo lời cầu nguyện. Cháu xem đây. Buổi sáng, ông ngủ dậy, rửa mặt, ông cầu xin Chúa rửa các kẻ tội lỗi trong máu Đức Kitô suốt ngày hôm nay. Khi ông mặc quần áo, ông cầu Chúa cho ông khoác Chúa Kitô và sự khiêm hạ của Ngài. Khi ông cầm chổi quét nhà, ông nhớ đến người đàn bà quét nhà tìm đồng bạc đánh mất, ông cầu nguyện Chúa làm sạch trần gian và cứu các người tội lỗi lạc xa Chúa. Khi ông hcải cái rây cho bóng láng, ông cầu Chúa làm sáng linh hồn ông!

Cứ như thế, ông ngoại kể thật nhiều việc làm hằng ngày của ông. Đứa cháu đã hiểu rõ “cầu nguyện không ngừng” là gì, và cháu hứa sẽ noi gương ông ngoại trong việc đạo hạnh này.

Vậy thì sự cốt yếu của cầu nguyện là gì? Thưa là biết kết hợp, biết hướng lòng trí mình về với Chúa

2. Chúa còn bảo: đừng ngã lòng … nhưng hãy kiên trì.

Sự kiên trì cần thiết trong mọi lãnh vực. Chúa cũng sợ chúng ta mất sự kiên trì nên Chúa đã cảnh cáo: Sau này “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

Trong cuộc chiến tranh ác liệt giữa nước Pháp và nước Đức năm 1870, tại một bệnh viện Pháp, có một thương binh vốn là một sĩ quan người Đức đang bị bắt làm tù binh, một hôm bác sĩ báo tin buồn cho ông ta biết: có lẽ ông sẽ không còn sống được bao lâu nữa vì vết thương ngày càng trầm trọng. Viên sĩ quan tỏ ra bất cần một cách ngạo nghễ và can đảm chờ đợi cái chết.

Thế rồi, có một chị nữ tu y tá Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh-Sơn vốn chăm sóc anh ta đã lâu, ân cần ngỏ ý khuyên anh ta nên xin gặp một linh mục để dọn mình trước khi chết. Anh thú nhận mình là người công giáo nhưng đã bỏ đạo từ lâu nên một mực từ chối lời đề nghị chân thành này.

Thế nhưng chị nữ tu vẫn dịu dàng nói:

– Nếu vậy, tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa cho ông mau hồi tâm trở về với Chúa.

Viên sĩ quan tỏ vẻ thương hại mỉa mai:

-Tôi nghĩ là chị sẽ chỉ cực nhọc vô ích mà thôi…

Chị nữ tu vẫn kiên nhẫn thuyết phục:

– Tại sao ông lại hoài nghi về lời cầu nguyện? Tôi xin thú thật với ông rằng: đã 16 năm nay, các chị em trong Dòng chúng tôi vẫn đang cầu nguyện cho một người được ơn trở lại cùng Chúa…

Viên sĩ quan ngạc nhiên hỏi lại chị:

– 16 năm rồi cơ à? Thế người được các chị cầu nguyện cho ấy có lẽ là một ân nhân của Nhà Dòng hoặc là một người thân của chị?

Chị nữ tu trả lời:

– Không ông ạ! Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa hề gặp mặt người ấy bao giờ. Trước đây rất lâu, mẹ tôi là người hầu cho một nữ nam tước người Đức. Trong một lần tôi tới thăm mẹ tôi, bà nam tước biết tôi là nữ tu nên đã khẩn khoản nhờ tôi cầu nguyện cho con trai của bà ấy. Anh ta đã mất lòng tin vào Chúa, sống một cuộc đời vô tín ngưỡng, phóng túng, đam mê danh vọng và quyền lực… Đã 16 năm trôi qua, tôi và cả Nhà Dòng vẫn kiên trì tin vào sự quan phòng yêu thương của Chúa mà cầu nguyện cho anh ta không ngừng. Mới đây, tôi nhận được tin của nữ nam tước cho biết anh ta hiện đang tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa và man rợ này…

Người sĩ quan nghe chuyện, cúi gục đầu thinh lặng. Rồi bất giác, anh ngửng lên gặng hỏi chị nữ tu:

– Chị ơi, thế mẹ của chị có phải là bà Béate không?

Chị nữ tu vô cùng ngạc nhiên:

– Nhưng tại sao ông lại biết tên mẹ tôi?

Đến đây thì viên sĩ quan nghẹn ngào thú nhận tất cả:

– Thưa chị, tôi chính là nam tước Charles, con trai của nữ nam tước mà mẹ chị đã tận tụy hầu hạ bấy lâu nay. Và như thế, tôi cũng chính là người mà chị và cả Nhà Dòng đã cầu nguyện cho trong suốt 16 năm nay mà không biết. Khi tôi lên đường ra trận, biết tôi có tham vọng sẽ trở thành một viên tướng lừng danh, mẹ tôi đã tỏ ra thương xót tôi và thiết tha mong tôi sẽ thay đổi cuộc sống ảo tưởng mà quay trở về với Chúa như mẹ tôi đã từng khuyên nhủ bao lần. Lúc đó, tôi đã cười lớn mà chế nhạo sự ngu ngơ của mẹ tôi, cho đó chỉ là một sự mê tín dị đoan ấu trĩ. Nhưng… bây giờ thì tôi thật sự muốn khóc, khóc vì ân hận dầy vò…”

Và quả thật, viên sĩ quan đã khóc như một đứa trẻ, để rồi sau đó là những ngày cuối cùng thật hạnh phúc. Người con hoang đàng ấy đã trở về với Thiên Chúa là Cha nhân từ giàu lòng xót thương…

Sự kiên trì đã nhận được kết quả. Thật cảm động!

3. Cuối cùng phải tin tưởng thật mạnh mẽ vì Chúa thích như vậy.

Thánh Phanxico Đamianô kẻ lại cho giáo dân của  ngài câu chuyện sau:

“Có hai vợ chồng giáo hữu sốt sắng kia. Một hôm họ quyết định đi hành hương tỏ lòng kính Đức Mẹ tại thánh đường lớn bên bờ hồ gần quê nội. Tiếc thay đang khi đi đò qua bên kia hồ, ông làm rơi hai đồng tiền vàng xuống hồ nước. Đó là tất cả tiền lộ hành họ đã mang theo. Bà vợ tiếc xót đồng tiền vàng nên bắt đầu trách chồng. Ông chồng vẫn thản nhiên an ủi vợ là có Chúa quan phòng đoái thương giúp đỡ họ. Sau khi đã lên viếng đền thờ Đức Mẹ, họ xuống bờ hồ đợi thuyền qua bên kia bờ hồ tiếp tục về nhà. Suốt cả ngày không ăn gì nên cả hai người thấy đói bụng, nhưng không còn lấy một xu trong túi để mua lấy chỉ một nắm cơm. Thấy có mấy người ngư phủ bên bờ hồ, ông chồng khiêm tốn đến xin họ một con cá để nướng ăn cho đỡ đói. Động lòng thương, một người ngư phủ xuống thuyền kéo lưới lên bắt cho bà vợ một con cá lớn đủ cho cả hai người ăn. Trong khi họ mổ thịt cá, bà ngạc nhiên khi nhìn thấy chính đồng tiền vàng mà ông chồng đã đánh rớt xuống hồ, lại còn thêm một viên ngọc quý nữa.”

Lòng tin tưởng vào Chúa quan phòng giúp ta đừng vội thất vọng trước những đau khổ và thất bại của cuộc sống. Phải chăng những trận gió lớn kia đã làm vỡ tung những cánh hoa, thổi phấn bay đi tứ phía để rồi đem lại hoa trái nhiều hơn hay sao? Mầu nhiệm an bài của Chúa thật khó hiểu biết bao! Có những lúc chúng ta xem ra như bị cùng đường, không tài nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo khó, lại chính là lúc tìm được giải pháp hữu hiệu hơn cả. Mầu nhiệm về tình thương của Chúa quan phòng khác nào hiện tượng ánh sáng và bóng tối. Có những lúc xem ra như Chúa vắng mặt, bỏ rơi chúng ta trong vòng luẩn quẩn đau khổ và hoạn nạn chồng chất lên nhau. Chúng ta có cảm giác Chúa ở trong bóng tối của đau khổ, nhưng rồi một biến cố không ngờ làm thay đổi mọi sự và chúng ta cũng cảm thấy như có bàn tay Chúa can thiệp xếp đặt mọi sự. Chúng ta được bao bọc bởi ánh sáng và tình thương đầy an ủi.

Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố con trong tình yêu kiên vững nơi Chúa. Giữa những thất bại, khổ đau, xin cho con vẫn một lòng cậy trông, tin tưởng và chỗi dậy trong tình thương cứu độ của Chúa. Amen.

Kính thưa anh chị em

Chúng ta vừa nghe một bài Tin Mừng đề cập đến lòng biết ơn.

Khi chú giải về câu chuyện này, Charles Erdman, nhà chú giải chuyên về thánh Luca đã noi: “Có lẽ 9/10 sẽ quên hết những ơn họ lãnh nhận”

1. Nhìn vào kết quả của câu chuyện chúng ta thấy thật rõ điều đó. Mười người phong cùi được Chúa chữa lành chỉ, có một người sau khi được khỏi trở lại cám ơn Chúa. Tỉ lệ 1/10! Một tỉ lệ đáng kinh ngạc nhưng còn đáng kinh ngạc hơn là người duy nhất trong nhóm mười người được Chúa chữa lành trở lại cám ơn Chúa lại là người Samaria, một người ngoại giáo.

Những người biết sống lòng biết ơn trên cõi đời này sao ít quá. Ngày xưa đã thế. Ngày nay có lẽ cũng không hơn gì.

+ Một cậu thiếu niên đang ngồi trên xe buýt, chợt có một ông già lên xe. Ông nhìn quanh tìm ghế trống. Thấy vậy cậu đứng dậy nhường chỗ cho ông. Sau một lúc cậu hỏi ông già:

– Ông ơi, ông vừa nói gì thế?

Ông già ngồi đáp:

– Tôi có nói gì đâu.

Cậu thiếu niên nói như nhắc nhở:

– Vậy mà cháu tưởng ông vừa nói “cám ơn ” chứ.

+ Nạn đói năm 1224 -1225, mỗi ngày thánh nữ Elisabeth phục vụ cơm nước cho gần 300 người nghèo. Bà còn xây một bệnh viện lớn gần Wartburg nơi bà đang ở để săn sóc sức khoẻ cho họ. Chẳng may chồng bà bị chết trong cuộc thập tự chinh. Henri, em ông đã chiếm ngôi đáng lý ra thuộc về người con cả của thánh nữ. Vị vua ác độc này tố cáo bà phung phí tiền bạc của vương triều để bố thí cho người nghèo và đuổi bà ra khỏi lâu đài, sau khi chiếm đoạt tất cả tài sản của thánh nữ. Bà Elisabeth buộc phải đi ăn xin với ba người con và bà bị xua đuổi tại chính những nơi bà đã  làm việc thiện trước đó. Người ta đuổi bà ra khỏi bệnh viện mà chính bà đã thành lập và chỉ dành cho bà và con bà chỗ ở của một người chăn cừu. Cũng may bà là người thánh thiện cho nên không hề than phiền, trách móc; trái lại bà coi đó là một điều lành của Chúa và luôn luôn cảm tạ Ngài.

+ Một ngày đẹp trời nọ ở trên nước thiên đàng, Đức Chúa Trời động lòng thương xót khi các con chiên dưới thế gian cầu nguyện với Ngài, xin Ngài ban nhiều ơn lành cho họ. Ngài liền sai hai thiên thần xinh đẹp, lanh lợi nhất mà Ngài yêu quý lại và phán:

– Hôm nay, ta có việc cho hai con đây. Một trong hai thiên thần đáp:

– Ngài cần con làm chuyện gì vậy thưa Đức Chúa nhân lành?

Đức Chúa trời phán:

– Ở dưới thế gian có nhiều người ăn ở hiền lành thánh thiện, rất đẹp lòng ta, họ cầu xin ta hãy thương xót thế gian và ban ơn hòa bình cho thế giới. Hôm nay, ta sai hai con đến là muốn hai con xuống thế gian với hai chiếc túi ta trao đây, chiếc túi thần kì này có thể đựng được tất cả nguyện vọng của nhân loại, các con hãy đi và mang về cho ta những lời cầu xin của lòai người, ta sẽ đáp ứng cho chúng vì ta giàu lòng thương xót.

Thế rồi hai thiên sứ từ biệt Đức Chúa và ra đi, sau một thời gian ngắn họ mang về hai túi nặng triũ toàn là ao ước nguyện vọng trần tục của con người. Người thì xin được giàu có, người thì xin được thông minh, người thì xin tình duyên, người thì xin khỏe mạnh, ……tất cả những lời cầu xin của con người không trái với luân thường đạo lý, không trái với thuần phong mỹ tục đều được Đức Chúa chấp nhận hết, bởi vì Chúa giàu lòng thương.
Sau khi ban hết tất cả nguyện vọng của con người. Đức Chúa lại sai hai thiên thân nọ đến và bảo:

– Ta đã ban cho loài người những gì mà họ muốn, vậy hôm nay ta sai hai con đến, để hai con xuống thế gian lần nữa xem nhân loại cảm nhận như thế nào về ơn lành mà ta đã ban.Nói rồi Đức Chúa cũng Trao cho hai thiên thần nọ những chiếc túi thần kỳ như lần trước.

Lần xuống trần gian lần này hai thiên thần nọ nán lại thế gian rất là lâu, nhưng khi trở về, hai chiếc túi mà Chúa trao lại nhẹ như không. Đức Chúa hỏi hai thiên sứ:

– Sao trông hai con buồn thế?

Hai thiên sứ nọ cung kính thưa:

– Thưa Thượng Đế nhân lành của con, xin Ngài đừng trách phạt bởi chúng con không làm tốt việc Ngài trao phó, chúng con xuống trần gian lần này rất là lâu, nhưng chúng con chỉ nhận được rất ít ỏi lời tri ân của con người Chúa ơi!

Sau khi nghe hai thiên sứ đáp Đức Chúa chỉ mỉm cười và không nói gì, bởi vì Ngài giàu lòng thương xót. Ngài không trách gì hai thiên sứ, cũng như con người cả, bởi vì Ngài giàu lòng thương xót.

Con người là vậy khi ai đó đối xử không tốt với mình thì hận thù, trách móc, giận hờn nhau nhưng khi được giúp đỡ được yêu thương có mấy ai biết ơn và nhớ ơn ân nhân của mình chứ?

2. Chúng ta phải sống thế nào?

Trong một tập sách nhỏ có thê là “Nói với chính mình”, ngay chương đầu tiên Đức Cha Bùi Tuần đã nòi về lòng “Biết ơn”, Ngà viết “Tôi thích chó, Lý do là vì chó biết ơn..Biết ơn của chó khác biết ơn cúa người nhưng không thiếu vẻ đẹp. Chỉ cho chó một miếng xương.nó cũng tỏ ra biết ơn. Nó nhìn trìu mến, ngoay ngoảy đuôi, cuốn quít người cho. Càng được cho nó càng bết ơn. Nó tử động bảo vệ chủ, nhà của và đồ đạc của chú. Nhiều  người không biết ơn bàng chó”

Nhìn về thái độ sống của mình, đôi khi chúng ta phải hổ thẹn vì không có thái độ biết ơn bằng con chó. Trên bình diện đời sống thiêng liêng mối tương quan giữa ta và Thiên Chúa cũng thường xảy ra như vậy. Mười người cùi được Chúa chữa khỏi, nhưng chỉ có một người quay lại cám ơn Chúa. Tỉ lệ 1/10, mà người đó lại là người ngoại đạoi. Cả ngàn người được Chúa thi ân, nhưng khi Chúa phải vác thập giá thì chỉ có một người bằng lòng vác đỡ, và người đó cũng là người ngoại. Cả một dân tộc chịu ơn Chúa, nhưng khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá chỉ có một người dám công khai lên tiếng xưng tụng Chúa là người vô tội, và người đó lại là một tên ăn trộm.

