GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô

109. Thành ngữ chaírei epÌ te adikía có liên quan tới một tính tiêu cực ẩn sâu trong lòng người ta. Đó là thái độ độc ác của những người vui mừng khi thấy người khác phải chịu đựng sự bất công. Cụm từ sygchaírei te aletheía diễn tả điều ngược lại, có nghĩa là “vui mừng khi thấy điều chân thật. Nói cách khác, chúng ta vui mừng về điều tốt lành của người khác khi chúng ta thấy phẩm giá của họ và trân trọng các khả năng và các việc tốt của họ. Điều này là không thể đối với những ai luôn luôn so kè và ganh đua, ngay cả với vợ hay chồng mình, để rồi vui mừng trong lòng trước những thất bại của người ấy.

5 Phút Lời Chúa Mỗi Ngày: Phi-la-tô hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 18,37)

Suy niệm: Đức Giê-su khẳng định: mục đích Ngài đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Sự thật nào? – Sự thật là Ngài, vốn là Thiên Chúa, nhưng chấp nhận nhập thể làm người, sống kiếp người như bao người (ngoại trừ tội lỗi), chết dưới bàn tay con người, nhưng rồi sẽ sống lại. Sự thật ấy mình chứng rằng thế gian chuộng bóng tối hơn ánh sáng (Ga 3,16); dù vậy, Đức Giê-su vẫn một mực gắn bó với thế gian, bởi Ngài đến tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất (Lc 19,10). Sự thật ấy không nhằm tố cáo thế gian bội nghĩa, cho bằng minh chứng Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi dám trao ban chính Con Một của mình (Ga 3,16). Tình yêu ấy là THẬT. Vấn đề con người có nhìn nhận sự thật ấy để được thuộc về sự thật hay không?

Mời Bạn: Mặc dù là Vua, nhưng Đức Ki-tô không ép ai thừa nhận, Ngài chỉ mời gọi: “Ai đứng về sự thật thì nghe tiếng tôi”. Như thế, để thuộc về Vương quốc của Ngài, không phải cứ kêu lên “lạy Chúa” hay “tâu Vua” mà là đứng về phía sự thật. “Sự thật” ấy là tiếp tục diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho thế gian, và phải diễn tả cách trung thực như Vua Ki-tô: “Ai thấy Thây là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9)

Sống Lời Chúa: Sự thật mà Vua Ki-tô muốn chúng ta làm cho sáng tỏ là “Hãy yêu thương nhau như Thây đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Cầu nguyện: Lạy Vua Ki-tô, xin ban Thần Khí dẫn chúng con đến sự thật toàn vẹn. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. Đaminh Phạm Khắc Duy – Lm. Phêrô Ngô Lập Quốc – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 25/11 – 01/12

  • Chúa nhật, 25/11: CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN. ĐỨC KI TÔ VUA VŨ TRỤ. Lễ trọng
  • Thứ hai, 26/11:
  • Thứ ba, 27/11:
  • Thứ tư, 28/11:
  • Thứ năm, 29/11:
  • Thứ sáu, 30/11;Thánh AN-RÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính
  • Thứ bảy, 01/12: Thứ bảy đầu tháng

Thông báo: Tuần 25/11 – 01/12/2018

Số tiền anh chị em giúp cho giáo điểm truyền giáo Doi Lầu & An Nghĩa được 300 triệu đồng. Xin cảm ơn sự quảng đại của anh chị em.

LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

Trong cuộc đời Chúa Giêsu, biến cố thể hiện vương quyền của Chúa Giêsu là biến cố Chúa lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa Cha trong vinh quang. “Mọi quyền hành trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ta”. Đó là lời quả quyết của Chúa Kitô Phục Sinh trước khi sai các Tông Đồ ra đi rao giảng Tìn Mừng cho mọi tạo vật, Như vậy, ngày lễ Chúa Thăng Thiên có thể nói là ngày mừng kính vương quyền của Chúa Giêsu Kitô một cách phù hợp hơn cả. Thế nhưng tại sao Giáo Hội lại mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ?

Năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Thiên Chúa và cuối cùng trở về với Ngài. Thiên Chúa là khởi đầu và là cuối cùng của lịch sử. Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc lại giây phút chấm dứt, giây phút vũ trụ đạt đến cùng đích tột cùng là Thiên Chúa, giây phút Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang. Trong viễn cảnh này thật là điều thích hợp cho việc Giáo Hội mời gọi con cái mình chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Ngài đã nhập thể làm người trong một lịch sử dân tộc, cụ thể để thiết lập Nước Thiên Chúa trong lịch sử con người, và kể từ giây phút đó, Nước Thiên Chúa luôn luôn được phát triển, được lan rộng, cho đến mức thành toàn cuối cùng khi Chúa Giêsu Kitô ngự đến và đưa tất cả về cùng Thiên Chúa Cha.

Chúa Giêsu Kitô là Vua không những vì Ngài đã sinh ra làm người, thuộc dòng dõi vua Đavid, mà hơn nữa vì Ngài là Con Thiên Chúa, mọi sự nhờ Ngài mà được hiện hữu sinh động. Nhưng trớ trêu thay, Chúa Giêsu Kitô không thiết lập vương quốc của Ngài như một vương quốc phàm trần và bằng những phương tiện phàm trần như chiến tranh, chiếm đoạt bằng sức mạnh bạo lực. Không, nước Thiên Chủa được Chủa Giêsu thiết lập một cách kỳ diệu bằng một hành động hy sinh cao cả trên thập giá, tột đỉnh của cuộc đời của Chúa trên trần gian để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Chúa Giê-su là vua khi Người bị treo lên thập giá. Thiên Chúa đã dùng hành động bêu xấu của quan Philatô khi quan này cho khắc ghi trên thập giá Chúa dòng chữ: “Đây là Vua dân Do Thái”. Thiên Chúa đã muốn dùng hành động bêu xấu này như muốn nhắc nhở con người, để mặc khải cho con người một sự thật không thể chối bỏ được rằng: Chúa Giê-su Ki-tô là Vua. Ngài trổi vượt lên trên mọi người không những vì Ngài là Con Thiên Chúa làm người, mà vì Ngài đã thực hiện một hành động cao cả tuyệt vời: hy sinh mạng sống mình vì yêu thương con người để cứu rỗi con người.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

“Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy. Là chúng con yêu thương nhau”. (Ga 13, 35)

Dấu chỉ mà Chúa Giêsu muốn nhắc đến ở đây là dấu chỉ của sự yêu thương. Không có yêu thương, con người sẽ chết trong tội lỗi.

