Câu chuyện chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay là một trong những câu chuyện rất đẹp về cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu Kitô. Qua câu chuyện này, một lần nữa, chúng ta lại có dịp hiểu thêm về một vài khía cạnh đặc biệt trong cuộc đời của Ngài.

1. Qua câu chuyện hôm nay rõ ràng chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn được trở nên một con người hoàn toàn giống chúng ta. Trong thư gửi Tín hữu Do Thái, Thánh Phaolô đã viết rất hay về vấn đề này. Ngài viết như sau: “Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các Thiên Thần, nhưng là con cháu Apraham. Bởi thế Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa để đền tội cho dân” (Dt 2,1617).

Chúng ta khó có thể tìm thấy một diễn tả nào về Chúa Giêsu-làm-người hay hơn thế.

Như anh chị em đã biết, Chúa đến với loài người chúng ta là để cứu chuộc con người chúng ta. Chúa đã không muốn thực hiện công việc cứu chuộc này từ xa. Để làm công việc này, Chúa đã làm người. Thánh Gioan đã viết: “Ngài đã hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta”(Ga 1,14)

Một Thiên Chúa cao cả, linh thiêng, đã nhận lấy một thân xác như mọi người chúng ta. Nguyên việc này thôi thì tôi tưởng cũng đã là một việc kỳ diệu rồi. Thế nhưng Chúa chưa muốn dừng lại ở đó. Nhận lấy một thân xác để được ở giữa loài người như một con người, Chúa Giêsu vẫn chưa lấy làm đủ. Người còn muốn đi xa hơn như lời Thánh Phaolô nói, Người muốn trở nên giống mọi người trong mọi sự“chỉ trừ tội lỗi”

Bài Tin Mừng hôm nay nói Chúa Giêsu được dâng tiến lên Thiên Chúa theo luật của Môisen. Thực ra thì việc này là bổn phận của Đức Maria và thánh Giuse. Theo nghĩa vụ thì Thánh Giuse và Đức Mẹ phải làm như thế. Theo luật Môisen cũng là tục lệ của người Do thái, thì những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày, phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là bà mẹ phải làm lễ tẩy uế: Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môisên, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa (Lc 2,22). Dù Đức Maria và thánh Giuse biết rằng trẻ Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng các ngài cũng vẫn chu toàn mọi Lề Luật: Như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa” (Lc 2,23). Dâng con trong đền thờ là để thánh hiến người con cho Thiên Chúa và cha mẹ có thể chuộc lại bằng cách dâng cúng của lễ như luật định.

2. Bên cạnh đó bài Tin Mừng hôm nay còn cho chúng thấy những bài học khác cũng không kém quan trọng. Tôi muốn nói đến sự vâng phục và lòng khiêm nhường, đặc biệt của Đức Maria.

Sự vâng phục thánh ý Chúa là một trong nét đẹp trong đời sống của Đức Maria và Thánh Giuse. Các Ngài đã thể hiện sự vâng phục này ngay từ khi các ngài được Chúa trao cho trách nhiệm cộng tác với Thiên Chúa trong việc thực hiện công cuộc cứu chuộc loài người. Thánh Giuse đã vâng phục thế nào thì mọi người chúng ta đã biết.

Còn với Đức mẹ Maria thì chúng ta thấy: Mẹ Maria đẹp đẽ hơn mặt trời, trong sáng hơn mặt trăng và rực rỡ hơn rạng đông, nhưng Mẹ đã tuân hành giữ luật của Thiên Chúa một cách thật hoàn hảo. Mẹ giữ luật vì lòng yêu mến Thiên Chúa. Mẹ đã lên đền làm lễ dâng con và thanh tẩy. Thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Rất Thánh Trinh Nữ tự ý tuân giữ luật thanh tẩy vì Mẹ yêu mến và kính trọng Thiên Chúa. Mẹ hay Con Mẹ không buộc phải vâng phục, nhưng vì tình mến làm cho Mẹ tuân giữ. Mẹ tuân giữ luật để làm gương cho những người khác”.

Thêm vào đó chúng ta còn thấy được nơi Đức Mẹ một tấm gương khác về lòng khiêm tốn

Chúng ta biết, dù được mọi đặc ân vượt mức trên mọi thụ tạo, Mẹ Maria vẫn hạ mình thẳm sâu dưới mọi tạo vật: Mẹ xao xuyến bối rối trước lời chào tán tụng của Thiên sứ Gabriel (Lc 1,29), và nhận mình là phận nữ tỳ thấp hèn của Chúa (Lc 1,48). Cả cuộc sống Mẹ Maria được dệt bằng đức khiêm tốn, nhất là từ ngày thiên sứ truyền tin qua ngày Mẹ thăm viếng thánh Elizabeth tới ngày Mẹ dâng Con trong đền thờ. Thánh Phanxicô Salesiô nói: “Cao sâu biết bao sự khiêm tốn mà Chúa chúng ta và Mẹ Maria đã thi hành khi lên đền thờ: Chúa đến đền thờ để được hiến dâng như tất cả các con trẻ của những người tội lỗi. Mẹ Maria đến để làm lễ thanh tẩy như tất cả các bà mẹ phàm trần. Cần gì mà Mẹ phải thanh tẩy, vì Mẹ đã không bị ô nhiễm do đặc ân tuyệt diệu từ lúc đầu thai mà các thần Cherubim và các Seraphim không tài nào sánh ví”. Vậy mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ vẫn làm như thế.

Mẹ đã làm thế bởi vì Mẹ thực sự nhận biết được Thiên Chúa là Đấng cao cả và biết mình chỉ là một thụ tạo thấp hèn.

Chúng ta hãy tập sống khiêm tốn như Đức Mẹ để được luôn xứng đáng với tình thương của Chúa.

Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an 23 kể lại một kinh nghiệm độc đáo của đời mình như sau: “Lúc tôi mới được bầu làm Giáo Hoàng để lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng và sợ hãi trước một trách nhiệm quá lớn lao và nặng nề. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ chập chờn không yên, tôi nghe có một tiếng nói phán bảo tôi: “Kìa Gio-an, đừng tự xem mình là quan trọng!”

Tôi choàng tỉnh dậy, ngẫm nghĩ thấm thía về ý nghĩa giấc chiêm bao. Và kể từ dạo ấy, tôi đã cố gắng áp dụng câu nói này trong đời tôi, trong mọi công việc của Giáo Hội mà tôi phải giải quyết mỗi ngày. Đừng tự xem mình là quan trọng! Và thật sự, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi được chọn làm Giáo Hoàng!

Khiêm nhường là một đức tính được Thiên Chúa yêu mến. Khác hẳn với tính tự cao, tự đại có thể được so sánh với những ngọn núi, triền đồi. Đức khiêm nhường giúp chúng ta đào sâu những trũng thấp, để đón nhận được những Hồng Ân của Thiên Chúa đã không dừng lại trên đỉnh núi hay triền đồi, những chảy tràn xuống và đọng lại chan chứa ở những nơi thấp nhất dưới chân đồi…

Có người hỏi Thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226) tại sao và bằng cách nào ngài làm được nhiều sự trọng đại, Ngài vui vẻ trả lời:

– Cũng dễ thôi, Chúa từ trời cao nhìn xuống và nói: “Ta kiếm đâu được một người yếu đuối nhất, bé mọn nhất, vô nghĩa nhất ở trần gian này!”

Ngài nhìn thấy tôi, Ngài nói:

– Đây là người Ta tìm được và Ta muốn hành động qua người này. Người ấy sẽ thấy rằng Ta dùng nó chỉ vì nó là con người hèn mọn nhất, khiêm hạ nhất.

Lạy Mẹ Maria đầy lòng khiêm nhu, xin uốn lòng mỗi người chúng con nên giống Mẹ. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng ta vừa được nghe một câu chuyện rất đẹp về cuộc đời của Chúa Giêsu Chúa của mọi người chúng ta. Câu chuyện này xảy ra vào lúc Giêsu mới được sinh ra. Câu chuyện có liên hệ đến những người làm cha mẹ và một người làm con.

1 Câu chuyện có liên với Đức Mẹ và Thánh Giuse.

Chúng con biết theo luật của Cựu ước, Thiên Chúa truyền dạy cho dân Do thái phải dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa, để con người nhìn nhận quyền phép Thiên Chúa đã sáng tạo ra con người, và trời đất muôn vật. Do đó, hôm nay chúng con thấy Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, đã đem Chúa Giêsu Hài Đồng người con yêu dấu của mình lên đền thánh Giêrusalem mà dâng cho Thiên Chúa.

Chúng ta hãy tập dâng lên Thiên Chúa tất cả những gì Chúa muốn.