Đời là thế! Kẻ muốn được ơn thì quá nhiều, còn kẻ biết ơn thì quá ít. Đếm người biết ơn thì dễ hơn đếm người vô ơn, vì số vô ơn này quá lớn. Có những con cháu vô ơn, có những học trò vô ơn, có đủ thứ người vô ơn…. Phải, chúng ta làm ơn mà không đòi người trả nghĩa, nhưng đã chịu ơn thì phải biết ơn. Cho đi có thể không nhận lại, nhưng đã nhận thì có bổn phận trả đáp. Đáp trả trong biết ơn không có nghĩa là sự bồi hoàn đổi chác, nhưng là sự tỏ bày điều mình nhận biết về giá trị vật chất ơn mình đã nhận được. Nếu tôi tưởng mình không nhận được ơn ai thì tôi lầm lớn vì đời tôi nằm trong liên đới chập chùng. Tôi chẳng cho đi được bao nhiêu, nhưng đã nhận được quá nhiều. Tôi sẽ trở thành bơ vơ nghèo nàn khốn đốn đến mức độ nào nếu một ngày kia tất cả những gì tôi đang nhận được không còn nữa. Nếu tôi tưởng mình không mắc nợ ai thì tôi lầm lớn. Con người tôi từ vật chất đến tinh thần đã đang và sẽ được xây dựng bằng biết bao công ơn của người khác. Suốt dọc đời tôi, tôi đều đã ghi dấu của biết bao bóng người đã ghé lại. Nếu ta tưởng đã trao đổi với những người làm ơn cho ta thì ta lầm to. Tiền bạc đồ vât có thể trả, nhưng ân nghĩa và tình thương thì làm sao trả đúng được? Những mồ hôi nước mắt và tận tâm của bao nhiêu người đã làm cho đời tôi đẹp, là những gì thiêng liêng cao quý, chưa chắc gì tôi đã hiểu được giá trị của  những ơn đó chứ đừng nói đừng nói gì đến trả đền cho đúng. Mỗi ngày Thiên Chúa ban cho tôi hơn ngàn phúc, nhưng tôi có dành được cho Ngài một phút để cảm ơn Ngài hay không?

Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác“.(Marcus Tullius Cicero) “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được sự hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ“(Henry Ward Beecher)

Thi sĩ Lamartine, trong một bài thơ đã kể lại một giấc mơ có nội dung như sau :

Có  người thợ giày đến nới với ông : “Từ nay xin ông tự đóng lấy giày mà đi”.

Kế đó, người thợ bánh mì càng đến nói với ông : “Tôi nghĩ đã đến lúc ông hãy  tựï làm báùnh mì mà ăn”.

Sau đó, người bán thịt cũng lên tiếng: “Tôi cũng nghĩ ông hãy nuôi heo giết lấy thịt mà ăn”.

Ngay cả người giúp việc ông cũng thưa : “Từ nay xin ông tự dọn bữa, quét nhàø, giặt quần áo, tôi xin nghỉ việc”.

Thi sĩ lo sợ toát mồ hôi : “Trời ơi, nếu mọi người đều nghỉ việc thì tôi chết mất”.

Chính lúc đó ông tỉnh giấc, sực nhớ đây chỉ là một giấc chiêm bao, ông vô cùng mừng rỡ, Dù sao giấc mơ cũng là một nhắc nhở cho ông rằng tất cả đều là ân nhân của ông, và rằng sống là mắc nợ mọi người.

Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn biết ơn. Xin xuống phúc lành cho tất cả những ai đã làm ơn cho con và xin ban cho con một tâm hồn giống như tâm hồn của Mẹ Maria, một tâm hồn khiêm tốn biết ơn Chúa và biết ơn anh chị em xung quanh trong mọi sinh hoạt thường nhật. Amen

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng ta vừa đọc lại một bài Tin Mừng rất đáng cho mọi người suy nghĩ.

1. Cha đố chúng con khi cho đọc lại bài Tin Mừng này, Giáo Hội muốn nhắc cho mọi người điều gì?

– Lòng biết ơn.

– Lòng thương người của Chúa.

– Lòng Chúa xót thương đối với những người đau khổ.

+ Tất cả đều đúng, nhưng đặc biệt nhất là lòng biết ơn.

Chúng con biết lòng biết ơn là giá trị nền tảng nghĩa là không thể thiếu trong cuộc sống làm người. Lòng biết ơn…một trong những giá trị căn bản nhất của một cuộc sống đẹp, thế nhưng hình như người ta ngày càng xa lạ với nó.

Cha mời chúng con nghe câu chuyện này. Câu chuyện trích từ Internet:

Có hai người bộ hành đang đi trong một khu rừng rậm rạp. Đó là hai ông cháu. Trời nóng và oi bức. Họ khát nước. Cuối cùng họ đến một con suối nhỏ. Hai người cúi xuống uống nước. Ông lão bảo:

– Cám ơn dòng suối nhỏ nhé!

Đoạn, ông rút trong túi ra một cái muôi và múc một ít bùn dưới lòng suối đổ đi. Đứa cháu thấy vậy thì cười. Ông hỏi:

– Sao cháu lại cười ?

Đứa cháu trả lời :

– Có gì đâu mà ông phải cám ơn dòng suối? Nó có phải là người đâu? Nó không nghe được lời ông nói, nó có hiểu được lời cám ơn của ông đâu.

Người đàn ông ngẫm nghĩ. Dòng suối vẫn chảy róc rách. Chim vẫn hót vang trong rừng. Sau một hồi lâu im lặng, ông bảo:  

– Thế đấy, giòng suối có nghe thấy gì đâu. Nếu như có một con sói đến uống nước, có thể nó sẽ không biết cám ơn dòng suối. Nhưng chúng ta không phải là chó sói, mà là con người. Đừng quên điều đó cháu ạ: Và cháu có biết con người nói hai tiếng cám ơn là để làm gì không?

Đứa bể trầm ngâm. Nó chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó. Cụ già chậm rãi bảo cháu:

– Cháu ơi, con người nói lên hai tiếng cám ơn chính là để không bao giờ trở thành …chó sói!

Một lời khuyên hết sức cụ thể và đáng suy nghĩ.

Có lẽ không có gì tử tế và đẹp đẽ hơn bằng hai tiếng cám ơn luôn được thốt lên với tất cả tấm lòng chân thành và trân trọng của mỗi người chúng ta trong cuộc sống làm người.

2. Chúng ta phải biết ơn ai?

+ Trước hết phải biết ơn Chúa.

Cha hỏi chúng con ai dựng nên bầu trời trái đất này cho chúng ta sinh sống?

– Chúa.

– Ai cho chúng ta không khí để chúng ta thở mỗi ngày?

– Chúa.

Những gì cần thiết nhất cho cuộc sống của chúng ta thì Thiên Chúa ban một cách dư dật thoải mái.

– Cha hỏi chúng con đã có bao giờ chúng con phải đi mua không khí về để thở chưa?

– Dạ chưa.

– Rất đúng. Cha cũng vậy! Chưa bao giờ cha phải mất một cắc bạc để đi mua không khí mặc dầu không khí là thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người cũng như các mọi sinh vật sống trên trời dưới đất này. Nếu thiếu không khí con người không thể sống và tồn tại trên hành tinh trái đất này!

Bây giờ chúng con thử đưa tay lên bịt mũi lại cho cha xem nào.

Chúng con nín thở được mấy phút?

Đó chúng con thấy những gì cần thiết cho cuộc sống của chúng con thì Chúa ban cho dư dật. Vậy mà có mấy ai biết nhận ra điều đó để cám ơn Chúa đâu.

Chính vì thế mà Charles Erdman một nhà chú giải chuyên về thánh Luca nói: “Có lẽ 9/10 sẽ quên hết những ơn họ lãnh nhận”. Sao mà tỉ lệ những biết nhận ra những ơn mình được hưởng để nói lên hai tiếng cám ơn ít quá.

+ Sau Chúa, chúng con phải biết ơn mọi người.

Tại sao thế?

Chúng con thử nhìn vào con người của chúng con coi! Đôi dép chúng con mang ở chân ai làm ra? Quần áo chúng con mang trên mình ai đệt ai may vậy? Rồi còn bao nhiêu thứ nuôi dưỡng chăm sóc cho chúng ta hằng ngày! Ai lo cho chúng ta vậy? Người khác. Phải biết ơn những người đó chứ.

Rồi hằng ngày chúng con đi học. Ai dạy dỗ chúng con từ khi chúng con mới mở miệng đánh vần A-B-C cho tới hôm nay chúng con học được nhiều thứ, làm được nhiều việc hữu ích. Có phải các thứ đó tự nhiên mà có không?