Bàn tay mang dấu đinh của Chúa Giêsu là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Bàn tay phía dưới vừa là bệ đỡ vững chắc cho gia đình vững vàng trước sóng gió, nâng đỡ bảo bọc gia đình trong tình yêu nồng nàn của Chúa. Dấu đinh tình yêu này nhắc nhớ mỗi gia đình cũng phải hy sinh, quên mình, và yêu thương.

Trái tim được gắn kết từ hai ngọn sóng diễn tả chiều kích sâu xa của tình yêu. Ngọn sóng là hiện thân của những gian nguy, bất trắc trong cuộc sống gia đình luôn ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng với lòng tín thác vào Thiên Chúa là tình yêu, sóng gió sẽ tan biến, đức tin sẽ trở thành nguồn trợ lực dẫn đưa gia đình vượt qua mọi khó nguy để đến được bến bờ an vui, gắn kết mỗi thành viên nên hiệp nhất trong trái tim yêu thương tuyệt hảo.

Gia đình chính là nơi bắt đầu cho một tình yêu. Hình ảnh Gia đình hướng đến Thánh giá được phác họa như chính lời tuyên thệ năm xưa của đôi hôn phối trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh. Đồng thời, hình ảnh này thúc đẩy các Gia đình Công giáo đang sống trong đau khổ, chạy đến với Tình Yêu cứu độ từ Thánh giá Chúa Giêsu để được nâng đỡ và chữa lành.

Hình ảnh Thánh giá được đặt ở đỉnh cao diễn tả Hội Thánh là chứng từ Tình Yêu của Thiên Chúa giữa cuộc đời. Chim bồ câu diễn tả sự hiện diện sống động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống và đảm bảo sự đồng hành thiết thân của Hội thánh với Gia đình. Hội thánh được khai sinh từ tình yêu Thiên Chúa, vì thế các Gia đình Công Giáo cần trở thành chứng nhân tình yêu trong cuộc sống.

Màu sắc chủ đạo được thể hiện là sắc đỏ nồng cháy của lửa. Đó là ngọn lửa tình yêu, xuất phát từ trái tim yêu thương của Thiên Chúa dành cho các Gia đình. Màu vàng của Thánh giá là dấu chỉ mời gọi các Gia đình phải sống trọn vẹn bí tích hôn nhân. Màu trắng tinh khôi thúc đẩy tình yêu thuần chất, biết vượt thắng cám dỗ, biết tha thứ, hoán cải và khao khát được chữa lành. Ba màu sắc này được phối quyện để khắc họa thông điệp gửi gắm đến các gia đình đang đau khổ.

Nguồn: TGP Sài Gòn

WGPSG — “Chỉ có tình yêu đích thực mới là cái nôi an toàn cho giáo dục, giáo dục trong gia đình cũng như giáo dục ở học đường”.

Đó là lời chia sẻ của Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục TGP Sàigòn – chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 95 năm thành lập Trường Lasan Đức Minh, diễn ra vào lúc 10g30 sáng Chúa nhật 18/11/2018 tại nhà thờ Tân Định. Đồng tế với ngài có cha Chánh xứ Tân Định Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, cha Felix Nguyễn Văn Thiện, cựu học sinh Đức Minh, và cha khách: Giuse Nguyễn Văn Khiêm, phụ trách giáo xứ Doi Lầu, hạt Xóm Chiếu.

Mở đầu Thánh lễ, Đức cha Luy giới thiệu với cộng đoàn quý cha đồng tế với mình, trong đó có cha Felix Nguyễn Văn Thiện là cựu học sinh Đức Minh. Đức cha cũng giới thiệu 4 sư huynh Lasan, quý thầy cô, quý ân nhân, các cựu học sinh Lasan Đức Minh và các bạn cựu học sinh các Trường Lasan khác. Đức cha nói: “Chúng ta tất cả là anh em với nhau dưới mái trường của thánh tổ phụ Gioan Lasan, giờ đây chúng ta lắng đọng tâm hồn để bước vào Thánh lễ”.

Đến phần giảng lễ, để mở đầu, Đức cha Luy bộc bạch: Suốt quãng đời học sinh của mình, tôi đã học toàn ở các trường Lasan: Mossard, Taberd, Đức Minh, Trần Quốc Tuấn. Nhưng hôm nay chúng ta tụ họp nhau đây, không phải chỉ để mừng mừng tủi tủi giữa bạn bè thầy trò nhưng là để “Uống nước nhớ nguồn”. Cội nguồn đầu tiên là thánh tổ phụ Gioan Lasan với linh hứng là giáo dục trẻ em nghèo, chủ yếu là giáo dục về nhân bản và đức tin. Cội nguồn kế tiếp là các sư huynh Dòng Lasan, quý thầy cô. Nhưng thánh Gioan Lasan cũng được khởi hứng từ Cội Nguồn vĩ đại, đó là Đức Giêsu Kitô.

Đức cha chia sẻ tiếp: Khi xưa chúng ta đào tạo thanh thiếu niên trở thành những con người toàn diện, chẳng những về trí dục mà còn về đức dục, thể dục, tâm linh. Ngày nay người ta chỉ chú ý đào tạo về mặt tri thức thôi. Người ta chỉ cốt đào tạo sao cho học sinh sau này trở thành ông này bà nọ, còn việc đạo đức, tâm linh hầu như bị bỏ quên. Vì thế, suốt mấy chục năm qua, đạo đức xã hội suy đồi, việc giáo dục rơi vào 1 thảm trạng trầm trọng. Đó là kết quả của việc giáo dục tri thức mà không có đạo đức.