Nhưng cha hỏi chúng con: Chúa muốn chúng ta dâng cho Chúa những gì đây ? Chúng ta có thể dâng cho Chúa tất cả mọi sự: những đau khổ khó khăn trong cuộc sống, những vui buồn chúng ta gặp trên đời, những thành công thất bại vv và vv. Có lần Chúa nói với thánh Giêrônimô rằng Chúa ngài còn muốn chúng ta dâng cả tội lỗi của mình nữa. Lạ quá dâng tội lỗi để làm gì ? Thánh nhân ngạc nhiên hỏi Chúa thì Chúa bảo để Chúa tha thứ cho. Ôi thật lạ lùng tình thương của Chúa. Riêng đối với cha thì cha thích dâng cho Chúa những lời tạ ơn vì cha cảm thấy mình nhận được nhiều ơn Chúa quá

Chúng con hãy nghe câu chuyện này:

Vào buổi sáng kia, một cô giáo dạy nhà trẻ chưng một bình hoa thủy tiên tật đẹp trên chiếc khăn bàn đặt ở giữa phòng. Khi các em nhỏ thơ ngây tung tăng tiến vào phòng học, có một em tròn xoe đôi mắt nhìn ngắm những bông hoa màu vàng nhạt và em nói với cô giáo:

– Có phải Chúa đã làm ra những bông này phải không ? Em muốn gọi dây nói để cám ơn Chúa đã cho chúng ta những cái bông đẹp như thế.

Câu nói của em bé làm cha cảm động quá.

Nhưng rồi tự nhiên cha lại cảm thấy buồn. Chúng con biết tại sao không ?

Tự nhiên cha nhớ đến câu chuyện này: Hồi ấy có hai Thiên Thần được sai xuống trần gian, mỗi vị mang theo một chiếc giỏ. Họ chia tay nhau đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến nhà những người giàu có cũng như những người nghèo khổ để thăm mọi người, trẻ em cũng như người già nhân tiện cũng để điều tra xem con người cầu nguyện với Chúa như thế nào.

Sau một thời gian hai Thiên Thần gặp lại nhau đúng thời điểm đã hẹn để trở về trời.

Chiếc giỏ của một Thiên Thần thì nặng như chì, con chiếc giỏ của Thiên Thần kia nhẹ như bông gòn.

– Anh mang gì mà nặng nề thế. Một Thiên Thần hỏi:

Thiên Thần mang giỏ nặng trả lời:

– Tôi thâu nhận tất cả những lời cầu xin của nhân loại.

– Còn anh, cái giỏ của anh sao mà có vẻ nhẹ thế ?

– À tôi được sai đến để góp nhặt những lời thiên hạ cám ơn Chúa vì những ơn lành Người thương ban cho họ. Buồn quá chúng con.

Cha nhớ Chard Edman sau khi chú giải đoạn Tin Mừng về việc Chúa chữa 10 người phong cùi, có nói: “ Có lẽ 9/10 người ta sẽ quên những ơn người ta nhận được”.

Chúng ta đừng vô ơn với Thiên Chúa như thế chúng con. Hãy luôn biết tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh như lời Thánh Tông đồ nhắc nhở mọi người chúng ta ngày tết vừa qua.

2. Tiếp đến câu chuyện có liên hệ tới Chúa Giêsu.

Về Chúa Giêsu thì Tin Mừng ghi: Ông Simêon bồng bế Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.

Chúa Giêsu được ca tụng là Ánh Sáng cho muôn dân.

Chúng con hãy nghe câu chuyện này: Báo nguyệt san Missi xuất bản tại Paris nước Pháp, vào đầu tháng một năm 1950, đã kể lại lịch sử con “Đom Đóm” như thế này: đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 749 kể từ ngày lập nước Roma, là đêm Chúa cứu thế Giáng Sinh. Ngôi sao lạ chiếu sáng cả một góc trời. Thế mà hang lừa, nơi Đức Mẹ sinh Chúa cứu thế lại tối đen như mực. Trời đông đã lạnh như buốt, mà gió heo may còn lùa hơi lạnh vào thân. Thánh Giuse phải bịt kín cửa hang lại, nên Đức Mẹ không thấy đường lấy áo mặc cho Chúa Hài Đồng. Nhưng kìa một con sâu nằm dưới rơm rạ, cảm thấy nỗi lúng túng của Đức Mẹ, liền bò ra khe cửa, giơ tay hứng lấy một luồng sáng của ngôi sao lạ. Con sâu cẩn thận, giấu ánh sáng trong lòng bàn tay, rồi bò trở vào. Nó bò lên gấu áo Đức Mẹ, rồi bò lên cao nữa, cho đến khi ngang tầm mắt Đức Mẹ, nó liền mở tay ra, tức khắc một luồng sáng bất ngờ tỏa xuống mặt Hài Nhi. Đức Mẹ sung sướng được nhìn con lần đầu tiên. Bà vội vã lấy áo mặc cho con. Xong xuôi rồi, Đức Mẹ nâng con sâu lên, rồi âu yếm nói: “Cảm ơn sâu đã vô cùng tế nhị, cảm thông nỗi khốn khổ của ta, và đã không ngại hy sinh giúp đỡ ta. Này đây, ánh sáng sâu đang giữ, Ta đã xin con Ta cho sâu được giữ nó mãi mãi. Mỗi khi màn đêm bao trùm vạn vật, sâu hãy bay lên giữa vòm trời, tỏa ánh sáng xanh xanh huyền diệu cho môi tạo vật. Và từ nay, thiên hạ sẽ không gọi ngươi là con sâu nữa, mà gọi ngươi là con Đom Đóm vì con mang ánh sáng.

Chúng con có biết: Tại sao Thánh Lễ chính của Lễ Giáng sinh được cử hành vào ban đêm không ? Phải chăng vì đó là thời gian thuận tiện cho giáo dân dự lễ ? Phải chăng vì bầu khí ban đêm làm cho cuộc lễ thêm phần huyền diệu và thánh thiện (như lời ca “đêm thánh vô cùng”) ? Phải chăng để cho đúng với sự kiện lịch sử ngày xưa Chúa Giêsu sinh ra ban đêm ?

Các lý do trên đều có phần đúng. Nhưng lý do căn bản nhất là : Chúa Giêsu là ánh sáng, Ngài sinh xuống trần gian như Ánh sáng bừng lên trong đêm tối.

Đêm tối tượng trưng cho tội lỗi, bất hạnh và buồn sầu ; Ánh sáng tượng trưng cho ân sủng, hạnh phúc và mừng vui.

Khi sinh xuống trần gian, Chúa Giêsu mang lấy trên mình tất cả tăm tối của loài người với bao tội lỗi, bất hạnh và buồn sầu, nhưng để ban lại cho loài người ánh sáng của Thiên Chúa bao gồm mọi ân sủng, hạnh phúc và mừng vui.

Thực ra, các sử gia chưa xác định được Chúa Giêsu sinh ra vào ngày nào tháng nào. Nhưng Giáo Hội đã chọn ngày 25 tháng 12 để cử hành Lễ sinh nhật của Ngài vì hai lý do :

a/ Đây là ngày mà mặt trời chiếu sáng nhất và là ngày dài nhất trong năm.

b/ Xưa kia ngày này là lễ mừng Thần Mặt trời của người Rôma ngoại giáo.

Giáo Hội muốn chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu chính là Mặt Trời đích thực đánh tan mọi tối tăm của tội lỗi và sự gian tà.

Ánh sáng là thứ quan trọng khiến Chúa đã tạo thành nó trước cả khi tạo dựng trời đất. Sách Sáng Thế Ký nói với chúng ta điều đó. Một khi đã có ánh sáng, thì nhiều sự vật tươi đẹp cũng hiện hữu theo đó.

Nếu quan sát xung quanh, chúng ta thấy rằng ánh sáng giúp chúng ta trong rất nhiều phương diện. Chẳng hạn, ánh sáng mặt trời làm cây cối phát triển, sưởi ấm và hong khô áo quần chúng ta. Nhờ ánh sáng, chúng ta nhìn thấy những vật chung quanh. Ánh sáng như phương dược tiêu diệt nhiều loại vi trùng.

Chúng ta thường treo những dây đèn sáng để trang hoàng nhà cửa trong ngày lễ hội, tiệc tùng. Chúng ta đốt đuốc thắp đèn để soi đường đi, cũng như hấp dẫn cá để đánh bắt trong đêm.

Ngược lại, đêm tối là lúc nghỉ ngơi. Không có gì phát triển trong bóng tối. Nếu trời tối quá lâu, mọi thứ sẽ chết. Chúng ta cũng gán cho bóng tối là giờ của tội lỗi giờ của hành vi xấu, giờ của Satan. Chúng ta cảm thấy bất ổn và sợ sệt những khi tăm tối. (Frank Mihalic)

Lạy Chúa Giêsu Ánh sáng,

Xin hãy chiếu tỏa vào tâm hồn mọi người chúng con để chúng con thấy được hạnh phúc vì chúng con được làm con Chúa. Amen.

Khi bắt đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã có hai chọn lựa rất quan trọng. Đây là những chọn lựa có tính toán cẩn thận vì nó quyết định cho sự thành bại trong công việc của Chúa.

A. Trước hết địa điểm Chúa Giêsu chọn để bắt đầu cuộc đời công khai của Ngài. Địa điểm đó là miền Galilê.

1. Tên Galilê trong tiếng Do-thái là Galil, có nghĩa là vòng tròn. Người Do-thái gọi là Galilê là miền của dân ngoại. Sở dĩ có tên đó là vì Galilê bị lọt vào giữa những miền mà dân ngoại cư ngụ.

2. Những con đường lớn của thế giới đều đi ngang qua Galilê. Người ta thường nói: “Giuđê không có đường đi đâu hết, còn Galilê đi khắp nơi”. Giuđê có thể dựng nên một hàng rào để chặn đứng những ảnh hưởng và tư tưởng ngoại bang, còn Galilê không bao giờ làm được như vậy. Galilê là miền dành cho những điều mới mẻ xâm nhập.