Vậy thì chúng con hãy tập cho mình thật quen với hai tiếng cám ơn. Có như vậy chúng con mới xứng đáng làm người.

Cha muốn kết thúc bằng câu chuyện có thật, rất cảm động này. Một câu truyện có thật đã trở thành một bài học để dạy đời trên toàn đế quốc Roma vào thời của Chúa Giêsu và sau đó. Câu chuyện như thế này: Androcles là một nô lệ…Vì không chịu nổi cảnh bị đối xử quá khắc nghiệt ở nhà chủ cho nên anh bỏ trốn vào rừng. Đang đi lang thang trong rừng thì bất ngờ anh nhìn thấy một con sư tử đang lê bước bằng ba chân của nó…vừa đi vừa rên la đau đớn.

Thương hại quá, Androcles cảm thấy hết cả sợ hãi, anh can đảm tiến lại gần con sư tử. Con vật thấy anh xuất hiện thì nó dừng lại. Nó ngoan ngoãn nằm xuống bên cạnh anh. Anh nhẹ nhàng cầm lấy chân nó đưa lên để quan sát thì thấy chân nó đạp phải một cái gai thật to. Anh khéo léo, nhẹ nhàng nhổ cái gai ra khỏi chân con vật rồi tìm lá cây thuốc trong rừng đắp lên vết thương đang sưng tấy lên của nó.

Không bao lâu sau đó vết thương khỏi hẳn và từ đó trở đi người và vật quấn quít sống chung với nhau không rời nhau một bước. Mỗi ngày sư tử đi săn và bao giờ nó cũng dành cho Androcles, một ân nhân cứu mạng nó một phần thịt ngon nhất.

Một hôm khi con sư tử đi săn mồi thì Androcles sơ ý đi ra khỏi khu rừng và anh bị bọn chủ nô lệ bắt lại. Anh bị giam rồi sau đó bị trả về với đời sống vất vả của một người nô lệ.

Cuối cùng khi đã vắt hết sức lao động của anh, bọn chủ nô lệ thấy anh không còn sinh ích lợi gì cho họ nữa thì họ đem anh đến đại hý trường nổi tiếng Colisée ở Roma để cho dã thú phanh thây xé thịt anh ra theo tục lệ giải trí của những người thời đó.

Hôm ấy giữa tiếng hò la như long trời sập đất của những khán giả, Androcles một mình đứng giữa hý trường. Một con sư tử đã bị bỏ đói nhiều ngày đang bị nhốt trong chuồng sắp được thả ra.

Bầu khí hết sức căng thẳng. Khi cửa chuồng mở, con vật chạy như gió tiến về phía nạn nhân.

Nhưng thật bất ngờ khi gần tới nơi thì con vật như khựng lại. Nó ngoan ngoãn nằm phủ phục dưới chân của Androcles rồi ngước mắt nhìn lên, dùng lưỡi nhẹ nhàng liếm tay người nô lệ. Androcles đưa tay vuốt ve nó. Anh rất mừng khi nhận ra đó chính là con sư tử mà anh đã cứu nó trong rừng.

Tất cả mọi người ở trong đại hý trường hôm đó đều hết sức ngỡ ngàng và cảm động. Họ đồng thanh la thật lớn yêu cầu hoàng đế trả tự do cho đôi bạn chân tình này.

Thế là từ đó trở đi Androcles và con sư tử đã trở thành một bài học và một biểu tượng của lòng biết ơn.

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa về mọi sự Chúa đã ban cho con.

Tạ ơn Chúa đã ban cho con: Sức khoẻ dồi dào, cặp mắt để nhìn, đôi tai để nghe, hai bàn tay để làm việc, đôi chân để đi, bộ óc để suy nghĩ, trái tim để yêu mến.

Xin Chuá giúp con biết cố gắng sống xứng đáng hơn nữa với những tặng phẩm Chúa ban.  Amen .

Anh chị em thân mến.

Hôm nay toàn thể Giáo hội hân hoan mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi.

A. Xét về phương diện lịch sử thì việc lần chuỗi đã có từ rất lâu.

+ Ngày xưa ở Roma, khi người ta muốn tỏ lòng biết ơn kính trọng đối với người nào thì người ta thường kết những đóa hoa hồng thành một vòng hoa và đội lên đầu vị ấy.

+ Bắt nguồn từ tập quán tốt lành đó, Giáo Hội cũng có thói quen kết những kinh kính mừng như những bông hồng thiêng liêng làm thành một chuỗi hay một tràng hoa mân côi dâng lên Đức Trinh Nữ Maria để tỏ lòng tôn kính yêu mến Đức Mẹ đồng thời xin Đức Mẹ cầu bầu trước tòa Chúa Giêsu cho Giáo Hội giống như xưa Mẹ đã từng làm trong bữa tiệc tại Cana xưa. (Ga 2,1-11)

+ Việc đạo đức này đã được chính Đức Mẹ chấp nhận khi Người hiện ra với thánh Đaminh vào thế kỷ thứ XIII. Thời ấy bè rối Albigeois tấn công Giáo Hội ở khắp nơi, nhiều tín hữu Công Giáo bỏ Giáo Hội mà đi theo lạc giáo. Tòa thánh đã trao trách nhiệm cho thánh Đaminh để tìm phương đối phó.

Lúc đầu thánh Đaminh cũng chỉ biết đi thuyết giáo cho họ nhưng xem ra công việc không được mấy thành công.

Sau đó Đaminh đã được Đức Mẹ hiện ra dạy cho Ngài phép lần hạt Mân Côi, coi như vũ khí thiêng liêng hữu hiệu để chống lại lạc giáo.

Chính nhờ việc biết kết hợp giữa lời giảng dạy Lời Chúa và việc truyền bá xâu chỗi Mân Côi mà thánh nhân và các anh em trong dòng của Ngài đã thành công trong việc đưa người theo lạc giáo trở về với Giáo Hội. Đó là một kết quả không ai còn dám nghi ngờ. Nhờ việc lẫn chuỗi Mân Côi mà Giáo hội đã đem được con cái xa lạc trở về với mình.

Đó là nguồn gốc xa xưa.

B. Riêng đối với thánh lễ ngày hôm nay thì chúng ta lại thấy có một lý do khác.

Hồi ấy các nước Hồi Giáo liên minh với nhau. Đứng đầu là nước Thổ. Họ đem hàng ngàn chiến thuyền với một đạo quân hùng hậu định tiến về Roma thủ đô của Giáo hội Công giáo. Họ đe dọa sẽ biến đền thờ thánh Phêrô thành cái chuồng ngựa.

Trước cuộc tiến công như vũ bão của quân địch, các nước Âu Châu Công giáo bó buộc đã phải hiệp lực lại, chiêu mộ các binh sĩ tình nguyện để đi chiến đấu chống lại với quân xâm lược. Họ đã lập được một phòng tuyến ngăn chặn quân địch tại Vịnh Lépante.

Bên cạnh công việc có tính cách quân sự, Giáo hội còn mở thêm một mặt trận thiêng liêng bằng việc kêu gọi các tín hữu ở khắp mọi nơi tham gia vào việc lần chuỗi Mân Côi.

Nhờ ơn Chúa giúp, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ mà đạo quân Công giáo mặc dầu với một số lượng ít hơn đồng thời cũng là một đạo quân rất ô hợp, thế nhưng họ đã chiến thắng như một phép lạ cuộc chiến tại Lépante. Hôm đó là ngày 7-10-1571. Để tỏ lòng biết ơn Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Piô V đã truyền lập lễ kính Đức Mẹ Mân côi vào ngày 7-10 mỗi năm.

Kính thưa anh chị em

Quả thực kinh Mân Côi đã giúp Giáo hội vượt qua được rất nhiều khó khăm và thử thách. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II của chúng ta đã nhiều lần kêu gọi con cái của Giáo hội hãy biết dùng kinh Mân Côi như một thứ vũ khí thiêng liêng để nâng đỡ Giáo hội. Tại sao Giáo hội lại muốn chúng ta dùng kinh Mân côi với những mục đích cao trọng như thế.

Theo Đức Thánh Cha Phaolô VI trong tông huấn “Marialis cultus” (việc sùng kính Đức Maria) thì

Kinh Mân côi là một lời nguyện đơn giản: Kết cấu kinh Mân côi chỉ gồm các kinh Lạy Cha, kính mừng, sáng danh. Do đó kinh Mân côi rất phù hợp với tâm lý của giới bình dân và những người có tinh thần đơn sơ khiêm hạ.