Trong Thánh lễ hôm nay, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta cùng với các thánh và thánh tổ phụ Gioan Lasan, quan thầy các nhà giáo dục, cầu xin Chúa tuôn tràn muôn ơn phúc xuống trên các vị lãnh đạo Việt Nam để các ngài thay đổi não trạng, xây dựng được 1 nền triết lý thật sự cho việc giáo dục đào tạo con người. Phải có 1 niềm tin, 1 chân lý hướng tới, thì mới xây dựng được triết lý đó.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhắc cho chúng ta nhớ nguồn chân lý ấy: Kẻ đã vì tình yêu mà đã chết và đã sống lại, Đức Giêsu Kitô. Chỉ có tình yêu đích thực mới là cái nôi an toàn cho giáo dục, giáo dục trong gia đình cũng như giáo dục ở học đường. Nôi an toàn, vì khi học trò lãnh nhận trong niềm tin tưởng, trong sự an toàn của tình yêu mến của thầy cô, của môi trường giáo dục, của bạn bè thì tất cả các kiến thức, các giá trị mới được truyền tải thật sự cho con người.

Thầy cô cũng là những vị thánh tử đạo vì đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho các học trò. Thầy cô cũng là cha mẹ do sự lan tỏa của tình yêu, yêu học trò như những đứa con của mình. Nhờ đó, sau này khi học trò lớn lên, ảnh hưởng của nền giáo dục đó, mới trở nên những con người biết quên mình để phục vụ đất nước, phục vụ mọi người. Đó chính là con đường mà Giáo hội hằng mong muốn.

Cuối lễ, anh đại diện cựu học sinh Lasan Đức Minh đã lên cám ơn và tặng hoa cho Đức cha, quý cha đồng tế. Anh cũng cám ơn quý sư huynh, thầy cô, ca đoàn Gloria và tất cả những ân nhân, quan khách, các cựu học sinh đã đến dự lễ đông đảo.

Kết thúc Thánh lễ, Đức cha, quý cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với các sư huynh và các cựu học sinh. Sau đó, mọi người lên lầu 3 dự tiệc sum họp vui tươi, hàn huyên rôm rả.

Tin: Hữu Lễ & Ảnh: Trần Văn
Nguồn: TGP Sài Gòn

GXTĐ – Trong quá khứ, các bậc cha ông chúng ta cùng những bước chân của những vị Thừa Sai đã gieo xuống mảnh đất này hạt giống đức tin, nay hạt giống ấy đã trỗi sinh kết quả nơi sự phát triển của giáo hội tại Việt Nam thân yêu.

Cùng với toàn thể giáo hội, hôm nay giáo xứ chúng ta long trọng cử hành Thánh lễ mừng kính các Thánh tử đạo Việt Nam. Thánh lễ được diễn ra vào lúc 16 giờ ngày 18/11/2018 do Cha Sở Phaolô Nguyễn Quốc Hưng chủ tế. Đây cũng là dịp ca đoàn Hương Chiều của giáo xứ mừng bổn mạng.

Chia sẻ trong bài giảng lễ, Thầy Sáu Đaminh đã cùng cộng đoàn nhắc nhớ nhau 3 điểm quan trọng của năm thánh đã được nêu trong thư công bố năm thánh của Hội đồng Giám Mục Việt Nam:
+ Thứ nhất, trong năm thánh chúng ta được mời gọi đi hành hương thăm viếng các thánh tích của Thánh tử đạo để được hưởng ơn toàn xá cùng với việc làm các việc bác ái tông đồ và việc sám hối hy sinh.
+ Thứ hai, cùng chiêm ngắm và học hỏi gương sống đức tin của các Thánh tử đạo Việt Nam để hiểu thêm về lịch sử hội thánh đồng thời thúc đẩy chúng ta noi gương giống như các ngài.
+ Thứ ba, năm thánh cũng nhằm nhắc nhở và thúc đẩy chúng ta sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay.

Điểm lại thư công bố của Hội đồng Giám Mục để qua đó, mỗi người chúng ta hãy kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình. Giờ đây, chúng ta hãy sẵn sàng để noi gương các Thánh tử đạo hy sinh vì Chúa và vì Tin Mừng bởi lời mời gọi theo chúa ở mọi thời đại vẫn luôn là như thế: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”.

Thật đáng tiếc nếu như năm thánh qua đi mà chúng ta không có một sự biến đổi nào, cũng như đức tin không được củng cố mạnh mẽ hơn, không yêu mến chúa hơn. Trong ngày hôm nay, chúng ta hãy để cho lời các Thánh tử đạo được vang lên hầu nhắc nhở và nâng đỡ đời sống đức tin của chúng ta.

Trước mặt quan huyện và sự lựa chọn giữa sống và chết, Thánh Giuse Lựu đã nói: “Đạo đã nhập vào xương tủy tôi, làm sao tôi có thể bỏ được” Hay Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh cũng nói rằng: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý. Nhưng linh hồn là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được”. Còn Thánh Emanuel Lê Văn Phụng thì nói với các con :”Con ơi hãy nhận lấy kỷ vật cha trao lại. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quý hơn vàng bạc bội phần” và còn rất nhiều những câu nói khác nữa mà các ngài đã cất lên một cách mạnh mẽ để tuyên xưng niềm tin của mình và làm chứng cho đức tin trước những thử thách gian nan. Máu các ngài đổ xuống đã gìn giữ và gieo trồng đức tin trên quê hương Việt Nam cho đến ngày hôm nay là những lời chứng xác thực cho Tin Mừng.

Đức tin là ơn Chúa ban, nhưng ơn ban ấy có thể lớn lên trong lòng giáo hội hay không là điều mà Thiên Chúa trao trách nhiệm cho mỗi người chúng ta. Các Thánh tử đạo Việt Nam đã hoàn thành trách nhiệm ấy cách xuất sắc và giờ đây đến lượt mỗi người chúng ta.