3. Địa lý của Galilê cũng ảnh hưởng đến lịch sử của nó.

Xứ Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam chỉ dài khoảng 60km, nhưng dân cư thì đông đúc vì đây là miền đất phì nhiêu nhất xứ Thánh. Đất hẹp, người đông, thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15 ngàn dân.

Người dân Galilê có một cá tính rất đặc biệt. Họ sẵn sàng mở cửa đón nhận những ý niệm mới. Josephus nói về người Galilê: “Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên họ cũng là những người hào hùng nhất”. Đặc tính bẩm sinh của người Galilê khiến cho việc truyền giảng nơi họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với Chúa.

Vâng Chúa Giêsu đã đi vào một xứ Galilê như thế để bắt đầu sứ vụ của Ngài. Chúa Giêsu biết Ngài đang làm gì.

B. Thứ đến là Chúa chọn những môn đệ đầu tiên.

Trong số những đến nghe Ngài rao giảng, Chúa Giêsu đã chú ý tới hai cặp anh em. Họ đều là những ngư phủ đang hành nghề trên biển Galilê. Họ không phải là những học giả uyên bác, hoặc những người có ảnh hưởng lớn. Họ không giàu sang, không có địa vị trong xã hội. Họ không phải là những người nghèo mạt mà chỉ là những công nhân bình thường. Chúa Giêsu đã chọn lựa những người bình thường này. Và với những người như thế Ngài đã dùng họ để làm bất cứ công tác nào.

Nhiều học giả cho rằng sở dĩ Chúa chọn những ngư phủ lành nghề như vậy là vì họ có một số đức tính thiết yếu để có thể trở thành những tay đánh lưới người cho Chúa:

a/ Kiên nhẫn: người ngư phủ thường là những người rất kiên nhẫn. Họ kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cá cắn mồi, nếu cứ sốt ruột và dời chỗ luôn thì không bao giờ thành người thợ câu được.

b/ Bền chí: người ngư phủ giỏi thường là những người rất bền chí, không bao giờ ngã lòng. Thua keo này họ bày keo khác.

c/Can đảm: người ngư phủ giỏi thường bao cũng là những người rất can đảm. Người Hy lạp thuở xưa, khi cầu khẩn với các thần phù hộ, họ thường nói: “thuyền tôi quá nhỏ mà biển cả thì quá lớn”. Người ngư phủ giỏi phải liều mình đương đầu với sóng to gió lớn.

d/Thấy thời cơ: người ngư phủ giỏi thường là những người biết rõ thời điểm để hành động. Người ấy phải biết khi nào nên và khi nào không nên thả lưới.

e/ Biết dùng mồi thích hợp: người ngư phủ giỏi thường là những người biết chọn lựa mồi thích hợp. Cá này ưa mồi này, cá khác thích mồi khác.

Phaolô nói: “Tôi trở nên mọi sự đối với mọi người để may ra được một vài người”.

f/ Biết ẩn mình: người ngư phủ giỏi thường là những người biết ẩn mình. Nếu ngư phủ lộ diện, dầu chỉ là cái bóng, cá cũng không cắn câu.

Vâng Chúa Giêsu đã chọn lựa Galilê là miền đất được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp nhận hạt giống Tin Mừng và cũng đã chọn những con người có phẩm chất đạo đức tốt để bắt đầu sứ vụ công khai của mình. Nói theo kiểu Đông phương của chúng ta: rõ ràng là đã đủ mọi yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa…

Phần chúng ta, chúng ta cũng hãy làm môn đệ cho Chúa. Chẳng thiếu gì việc, cũng chẳng thiếu gì cách chúng ta có thể tiếp tục công việc của Chúa ngay trong xã hội hôm nay. Tôi xin đan cử một thí dụ:

Một ngày kia khi đến Melbourne bên Australia, Mẹ Têrêsa Calcutta đã đến thăm một người nghèo không ai biết đến. Người này sống trong một căn phòng rất tồi tệ, đồ đạc dơ bẩn ngổn ngang. Phòng không có cửa sổ mà cũng chẳng có lấy một bóng đèn.

Mẹ Têrêsa bắt tay vào việc thu dọn đồ đạc.

Ông gắt lên:

– Cứ để yên mọi thứ cho tôi.

Nhưng mẹ cứ tiếp tục. Sau khi mọi thứ đã ngăn nắp, mẹ tìm thấy một chiếc đèn trong góc phòng. Đèn bám đầy bụi bặm, chứng tỏ lâu lắm rồi không ai đụng đến. Mẹ lau chùi sạch sẽ rồi hỏi:

– Sao lâu nay ông không thắp đèn lên ?

– Thắp làm chi. Có ai đến thăm tôi đâu. Tôi đâu thấy mặt ai.

– Thế ông có hứa sẽ thắp đèn lên khi một nữ tu của tôi đến thăm ông không ?

– Vâng. Nếu tôi nghe có tiếng ai đến thì tôi sẽ thắp đèn lên.

Từ đó mỗi ngày hai nữ tu của mẹ Têrêsa đều đến thăm ông và giúp đỡ ông. Một hôm ông nói với một trong hai nữ tu ấy.

– Bây giờ tự tôi, tôi đã biết thu dọn phòng tôi rồi. Nhưng xin làm ơn về nói với nữ tu đầu tiên rằng: ngọn đèn mà bà đã thắp lên nay vẫn sáng.

Ngọn đèn Mẹ Têrêsa thắp lên cho ông cụ này nay vẫn sáng.

Vâng chúng ta hãy làm sáng lên trên thế giới hôm nay ánh sáng của tình thương, của tình người, của chân lý để ánh sáng ấy làm cho cuộc sống của con người trên thế giới hôm nay có thêm được những ý nghĩa cao đẹp và hạnh phúc hơn. Amen.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Suốt mấy tuần qua chúng ta đã được Giáo Hội giúp cho chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu: Gặp gỡ Chúa Giêsu trong máng cỏ Belem, gặp gỡ Chúa Giêsu bên bờ sông Giođan khi Chúa đến xin Gioan Tẩy Giả làm Phép Rửa cho Ngài.

Qua các lần gặp gỡ này, chúng ta đã được biết Chúa Giêsu là ai, Ngài được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian này để làm gì.

Hôm nay Tin Mừng thuật lại cho chúng ta về việc Chúa bắt đầu thì hành sứ vụ Thiên Chúa Cha trao phó.

A. Khi bắt đầu sứ vụ Chúa Cha trao phó chúng ta thấy Chúa Giêsu đã có hai hai chọn lựa rất quan trọng. Đây là những chọn lựa có tính toán cẩn thận vì nó quyết định cho sự thành bại trong công việc của Chúa. Nếu chúng con hỏi cha tại sao Chúa Giêsu phải làm thế thì cha có thể trả lời cho chúng con ngay: Tại vì Chúa phải thi hành sứ vụ Thiên Chúa Cha trao phó cho con người và giữa loài người cho nên Chúa cũng phải nghĩ đến những phương pháp của con người.  Vậy thì Chúa đã làm gì ? Qua bài Tin Mừng hôm nay chúng ta thấy, khi bắt đầu công việc rao giảng Tin Mừng

1. Trước hết Chúa Giêsu đã chọn cho mình một địa điểm. Địa điểm đó là miền Galilêa.

Chúng ta biết nước Do thái thời Chúa Giêsu có ba miền rõ rệt.

Miền Bắc có tên là Galilêa, miền Trung có tên là Samaria, miền Nam có tên là Giuđêa. Mỗi miền có những đặc tính riêng của nó giống như ở Việt Nam chúng ta vậy.

Nếu chúng con hỏi tại sao Chúa không chọn miền Giuđêa là miền quan trọng hơn vì có thủ đô Giêrusalem mà lại chọn Galilêa là miền đất mà người Do thái gọi là miền đất của dân ngoại ?

Nếu đọc kỹ Tin Mừng chúng con thấy Chúa thật khôn ngoan.

Chúa chọn miền Galilêa bởi vì đây là miền mà dân chúng ta có những đức tính rất đặc biệt. Họ sẵn sàng mở cửa đón nhận những ý niệm mới. Sử gia người Do Thái Giosephus nói về người Galilêa như thế này: “Bao giờ họ cũng thích đổi mới, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên họ cũng là những người hào hùng nhất”. Đặc tính bẩm sinh của người Galilêa khiến cho việc truyền giảng nơi họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với Chúa.

Hơn nữa Galilêa còn là một địa danh có những con đường lớn. Mọi con đường lớn của thế giới đều đi ngang qua Galilêa. Người ta thường nói: “Giuđêa không có đường đi đâu hết, còn Galilêa đi khắp nơi”. Giuđêa có thể dựng nên một hàng rào để chặn đứng những ảnh hưởng và tư tưởng ngoại bang, còn Galilêa không bao giờ làm được như vậy. Galilêa là miền dành cho những điều mới mẻ xâm nhập. Như vậy Chúa chọn Galilêa là rất hợp lý. Với Galilêa, Chúa thấy người ta sẽ dễ dàng đón nhận những lời rao giảng mới mẻ của Chúa hơn, đồng thời cũng với Galilêa những lời rao giảng của Chúa sẽ được loan truyền đi khắp nơi nhanh hơn. Chính vì thế mà Chúa đã chọn Galilêa. Cha có thể nói đó là một sự chọn lựa tuyệt vời.