– Kinh Mân côi là một lời kinh chiêm niệm: Khi đọc kinh Mân côi người tín hữu được mời gọi kết hợp với Đức Mẹ Maria chiêm ngắm những mầu nhiệm quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu như mầu nhiệm nhập thể, Tử nạn và Phục sinh.

– Kinh Mân côi là lời kinh gắn liền với cuộc sống. Đọc kinh Mân côi chúng ta cùng kết hiệp với Mẹ Maria sống những giờ phút vui – thương – mừng để nhờ đó mà chúng ta biết được cách phản ứng sao cho phù hợp với đức tin mỗi khi chúng ta gặp những biến cố vui – thương – mừng trong cuộc sống hằng ngày.

– Kinh Mân côi còn giúp cho cả việc tu đức nữa. Vì Kinh Mân côi làm sống lại cuộc đời của Đức Mẹ và Chúa Giêsu với tất cả những đức tính cao đẹp của các Ngài trước mắt chúng ta. Đọc kinh Mân côi chúng ta có thể dễ thấy được những đức tính ấy một cách rõ ràng hơn, qua đó chúng ta cũng có thể áp dụng vào đời sống chúng ta cách cụ thể hơn.

Hôm ấy trên chiếc xe lửa đi từ thành phố Lyon về lại thủ đô Paris của nước Pháp người ta nhìn thấy một chàng thanh niên ngồi đối diện với một ông cụ già.

Chàng thanh niên ăn mặc bảnh bao, đúng mốt. Vẻ thanh lịch trí thức được lộ ra từ đỉnh đầu cho đến đôi chân.

Còn ông già thì không được như thế. Xem ra còn có vẻ quê mùa. Bộ quần áo thì lấm đất. Đôi giầy thì đã quá cũ. Mái tóc cắt ngắn và gương mặt có vẻ phong trần. Hai tay ông mân mê xâu chuỗi và miệng ông lẩm bẩm câu kinh, nét mặt ông toát ra một vẻ đạo đức lạ thường.

Chàng thanh niên nhìn ông cụ được một lúc rồi anh ta bước sang chỗ ông cụ và làm như muốn gợi ý nói truyện. Ông già biết ý nên ngừng việc lần chuỗi lại.

Chàng mạnh miệng nói:

– Tôi thấy cụ còn tin tưởng vào chuỗi tràng hạt có từ thời trung cổ này. Vậy chắc là cụ còn tin vào Đức Mẹ đồng trinh và các tín điều mà mấy ông cố đạo dạy chứ?

Ông lão thanh thản trả lời:

– Đúng thế.

Rồi ông hỏi lại:

– Còn cậu thì sao?

Được ông lão chú ý đến chàng thanh niên cảm thấy mình có vẻ quan trọng, anh cao  giọng trả lời:

– Tôi ấy à! Tôi mà lại còn tin vào những điều vô lý và dị đoan đó sao. Tôi đã tìm được sự thật ở các đại học. Nếu cụ muốn sống hợp thời hơn, cụ hãy ném cái sâu chuỗi đó đi và ghi tên học một số khoa học tân tiến!

Ông lão tỏ vẻ thắc mắc:

– Khoa học tân tiến? Tôi sợ không hiểu nổi khoa học.

Rồi ông tự nhún nhường nói tiếp:

– Chắc là cậu có thể giúp tôi.

Chàng thành niên đã thấy mình quan trọng lại càng cảm thấy mình quan trọng hơn cho nên anh cao hứng đáp lại:

– Được! Nếu ông biết đọc. tôi rất sung sướng được gửi tặng cụ một số sách.

Ông cụ trả lời một cách quả quyết:

– Tôi biết đọc.

– Rất tốt…Vậy tôi phải gửi cho cụ theo địa chỉ nào đây?

Ông cụ bình thản rút từ túi áo mình ra một tấm danh thiếp và trao cho người thanh niên. Người thanh niên nhìn vào, mặt anh ta bỗng bị tái đi như người bị mất hết máu. Trên tấm danh thiếp anh nhìn thấy mấy dòng chữ này: LOUIS PASTEUR – Viện nghiên cứu khoa học Paris. Thật anh không ngờ anh được giáp mặt với một nhà bác học, một đại ân nhân của cả nhân loại như thế.

Lạy mẹ Maria mến yêu của con

Cách đây gần 2000 năm

Dưới chân cây Thánh giá của Chúa Giêsu

Mẹ đã nhận cả nhân loại làm con của mẹ

Và từ dạo ấy cho đến hôm nay mẹ yêu đã yêu nhân loại chúng con chúng con bằng tấm lòng từ mẫu của mẹ.

Bao nhiêu lần hiện ra

Mẹ đã cho chúng con biết

nhân loại chúng con đã làm phiền lòng Chúa quá nhiều

Đã nhiều lần chúng con đã chọc giận lòng nhân từ của Chúa.

Nhiều lần Chúa đã muốn trừng phạt chúng con

như xưa Chúa đã trừng phạt đám dân cứng đầu cứng cổ trong thời Cựu Ước.

Thế  nhưng nhờ Mẹ can thiệp mà Chúa đã nương tay.

Hôm nay chúng con xin nghe lời mẹ

ăn năn về tất cả những lỗi lầm của chúng con

chúng con quyết tâm sửa lại đời sống

và như lòng mẹ mong ước tại Fatima

chúng con sẽ lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày để làm vui lòng mẹ. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí.

Hôm nay chúng ta bắt đầu bước vào tháng 10. Cha đố chúng con tháng 10 có cái gì đặc biệt nào?

– Là tháng Mân côi Đức Mẹ.

+ Rất đúng! Chúng con giỏi lắm.

Thế tháng Mân côi Giáo Hội thường nhắc chúng ta làm gì nào?

– Thưa cha lần chuỗi Mân côi.

+ Thế chúng con có biết lần chuỗi Mân côi không?

– Thưa cha biết.

+ Cha cũng lần chuỗi Mân côi mỗi ngày….Cha nhớ là cha đã biết lần chuỗi Mân côi từ lâu lắm rồi và không ngày nào cha bỏ. Mỗi tối trước khi đi ngủ cha thường vào nhà chầu Thánh Thể và lần một chuỗi kinh Mân côi.

Nếu chúng con hỏi cha tại sao cha yêu mến kinh Mân Côi như thế thì cha trả lời ngay cho chúng con. Cha yêu mến kinh Mân côi như thế bởi vì đây là một lời kinh thật kỳ diệu đối với cha.

Cha yêu mến kinh Mân côi vì đây là lời kinh Đức Mẹ thích nhất.

Cha nhớ khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, lần nào Đức Mẹ cũng dạy các em Lucia, Phanxicô và Jacinta: “Các con hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày!”

Tại Fatima Đức Mẹ đã hiện ra với ba em: Lucia, Phanxicô và Jacinta, tất cả 6 lần. Lần nào Đức Mẹ cũng nói với các em: “Các con hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày!”

Tại sao tất cả 6 lần hiện ra với 3 em tại Fatima lần nào Đức Mẹ cũng dạy các em hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày như thế?

Thưa vì lần chuỗi Mân Côi là một phương thế linh nghiệm nhất trong việc đập tan các bè rối và đưa người ta đến chỗ ăn năn hối cải.

Thánh Louis de Montfort với kinh nghiệm là một tông đồ vĩ đại của kinh Mân Côi đã nhắn nhủ những ai đang sống trong tình trạng bi thảm của tội lỗi như thế này:

“Bạn đang sống trong tình trạng tội lỗi đáng thương ư?  Bạn hãy kêu cầu Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ bằng kinh Mân Côi”

Kinh Mân Côi có sức linh nghiệm, giúp người ta ăn năn hối cải, giúp những người tội lỗi đã bỏ Chúa nhiều năm được ơn thống hối trở về với ơn nghĩa Chúa.

Trong tập hồi ký của mình, chị Lucia đã ghi lại chi tiết những lời Đức Mẹ nói với chị lần hiện ra đầu tiên, ngày 13 tháng 5 năm 1917, như sau:

– Bà muốn con làm gì?

– Mẹ muốn các con đến đây sáu tháng liền vào ngày 13, cũng giờ này. Sau này, Mẹ sẽ nói cho con hay Mẹ là ai và Mẹ muốn gì.

– Con có được về trời không? Được con sẽ về.

– Còn em Jacinta?

– Jacinta cũng được về.

– Còn em Phanxicô?

– Phanxicô cũng sẽ được về, nhưng em phải đọc nhiều kinh Mân Côi đã.

Một lúc sau Đức Mẹ bảo:

“Các con hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày để cầu xin cho hòa bình thế giới và chấm dứt chiến tranh. ”

Kinh Mân Côi, lời kinh đơn sơ

Vâng, Kinh Mân Côi thật đơn sơ vì ta có thể đọc một cách dễ dàng mọi nơi, mọi lúc, chẳng cần đến sách vở hay tài liệu gì phức tạp. Cả những người bình dân ít học cũng có thể đọc một cách thoải mái. Những người già nua, đau yếu cũng đọc Kinh Mân Côi được. Những người mới tìm hiểu đạo cũng có thể tìm gặp được niềm vui nhẹ nhàng khi đọc Kinh Mân Côi. Thậm chí, cả những người ngoại đạo cũng đón nhận được sự bình an, thanh thản cho tâm hồn khi thử đọc kinh này.

Kinh Mân Côi lời kinh được yêu mến.

Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1873-1897) quả quyết: “Với Kinh Mân Côi, tín hữu Công giáo xin gì cùng Thiên Chúa, Ngài cũng nhận lời”.

Thánh Vinhsơn Phaolô (1581-1660) gọi Kinh Mân Côi là Kinh Nhật Tụng của tín hữu giáo dân.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ: “Từ thuở niên thiếu, lời kinh này đã có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi. Nơi lời kinh ấy tôi đã luôn tìm được sự nâng đỡ”

Chúng con hãy nghe câu chuyện đặc biệt này:

Một nhà tư vấn doanh nghiệp tên Jim Castle 45 tuổi, mệt mỏi trở về sau một tuần họp hành và hội thảo. Trên chuyến bay từ Ohio trở về nhà ở Kansas City, Miami, ông đang ngồi thoải mái trong ghế của mình thì đột nhiên bỗng thấy tiếng ồn ào của hành khách im bặt. Quay lại nhìn ông kinh ngạc nhận ra hai nữ tu trong bộ áo sari viền xanh đơn sơ đang đi đến chỗ ngồi. Và ông nhận ra ngay một khuôn mặt quen thuộc đã xuất hiện trên bìa tạp chí Time. Khuôn mặt nhăn nheo và đôi mắt tinh anh ấm áp của Mẹ Têrêsa. Hai nữ tu dừng lại nơi hàng ghế của ông và ngồi ngay cạnh ông trong chuyến bay.

Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi thì hai nữ tu rút xâu chuỗi ra lần hạt. Jim để ý thấy là mỗi chục hạt lại có một màu khác nhau. Sau này Mẹ Têrêsa đã giải thích cho Jim hiểu rằng mỗi một chục tượng trưng cho một vùng của thế giới. Mẹ còn nói thêm “Tôi cầu nguyện cho những người nghèo và hấp hối trên mỗi lục địa”.

Trong lúc họ lần chuỗi thì Jim nhận mình tuy là người Công giáo không sốt sắng mấy chỉ giữ đạo theo thói quen không hiểu sao cũng hiệp ý với họ. Khi họ đã đọc kinh xong. Mẹ quay sang phía Jim. Lần đầu tiên trong đời Jim hiểu được thế nào là một người có “hào quang” thánh thiện. Mẹ nhìn ông và ông cảm thấy tràn đầy sự bình an, rồi Mẹ hỏi:

– Này, người bạn trẻ, anh có bao giờ lần chuỗi không?

– Dạ không, quả thật là không!

Mẹ cầm lấy tay anh, nhìn vào mắt anh rồi Mẹ mỉm cười:

– Vậy thì bây giờ anh sẽ làm. Và Mẹ đặt vào tay anh xâu chuỗi của Mẹ.

Một giờ sau, Jim xuống phi trường Kansas City và gặp Ruth vợ ông ra đón. Bà ngạc nhiên khi nhìn thấy xâu chuỗi trên tay chồng mình và thốt lên:

– Cái gì lạ lùng thế này?

Jim đã kể cho vợ nghe chuyện diễn ra trên máy bay. Trên đường lái xe về nhà ông đã thú nhận: “Anh cảm thấy dường như mình đã gặp người em gái thật sự của Chúa”.

Chín tháng sau, hai vợ chồng đến thăm một người bạn nhiều năm qua tên là Connie. Chị đang bị ung thư buồng trứng. Chị thổ lộ:

– Bác sĩ nói trường hợp này khó lắm nhưng tôi sẽ chiến đấu và sẽ không bỏ cuộc.

Jim lấy từ trong túi xâu chuỗi của Mẹ Têrêsa choàng vào tay Connie và kể cho chị nghe câu chuyện của mình rồi nói:

– Chị giữ lấy xâu chuỗi này. Nó sẽ giúp chị.

Dù Connie không phải là người Công giáo nhưng chị cũng rất sẵn sàng nhận xâu chuỗi và nói:

– Cám ơn. Hy vọng tôi sẽ trả lại anh.

Một năm sau, Jim gặp lại Connie. Khuôn mặt chị hồng hào rạng rỡ. Chị ào tới phía anh, chìa xâu chuỗi và nói:

– Tôi giữ nó bên người suốt cả năm qua. Tôi đã được giải phẫu và hoá trị. Tháng trước bác sĩ làm xét nghiệm lần thứ hai và tuyên bố khối u đã hết. Hết hoàn toàn

Chị nhìn Jim và nói:

– Tôi biết đã đến lúc trả lại xâu chuỗi này cho anh.

Cuộc đời của Jim Castle đã thay đổi từ cuộc gặp gỡ kỳ diệu ấy.

Đây không phải là chuyện phù phép, ma thuật mà là một lời nhắn gửi cho những ai cần tìm đến với Mẹ, tỏ bày lòng yêu mến Mẹ bằng những Kinh Mân Côi. Chắc chắn họ sẽ nhận được nhiều điều diệu kỳ hơn nữa.

Hãy cầm lấy xâu chuỗi Mân Côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá Kinh Mân Côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng Vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày (Tông thư Rosarium Virginis Mariae, 43).

Lạy Mẹ Maria con yêu mến Mẹ. Amen.

Kính thưa anh chị em

Với câu chuyện hôm nay Chúa muốn cho chúng ta thấy hai điều rất căn bản của cuộc sống này:

+  Đàng sau cái thế giới mà hôm nay chúng ta đang sống còn một thế giới khác nữa

+  Đồng thời với tất cả những diễn tiến sống động trong câu truyện giữa Abraham và người giầu có, Chúa còn cho chúng ta thấy thêm một sự thật nữa đó là có một mối dây liên hệ mật thiết giữa cuộc sống hôm nay và thế giới mai sau.

I. CHÚNG TA HÃY NHÌN VÀO CUỘC SỐNG CỦA HAI NHÂN VẬT TRONG CÂU CHUYỆN.

Cả hai đều là những con người sống trên đất. Đời sống của hai người được

– Bắt đầu với việc sinh ra.

Cả hai đều được sinh ra. Không ai trong hai người được lựa chọn hay được hỏi ý kiến trước khi được sinh ra trên đời, nhưng khi đã được sinh ra rồi thì cả hai đều có quyền sống như một con người. Bản hiến chương nổi tiếng của Liên hiệp quốc năm 1948 đã công khai xác định điều đó

– Và kết thúc với cái chết.

Cuộc sống của hai người được diễn ra giữa hai làn mức được coi như là định mệnh đó.

Vì là người cho nên mọi người đều có quyền được chia sẻ những tài sản chung mà Thiên Chúa đã trao cho cả loài người quản lý. Thế nhưng sự việc thực tế từ trước cho đến bây giờ chưa bao giờ được như thế. Có người thì chiếm hữu quá nhiều. Có người thì thiếu thốn mọi sự.

Năm Tân hợi 1910 nhà Cách mạng Tôn dật Tiên bên Trung hoa đặt ra bốn mục tiêu để theo đuổi với mục đính là làm cho cuộc sống con người nhờ đó mà được tốt đẹp, xứng đáng với con người hơn. Bốn mục tiêu đó là: Ăn – Ở – Đi – Mặc.

Xét theo bốn mục tiêu này thì

+ Người phú hộ trong câu truyện hôm nay có tất cả mọi sự.

Ăn thì Tin Mừng mô tả: Ngày ngày yến tiệc linh đình.

thì tuy Tin Mừng không cho chúng ta biết rõ nhưng Tin Mừng cho một chi tiết rất thú vị là trước nhà của người đó có cổng. Tiếng Hy lạp gọi là “poulon”. “Poulon” là loại cổng rất đẹp, chỉ có những ngôi nhà thật sang trọng mới có.

Đi thì có lẽ ta khỏi cần phải nói. Chắc chắn phương tiện của người phú hộ phải hơn hẳn những người khác.

Còn mặc thì theo Tiến sĩ Morgon, một nhà chú giải Tin Mừng tôi rất ưa thích, nói rằng chiếc áo vải gai mịn người đó mặc có giá trị bằng vàng nặng gấp 6 lần cái áo đó.

Tóm lại là người đó có tất cả. Có dư dật.

+ Còn Lagiarô người nghèo khó thì chẳng có gì.

Ăn thì Tin Mừng mô tả: Chỉ ước, ước được những thứ từ bàn ăn của người giầu có rơi xuống… vậy mà cũng không được. Thật là đáng thương. Mơ ước những thứ rơi rớt từ bàn ăn của người giầu có xuống để có chút cho vào bụng cho đỡ đói mà cũng không có.

thì chẳng có nhà. Địa chỉ thường trú của Lagiarô là ở gần cổng “poulon” đẹp đẽ của nhà người giầu có. Cứ theo Tin Mừng mô tả thì có lẽ anh đã ở tại đó rất lâu…Lâu đến mức độ những con chó của người giầu có đã quen thuộc – không những không còn sủa, còn xua đuổi người nghèo như những con chó khôn ngoan của những người giầu có thường làm – mà trái lại xem ra chúng đã trở thành bạn hữu của anh ta…chúng đến liếm những chỗ lở loét trên con người của anh ta.

Đi thì chúng ta khỏi bàn đến. Một con người như thế là sao mà có được cơ hội để đi đến đâu. Và giả như có đi thì nào có được ai sẵn sàng tiếp đón một con người như thế này.

– Và cuối cùng là mặc thì Tin Mừng bảo: thật rách rưới. Chắc là còn có thêm nhiều mùi hôi hám nữa.

Đến đây thì chúng ta thấy:

Khúc đầu của hai người giống nhau. Thật giống nhau… Đều là những con người được sinh ra để làm người sống trên đời.

Nhưng khúc giữa sao mà KHÁC NHAU nhiều quá.

Và bây giờ đến khúc cuối. Tin Mừng nói cả hai đều chết. Người giàu có chết và Lagiarô người nghèo khó cũng chết.

Người giầu có chết – Của cải, châu báu vàng bạc, các thứ của ngon vật lạ trên đời, quần áo gấm vóc lụa là … tất cả những thứ đó đều không đủ sức giữ cho người đó khỏi chết.

Và Lagiarô người nghèo khó cũng vậy.

Cả hai dều chết. Một sự giống nhau nữa.

Với những người không tin thì như thế là xong. Thế là chấm dứt cuộc sống của một con người đã có một thời được sống trên đất.

Thế những đối với Chúa thì không như thế

Một bức màn được mở ra. Thế giới đàng sau cuộc sống trên đất được tiếp nối bằng một thế giới khác.

– Người giầu có bị vứt vào hỏa ngục

– Còn Lagiarô người nghèo khó thì được đưa lên, lên rất cao, cao đến tận lòng của tổ phụ Abraham.

Một sự đổi đời nhanh đến chóng mặt.

II. CHÚA MUỐN DẠY GÌ QUA CÂU CHUYỆN NÀY?

Chúa muốn nhắn nhủ mọi người còn sống hai điều:

+ Bên kia cái chết, nhân cách và ý thức con người vẫn còn tồn tại

Bên kia lằn mức của sự chết cả người giầu có và Lagiarô người nghèo khó vẫn còn tồn tại và vẫn còn nhận ra nhau.

+ Cuộc sống trên đất và cuộc sống sống ở thế giới bên kia có một sự liên hệ gắn bó mật thiết chặt chẽ với nhau. Sự chết dù có ác nghiệt cách mấy đi nữa cũng không hủy diệt được mối giây liên hệ đó.

Và kết quả là chúng ta thấy:

– Người giầu có sau cái chết đã bước vào thế giới bên kia như một kẻ ăn xin:

– Còn Lagiarô người nghèo khó thì được các thiên thần đưa lên đến tận lòng của tổ phụ Abraham … như một kẻ chiến thắng.

Như vậy vấn đề mấu chốt còn lại mà chúng ta phải suy nghĩ hôm nay là phải sống làm sao để cuộc sống mai sau sẽ trở thành một cuộc cuộc chiến thắng chứ không bao giờ trở thành chiến bại. Mỗi người chỉ có một cuộc đời. Thành công thì sẽ có tất cả. Còn thất bại …chắc là không ai trong chúng ta mong muốn.

Đàng sau làn mức của sự chết thì mọi sự sẽ trở thành vĩnh cửu, không còn có thể thay đổi được bất cứ một sự gì. Đó là một sự thật đáng sợ mà mọi người không được phép coi thường hay không nghĩ tới.

Dửng dưng trước những nỗi khốn cùng của người khác là một tội trước mặt Chúa.

Vào một ngày mùa đông lạnh buốt, ông thị trưởng đầu tiên của Thành phố New- York nổi tiếng là giầu có phải chủ tọa một phiên tòa.

Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn người này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: “gia đình tôi đang chết đói”.

Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biện bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau: “Luật pháp không dung thứ cho bất kỳ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng phạt 10 đôla” Vừa công bố bản án, ông thị trưởng rút trong ví tiền của mình ra 10 dollars và trao cho người đàn ông lo đáng thương kia để ông nộp phạt theo phán quyết của toà. Sau đó ông quay xuống cử tọa và nói tiếp:

– Ông lão này đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quí vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố  giàu có của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp.

Nói xong, ông ra lệnh cho viên cho viện biện lý đi thu tiền và trao tất cả cho ông lão. Khi chiếc mũ đã được chuyền một vòng tòa án và trở về tay mình ông lão đếm được tất cả 47dollars 50xu.

Dửng dưng trước nỗi khổ của người khác không là thái độ vô thưởng vô phạt, mà là một hành động tội ác. Ông thị trưởng thành phố New York trong câu chuyện trên đây quả thực đã thấy được tội ác của chính ông và thị dân của ông đối với lão ông ăn cắp bánh mì, họ đã sám hối bằng những việc làm rất cụ thể. Xin Chúa cũng cho chúng ta được sống như thế. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng con vừa được nghe một câu chuyện hết sức đặc biệt mà Chúa Giêsu đã kể cách đây hai ngàn năm. Cha đố chúng con biết khi kể câu chuyện đặc biệt này Chúa Giêsu muốn nói cho mọi người điều gì?

– Chúa muốn nói đến sự sống ở đời sau.

– Chúa muốn nòi đến sự sống sau khi chết.

– Chúa muốn nói đến cuộc sống của con người sống hôm nay và mai sau có liên hệ với nhau.

Chúng con giỏi quá.

Theo cha thì Chúa muốn nói với mọi người hai điều này:

Trước hết là đàng sau cuộc sống chúng ta đang sống hôm nay, có một cuộc sống khác. Đó là cuộc sống đời sau.

Thứ đến là giữa cuộc sống hôm nay và cuộc sống đời sau có một mối giây liên hệ mật thiết với nhau.

Bây giờ cha bắt đầu nói về hai vấn đề này.

1. Trước hết là đàng sau cuộc sống chúng ta đang sống hôm nay, có một cuộc sống khác. Đó là cuộc sống đời sau.

Cha hỏi chúng con: Chúng con có tin rằng có cuộc sống mai sau không?

Tin vào cuộc sống mai sau là một trong những điều phải tin trong kho tàng đức tin của chúng ta.

Thế nhưng đây không phải là niềm tin của mọi người. Có rất nhiều người không tin vào cuộc sống đời sau, không tin vào cuộc sống đàng sau cái chết. Họ bảo: chết là hết, chẳng còn gì. Khi đã xuôi tay nằm xuống là phải đem đi chôn. Thế là hết cuộc đời.

Phần chúng ta, chúng ta tin có cuộc sống mai sau, cuộc sống đời đời.

Nếu không có cuộc sống mai sau thì cuộc sống đời này thật vô nghĩa.

Cha mời chúng con nghe câu chuyện này. Đây là câu chuyện giả tưởng nhưng nó cũng đem lại những giá trị hết sức đặc biệt cho mọi người.

Câu chuyện như thế này: Một lần kia một ông bác sĩ phụ trách sản khoa đã nói chuyện với một bào thai còn trong lòng mẹ. Ông bác sĩ nói:

– Bào thai ơi, thời gian trong bụng mẹ chỉ là giai đoạn sửa soạn, cuộc đời thực sự sẽ đến sau này trên trần thế. Đó là một cuộc đời mà ngươi chưa biết và không thể tưởng tượng ra được không?

Nghe vậy, bào thai liền nói:

– Thôi ông đừng có nói chuyện mê tín dị đoan. Cuộc đời trong bụng mẹ tôi là cuộc đời duy nhất mà tôi biết được lúc này, ngoài ra không còn cuộc đời nào khác nữa. Một cuộc sống ở nơi nào khác chỉ là điều bịa đặt của những kẻ cuồng tín.

Nhưng, suy nghĩ một hồi, bào thai liền thắc mắc:

– À nhưng mà tôi sẽ có mắt ở trên mặt. Để làm chi nhỉ? Ở đây đâu có gì để nhìn? Tôi sẽ có chân, nhưng tôi không có đủ chỗ để duỗi chân ra, vậy có chân để làm gì đây? Và tại sao tôi lại phải có tay? Có tay để cứ khoanh mãi như thế này ư? Tay làm phiền tôi và mẹ tôi. Sự tăng trưởng của tôi trong lòng mẹ sẽ thật vô nghĩa, nếu như sau này không có một cuộc đời với ánh sáng, màu sắc và nhiều điều khác nữa để tôi nhìn ngắm. Không gian mà cuộc đời khác của tôi sẽ sống chắc là vĩ đại lắm nhỉ? Chắc là tôi phải đi thật nhiều nên tôi mới cần có đôi chân? Chắc là tôi phải làm việc nhiều và chiến đấu cam go lắm, nên tôi mới cần có đôi tay? Bác sĩ nói đúng đấy! Chắc chắn phải có một cuộc đời khác nữa trên trần thế ở bên ngoài bụng mẹ tôi.

Hội Thánh dạy chúng ta rằng cuộc đời trên trần gian này không khác gì bào thai đang sửa soạn cho một cuộc đời thực sự sẽ đến sau này trên Nước Trời.  Cũng như mắt, chân và tay của bào thai sự khôn ngoan dành cho cuộc đời sắp đến. Sự phát triển của con người trong cuộc đời này chứng minh cho một cuộc đời mai sau.

2. Và đây là vấn đề thứ hai: Giữa cuộc sống hôm nay và cuộc sống đời sau có một mối giây liên hệ mật thiết với nhau.

Cha Walter Ciszet đã trải qua 23 năm trong ngục tù và các trại lao động bên Nga. Tình cờ ngài được phóng thích và trở về quê hương ở Mỹ. Cuốn sách của Cha: Ngài dẫn đưa tôi mô tả niềm tin sâu sắc vào cuộc sống vĩnh cửu rực cháy trong tâm hồn những người Nga bình dị. Bao nhiêu thập kỷ tuyên truyền chủ nghĩa vô thần bằng phương tiện truyền thông đại chúng, rồi bao nhiêu năm chế độ đó nắm chính quyền cũng không thể xóa được niềm tin trong tâm hồn họ.

Điều gì thuyết phục tôi rằng có đời sau? Điều gì cản trở tôi sống phù hợp với niềm tin của tôi?

Nếu hạt giống rơi vào đất đen có thể trở thành bông hồng đẹp đẽ thì tâm hồn con người sẽ trở thành cái gì trong cuộc hành trình đến với sự sáng (Gilbert K. Chesterton) (Trích “Viễn tượng 2000”).

Nhà minh giáo lừng danh Hettinger một hôm đi dạo trên cánh đồng, đã gặp một đứa bé đi học, Ngài vừa đi vừa đặt nhiều câu hỏi để xem đứa bé có biềt gì về giáo lý hay không. Khi hỏi những người giàu có được vào nước trời không thì em bé trả lời:

– Được, nếu họ giúp đỡ những người nghèo.

Vị linh mục lại hỏi người nghèo có có được vào thì em bé trả lời:

– Được, nếu họ biết nhẫn nại chịu đựng những đau khổ và thánh giá của họ.

Hettinger thích nhắc lại những câu trả lời này của đứa bé và Ngài thêm rằng: “Những lời đó chứa đựng một triết lý, triết lý của thánh giá”. Không có thánh giá, tức là không có khốn cực và đau khổ, thì không có hạnh phúc thật ở đời này, và không có sự cứu rỗi ở đời sau.

Có một ông vua rất yêu chuộng sự khôn ngoan. Nhà vua cho triệu tập tất cả những nhà thông thái trong cả nước đến và nói:

– Ta biết rằng người khôn ngoan tìm kiếm sự thật và luyện tập nhân đức để được trường thọ và hạnh phúc. Nay Ta yêu cầu các ngươi hãy triệu tập và sưu tầm các sách khôn ngoan trong nước. Tất cả các sách dạy sống tốt lành, hữu ích và được các thần ưu đãi khi đã về cuối đời.

Vâng lệnh vua, các nhà thông thái đi khắp các nơi trong nước và ngoài nước để thu thập tài liệu. Sau thời gian tìm kiếm, họ đã dâng lên vua 100 cuốn sách chứa đựng những điều khôn ngoan, cần thiết và yêu thương. Nhà vua ngạc nhiên nhìn những quyển sách và nói:

– Nhiều quá, các ngươi hãy mau tóm tắt những điều quan trọng trong mỗi cuốn sách. Ta muốn học thật mau lẹ những điều khôn ngoan để đạt tời hạnh phúc thật.

Sau nhiều năm, những nhà thông thái trở lại triều đình đem mười quyển đã tóm tắt lại trong 100 quyển. Nhưng nhà vua vẫn chưa hài lòng và ra lệnh họ phải tóm gọn lại nữa các sách vì vua không có thì giờ đọc sách. Hơn nữa vua cũng già cũng gần đất xa trời. Ngày tháng trôi qua họ vẫn chưa thâu tóm lại trong mười quyển sách. Một hôm họ báo tin cho vua có một nhà thông thái cưỡi lạc đà từ Phương Đông tới xin gặp vua. Nhà thông thái tâu với vua:

– Muôn tâu chúa thượng, nếu chúa thượng muốn biết đâu là bí quyết sống hạnh phúc, làm hài lòng các thần ở đời này và đời sau, thì đây là bí quyết: “Yêu mến Thiên Chúa và yêu mến hết mọi người”. Nhà thông thái vừa dứt lời thì tại cửa đền vua xuất hiện một thánh nhân Chúa cũng gởi đến từ Phương Đông. Thánh nhân cũng trình bày với vua một bí quyết đạt tới khôn ngoan và hạnh phúc, còn ngắn gọn hơn câu của nhà thông thái trước:

Tâu chúa thượng, nếu muốn được cứu thoát và sống hạnh phúc thì hãy yêu thương đồng loại, rồi chúa thượng sẽ được Thiên Chúa yêu mến.

Yêu người là gồm tóm mọi lề luật và mọi bí quyết khôn ngoan để được cứu thoát và sống đời đời. Ở đâu có một người, ở đó có Thiên Chúa. Ở đâu có đứa trẻ khóc trong bóng tối ở đó có Chúa. Ở đâu có người già bị bỏ rơi, có sự khao khát công lý chân chính, ở đó có Chúa.

Lạy Chúa là nguồn tình yêu và hạnh phúc và là sự sống đời con. Con tin Chúa, Chúa đã phục sinh khải hoàn, đã toàn thắng sự chết và mở cửa thiên đàng và hạnh phúc trường sinh cho toàn thể nhân loại. Xin hãy mở mắt tâm hồn con để nhận biết Chúa trong họ, yêu mến và phục vụ Chúa qua họ. Vì đó là cách con yêu mến Chúa.