Mỗi người tự chịu trách nhiệm về đời sống đạo của mình, thế nhưng chính cách chúng ta sống đạo sẽ mang ảnh hưởng đến những người xung quanh. Làm sao người dân ngoại có thể tin Chúa khi chính chúng ta vẫn đang rất hời hợt và thậm chí thiếu cả đạo đức. Làm sao người ta có thể yêu mến Chúa khi chứng kiến những ích kỉ, nhỏ nhen và thiếu tình bác ái, huynh đệ nơi anh em không?

Qua gương của các vị Thánh tử đạo, chúng ta được mời gọi tử đạo mỗi ngày nếu dám từ bỏ cái tôi, từ bỏ những ý riêng của mình để sống theo ý Chúa và thực hành những lời dạy của Chúa.

Ngày hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta cũng chúc mừng, và cũng cầu nguyện thật nhiều cho ca đoàn Hương Chiều đã chọn các Thánh tử đạo Việt Nam là bổn mạng cho gia đình của mình. Xin cho ca đoàn Hương Chiều luôn dõi theo gương sống động và tử vì đạo của các Thánh giúp cộng đoàn đến gần với Chúa qua lời ca tiếng hát.

Xin các Thánh tử đạo Việt Nam luôn chuyển cầu cùng Chúa cho mỗi người chúng ta hầu mai này chúng ta được đứng trong hàng ngũ các ngài mà ca tụng và tôn vinh danh Chúa.

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô

108. Tất cả những điều này giả thiết rằng chính chúng ta đã có kinh nghiệm được Thiên Chúa tha thứ, được công chính hóa bởi ân sủng của Ngài chứ không bởi công trạng của chúng ta. Chúng ta đã kinh nghiệm một tình yêu đi trước mọi cố gắng của chính mình, một tình yêu luôn luôn mở cửa, thúc đẩy và khích lệ. Nếu chúng ta chấp nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa thì vô điều kiện, răng tình yêu của Chúa Cha không thể được mua hay bán, thì chúng ta sẽ có khả năng bày tỏ tình yêu vô hạn và tha thứ cho người khác ngay cả khi họ cư xử tệ hại với chúng ta. Nếu chẳng vậy, đời sống gia đình chúng ta sẽ không còn là một nơi của thông cảm, nâng đỡ và khích lệ nữa, mà thay vào đó sẽ là một nơi thường xuyên căng thắng và chỉ trích lẫn nhau.

5 Phút Lời Chúa Mỗi Ngày: Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mắt, còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Lc 9,24)

Suy niệm: Hình ảnh chàng trai trẻ trong “Chỉnh phụ ngâm” thật hào hùng:

“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao”

Thân nam nhi dám vì đại nghĩa là bảo vệ quê hương giống nòi, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng xông pha trận mạc nơi biên thuỳ, chết lấy da ngựa bọc thây, thế mới là người có chí khí, đáng mặt anh hùng hào kiệt. Thế thì các vị tử đạo, những người vì cái nghĩa lớn hơn, đó là làm chứng cho Đức Ki-tô, mà dám liều mạng sống mình, những người đó chẳng những đáng được tôn vinh mà còn được tưởng thưởng bội hậu: họ sẽ cứu được mạng sống mình và được sống hạnh phúc đời đời ở bên Thiên Chúa.

Mời bạn: Trước khi dám chết vì Đức Ki-tô, các vị tử đạo đã dám sống vì Ngài. Chết vì Đức Ki-tô thì chỉ có một lần. Nhưng “chết” từng ngày trong cuộc sống vì Đức Ki-tô, bạn có thể thể hiện mỗi ngày, bao lâu bạn còn sống trên đời này, mỗi lần một mới mẻ hơn và sâu sắc hơn. Cụ thể là hôm nay, ngay bây giờ, bạn làm gì để sống cho Đức Ki-tô, để làm chứng nhân cho Ngài?

Chia sẻ & Thảo luân trong nhóm: Thế nào là một hành vi làm chứng cho Đức Ki-tô?

Sống Lời Chúa: Làm thật tốt công việc bổn phận trong ngày hôm nay của bạn để làm chứng cho Đức Ki-tô.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tiếp tục công cuộc rao giảng Tin Mừng của các bậc tiền nhân, biết làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng đời sống tin yêu và phó thác, biết nói về Chúa cho đồng bào lương dân, biết cầu nguyện và hy sinh cho việc truyền giáo.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. Đaminh Phạm Khắc Duy – Lm. Phêrô Ngô Lập Quốc – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 18/11 – 24/11

  • Chúa nhật, 18/11: CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN. Kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.
  • Thứ hai, 19/11:
  • Thứ ba, 20/11:
  • Thứ tư, 21/11: Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ.
  • Thứ năm, 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
  • Thứ sáu, 23/11;Thánh Clêmentê 1, giáo hoàng, tử đạo. Thánh Côlumbanô, viện phụ.
  • Thứ bảy, 24/11: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam. Lễ trọng.

Thông báo: Tuần 18/11 – 24/11/2018

1. Bế mạc Năm Thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam:

+ Thánh lễ bế mạc tại các giáo xứ hay cộng đoàn có thể cử hành trước vào Chúa nhật 33 Thường niên, ngày 18/11/2018.
+ Thánh lễ bế mạc Năm Thánh chung của Giáo phận được cử hành lúc 8g30 ngày thứ Bảy 24/11/2018 tại Nhà thờ Chánh Tòa.

Xin anh chị em cùng dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng cho ca đoàn Hương Chiều nhân dịp mừng bồn mạng.

2. Thứ tư tuần này lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ, xin cộng đoàn cùng tham dự và cầu nguyện cho Hội Con Đức Mẹ nhân dịp mừng bổn mạng vào lúc 17 giờ 30.