2. Tiếp đến Chúa chọn những môn đệ.

Đây cũng là một chọn lựa quan trọng.

Chúng con thấy việc rao giảng Tin Mừng của Chúa là việc làm cho con người và vì con người. Chính vì thế mà Chúa không làm việc một mình. Chính vì là công việc cho con người và vì con người nên Chúa đã phải nghĩ đến cả một tương lai xa khi Chúa không còn ở trên trần gian này nữa. Chính vì thế mà Chúa phải chuẩn bị mọi sự để khi Chúa làm xong công việc của mình thì phải có người tiếp tục công việc của Chúa cho tới ngày tận thế.

Trong số những đến nghe Ngài rao giảng, Chúa Giêsu đã chú ý tới hai cặp anh em. Họ đều là những ngư phủ đang hành nghề trên biển Galilêa. Họ không phải là những học giả uyên bác, hoặc những người có ảnh hưởng lớn. Họ không giàu sang, không có địa vị trong xã hội. Họ không phải là những người nghèo mạt mà chỉ là những công nhân bình thường. Chúa Giêsu đã chọn lựa những người bình thường này. Và với những người như thế Ngài đã dùng họ để làm bất cứ công tác nào.

Nhiều học giả cho rằng sở dĩ Chúa chọn những ngư phủ lành nghề như vậy là vì họ có một số đức tính thật cần thiết để có thể trở thành những tay đánh lưới người cho Chúa như Chúa nói. Những người được Chúa chọn phải có những đức tính như một người chài lưới. Họ phải là những biết kiên nhẫn, Bền chí, can đảm biết nắm bắt thời cơ, biết dùng mồi thích hợp, quảng đại v…v…

Vâng Chúa Giêsu đã chọn lựa Galilêa là miền đất được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp nhận hạt giống Tin Mừng và cũng đã chọn người con người có phẩm chất đạo đức tốt để bắt đầu sứ vụ công khai của mình. Nói theo kiểu Đông phương chúng ta: quả là đã đủ mọi yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa…

B. Phần chúng ta, chúng ta cũng hãy làm môn đệ cho Chúa. Chẳng thiếu gì việc, cũng chẳng thiếu gì cách chúng ta có thể tiếp tục công việc của Chúa ngay trong xã hội  hôm nay. Cha xin đan cử một thí dụ:

Ngày nọ, một nhà truyền giáo bên Ấn Độ gặp một cụ già xin ngài ban phép rửa tội.

  • Thế cụ có biết đạo công giáo không ?
  • Không!-cụ già trả lời-.
  • Nhưng tại sao cụ lại muốn rửa tội ?

– Cha có biết Linh Mục Savériar không ? – cụ già lương dân hỏi -, Cha biết không, chính vị này đã dạy con, cách đây vài năm, một lời cầu nguyện, và ngài xin con hãy đọc mỗi ngày. Lời cầu nguyện như sau: “ Lạy Chúa con, Chúa đã tạo nên con! Xin Chúa tha cho con, nếu con đã xúc phạm đến Người, và xin chỉ cho con con đường dẫn đưa tới Người”. Con đã đọc lời nguyện này mỗi ngày. Bây giờ, con đã già, con không còn sống được bao lâu nữa, nhưng con muốn chết trong tôn giáo của Cha Savériar tốt lành.

– Cha Savériar có nói cho cụ thêm gì khác về đạo công giáo không ?- nhà truyền giáo hỏi-.

  • Không, không có gì cả!

Chính như thế mà hạt giống nhỏ bé đã được vị tông đồ nhiệt thành gieo xưa kia trong tâm hồn của một người lương nghèo khổ sau nhiều năm đã sinh hoa kết trái!

Theo bố cục của Tin Mừng thứ tư, đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu xuất hiện trước dân chúng. Vì dân chúng chưa biết Chúa, nên Gioan Tẩy giả đã giới thiệu về Chúa cho mọi người. Gioan đã giới thiệu Chúa bằng hai hình ảnh xem ra có vẻ tương phản với nhau: Ngài vừa là Người Con yêu quý của Thiên Chúa cao sang, vừa là Người Tôi Tớ khiêm tốn thấp hèn của Thiên Chúa. Nhìn thoáng qua thì chúng ta thấy như vậy nhưng nhìn thật sâu, thật kỹ thì chúng ta thấy hai hình ảnh trên không những không đối chọi mà ngược lại còn bổ túc và soi sáng cho nhau: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa cao sang nhưng cuộc sống của Ngài ở trần gian là cuộc sống như một Người Tôi Tớ, Người Tôi Tớ tuyệt hảo bởi vì Ngài là Con Thiên Chúa ở giữa loài người. Nói một cách thật ngắn gọn thì chúng ta thấy Chúa đã sống sự cao thượng của Ngài trong hoàn cảnh tầm thường; và trong hoàn cảnh tầm thường Ngài đã sống với tâm hồn cao thượng.

A. Chúa Giêsu là ai ?

1. Vâng Chúa Giêsu là một Thiên Chúa cao sang.

Điều này Gioan đã công khai làm chứng. Lời chứng của Gioan có một giá trị hết sức đặc biệt. Toàn bộ bài Tin mừng hôm nay nói lên điều đó. “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.

Vâng đúng như vậy, Chúa Giêsu là một Thiên Chúa cao sang: Đấng xóa bỏ tội trần gian, Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần, Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn. Có lẽ không còn từ nào nói về Chúa Giêsu cao hơn nữa.

2. Nhưng bên cạnh hình ảnh về một Chúa Giêsu là một Thiên Chúa cao sang chúng ta lại còn thấy Gioan nói về Chúa như một Con Chiên của Thiên Chúa. Gioan đã có ý muốn nói gì khi giới thiệu về Chúa như thế ?

Chúng ta biết Thành ngữ Chiên của Thiên Chúa là một thành ngữ hết sức kỳ diệu.

Chúng ta biết thời Cựu ước trong ngày lễ Đền tội, người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế đọc một danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó Tư Tế đặt tay trên đầu con dê, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào sa mạc. Con chiên ấy được gọi là con chiên gánh tội.

Khi Thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”, phải chăng ngài cũng có ý cho mọi người hiểu rằng Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi chúng ta.

Đức Giêsu gánh lấy và tha thứ tội lỗi chúng ta, như con chiên đã mang tội lỗi dân Do thái vào sa mạc. Thánh Gioan Tông Đồ cũng quả quyết: Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn cả tội lỗi cả thế gian nữa. (1Ga 2,2) Thánh Tông Đồ Phêrô còn nói rõ hơn: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. (1Pr 2,24). Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta đã thành thánh hết. Lý do là vì thân phận tội lỗi của chúng ta vẫn còn. Đức Giêsu muốn giúp chúng ta cải thiện thân phận ấy, dĩ nhiên là với sự hợp tác của chúng ta.

B. Chúng ta hợp tác thể nào ? 

Nói một cách thật vắn là chúng ta hãy sống như Chúa đã sống. Cuộc sống của Chúa là bài học và cũng là tấm gương cho chúng ta.

Chúng ta tự hỏi Chúa đã sống như thế nào ? Ngài đã sống sự cao thượng của Ngài trong hoàn cảnh tầm thường; và trong hoàn cảnh tầm thường Ngài đã sống với tâm hồn cao thượng.

Qua Tin Mừng chúng ta thấy mặc dầu là Thiên Chúa nhưng Chúa đã sống hoà mình với mọi người. Nhưng khi sống hòa mình với mọi người chúng ta thấy Ngài vẫn luôn giữ được phẩm giá của mình là Thiên Chúa. Xin được gửi đến anh chị em một bài thơ mà tác giả là Rabindranath Tagore, một nhà văn hào được cả loài người kính nể và yêu mến. Ông đã có rất nhiều cảm nghiệm sâu xa về Chúa Giêsu mặc dù ông không phải là một người có đạo. Đây là một bài thơ ông viết ra để để mô tả về cuộc đời của Chúa, một cuộc đời cao thượng trong hoàn cảnh tầm thường; và trong hoàn cảnh tầm thường Ngài vẫn giữ được tâm hồn cao thượng.

Sáng hôm nay, con được làm bạn đường cùng đi với Chúa về làng.

Con cử thắc mắc mãi: ở nhà quê thì có gì vui đâu mà lại đi tổ chức… du lịch ?

Vậy mà ngang qua một bờ đê, Chúa đã dừng lại để lội xuống ruộng, đón lấy tay cầy đằng sau con trâu gầy còm của một bác nông dân.

Rồi Chúa lại còn cùng tát nước với họ vào một mảnh ruộng khác đang khô nước.

Chúa làm một cách say mê vui vẻ trong khi nắng đã lên cao, trời nóng dần đến mức như đổ lửa…

Con cũng đành phải làm theo Chúa mà miệng thì cứ lẩm bẩm: đúng là đang đâu lại đi chuốc vào thân những vất vả cực nhọc! Rõ khổ!

Đến quá trưa, Chúa chia tay với những người dân cầy chất phác và vui tính sau khi uống một bát nước vối họ mời.

Chúa quay lại bảo con: “Nào, chúng mình về một khu ngoại thành đi!”