3. Xin cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho ca đoàn Cecilia vào thứ năm tuần này. Thánh Lễ mừng bổn mạng cử hành lúc 17 giờ 30.

4. Số tiền anh chị em giúp cho Nhà Thờ Đức Bà được 46 triệu 200 ngàn đồng. Hôm nay xin giúp cho giáo điểm Doi Lầu. Xin cám ơn anh chị em.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

“Chính tại ngôi nhà thờ này, mỗi ngày dân Chúa tụ họp nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa, để dâng lên Chúa tâm tình phó thác và cậy trông”.

Trên đây là lời chia sẻ của Đức Giám quản Tông Toà (ĐGQ) Giuse Đỗ Mạnh Hùng trong Thánh lễ khánh thành và cung hiến Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi giáo xứ (Gx) Đông Quang, thuộc hạt Hóc Môn Tổng Giáo phận Sài Gòn. Chủ tế Thánh lễ là ĐGQ Giuse. Cùng đồng tế với ngài có : Lm. Ignatiô Hồ Văn Xuân- Tổng Đại diện Giáo phận; Lm. Giuse Vũ Minh Nghiệp- Đại diện Giám mục đặc trách linh mục; Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng- hạt trưởng hạt Hóc Môn; Lm. Giuse Phạm Đình Đại- chánh xứ Gx Đông Quang; quý linh mục trong giáo hạt Hóc Môn, quý linh mục trong Tổng Giáo phận. Tham dự Thánh lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý quan khách, cùng toàn thể giáo dân.

Đúng 9g00 nghi thức cung hiến Thánh đường bắt đầu. ĐGQ Giuse cắt băng khánh thành, mở khăn che bia đá lưu niệm. Ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ (HĐMV) giáo xứ trao chìa khóa cho ĐGQ Giuse, ĐGQ Giuse trao lại chìa khóa cho linh mục chánh xứ mở cửa nhà thờ. ĐGQ Giuse mời gọi cộng đoàn bước theo ngài tiến vào nhà thờ. Sau đó, ĐGQ Giuse làm phép nước và rảy Nước Thánh trên cộng đoàn, tường nhà thờ, bàn thờ.

Sau khi công bố Tin Mừng, ĐGQ Giuse chia sẻ: “Qua bao ngày vất vả, hôm nay Gx. Đông Quang vui mừng khánh thành ngôi nhà thờ mới. Niềm vui này là kết quả của sự hiệp nhất và yêu thương, là sự hy sinh từ các em thiếu nhi đến các cụ già, và quý ân nhân xa gần. Chúa đã nhìn thấy sự hy sinh đó, nên Ngài đã rộng ban cho giáo xứ sớm hoàn thành ngôi thánh đường khang trang này. Đây là dấu chỉ của tình yêu thương Chúa dành cho chúng ta. Chính Chúa cũng vui mừng và chúc phúc cho những ai đến đây để cầu nguyện, vì ngay tại ngôi nhà thờ này, mỗi ngày dân Chúa tụ họp nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa, để dâng lên Chúa tâm tình phó thác và cậy trông.”

Sau bài giảng lễ, ĐGQ Giuse cử hành nghi thức cung nghinh xương Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, Thánh Annê Lê Thị Thành, Thánh Đaminh Nguyễn Đức Mạo. Tiếp theo là nghi thức xức dầu, xông hương, thắp sáng bàn thờ và các tường xung quanh nhà thờ.

Sau hiệp lễ, ĐGQ Giuse xông hương Mình Thánh Chúa và rước Mình Thánh Chúa đến Nhà Tạm.

Tiếp theo, Lm. Giuse hạt trưởng hạt Hóc Môn công bố chứng thư cung hiến thánh đường và bàn thờ, sau đó ĐGQ Giuse công bố Phép lành Tòa Thánh.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Lm. Giuse chánh xứ có đôi lời cám ơn: “Tất cả là hồng ân. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho Gx chúng con có ngày hồng phúc hôm nay. Để Gx có được như ngày hôm nay, chúng con đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của cố Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, ĐGQ Giuse, Đức Hồng Y Gioan Baotixita, quý cha, 32 Gx đã cho Gx chúng con đến xin sự đóng góp của giáo dân, quý vị ân nhân xa gần. Đặc biệt Cha Tổng đại diện đã âm thầm giúp đỡ GX chúng con, Cha Giuse đại diện các linh mục đã động viên con trong lúc tinh thần con sa sút. Cám ơn HĐMV, các hội đoàn, giáo dân đã luôn kề vai sát cánh, mặc dù đôi lúc tôi đã có những lời nói làm quý vị phiền lòng, cám ơn các cấp chính quyền, các đơn vị thi công đã tận tụy trong công việc để công trình sớm hoàn thành. Xin hết lòng cám ơn và ghi sâu những ân tình này. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.”

Ông chủ tịch HĐMV Gx đại diện cộng đoàn cám ơn: “Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Mân Côi bổn mạng Gx, Chúa đã ban cho Gx chúng con có ngày hồng phúc hôm nay. Chúng con xin chân thành cám ơn quý Đức cha, quý cha, quý ân nhân đã đồng cảm và chia sẻ với chúng con trong việc xây dựng nhà Chúa. Chúng con xin hết lòng cám ơn. Ngược dòng thời gian vào năm:

– 1965 khoảng 45 gia đình đã tới ấp Bầu Nai, xã Đông Hưng Thuận, Hóc Môn thành lập họ đạo “Tân Lập” thuộc GX Lạc Quang, nhà thờ họ đạo được xây dựng bằng vách ván mái lợp tôn.

– 1968 nhà thờ được sửa lại tường xây, mái lợp tôn, nền xi măng.

– 1972 Cha Cố Rémy Bùi Bằng Hiến nhận bài sai về GX, họ đạo Tân Lập được tách khỏi GX Lạc Quang, thành lập GX Đông Quang. Cha cố Rémy là cha chánh xứ Tiên Khởi.

– 1988 Cha Vinh Sơn Bùi Quang Điện về thay cha Cố Rémy vì tuổi cao sức yếu.

– 1997 Cha Giuse Đinh Quang Thịnh về, cha đã gửi đơn lên chính quyền xin lại đất nghĩa trang Cây Sộp.

– 2004 Cha Đaminh Ngô Quang Tuyên về thay cha Giuse nghỉ hưu, nhà thờ cũ bị giải tỏa, nhà thờ mới được cất tạm trên khu đất nghĩa trang Cây Sộp.

– 2005 Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái về thay cha Đaminh do cha bị bịnh nặng.

– 2009 Cha Giuse Phạm Đình Đại về, cha quyết tâm trong việc thu hồi đất, 2012 GX đã chi 14 tỷ cho việc tranh chấp đất, 2014 Đức cố Giám mục Phaolo chủ tế Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, 2015 GX được cấp giấy phép xây dựng. Nhà thờ xây dựng trong 3 năm.

Vài lời cám ơn không thể kể hết công lao hình thành, xây dựng và phát triển Gx được như ngày hôm nay, chúng con xin tạc dạ nghi công. Chúng con luôn cầu nguyện cho quý cha đã đang phục vụ Gx, còn sống cũng như đã qua đời. Nguyện xin Chúa thương ban muôn hồng ân trên cuộc đời mục tử của các ngài.”

ĐGQ Giuse chia sẻ: “Xin chúc mừng gia đình Gx, xin cám ơn cha Tổng Đại diện, cha chánh xứ, cám ơn tất cả mọi người vì lợi ích của Giáo Hội đã giúp đỡ Gx. Xin Chúa tiếp tục đồng hành, nâng đỡ và bảo vệ Gx. Xin chúc mừng, cám ơn và cầu chúc.”

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 sau khi ĐGQ Giuse ban phép lành trọng thể cho toàn thể cộng đoàn.

Nguồn: TGP Sài Gòn

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô

107. Ngày nay chúng ta nhận ra rằng khả năng tha thứ người khác bao hàm kinh nghiệm giải phóng chính mình qua việc cảm thông và tha thứ cho chính mình. Thường các lỗi làm của chúng ta, hay những gì mà người thân yêu phê bình ta, có thể dẫn đến sự mất lòng tự trọng. Chúng ta trở nên xa lánh người khác, tránh né tình cảm và tỏ ra sợ hãi các mối tương quan liên vị của mình. Việc đổ lỗi cho người khác trở thành cách sai trái để trấn an mình. Chúng ta cần học biết đưa quá khứ đời mình vào lời cầu nguyện, để biết chấp nhận chính mình, biết cách sống với những hạn chế của mình, và thậm chí biết tha thứ cho chính mình, để có thể có cùng thái độ như vậy đối với người khác.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: Đức Giê-su nói: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.” (Mc 12,43)

Suy niêm: Cha McCarthy có kể câu chuyện Mẹ thánh tê-rê-xa lần kia được một người ăn xin tặng 30 xu là tất cả số tiền anh xin được trong ngày. Mẹ nói rằng với 30 xu, có lẽ mẹ chẳng mua được gì, nhưng nó trở nên quý giá gấp ngàn lần vì đã được làm với lòng yêu thương. Thiên Chúa không nhìn nơi tầm cỡ vĩ đại của công việc, mà là nhìn vào tình yêu thương qua đó công việc được hoàn thành. Cũng như người ăn xin trên đây, bà goá trong bài Tin Mừng hôm nay không đóng góp nhiều lắm xét về số lượng, nhưng xét theo chất lượng thì nhiều hơn ai hết. Vì sao vậy? Vì những món quà vật chất được định giá bằng tiền, nhưng những món quà của trái tìm được định giá bằng tình mến, bằng lòng hy sinh, bằng tâm tình vui lòng chịu mất mát, miễn sao nói được tâm tình của mình. Và bà goá này có được tất cả những tâm tình quý giá ấy.

Mời Bạn: Nhớ rằng càng dâng cho Chúa những món quà được bọc trong lớp áo xinh xắn là việc hy sinh những điều quý trọng của bạn như thời giờ, công sức… Chúa sẽ càng hài lòng về bạn. Bạn có tặng Chúa những món quà chất lượng cao không?

Chia sẻ: Tại sao những món quà dâng Chúa đòi ta phải hy sinh, từ bỏ là những món quả quý giá nhất?

Sống Lời Chúa: Tôi xét xem điều gì làm tôi khó hy sinh từ bỏ hơn cả. Lần này tôi quyết hy sinh điều đó như một món quà quý giá nhất dâng cho Chúa.

Cầu nguyên: Lạy Chúa Giê-su, bà goá này đã quảng đại dây Chúa tất cả, vì bà hoàn toàn phó thác nơi Chúa. Xin cho chúng con biết sống quảng đại với Chúa và phó thác nơi Ngài.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. Đaminh Phạm Khắc Duy – Lm. Phêrô Ngô Lập Quốc – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 11/11 — 17/11

  • Chúa nhật, 11/11: CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 12/11: Thánh Jôsaphat, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.
  • Thứ ba, 13/11:
  • Thứ tư, 14/11:
  • Thứ năm, 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
  • Thứ sáu, 16/11: Thánh nữ Margarita Scotland. Thánh Gertruđê, trinh nữ.
  • Thứ bảy, 17/11: Thánh nữ Êlisabeth Hungari. Lễ nhớ.