Con cứ ngỡ Chúa sẽ vào một quán nước có máy lạnh dành cho khách du lịch để nghỉ ngơi…

Vậy mà, vừa gặp một tốp thợ đang thi công một đoạn quốc lộ, Chúa lại đã ghé vào, xắn tay áo xin cùng làm với họ.

Chúa cũng xúc đá, cũng đội sọt cát trên vai hoặc lăn một thùng hắc ín đến lò nấu dã chiến bên vệ đường…

Cứ thế, vừa làm Chúa vừa trò chuyện thân tình với họ, mặc cho mồ hôi muối túa ra ướt đẫm lưng áo.

Con lại cũng đành phải làm theo Chúa, cố tình chọn một việc nhẹ nhất cho đỡ mệt, hơi sức đâu mà đánh liều với thứ công việc khổ sai như thế.

Xập tối Chúa chia tay với cánh thợ bộc trực và gân guốc sau khi rít một điếu thuốc rê với họ.

Chúa lại bảo con đi tiếp đến một thị trấn nhỏ gần đó.

Con cứ ngỡ phen này Chúa sẽ tìm một khách sạn để nghỉ ngơi và dùng cơm tối,

Đói bụng lắm rồi còn gì.

Thế mà khi ngang qua một vùng ven thị trấn, Chúa lại bảo con ghé vào thăm một làng phong.

Ở đây, Chúa đã ngồi xuống bên những bệnh nhân tật nguyền, xúc cơm đổ thuốc, lau mặt thay áo cho họ, mặc cho những vết thương lở loét của họ bốc lên mùi hôi tanh ghê sợ.

Chúa còn đến tận giường để an ủi nâng đỡ một cụ già đang hấp hối sau đời gánh chịu căn bệnh đau đớn cùng nỗi tủi nhục, bị con cháu và xã hội xua đuổi.

Con cũng đành phải làm theo Chúa, nhưng chỉ là phụ giúp giặt khăn rót nước hoặc lấy bông băng đưa cho Chúa…

Mãi đến khuya, Chúa mới chịu chia tay với những người phong cùi sau khi vuốt mắt cho cụ già vừa qua đời.

Về lại thành phố, con đang thầm lo: không biết Chúa còn định đi những đâu nữa đây, khổ quá đi mất!

Du lịch mà cứ như là một chuyến công tác xã hội từ thiện, biết vậy, hôm nay con đã chẳng nhận lời theo Chúa đi lang thang vạ vật như thế này…

Thế rồi, ngang qua một nguyện đường nhỏ bé của một dòng tu, Chúa bảo con: “Mình cùng vào cầu nguyện một chút nhé”

Con thở phào yên tâm.

Nhưng tối khuya thế này, ai mà mở cửa cho vào ?

Không ngờ Chúa dừng lại trước cánh cửa lớn nhà thờ, quỳ xuống thềm và bắt đầu cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha của Người: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha giấu không cho các người khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha… “

Đến lúc này thì con mới chợt hiểu tất cả để lặng lẽ quỳ xuống bên Chúa, lòng bật lên lời tâm nguyện:

“Con cố gắng cúi mình khiêm nhu, xuống dấu chân nơi Ngài dừng lại nhưng sâu hút vô ngần Ngài ơi, vẫn không sao chạm được…

Vâng sống như Chúa Giêsu là sống như thế: Cao cả trong những cái tầm thường nhưng tầm thường với một tâm hồn cao cả.

Xin được kết cũng bằng một bài thơ khác của Tagore.

Lạy Thiên Chúa, đây lời con cầu nguyện: Xin tận diệt, tận diệt trong tim con mọi biển lận tầm thường. Xin cho con sức mạnh thản nhiên để gánh chịu mọi buồn vui. Xin cho con sức mạnh hiên ngang để đem tình yêu gánh vác việc đời. Xin cho con sức mạnh ngoan cường để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó, hay cúi đầu khuất phục trước ngạo mạn, quyền uy. Xin cho con sức mạnh dẻo dai để nâng tâm hồn vươn lên khỏi ti tiện hằng ngày. Và cho con sức mạnh tràn trề để nâng mình theo ý Ngài luôn. Amen.

Chúng con thân mến,

Trong suốt mấy tuần lễ qua, chúng con đã được nghe nói nhiều về Chúa Giêsu. Nào là việc Chúa Giáng sinh làm người, các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa, nào là việc Chúa sống ở Nazareth. Hôm nay khi xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đời loan báo Tin Mừng thì Chúa Giêsu được thánh Gioan Tẩy Giả long trọng giới thiệu Chúa cho mọi người bằng những lời hết sức cao đẹp và trang trọng sau đây “Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian. Chính Người là Ðấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel, tôi đến làm phép rửa trong nước”. Và ông Gioan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Ðấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Ðấng Thiên Chúa tuyển chọn”.(Ga 1,29-33)

Thế chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu, được giới thiệu một cách trân trọng như thế để làm gì ? thì câu trả lời chúng con đã được nghe trong bài sách thánh thứ I trích từ sách Ngôn sứ Isaia: “Này Ta đặt Ngươi làm ánh sáng các dân tộc để ơn cứu độ của Ta tràn lan khắp địa cầu”.

Như vậy chúng con thấy, Chúa Giêsu đã không tự mình xuống thế … mà là được Thiên Chúa Cha sai Ngài xuống thế.

Vậy thì cha hỏi: Người được sai đi, cử đi là người làm theo ý muốn của ai ?

Chắc không phải của mình mà là của Người sai mình đi.

Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy rõ Chúa làm theo ý của Chúa Cha là Đấng sai Ngài mà ý của Đấng sai đã Ngài thì thật rõ ràng đó là đem Ơn Cứu độ xuống cho trần gian như lời Ngôn sứ cha đã nói trên.

Cha lấy một ví dụ, Dandolo là một chàng trai tuấn tú của thành Venise. Vì yếu thế thành Venise phải chịu lệ thuộc hoàng đế Bysance. Dandolo được cử tới Byzance để ký một hiệp ước. Hoàng đế Byzance trao cho chàng một bài luận mới đã được dọn sẵn để chàng ký. Dandolo đọc kỹ và người ta thấy nét mặt chàng có vẻ giận dữ và tái lại. Chàng nghĩ ký như thế này sẽ là nhục cho quê hương và mất hết danh dự của mình, cho nên chàng trẻ liền nói với Byzance

– Tôi không ký.

Hoàng đế bất mãn… nhưng sau cũng ôn tồn đưa ra những báu vật để dụ dỗ. Thấy báu vật, Dandolo bỉu môi khinh bỉ .

Hoàng đế tức giận liền đe dọa.

Dandolo chỉ cười.

Tức quá Hoàng đế la lên:

– Tên khốn nạn, nếu ngươi không làm theo ý ta, ta sẽ cho trói ngươi.

Dandolo làm thinh

Người ta đem sắt nung đỏ ép sát vào mi mắt chàng

Chàng làm thinh.

Thịt cháy khét

Chàng làm thinh

Sau khi bị hành quyết, Dandolo dõng dạc tuyên bố:

– Quê hương đã được giải cứu.

Tại sao Dandolo can đảm như thế. Tại vì chàng biết quê hương sai ông đi để làm vinh dự cho quê hương chứ không nhục mạ quê hương và quả thực ông đã thỏa mãn được mong mỏi của quê hương

Còn Chúa Giêsu thì như thế nào chúng con ?

Còn hơn thế nữa. Kinh Thánh đã nói về Ngài: “Này là Con Ta, Ta hài lòng vì con”.

Thiên Chúa Cha sai Chúa Giêsu xuống trần gian để đem ơn cứu độ cho trần gian. Ngặt một nỗi là Thiên Chúa Cha lại không muốn cho con của Người làm công việc đó trong dễ dãi… mà là trong đau khổ. Chúng con nhớ lại cảnh nơi vườn cây dầu: Khi phải đứng trước một thử thách quá lớn lao. Phải chết đau khổ để chuộc tội mang ơn cứu độ cho loài người – Sức yếu đuối của con người làm cho Chúa Giêsu cảm thấy sợ. Nhưng ý của Thiên Chúa Cha bao giờ cũng phải được tôn trọng.

– “Lạy Cha, nếu có thể được thì xin cất cho con chén này nhưng xin đừng theo ý con mà là ý của Cha”

ý của Chúa Cha không muốn mà muốn cho sẵn sàng đón nhận … trong cả một cái chết đau thương … còn hơn cái chết của Dandolo nhiều.

2. Nhưng Chúa Giêsu chết như vậy để làm gì chúng con ?

Đây chúng con nghe lời thánh Gioan tẩy giả (Ga 1,29- 34): Để xóa tội trần gian

Trong một Nhà thờ ở Tây Ban Nha, người ta tôn kính một cây Thánh Giá cổ xưa mà cánh tay phải của Chúa tách rời khỏi đinh. Cây Thánh Giá này có lịch sử như sau:

Ngày nọ, một tù nhân “gạo cội” đến xưng thú tội mình dưới chân Thánh Giá này với tất cả dấu hiệu của một sự thống hối chân thật, Cha giải tội do dự ban phép Giải Tội cho ông ta vì các tội của ông nhiều và nặng. Tội nhân cầu xin sự tha thứ.

– Tôi ban phép Giải Tội cho ông. -vị Linh mục nói-. Tuy nhiên ông không được tái phạm nữa nhé!

Tội nhân xin hứa và giữ lời hứa trong một thời gian. Nhưng rồi ông yếu đuối và sa ngã lại. Lòng thống hối thúc đẩy ông đến tòa Giải Tội. Vị Linh mục bảo ông:

– Lần này thì tôi không ban phép Giải Tội cho ông đâu!

– Con thống hối -Tội nhân đáp lời vị Linh mục- con rất chân thành xin đoan hứa với Cha, nhưng con yếu đuối. Xin hãy tha thứ, xin tha thứ cho con!

Cha Giải Tội tha thứ và nói thêm:

– Đây là lần cuối cùng đó nhé!

Một thời gian khá lâu sau đó, một phần do thói quen, một phần vì yếu đuối, ông ta lại rơi vào vòng tội lỗi.

– Bây giời thì dứt khoát -vị Linh mục bảo ông- Ông luôn rơi lại trong cùng một lỗi. Sự thống hối của ông không chân thành.

– Thưa Cha, con rất chân thành thống hối. Con sa ngã vì con yếu đuối. Con thẳng thắn, chân thực, nhưng con yếu đuối.

Vào chính lúc đó người ta nghe như có tiếng ai khóc. Tiếng động phát xuất từ cây Thánh Giá: Một cánh tay rời khỏi đinh, giơ lên và vạch trên đầu tội nhân dấu hiệu sự tha thứ, đồng thời có một tiếng nói: “Ngươi, ngươi không đổ máu ngươi cho nó!”

Con Thiên Chúa xuống trần gian. Con Thiên Chúa đã chết đề đền tội thay cho con người. Đấng tạo hóa chết để đền tội cho tạo vật. Việc này có cao cả và kỳ diệu không chúng con. Cha tưởng đây là một sự hy sinh quá cao cả loài người chẳng ai dám nghĩ tới thế mà Thiên Chúa vì yêu thương con người đã làm như thế.

Chúng ta phải cám ơn Chúa. Chúng ta xin Chúa cho chúng ta được sống trung tín với tình yêu của Ngài.

Tin mừng hôm nay nhắc tới ba dạng Phép rửa khác nhau:

1. Phép Rửa thứ nhất là Phép Rửa bằng nước. Đây là Phép Rửa của Gioan. Phép rửa của Gioan là Phép Rửa sám hối.

Đây là một dấu cho thấy dân chúng ăn năn tội lỗi của họ và muốn tẩy xóa nó đi.

Phép rửa này là bước đầu tiên trong một cuộc hành trình dài. Nó chỉ là một dấu hiệu, một khởi điểm.

Gioan đã làm sáng tỏ điều này khi ông nói: “Tôi làm phép rửa bằng nước để làm dấu hiệu cho thấy anh em đã ăn năn sám hối – Nhưng có một Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em bằng Thánh Linh và bằng Lửa. Ngài cao trọng hơn tôi. Tôi chẳng xứng đáng cúi xuống cởi dây dép cho Người” (Mt 3,11)

Nói một cách khác, theo Gioan thì Phép rửa của ông chỉ là chuẩn bị cho Phép rửa bằng Thánh Linh của Đức Giêsu. Vào cuối đời Chúa đã nói với các môn đệ như thế này: “Các con hãy đi đến với mọi người trên khắp thế gian, rao giảng cho họ về Nước Trời, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần (Mt 28,19).

2. Phép rửa thứ hai là phép rửa của Chúa Giêsu. Đây là Phép Rửa tái sinh. Phép rửa này ban cho người được rửa một đời sống mới. Thánh Phaolô đã giải thích về đời sống này cho những người vừa được rửa tội như sau: “Khi được rửa tội, anh em được an táng với Đức Kitô và trong phép rửa anh em cũng được sống lại với Đức Kitô. Anh em đã từng bị chết về mặt tâm linh nhưng giờ đây Thiên Chúa đã mang anh em đến nguồn sống cùng với Đức Kitô” (Cl 2,12-13)

Như vậy qua Phép Rửa này, Chúa Giêsu chia sẻ cho những người được rửa đời sống thần linh của Ngài. Điều này dẫn chúng ta đến phép rửa thứ ba: Phép rửa thánh Gioan làm cho Chúa Giêsu.

3. Phúc âm hôm nay mô tả thật rõ những sự kiện xảy ra khi Chúa Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa cho Ngài: “Bầu trời mở ra, rồi Thánh Thần hiện xuống rồi sau đó một giọng nói từ trời vọng xuống: Đây là Con yêu dấu của Ta. Con đẹp lòng Ta”

Nếu phải đặt cho phép rửa này một tên thì ta có thể gọi đây là phép rửa Mặc khải. Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta qua hình ảnh bầu trời, Thánh linh và giọng nói được vang ra.

a- Trước hết là hình ảnh bầu trời được mở ra.

Ngày xưa người Do thái tin rằng Thiên Chúa sống ở trên một góc trời nào đó bên trên bầu trời bao bọc trái đất như một bức chắn. Nếu Thiên Chúa muốn đi vào trái đất thì Thiên Chúa phải đi qua bức chắn này. Tiên tri Isaia cũng cùng một quan niệm như thế khi ông nói: “Xin Chúa hãy xé toang bầu trời ra và xuống cứu dân của Người (Is 64,1).

Hình ảnh bầu trời được mở ra có nghĩa là Thiên Chúa đã nghe lời cầu xin của nhà tiên tri và đã xuống thế gian. Như thế là một thời đại mới đã bắt đầu: thời đại Thiên Chúa xuống để cứu dân của Người.

b- Bước qua hình ảnh thứ hai: Thánh thần Chúa lượn quanh trên Đức Giêsu. Hình ảnh này thật giống với hình ảnh trong sách Sáng Thế Ký: “Thần khí Chúa bay lượn là đà trên mặt nước (St 1,2) vào lúc Chúa khởi đầu việc tạo dựng. Tại sao lại có một sự trùng hợp như thế. Đây không phải là ngẫu nhiên. Ở đây Thiên Chúa muốn nói với chúng ta: Thời đại mới mà Ngài xây dựng trên trần gian là một cuộc tạo dựng mới. Nói cách khác đây là một cuộc tái tạo lại trần gian.

c- Sau hết là việc Thiên Chúa xác nhận Chúa Giêsu là Con của Người: “Đây là Con yêu dấu của Ta (Mt 3,17). Qua lời xác nhận này Thiên Chúa muốn giới thiệu với con người về Chúa Giêsu như một “Adam mới”

Thánh Phaolô đã khai thác ý tưởng này rất hay như sau: “Con người đầu tiên tức Adam đã được tạo dựng nên như một vật sống. Còn Adam cuối cùng tức là Đức Giêsu là Thần ban sự sống… Adam thứ nhất đến từ đất – Adam thứ hai đến từ trời…..Như chúng ta đã mặc lấy hình ảnh người bởi đất mà ra (tức Adam thứ nhất) thế nào thì chúng ta cũng mặc lấy hình ảnh của người từ trời mà đến như thế. Người từ trời đây chính là Adam thứ 2, tức là Đức Giêsu (1Cor 15,45-49).

Như vậy thì ý tưởng đã rõ. Phép rửa Chúa Giêsu chịu là Phép rửa Mặc khải. Nó báo cho con người biết là một kỷ nguyên mới đã bắt đầu. Kỷ nguyên này là một cuộc tạo dựng mới với sự có mặt của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa như một Adam mới của nhân loại.

Như vậy là chúng ta đang được sống trong một kỷ nguyên mới trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Bởi thế, thánh Phaolô nói với chúng ta: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. (Cl 3,1-2)

“Sống đích thực của anh em là Đức Kitô và khi Ngài hiện ra thì anh em cũng được xuất hiện với Ngài để được cùng chia sẻ vinh quang với Ngài” (Cl 3,1-4).

Một hôm duyệt binh, vua Alexandre thấy một anh bộ đội có vẻ yếu ớt và mang một cây gươm rỉ sét, Ngài đứng lại và hỏi tên, hắn thưa mình là Alexandre.

Nghe nói, vua liền nổi giận, nhìn thẳng vào con người lười biếng đó và bảo:

– Mày một là phải đổi tên, hai là phải đổi tính nết.

Alexandre là một ông vua trẻ trung, can đảm, hoạt động mà tên lính của Alexandre thì như vậy vua coi là một điều xấu hổ.

Mang danh hiệu Kitô hữu, có đạo Đức Chúa Giêsu mà cách ăn ở không có gì giống Chúa, thì chỉ làm xấu cho đạo. Nhiều khi trong đời sống người có đạo còn thua kém người bên lương: ăn gian, nói dối, lỗi đức công bình, bác ái…

Xin được kết bằng lời của thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện (Ep 4,17.24).

Thiếu nhi chúng con yêu quí,
1. Thánh Matthêu vừa thuật lại cho chúng ta một câu chuyện hơi lạ. Chuyện Chúa Giêsu đến xin ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Ngài

Cha hỏi chúng con: Chúa Giêsu có cần phải làm như vậy không ?
Chắc chắn là không rồi.

Tại sao thì chúng con đã biết câu trả lời rồi. Phép Rửa của Gioan Tẩy Giả là Phép Rửa Sám Hối. Phép Rửa cần cho những người có tội. Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Chúa đâu có tội gì mà phải sám hối đâu.

Vậy thì tại sao Chúa lại đến với ông Gioan ngày hôm nay xin ông làm phép Rửa cho Ngài ?

Chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa làm lúc đó, chúng ta sẽ có câu trả lời. Lúc Gioan một mực can Chúa khi ông nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” thì Chúa đã trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,15)

Thế nào là giữ trọn Đức công chính ? Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo đoàn Rôma bảo được Thiên Chúa coi là công chính, không phải vì nghe biết Lề Luật, nhưng là vì tuân giữ Lề Luật (Rm 2,13) Vậy lề luật của Chúa Giêsu muốn tuân giữ ở đây là Lề Luật nào ? Thưa là Ý muốn của Thiên Chúa Cha, mà ý muốn của Thiên Chúa Cha khi cho Chúa Giêsu xuống trần gian là để cứu chuộc loài người là gì nếu không phải là quên đi địa vị của mình trở nên giống như mọi người để từ trong loài người Chúa thực hiện việc cứu chuộc ấy.

Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo đoàn Philipphê đã viết rất hay về vấn đề này: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế (Phil 2,5-7)

Cha kể cho chúng con câu chuyện vui này: Đây là câu chuyện tưởng tượng nhưng rất phù hợp với ý nghĩa ở đây: Một người kia bị rơi xuống hố tối tăm. Anh ta cố gắng leo lên, để ra khỏi cái hố, nhưng lại bị tụt xuống. Tình cờ Đức Khổng Tử đi qua, ngài nhìn xuống hố thấy anh bèn thương hại bảo:

– Thật tội nghiệp cho con, nếu con chịu khó nghe lời ta dạy bảo, thì con đâu có bị rơi xuống hố như vậy!

Nói rồi ngài lại tiếp tục bước đi. Sau đó Đức Phật Thích Ca đi tới. Ngài cũng nhìn xuống hố thấy anh và nói:

– Thật tội nghiệp con, con hãy tự cố gắng leo lên đi, nếu leo lên được ta sẽ cho đi theo ta.

Nói rồi Đức Phật lại tiếp tục bước đi.

Sau cùng Chúa Giêsu đi tới. Ngài nhìn xuống hố rồi nói:

– Thật tội nghiệp cho con.

Rồi Ngài nhảy xuống hố, nâng anh lên, và giúp cõng anh trên lưng đưa ra khỏi hố.

Đức Khổng Tử chỉ dạy điều hay lẽ phải, Đức Phật Thích Ca đã khám phá ra con đường giải thoát và kêu gọi hãy đi theo Ngài nhưng mỗi người hãy tự sức mình mà đi chứ Ngài không giúp đỡ được gì cả. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã sẵn sàng làm người, chịu đau khổ và chịu chết để cứu chuộc ta khỏi hố sâu tội lỗi.

Chúng ta hãy nhìn ngắm Ðức Giêsu bên bờ sông Giođan. Ngài đứng xếp hàng cùng với dân tộc của Ngài. Ngài trà trộn với những tội nhân muốn sám hối. Ngài chấp nhận dìm mình xuống cùng một dòng sông. Hỏi có ai nhận ra Ngài là Chiên Thiên Chúa, là Ðấng xóa tội trần gian không ?

Ðấng thánh thiện lại khiêm nhu đứng bên kẻ tội lỗi. Ðấng sẽ làm phép Rửa trong Thánh Thần nay lại xin được chịu phép rửa trong nước. Đó là một hành vi khiêm hạ tột cùng nhất là khi được dìm mình xuống nước trước mặt mọi người.

Hơn nữa khi nhìn Ðấng Cứu Ðộ cúi mình xin chịu phép rửa, Chúa cho chúng ta chúng ta hiểu thế nào là đồng hành và liên đới.

Ðồng hành với người khác đòi ta phải đi chậm lại.
Liên đới với người khác đòi ta phải nhỏ bé đi.
Ðồng hành đòi ta có chung một tâm tình với người khác.
Ðấng vô tội nếm được cái ray rứt của tội nhân và cảm được nỗi khát khao đổi đời của họ.
Ðức Giêsu đã đồng hành với con người cho đến chết.

Ngài đã chia sẻ thân phận của người nghèo, người khổ đau, người bị bỏ rơi, bị thất bại, bị kết án và cả thân phận khắc khoải của tội nhân.

Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm đồng hành.
Thiên Chúa làm người để hiểu được con người.
Ngài cúi xuống để nâng con người lên.
Chúa đồng hành và liên đới với con người để làm gương cho mọi người biết bắt chước noi theo.
Thế nhưng thử hỏi con người hôm nay đã biết sống với nhau như Chúa muốn chưa ?

Chúng con hãy nghe câu chuyện này:

Đây là câu chuyện do một nhật báo xuất bản tại Manila, đăng tải, một câu chuyện lạ đời nhưng có thật, do hãng UPI phổ biến. Đó là câu chuyện về ông hoàng: Mohamét Alfassi.

Ông có một nơi nghỉ mát rộng 02 ha nằm bên bờ Đại Tây Dương thuộc bang Florida, Hoa Kỳ. Khi hay tin có 12 con mèo của thành phố New Jersey bị chính quyền địa phương đem giết, ông hoàng này lên tiếng sẵn sàng nhận nuôi 12 con mèo đó. Thế là 12 con mèo được gởi bằng máy bay từ New Jersey xuống Miami, rồi được đưa về nơi nghỉ mát của ông. Ông này dành riêng cho chúng một căn phòng để sinh sống và một căn phòng khác gần bên để chúng được dạo chơi, nô đùa.

Hãng tin UPI, nhân dịp này có kể thêm một “thành tích” khác nữa của ông hoàng đối với những con mèo đó.

Vào năm 1986, ông đã dành trọn một ha đất tại nơi nghỉ mát của ông và bỏ ra hai triệu rưỡi để xây một nhà thương chăm sóc sức khỏe cho những con mèo được ông nuôi tại đây. Nhà thương mèo này được giao cho một bác sĩ thú y và một nhóm y tá coi sóc.

Chúng ta nghĩ gì về hành động của ông hoàng Mohamét Alfassi ?

Hiện trên thế giới có hàng chục triệu người không có nơi ăn chốn ở xứng đáng. Thế mà ông Hoàng này đã bỏ ra hàng triệu dollars để chăm sóc cho một lũ mèo. Phải chăng đây là những dấu chỉ cho thấy nền văn minh đang bắt đầu xuống dốc ? Bởi vì trong đó chỉ có những người nghĩ đến sở thích riêng của mình, không màng chi đến sự liên đới hoặc sự trợ giúp cho những người anh chị em.

Phải chăng đôi khi chúng ta cũng có hành động tương tự khi chúng ta quý trọng các của cải vật chất hơn những người anh chị em sống bên cạnh chúng ta đang cần chúng ta giúp đỡ, trợ lực ?

Khi Ðức Giêsu bước xuống sông Giođan để chịu phép rửa. Người đã xuống chỗ thấp nhất không chỉ về chiều sâu theo không gian địa lý, mà còn về chiều sâu tâm lý xã hội. Bước xuống để Gioan Baotixita làm phép rửa, Ðức Giêsu đã hòa mình vào dòng người tội lỗi cần thống hối ăn năn. Tuy đến để cứu độ người tội lỗi, nhưng Ðức Giêsu không cho mình cái quyền đứng trên kẻ tội lỗi. Người đã hạ mình xuống ngang hàng với họ, liên đới với họ và trở nên anh em của họ.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân cao cả này. Amen.

Hôm nay chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh.

Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe nói cho chúng ta biết khi Chúa Giêsu giáng sinh trong hang đá Belem thì có một ngôi sao lạ xuất hiện trên bầu trời.

Hẳn là đã có nhiều người thấy ánh sao lạ đó, nhưng tại sao chỉ có mấy đạo sĩ đã nhận ra đó là “tín hiệu” loan báo Chúa Cứu thế giáng sinh.

Con trẻ sinh ở Bêlem hẳn nhiều người đã thấy hoặc đã biết, nhưng sao chỉ có mấy đạo sĩ nhận ra rằng trẻ sơ sinh đó chính là Con Thiên Chúa làm người. Bởi thế họ quỳ xuống dâng lễ vật và thờ lạy. Tại sao thế?

1. Kẻ Thấy Người Không

Đứng trước cùng một sự kiện mà có kẻ thấy người không, kẻ tìm ra ý nghĩa người không. Vậy thì làm sao mà cắt nghĩa được sự khác biệt đó?

Nguyên nhân gây ra khác biệt là do một bên nhìn bằng con mắt thường một bên nhìn bằng đức tin. Bên nhìn bằng con mắt thường thì chỉ thấy những việc thông thường, còn bên nhìn bằng con mắt đức tin thì nhờ đức tin mà khám phá ra được thực chất và ý nghĩa ở bên trong.

Một buổi trưa hè nóng bức, thánh Phanxicô Assisi sau khi đi đường mệt nhọc đã tìm được một chỗ nghỉ chân rất thoải mái. Chỗ đó là dưới một gốc cây có tàng lá che mát, bên dưới là một dòng nước trong lành mát rượi. Thánh nhân rửa tay rửa mặt xong xuôi rồi ngả mình dưới tàn lá. Bỗng dưng người bật khóc. Vì người nghĩ từ không biết bao đời, Chúa đã biết hôm nay mình đến đây, Chúa biết mình mệt, cho nên Chúa đã đặt sẵn ở đây một bóng mát và một dòng suối để cho mình nghỉ ngơi.

Cái nhìn của bậc thánh nhân đã nhận ra những điều mà người phàm không bao giờ thấy được.

Sự vật thay đổi diện mạo và ý nghĩa tùy theo cách nhìn và mức độ quan sát của mỗi người. Cùng một giọt máu nếu nhìn bằng mắt thường thì chỉ thấy màu đỏ, còn quan sát bằng kính hiển vi thì có thể đếm được hồng cầu và bạch cầu. Đức tin cũng giống như một thứ kính hiển vi. Nó giúp cho người ta thấy rõ hơn, lớn hơn, thật hơn. Bởi thế đức tin là một sự khám phá, một cái nhìn tinh tế theo chiều sâu, một thứ ánh sáng cực mạnh dọi vào sự vật giúp ta nhìn thấy tận bên trong. Chính vì các đạo sĩ có lòng tin nên đã nhận ra Con Thiên Chúa trong khi những người khác chỉ thấy một trẻ thơ.

2. Kinh Nghiệm Nội Giới

Vậy thì đức tin có phải là cái gì hoàn toàn chủ quan không? Người tin có phải chỉ là một người bị ám ảnh bởi một đối tượng do chính mình tưởng tượng ra?

Đức tin thật ra không hoàn toàn khách quan mà cũng không hoàn toàn chủ quan.

Không hoàn toàn khách quan vì những điều người tín hữu tin không thế cân, đong, đo, đếm được. Không thể chứng minh bằng lý luận như một bài toán hay một định luật khoa học, không thế viết thành công thức đưa vào máy điện toán để kiểm chứng. Tin là một xác tín cá nhân chỉ chắc chắn cho chính người tin.

Nhưng đức tin cũng không hoàn toàn chủ quan vì không phải chỉ có một người tin nhưng hằng bao nhiêu tỷ người thuộc các thế hệ cùng tin. Và những người tin này đều lành mạnh, tỉnh táo, sáng suốt, trong đó có biết bao nhiêu nhà bác học hàng đầu của thế giới. Ở thế kỷ XIX, trong số 432 nhà bác học lớn đã có tới 357 Kitô hữu.

Thực ra đức tin là một thứ kinh nghiệm nội giới độc đáo có tính riêng tư. Kinh nghiệm này, mình thấy rõ, thấy thật, mình cảm nghiệm được, nhưng hầu như không thể truyền đạt giải thích cho người khác, chỉ mình mình biết.

Trong lãnh vực tôn giáo, mỗi người phải cảm nghiệm cho mình bằng tâm hồn. Tự chúng, những thực tại tôn giáo không thế chứng minh được, lý lẽ nào cũng chỉ là gợi ý có tính thuyết phục tương đối. Vì thế mới cần đến chứng tá đời sống. Chính đời sống sẽ biện minh cho những gì không thế giải trình bằng lý luận.

Đức tin cũng giống như cảm hứng và cái nhìn của nghệ sĩ. Nghệ sĩ hơn người ở chỗ cảm thấy cái đẹp, nhìn thấy cái đẹp, nhận diện được cái đẹp ở những nơi, vào những lúc mà người thường chẳng thấy gì cả. Không thể nói người nghệ sĩ bịa đặt ra một cái gì thực ra không có, nhưng phải nhìn nhận rằng tâm hồn không có tính nghệ sĩ là tâm hồn thiếu nhạy bén. Người có đức tin giống nghệ sĩ ở chỗ tâm hồn cởi mở, nhạy cảm nên nắm bắt, lĩnh hội được cái vô hình. Tâm hồn người tín hữu bắt trúng tần số.

M. Toliver một nhà truyền giáo ở miền Tây Trung Hoa có lần gặp hai viên chức cao cấp đồng thời cũng là những Kitô hữu nhiệt thành. Một trong hai người kể rằng: trong một cuộc oanh kích, ông ta, bà vợ và đứa con gái nhỏ 6 tuổi không tìm được nơi trú ẩn, nên phải nấp dưới gầm bàn ăn. Bom nổ ngay bên, nên họ chỉ còn biết cúi đầu cầu nguyện. Khi qua cơn nguy biến, đứa bé nhìn lên thấy ảnh Chúa Giêsu, em nói:

– Ba ơi, Chúa Giêsu là nơi trú ẩn an toàn nhất, phải không ba?

3. Lòng Thành Và Ơn Thánh    

Nhưng thử hỏi bởi đâu người có đức tin lại có một cái nhìn thấu suốt như vậy? Có điều kiện nào để con người có thể có được một đức tin trong sáng như thế hay không?

Thưa có. Đó là sự thành tâm thiện chí, sự ngay thật khiêm tốn trong tâm hồn. Thiếu những điều kiện đó đức tin khó có thể nảy sinh.

Tuy nhiên dầu có tất cả những điều đó cũng vẫn chưa đủ. Còn cần có tác động của Thiên Chúa trong tâm hồn. Nguồn mạch chính của đức tin là ơn Chúa. Đức tin trước hết là một hồng ân.

Chúng ta tin. Nhưng chính Thiên Chúa làm cho chúng ta có thể tin. Chính Ngài mở lòng mở trí chúng ta để chúng ta thấy và hiểu. Đức tin là một cuộc hiển linh: Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta được thấy Ngài. Chính Ngài rọi ánh sáng vào lòng chúng ta và rọi ánh sáng trên mọi sự để chúng ta có thể thấy. Lời thánh vịnh 39 thật có ý nghĩa: Trong ánh sáng của Chúa chúng con nhìn thấy ánh sáng”. Mọi ánh sáng đều bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.

Như vậy người tín hữu là người đã nhận được ánh sáng của Thiên Chúa và nhìn thấy mọi sự trong và nhờ ánh sáng của Thiên Chúa.

Cũng như các đạo sĩ, người tín hữu đã được Thiên Chúa mở lòng mở trí, đã bắt được ánh sáng của Thiên Chúa, đã được đưa vào thế giới mới của Ngài. Phải gọi ơn này là gì? Gọi là ơn trời biển thì cũng chưa nói được gì về cái phúc của mình. Hãy tri ân và đừng bao giờ coi thường phúc đó. Trái lại hãy sống trọn niềm tin của mình, thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống giống như các đạo sĩ. Sau khi khám phá ra Chúa, cuộc đời họ đã biến đổi hoàn toàn và cuộc sống của có thật nhiều niềm vui.

Ernest Gordon có viết một quyển sách tựa đề “Ngang qua thung lũng sông Kwai”, trong đó ông trích dẫn một mẩu chuyện có thật xảy ra tại một trại tù binh Nhật bổn dọc bờ sông Kwai trong thế chiến thứ hai. nơi đây 12 ngàn tù binh đã bị chết vì bệnh tật và bị đối xử tàn tệ trong khi họ phải xây dựng một tuyến đường xe lửa.

Đám đàn ông bị cưỡng bức lao động dưới cơn nóng đôi khi lên đến 49oC. Đầu trần, chân đất họ vác từng thúng đất đá trên vai để xây cho xong toàn bộ tuyến đường. Họ chỉ mặc mỗi manh áo rách và nằm ngủ trên mặt đất không chăn chiếu. Thế nhưng kẻ thù khủng khiếp nhất đối với họ không phải là đám lính Nhật hay cuộc sống gian khổ mà lại là chính bản thân họ.

Theo lời kể của Gordon, vì quá sợ tụi lính Nhật, nên đám tù nhân đã bị mắc chứng hoang tưởng. Họ lấy luật rừng cư xử với nhau. Đám lính gác cười nhạo khi nhìn thấy những người lính từng kiêu hãnh biết bao giờ đây đang phá hoại lẫn nhau.

Thế rồi một điều khó tin đã xảy ra. Hai tù nhân nọ tổ chức cho các bạn tù thành lập những nhóm học hỏi Thánh kinh. Và qua việc học hỏi Thánh Kinh, dần dà đám tù nhân khám phá ra Chúa Giêsu đang sống d0ộng giữa họ, vì Ngài đã từng không có chỗ gác đầu vào ban đêm, Ngài đã từng chịu đói khát, Ngài từng bị phản bội, từng nếm roi vọt trên lưng như họ.

Thế là tất cả những gì liên quan đến Chúa Giêsu, về con người của Ngài, về những gì Ngài nói, những gì Ngài làm bắt đầu mang đầy ý nghĩa và trở nên sống động đối với họ. Đám tù không còn cho rằng họ là những nạn nhân của một tấm bi kịch độc ác nữa; họ không còn chỉ điểm, không còn phá hoại lẫn nhau nữa. Họ biểu lộ sự hoán cải rõ rệt nhất trong những lời cầu nguyện. Họ bắt đầu cầu nguyện cho nhau nhiều hơn cho chính mình, nếu có xin gì cho riêng mình thì họ chỉ xin được nới lỏng tự do để đến bên nhau. Dần dà, cả trại đã được biến đổi, đến nỗi không phải chỉ đám lính Nhật mà cả các tù binh ấy cũng phải ngạc nhiên.