Thông báo: Tuần 11/11 – 17/11/2018

  1. Chúa nhật 18/11/2018 có Lễ kính trọng thể các Thánh tử đạo Việt Nam, xin anh chị em cũng cầu nguyện cho ca đoàn Hương Chiều nhân ngày bổn mạng. 
  2. Năm thánh kỷ niệm 30 năm ngày các Thánh tử đạo Việt Nam được tôn phong lên bậc hiển thánh sẽ kết thúc vào ngày 24/11 tới đây, xin anh chị em lưu ý để được lãnh nhận ơn toàn xá khi đi viếng các nơi hành hương được chỉ định. 
  3. Chúa nhật 18/11/2018 cũng là ngày Thế Giới người nghèo sẽ được Giáo Hội cử hành lần thứ hai với chủ đề “Người nghèo này kêu lên và Chúa lắng nghe họ”. Xin anh chị em cùng quan tâm chia sẻ. 
  4. Số tiền anh chị em giúp cho Đại Chủng Viện tuần trước được 41 triệu 600 nghìn đồng. Tuần này xin anh chị em giúp cho việc trùng tu nhà thờ Đức Bà.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Sứ điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế giới người nghèo lần II

VATICAN. ĐTC mời gọi toàn thể Giáo Hội cử hành Ngày Thế giới người nghèo năm nay trong niềm vui tìm lại khả năng ở cùng nhau và ngài mời các giáo sĩ tu sĩ coi ngày này như một cơ hội tái Truyền Giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố sáng 14-6-2018 tại Vatican, chuẩn bị cho Ngày Thế Giới người nghèo sẽ được cử hành lần thứ hai vào chúa nhật thứ 33 thường niên, 18-11 năm nay, với chủ đề “Người nghèo này kêu lên và Chúa lắng nghe họ”.

Trong sứ điệp, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy nghiêm túc xét mình xem mình có khả năng thực sự lắng nghe người nghèo hay không… Trong chiều hướng này, ”Ngày thế giới người nghèo muốn là một câu trả lời từ toàn Giáo Hội, rải rác khắp nơi trên thế giới, câu trả lời bé nhỏ cho những người nghèo thuộc mọi loại và mọi nơi, để họ khỏi nghĩ rằng tiếng kêu của họ rơi vào khoảng trống. Có lẽ câu trả lời của Giáo Hội chỉ là một giọt nước trong sa mạc nghèo khổ, nhưng câu trả lời ấy có thể là một dấu chỉ sự chia sẻ đối với những người đang ở trong tình trạng túng thiếu, để họ cảm thấy sự hiện diện tích cực của một người anh chị em”.

ĐTC nhận xét rằng trong Ngày Thế giới người nghèo lần đầu tiên cử hành hồi tháng 11 năm 2017, tại nhiều giáo phận người nghèo được mời dùng bữa, nhiều người tìm được bầu không khí ấm cúng của một gia đình, niềm vui của một bữa tiệc và tình liên đới của những người muốn chia sẻ bữa ăn với họ một cách đơn sơ và huynh đệ.. Năm nay và trong tương lai, tôi muốn điều ấy xảy ra và Ngày Thế Giới người nghèo được cử hành dưới dấu hiệu vui mừng vì tìm lại được khả năng ở với nhau, cầu nguyện chung với nhau và chia sẻ bữa ăn ngày chúa nhật”.

Sau cùng, ĐTC mời gọi các LM, LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong các giáo xứ, các hội đoàn và phong trào hãy làm cho câu trả lời của Giáo Hội cho tiếng kêu của người nghèo trở nên cụ thể, sống ngày này như một thời điểm ưu tiên của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, giúp chúng ta khám phá mỗi ngày vẻ đẹp của Tin Mừng. Chúng ta đừng để cơ hội ân phúc này rơi vào hư vô”.

Trong dịp Ngày thế giới các người nghèo lần thứ I năm ngoái, ĐTC đã mời hàng ngàn người dùng bữa với ngài tại Đại thính đường Phaolô 6, và ngàn ngàn người khác được mời dùng bữa một số trường ở Roma. Năm ngay, cũng sẽ tái diễn các hoạt động tương tự. 3 ngàn người nghèo sẽ dùng bữa với ĐTC tại Đại thính đường Phaolô 6 sau thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ 30 tại Đne thờ thánh Phêrô (Rei 14-6-2018)

G. Trần Đức Anh OP

WGPSG – “Lòng nhiệt tâm Nhà Chúa làm tôi phải thiệt thân”; Câu Thánh vịnh 69 này đã được linh mục (Lm.) Giuse Phạm Bá Lãm triển khai khi ngài giảng trong Thánh lễ cầu cho các linh hồn do Hội Các Bà Mẹ Công giáo (CBMCG) TGP Sài Gòn tổ chức vào lúc 17g30 chiều ngày 07/11/2018 tại nhà thờ Tân Định.

Chủ tế Thánh lễ là Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, Tổng Linh hướng Hội CBMCG. Đồng tế với ngài có Lm. Giuse Phạm Bá Lãm – linh hướng BMCG hạt Phú Thọ và Lm. Giuse Bùi Công Trác – Giám Đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse. Hiệp dâng Thánh lễ có đông đảo CBMCG trong trang phục áo trắng, khăn choàng xanh, và một số thân hữu.

Mở đầu Thánh lễ, Lm. chánh xứ giáo xứ Tân Định nêu lên ý cầu nguyện của Thánh lễ: cầu cho các linh hồn quý Đức cha: Phaolô Nguyễn Văn Bình, Phaolô Bùi Văn Đọc, Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giuse Vũ Duy Thống, Lm. Phaolô Nguyễn Văn Truyền, linh hướng tiên khởi, quý linh mục linh hướng, quý hội viên, các ân nhân của hội, toàn thể hội viên hội CBMCG đã qua đời và các ý lễ theo ý người xin (Trong bài giảng lễ, Lm. Giuse cũng bổ sung thêm vào danh sách các Đức cha cần nhớ để cầu nguyện: Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Đức giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm, Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận).

Trong phần giảng lễ, cha Giuse Phạm Bá Lãm kể 2 câu chuyện:

Câu chuyện 1: Cây chuối

Khi qua miền nam Cali, có người nói cứ thấy nhà nào có cây chuối thì đó là nhà người Việt Nam. Quả đúng vậy, người Việt Nam trồng chuối để nhớ về Việt Nam, nhớ đến ông bà tổ tiên. Việc này làm Lm. Giuse nhớ đến câu ca dao: Mẹ già như chuối chín cây – Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi. Nhưng thật ra, mấy bà sống lâu hơn mấy ông. Các ông cố thường đi trước, các bà cố ở lại chăm sóc đàn con cháu, âu cũng là sự quan phòng của Thiên Chúa.

Cây chuối còn có đặc điểm là mỗi cây chỉ sản sinh ra 1 buồng chuối. Khi mang buồng chuối nặng trĩu, cây chuối phải oằn xuống, rút hết sinh lực từ lòng đất để nuôi cho những trái chuối được lớn lên. Khi trái chuối bắt đầu chín là lúc cây chuối bắt đầu chết. Khi ta ăn trái chuối, ta cảm thấy ngon, ngọt nhưng không hay biết rằng, đó là kết tinh của cả 1 sự hy sinh.

Sau khi nhắc đến những vị mục tử cần đặc biệt cầu nguyện thêm, Lm Giuse nhấn mạnh: Các ngài như những cây chuối, oằn xuống và chấp nhận gục ngã, để sản sinh cho cõi đời này những trái chín ngọt ngon. Đúng như Thánh vịnh đã nói: “Lòng nhiệt tâm Nhà Chúa, làm tôi phải thiệt thân”. Chính sự thiệt thân đó đã làm cho chúng ta được sống.

Câu chuyện 2: Lời nhắn kỳ diệu

Trong 1 cuộc động đất, người ta tìm được thi thể của 1 bà mẹ đã dùng thân mình để che chở cho đứa con 3 tháng. Khi đem đứa bé lên, người ta thấy trong tấm mền quấn quanh đứa bé 1 chiếc điện thoại có lời nhắn: “Nếu con có thể sống sót, hãy nhớ rằng mẹ rất yêu con!”. Lm. Giuse bộc bạch: “Tất cả chúng ta đều là những người sống sót, vì biết bao nhiêu người đã ra đi trước chúng ta, để chúng ta được sống. Nhìn lên thánh giá, chúng ta cũng thấy điều kỳ diệu như vậy: Chúa Giêsu đã lấy thân mình để che chở, không phải 1 đứa bé 3 tháng tuổi nhưng là toàn thể nhân loại để chúng ta được sống và sống dồi dào. Và nếu quý ông quý bà mở điện thoại ra xem, thì sẽ thấy lời nhắn của Chúa Giêsu: Nếu con có thể sống sót, hãy nhớ rằng Cha rất yêu con”.

Cuối lễ, bà Maria Nguyễn Thị Ngọc, Hội trưởng CBMCG đã lên cám ơn và tặng quà cho quý cha. Riêng đối với Lm. Giuse Phạm Bá Lãm, bà đã sửa lại một câu ca dao để diễn tả lòng kính mến: “Cha già như chuối chín cây – Gió lay cha đừng rụng, con đầy tình thương!”. Bà cũng cám ơn ca đoàn các CBMCG Châu Bình thuộc hạt Thủ Đức, và tất cả quý hội viên hiện diện.

Sau khi cha chủ tế xướng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, 3 cha đã cùng ban phép lành toàn xá cho cộng đoàn hiện diện. Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan vì mọi người đã hoàn thành tốt việc dâng lễ cầu nguyện cho những người đã khuất trong tháng cầu nguyện, kính nhớ các linh hồn.

Tin: Hữu Lễ & Ảnh: Trần Văn
Nguồn: Tổng Giáo Phận Sài Gòn

GXTĐ – Chiều nay, Thứ Ba 06/11/2018 tại Giáo xứ Tân Định, Cha Sở Phaolô Nguyễn Quốc Hưng đã dâng Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho các Đức Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, Hội Đồng Mục Vụ các thời kỳ, ân nhân và các giáo dân đã qua đời. Cùng dâng thánh lễ với ngài còn có thầy sáu Đaminh và cộng đoàn là những thân nhân, ân nhân trong xứ đạo Tân Định.

Trong bài giảng lễ, thầy sáu Đaminh đã mời gọi cộng đoàn hãy thay đổi để từ bỏ mọi sự thế gian mà đáp lại lời mời của Chúa.

Phúc thay ai được dự tiệc trong nước Thiên Chúa, đó chắc chắn là một khao khát mạnh mẽ của mỗi người Ki-tô hữu chúng ta, nhất là những linh hồn đang còn chịu sự thanh luyện nơi lửa luyện ngục, trong đó có những thân nhân, ân nhân chúng ta đang cầu nguyện ngày hôm nay.

Người thanh niên trong tin mừng hôm nay, anh ta tìm kiếm kho tàng trên trời nhưng vẫn bám chặt lấy gia tài dưới đất. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là cả hai điều ấy đều không thể cùng tồn tại với nhau. Chúng ta không thể có được lời mời tham dự bàn tiệc Thiên Quốc trong khi vẫn mãi mê chạy theo những lôi kéo của tiền tài danh vọng.

Ngay bây giờ có lẽ chúng ta vẫn không thể cảm nhận hết được hậu quả của sự lựa chọn ấy, nhưng những người anh chị em đã ra đi trước chúng ta thì họ đã trải qua, chỉ có điều giờ đây dù có hối tiếc vì những lựa chọn sai lầm của mình thì cũng là quá muộn. Các linh hồn chỉ còn có thể cậy nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện của chúng ta.

Tham dự Thánh lễ hôm nay, chúng ta xin Chúa dủ lòng thương xót và tha thứ tội lỗi của những thân nhân, ân nhân, những người đã dày công xây dựng giáo xứ chúng ta qua biết bao năm qua mà nay còn giam cầm nơi lửa luyện ngục, xin Chúa đưa họ vào dự bàn tiệc nước Chúa. Đồng thời chúng ta cũng xin Chúa cho sáng soi mỗi người chúng ta để mọi ngày chúng ta luôn biết đáp lại lời gọi mời của Chúa.

Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn đã cùng viếng nhà chờ phục sinh, đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn nơi đây và các Thánh tử đạo Việt Nam.

Một số hình ảnh trong Thánh lễ: