Kính thưa anh chị em
Chúng ta vừa đọc lại một trong những câu chuyện đẹp nhất trong Tin Mừng của thánh Luca. Nếu phải đặt cho câu chuyện này một tên gọi thì tôi sẽ đặt là “Con đường chinh phục của Chúa”. Đây là cách Chúa thường làm trong việc chinh phục một con người. Chúng ta thử phác họa ra một vài mốc tiêu biểu.

1. Chúa làm quen

Tin Mừng hôm nay cho biết khi Chúa và dân chúng kéo đến thì Ông Simon và bạn bè đã ra khỏi thuyền và họ đang cùng nhau giặt lưới. Việc Chúa mượn con thuyền của Simon hôm nay quả là một biến cố lớn lao đối với ông.
Tin Mừng không cho chúng ta biết nội dung những lời rao giảng của Chúa hôm đó như thế nào. nhưng chắc chắn những lời rao giảng của Chúa cũng có một tác động rất mạnh đối với ông Simon.

2. Bước thứ hai Chúa làm cho ông phải cảm phục.

Cũng từ trên con thuyền sau khi giảng cho dân chúng, bằng những lời lẽ rất thân tình, Chúa nói với Simon: “Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá”. Simon không ngần ngại trình bày với Chúa những thất bại sau cả một đêm dài:”Thưa Thầy chúng tôi đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết”.
Nhưng ngay sau đó ông chân thành thưa với Chúa: “Nhưng vì lời Thầy con sẽ thả lưới”. Và kết quà như thế nào thì chúng ta đã rõ. Tin Mừng ghi lại cho chúng ta thái độ rất đặc biệt của ông Simon lúc đó: “Ông kinh ngạc”. Cả bạn bè của ông là ông Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê cũng thế. Riêng đối với ông Simon, ngoài thái độ kinh ngạc ra, chúng ta còn thấy một sự thay đổi lạ lùng.

Ông tự cảm thấy mình bất xứng, tự cảm thấy mình tội lỗi không xứng đáng gần gũi với Người: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con vì con là người tội lỗi”
Thế là từ chỗ làm cho ông kinh ngạc Chúa đã làm cho ông cảm phục để rồi ông sẽ thuộc hẳn về Ngài.

3. Và cuối cùng là những chọn lựa. Chúa chọn ông và ông cũng chọn Chúa.

Tin Mừng không nói cho chúng ta biết cử chỉ và thái độ của Chúa lúc ấy như thế nào. Theo lẽ thường tình tôi tưởng thì thái độ của Chúa trong trường hợp này sẽ phải là rất đặc biệt. Bằng một cử chỉ thật đẹp Chúa cúi xuống, đỡ ông dậy và sau đó bằng những lời tuy nhẹ nhàng êm ái nhưng cũng không kém tính cách quả quyết, Chúa nói với Simon: “Đừng sợ hãi. Từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”

Nhưng để được như thế Chúa đòi hỏi ông phải đi một bước xa hơn nữa: Ông phải từ bỏ tất cả mọi sự  để đi theo Chúa.
Tin Mừng đã cho chúng ta thấy thái độ rất đáng nể phục của Simon cũng như bạn bè của ông: “Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”. Chúng ta hãy đọc lại một lần nữa những lời thật cảm động trên: “Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”.
Kính thưa anh chị em.

Không biết anh chị em nghĩ như thế nào chứ riêng tôi tôi rất cảm phục thái độ chân thành và tốt bụng của ông Simon. Thái độ của ông thật là trong sáng và chân thành.
Theo Tin mừng chúng ta thấy cuộc đời của ông có nhiều sai lỗi thế nhưng sau những sai lỗi đó ông lại cuơng quyết đứng dậy.
Cuộc đời của ông có những mềm lòng yếu đuối và có cả những vấp phạm đắng cay. Nhưng ngay sau đó ông lại tìm lại được niềm tin, tìm lại được lòng yêu mến và ông lại tiếp tục cuộc hành trình, can đản đi tới, không một chút mặc cảm.

Vâng kính thưa anh chị em.

Không ai trong chúng ta là thánh. Nhưng tất cả chúng ta đều được Chúa mới gọi nên thánh. Chẳng ai trong chúng ta dám tự hào mình là người không bao giờ sai lỗi và cũng chẳng bao giờ vấp phạm. Tự hào như thế là kiêu ngạo. Vấn đề đối với Chúa qua cuộc đời của Simon – Phêrô rõ ràng không phải ở chỗ ông có yếu đuối, có sa ngã hay không, nhưng vấn đề là sau những vấp ngã sa lầy đó ông đã biết làm gì để sửa lại. Ơn của Chúa lúc nào cũng như mưa sa, nước mát trên cả cuộc đời của ông. Ông đã biết cộng tác với ơn của Chúa. Chính vì thế ông đã có thể biến thất bại thành chiến thắng, biến đen tối thành ánh sáng huy hoàng. Ông đã viết trong thư thứ nhất gửi cho các giáo đoàn như thế này: “Đức Kitô là Đấng thánh. Hãy tôn vinh người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3,15). Vâng cuộc đời của Phê-rô quả thực đã là một tấm gương thật sáng để soi cho chúng ta.

Một mẩu truyện nhỏ được ghi lại ở trong cuốn Góp nhặt rất cảm động như sau: Hôm đó một nhà phẫu thuật nổi tiếng người Hòa Lan thực hiện một ca mổ tử thi trong hội đường của một trường đại học. Chung quanh ông có cả một đoàn sinh viên đông đảo cùng tham dự. Tử thi này là xác của một tội nhân phạm trọng tội và bị án treo cổ. Khi phóng tầm nhìn trên khuôn mặt của tử thi, ông cảm thấy như có một cái gì quen quen. Ông nhìn đi nhìn lại nhiều lần và không bao lâu thì các sinh viên thấy mặt của thầy mình tự nhiên biến sắc rồi cả con người của ông run lên. Các sinh viên cảm thấy vô cùng ngạc nhiên vì bình thường thì ông là một con người rất bình tĩnh.
Cuối cùng thì ông phải lên tiếng để giải thích: “Các bạn ạ! Người này là một trong số những người bạn trong thời thơ ấu của tôi. Bây giờ tôi là người như thế nào thì các bạn đã thấy. Hãy để tôi nói cho các bạn điều này: Nếu không có ơn của Thiên Chúa thì tôi thấy chẳng có cái gì khác có thể giúp tôi tránh khỏi cái tình trạng của người bạn tôi đang nằm ở trước mặt các bạn đây”

Hãy cộng tác với ơn của Chúa. Hãy mau mắn đáp lại lời mời gọi của Người. Có Người chỉ đường dẫn lối chúng ta sẽ không sợ lạc hướng. Có Người bảo trợ chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

Một câu chuyện khác cũng có thể minh hoạ cho chúng ta về vấn đề này:
Đây là câu chuyện do Anatole France đã viết và đã được dựng thành phim được chiếu nhiều trước đây tại Việt Nam. Câu chuyện có liên quan đến một người đà bà tên là Thái.
Và Thái sống ở Aicập vào thế kỷ thứ tư và có một cuộc sống nổi tiếng là phóng đãng. Nhà ẩn tu Paphnatius biết được tin ấy  thì cầu xin với Chúa soi sáng giúp đỡ cho ngài để ngài có thể tìm phương tìm cách giúp đỡ cho người đàn bà này được trở về với Chúa. Sau khi được Chúa soi sáng, Paphnatius cải trang tìm đến gặp nàng và xin được gặp nàng ở một nơi thật kín đáo. Nàng dẫn Ngài qua rất nhiều phòng nhưng chỗ nào Ngài cũng chê là chưa đủ an toàn. Thai dẫn Ngài đến một nơi cuối cùng và ngoài ra thì không còn một chỗ nào khác.Thế nhưng nhà ẩn tu cũng cho là chưa đủ an toàn. Tức quá không còn kiên nhẫn thêm được nữa, nàng nó thật to:
” Chắc chắn là không ai có thể nhìn thấy chúng ta ở trong nơi này. Tuy nhiên nếu ngài muốn tránh được sự hiện diện của Thiên Chúa thì Ngài sẽ chẳng bao giờ mà làm được điều đó dù ngài có ẩn trốn ở một nơi kín đáo nào đi nữa”

Vừa nghe thấy thế Paphnatius vội hỏi ngay: “Thế nào? Nàng mà cũng biết là có một Thiên Chúa sao?
– Có lẽ thế! Tôi còn biết có một thiên đàng dành cho những người thánh thiện và một hỏa ngục dành cho những người gian ác.

+ Nàng đã biết các điều trên….vậy thì làm sao mà nàng còn dám sống một cuộc đời như thế trước một vị Chúa luôn luôn thấy nàng?
Những lời như thế đã xoáy vào tâm tư người đàn bà tội lỗi. Với một thái độ hoán cải nàng sấp mình xuống thú nhận tội lỗi của mình quyết làm lại cuộc đời và sau nàng đã chết như một vị thánh.

Thiều nhi chúng con yêu quí,
Thánh Luca vừa kể cho chúng ta một câu chuyện thật đẹp trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Câu chuyện giữa Chúa Giêsu và ông Phêrô.
Trong câu chuyện này cha thấy ông Phêrô là người thật tốt với Chúa. Chúng con có biết tại sao cha dám nói với chúng con như thế không? Đây chúng con hãy nhìn lại bài Tin Mừng chúng ta sẽ thấy ông Phêrô là con người như thế nào.

1. Trước hết ông cho Chúa mượn thuyền.

Tin Mừng kể “Hôm đó, đám đông chen lấn nhau đến sát bên Người để nghe lời Thiên Chúa, mà Người thì đang đứng bên bờ hồ Ghennêxarét. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. Ðức Giêsu xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.”(Lc 5,1-3)
Cha hỏi chúng con nếu Phêrô không tốt thì Chúa có dám tự nhiên xuống thuyền của ông rồi lại còn như truyền lệnh cho ông đưa thuyền của mình ra xa một chút để Chúa tiện giảng dạy dân chúng không? Ở đây cha thấy ông Phêrô đã coi Chúa như người nhà của mình vậy. Mọi việc diễn ra hết sức tự nhiên. Phải có lòng kính trọng và yêu thương Chúa lắm thì mới có được cách ứng xử như vậy.

Tiếp đến Tin Mừng nói gì nữa? Tin Mừng ghi “Giảng xong, Người bảo ông Simon: Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. Ông Simon đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”.(Lc 5,4-5)

Chúng con thấy ông Phêrô có ngoan không? Cha thấy ông Phêrô quá ngoan đi chứ. Chúa Giêsu là người ông chỉ mới quen biết. Kinh nghiệm chài lưới của Chúa thì đâu bằng ông. Sau một đêm trời vất vả cực nhọc mà ông cũng như bạn bè không bắt được một con cá nào. Vậy mà khi Chúa bảo ông chèo thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá, Tin Mừng ghi: “Giảng xong, Người bảo ông Simon: Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. Ông Phêrô đã phản ứng như thế nào? Lúc đầu chúng con thấy ông cũng hơi e ngại. “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả.”(Lc 5,5). Ông đã trình bày với Chúa một cách rất chân thành. Suốt cả một đêm với kinh nghiệm của những người làm nghề chài lưới chúng tôi – cả một tập thể vất vả đã hoàn toàn thất bại. Cha hỏi chúng con sau khi nghe ông trình bày như vậy, Chúa có rút lại lệnh truyền của Chúa không? Tin Mừng không nói gì nhưng cha chắc qua thái độ của Chúa lúc đó Phêrô hiểu được đó là một lệnh truyền nghiêm tức. Phêrô hiểu được ý Chúa và ông lễ phép thưa lại: “Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Và ngay sau đó, ông đưa con thuyền của ông có Chúa Giêsu ở trên đó ra khơi và làm những gì Chúa bảo làm. Kết quả như thế nào chúng con? “Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ Làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. (Lc 5,6-7)
Đúng là một mẻ cá lạ. Có thể nói đây là phần thưởng cho những người tốt với Chúa.

Chúng ta hãy tập cho mình có thói quen đối xứ tốt với nhau để cuộc sống này có nhiềm niềm vui như ý Chúa muốn. F. W. Faber viết rất hay: “Lòng tốt hoán cải được nhiều người hơn giáo huấn, kiến thức và tranh luận. Những thứ ấy chẳng giúp được gì nếu không có sự tử tế đi kèm.

Một trong các vị đại thánh thời Giáo hội sơ khai là thánh Augustine. Ngài là một triết gia rất thông thái. Chúng ta thử nhớ lại, hồi đức thánh giám mục Ambrose cải hóa Augustine về với Kitô giáo, ngài có dùng lý lẽ triết học vững chãi nào để minh chứng các luận điểm của mình chăng. Không một chút lý sự nào. Chính thánh Augustine thừa nhận rằng lòng tốt của thánh Ambrose đã làm thay đổi cuộc sống ngài chứ không phải kiến thức hay lý lẽ .

Các bạn có nhớ không, kẻ trộm “lành ” đã “ăn trộm” được Nước Trời vì anh có lòng tốt với Chúa Giêsu trên thánh giá.

2. Sau câu chuyện mẻ cá lạ, cha hỏi chúng con còn chuyện nào lạ hơn nữa không?

Chuyện Chúa thưởng cho Phêrô là chuyện lạ, nhưng chuyện sau đó còn lạ hơn: Chúa chọn Phêrô làm môn đệ của Chúa.

Sau khi được chứng kiến phép lạ Chúa làm, chúng con thấy Phêrô nhận ra mình quá nhỏ bé bất xứng trước mặt Chúa. Lúc này ông mới cảm thấy ông đang đứng trước một Đấng mà ông không biết gọi tên là gì. Ông cảm thấy ông bất xứng. Tin Mừng cho biết: “Thấy vậy, ông Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Ðức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!”(Lc 5,8)

Và đây mới là giây phúc thật cảm động: “Bấy giờ Ðức Giêsu bảo ông Simon: “Ðừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá.”(Lc 5,10).
Đẹp quá chúng con.

Phêrô không còn phải là người làm nghề chài lưới nữa mà Chúa Giêsu đã biến Phêrô thành một con người khác. Phêrô sẽ là một lãnh tụ trong chương trình cứu chuộc của Chúa. Rồi đây ông sẽ được Chúa huấn luyện, không phải để thành một người chài lưới để bắt cá ở giữa biển khơi mà ông sẽ thành một lãnh tụ đi chinh phục loài người cho Chúa.
Chúng ta hãy kính cẩn nghe lại những lời thật cảm động này để thấy được lòng tin tưởng Chúa đặt nơi con người của Phêrô lớn như thế nào.

“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”(Mt 16,18-19)
Tới đây cha nhớ lại một câu chuyện xảy ra hồi đệ nhị thế chiến. Hồi ấy ông thủ tướng Bismark, là một nhà độc tài đã thao túng chính đường Đức quốc cuối thế kỷ vừa rồi. Ông đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Giáo Hội Đức vì Giáo Hội phản đối đường lối độc tài phát- xít của ông.

Trong những tháng ngày đen tối ấy, giáo dân Đức đã có sáng kiến rất hay. Họ in ra một bức hí họa để nhà nào cũng treo. Các tiệm vàng thì dán trước cửa kính. Bức hí họa ấy trình bày một tên khổng lồ đang hì hục toát mồ hôi để cố xô một tảng đá xuống biển. Bên cạnh đó, một thằng qủy Satan ngồi nhe răng cười nham nhở và bảo tên khổng lồ kia:
– Tao đã mệt nhọc suối 20 mươi thế kỷ nay mà vẫn chưa làm được. Còn mày, mày là ai mà dám cả gan làm?

Bismark biết được ý nghiã của bức họa thì vô cùng tức tối, nhưng chẳng biết làm sao! Cuối cùng, cuộc “Đấu tranh văn hoá, Kulrurkampf” nhằm chống tôn giáo của ông thất bại và ông cũng nằm xuống như bao nhà độc tài khác trong đắng cay và thất sủng đối với hoàng đế Guillaume. Hai người thù hằn nhau đến nỗi trước khi chết, Bismark đã trối với gia đình phải liệm xác ông ấy gấp, kẻo phải giáp mặt Hoàng đế Guillaume đến phúng điếu!

Hãy tin vào Chúa Giêsu và quyền năng của Ngài. Chúa đã biến Phêrô thành đá tảng và trên tảng đá đó Chúa đã xây Giáo Hội của Ngài để cho chúng ta luôn được sống trong bình an mặc cho những sóng gió phũ phàng nhiều lúc làm cho chúng ta có cảm tưởng rằng con thuyền Giáo Hội như có vẻ sắp chìm. Hãy nhớ Chúa Giêsu luôn ở với Giáo Hội của Người. Amen.

Anh chị em thân mến.

Khung cảnh của bài Tin Mừng hôm nay cũng giống như bài Tin Mừng tuần trước: trong Hội đường của người Do thái ở Nazatreh, quê hương của Chúa Giêsu. Khán giả nghe Chúa nói hôm nay cũng là những người quen thuộc với Chúa. Điều khác biệt mà bài Tin Mừng hôm nay muốn cho chúng ta thấy không phải là những lời do Chúa dậy mà là thái độ của những  người nghe Chúa hôm đó. Thái độ đó như thế nào? Lúc đầu thiện cảm và thán phục. Sau đó là bất mãn và căm phẫn và cuối cùng là muốn thủ tiêu Chúa. Câu hỏi chúng ta đặt ra ở đây là tại sao thái độ ấy lại có thể thay đổi mau chóng và quyết liệt đến như thế? Chúng ta sẽ tìm hiểu lý do.

I. Như Tin Mừng Mathêô, Marco và Luca thuật lại thì trước khi về Nazareth Chúa đã làm hai Phép lạ tại Carphanaum: Một là phép lạ Chúa chữa người đàn bà loạn huyết; hai là Chúa phục sinh đứa con gái của ông hội trưởng hội đưởng ở đó. Chắc chắn những điều ấy đã đến tai những người ở Nazareth vì Nazareth và Carphanaum cách nhau không bao xa.
+ Một Chúa Giêsu được đã nổi tiếng như thế bây giờ trở về quê hương của mình thì làm sao mà những người đồng hương cùng sống với Chúa bao nhiêu năm trời …lại không cảm thấy tự hào? Chắc chắn là phải có.

Tin Mừng cho chúng ta thấy tất cả những người có mặt trong hội đường hôm đó đều cảm thấy tràn ngập sự thán phục trước những lời đầy vẻ duyên dáng của Chúa. Họ ngỡ ngàng trước con người mà họ đã từng quen biết từ bao nhiêu năm nay….ngỡ ngàng đến nỗi họ phải thốt lên: “Người này không phải là con của ông Giuse đó sao? (Mc 6,2-4). Bởi đâu ông ấy được như thế? – Tại sao mà ông ta được khôn ngoan như vậy? – Ông ấy không phải là con bác thợ mộc, mẹ của ông ta không phải là bà Maria và anh em của ông ta không phải là Giacôbê, Giuđa và Simon đó sao vv và vv.

+ Nhưng rồi đàng sau sự tự hào đó là một cái gì khác hơn. Luca không nói thắng ra những gì họ mong ước nơi Chúa nhưng Luca cho chúng ta thấy chính Chúa đã thấy rõ ý đồ của họ nên Chúa đã vạch mặt chỉ tên những gì mà họ mới chỉ mong ước ở trong lòng: “Hẳn các ngươi sắp nói cho ta nghe câu ngạn ngữ này: Hỡi thầy thuốc hãy tự cứu lấy chính mình. Những gì chúng tôi nghe đã xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông đi” Không biết anh chị em nghĩ sao chứ riêng tôi tôi tưởng những người ở Nazareth mong ước như thế cũng là lẽ rất thường tình. Thế nhưng ở đây Chúa lại từ chối. Không những Chúa không đáp ứng những gì người đồng hương của Ngài mong mỏi mà ngược lại thái độ của Chúa xem ra có vẻ khiêu khích và thách thức đối với họ cho nên từ thái độ cảm phục tự hào lúc ban đầu, những người Nazareth đã chuyển qua thái độ bất mãn và thậm chí còn muốn giết cả Chúa.

+ Những mong ước của họ quá ích kỷ.

Họ tưởng họ là người đồng hương với Chúa và họ có quyền đòi hỏi Chúa phải ưu tiên làm cho họ những gì họ mong muốn.

Còn Chúa thì rõ rệt là Ngài không muốn như thế. Ngài là Thiên Chúa của mọi người. Con người không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì từ Thiên Chúa. Thiên Chúa hoàn toàn tự do.
Những người ở Nazareth cay cú không phải là vì Chúa vung vãi những phép lạ trong những thành khác và từ chối không làm ở quê hương, nhưng họ cay cú vì Chúa đã dùng hai thí dụ thời ngôn sứ Êlia và Êlisê để nói thẳng cho họ biết rằng Ngài có quyền làm Phép lạ cho cả dân ngoại, coi dân ngoại ngang hàng và nhiều khi còn có vẻ ưu tiên hơn cả dân Do thái. Điều đó đối với họ thật là quá đáng và chính vì thế mà họ tỏ ra phẫn nộ mặc dầu họ rất cảm phục trước những lời từ môi miệng Ngài nói ra.
+ Lý do thứ hai theo Charde R. Erdman: Tại họ chưa đủ niềm tin nơi Chúa. Sở dĩ như thế là vì họ quá quen với Chúa. Ông nói:”Những kẻ quá quen thuộc với những bậc vĩ nhân thường lại không thể nhận ra hết sự vĩ đại của họ và nhiều khi người ta không hiểu được những kẻ mà họ tưởng là quen biết hơn hết
Xin được minh họa bằng một chứng từ có thật:
Một hôm cậu bé Tagore làm thơ và đưa lên cho cha cậu xem. Ông thân sinh chê:
– Dở lắm!
Hôm sau, cậu bé lại đem cho cha một sáng tác mới. Ông thân sinh cũng bỉu môi:
– Thơ này là thơ thẩn!
Tagore mới nghĩ ra một kế. Cậu đem bài thơ của mình mới làm, chép lại thật kỹ và ghi xuất xứ là trích sao trong một tập thơ cổ. Cậu lại đề tên cuốn thơ cổ ấy cẩn thận. Lần này ông thân sinh đọc xong, mắt sáng rực lên, vỗ đùi khen:
– Tuyệt !tuyệt! – rồi đem khoe tíu tít với con trai lớn của ông hiện đang làm chủ nhiệm một tờ báo văn học:
– Ba đã đọc rất nhiều thơ cổ, nhưng chưa thấy bài nào hay như bài này!
Ông con trai chủ nhiệm đọc xong, cũng hết mình đồng ý, xoa tay khen ngợi là hay đáo để và muốn trích đăng lên tờ báo của ông. . . Bấy giờ ông anh cũng như ông thân sinh đòi Tagore phải đem cuốn thơ cổ kia để đối chiếu chứng minh và cũng để dễ bề ghi xuất xứ khi đăng.
Đến đây câu chuyện mới vỡ lẽ ra: Có ai ngờ trên đây là một cuộc dàn cảnh bịa đặt của thằng bé Tagore. Ông thân sinh giận sôi máu lên. Nhưng rồi cũng phải nhìn con với cặp mắt thán phục và hối hận cho thái độ mâu thuẫn của mình trước đó.
Ngạn ngữ của chúng ta có câu: Quen quá hóa nhàm.
Hay câu khác: Gần chùa gọi Bụt bằng anh.

Con người thường hay phán đoán người khác theo những tiêu chuẩn nhiều khi rất giả dối, có khi chỉ theo những giáng vẻ bên ngoài thậm chí nhiều khi còn chụp lên họ những hình ảnh hoàn toàn méo mó theo cách nhìn và cách phán đoán rất chủ quan của mình.

Nhưng người Nazareth trong bài Tin Mừng hôm nay cũng vậy. Họ tưởng được gần gũi với Chúa bao nhiêu năm trời là họ đã hiểu được Chúa. Thật là sai lầm. Đối với họ Chúa dù có thế nào đi nữa thì cũng chỉ là con bác thợ mộc………Trong trường hợp như thế nếu Chúa có làm được phép lạ thì phép lạ của Chúa cũng chẳng có được một giá trị nào ngoài việc thỏa mãn sự tò mò của họ. Và chính vì thế mà Chúa đã không làm được phép lạ nào. Ngược lại Chúa còn phải buồn mà nói cho họ biết một sự thực này: “Không một tiên tri nài mà được nổi tiếng tại quê hương mình

Thế là những người đồng hương với Chúa đã để mật một cơ hội bằng vàng để được hưởng những hồng ân Chúa ban cho.
Còn chúng ta thì sao? Trên đời có những cơ may chỉ đến có một lần. Hãy biết quí trọng những hồng ân Chúa ban cho chúng ta hằng ngày.

Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng con lại vừa được nghe một bài Tin Mừng nữa do thánh Luca kể lại.
Câu chuyện hôm nay tiếp nối câu chuyện tuần trước.
Phải nói câu chuyện hôm nay là một câu chuyện buồn đối với Chúa đồng thời cũng là câu chuyện buồn với cả những người ở Nagiareth.

1. Chúa Giêsu buồn.

Chúa buồn vì thấy những người ở quê hương mình không có niềm tin vào Chúa. Họ chỉ coi Chúa như một con người bình thường không hơn không kém, thậm chí còn thua kém nhiều người khác ở trong xã hội nữa: “Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” (Lc 4,22). Rồi từ chỗ coi thường Chúa như thế họ muốn thách thức Chúa. Chúa đã đọc được những ý nghĩ như thế trong lòng của họ cho nên Chúa đã thẳng thắn trả lời: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!”(Lc 4,24). Đúng là họ coi Chúa chẳng ra gì. Có gì đi nữa thì cũng chỉ là con một người làm thợ mộc!

Với những người coi thường Chúa như thế thì làm sao mà kéo được tình thương của Chúa đến với mình được. Chính vì thế mà chúng con thấy Chúa đã từ chối thẳng thừng không một chút nhẹ nhàng. Hơn thế nữa Chúa còn tỏ ra như muốn khiêu khích họ khi trưng ra hai thí dụ trong Cựu Ước làm cho họ phẫn uất và muốn giết luôn Chúa cho bõ ghét.

Cha hỏi chúng con những Nagiareth có thể thực hiện được ý muốn của họ không?

-Thưa không.

– Chúng con trả lời rất đúng.

Chúng ta đã thấy Chúa thoát âm mưu của những người Nagiareth như thế nào thì tất cả chúng ta đã thấy.

Chính vì thế mà chúng con phải tập cho mình biết sống khiêm nhường trước mặt Chúa. Chỉ có những ai biết sống khiêm nhường mới xứng đáng được Chúa yêu thương.

Một vị ẩn tu nọ sau 50 năm sống khắc khổ giữa sa mạc bỗng cảm thấy chán nản khi nghĩ rằng, mình chưa làm được một phép lạ nào như các vị tiền bối. Ông quyết định rời bỏ sa mạc để trở về đô thị sống một cuộc sống tiện nghi, bình thường thường như mọi người. Nhưng đôi mắt Chúa lúc nào cũng dõi theo từng suy nghĩ, từng đường đi nước bước của ông… Biết ông đang tính toán bỏ cuộc để trở lại đô thị, Thiên Chúa bèn sai một thiên thần đến nói với ông. Và vị sứ thần đã đến nói với ông những lời này:

– Ngươi đang tính toán điều gì thế? Ngươi hãy thử nghĩ, có phép lạ nào kỳ diệu hơn chính cuộc sống của ngươi không? Ai đã ban cho ngươi sức mạnh để có thể cầm cự được ở nơi hoang vu này mấy chục năm qua? Ai đã chúc lành cho cây cỏ ngươi dùng trong những tháng ngày qua mà không hề gây nguy hại cho ngươi? Ngươi hãy ở lại đây và xin Chúa ban cho ngươi lòng khiêm nhường.

Được lời của một vị sứ thần nâng đỡ, nhà ẩn sĩ ở lại trong sa mạc và tiếp tục cuộc sống tu trì. Từ đó trở đi ông cảm thấy cuộc đời của mình tràn đầy hạnh phúc với niềm tin thật vững vàng: Mỗi một giây phút qua đi trong cuộc sống là một phép lạ mà Thiên Chúa đang thực hiện cho mình.

2. Những người ở Nagiareth buồn.

Tin Mừng thuật lại: Chúa đã làm rất nhiều việc lạ lùng tại Capharnaum. Lý ra thì khi nghe được đó những người ở Nagiareth phải hân hoan vui sướng và tin Chúa. Nhưng rất tiếc là họ đã không làm như thế. Họ đã đánh mất một cơ hội ngàn vàng để được Chúa ban ơn. Lý do tại sao? Chỉ vì họ không biết nhận ra những gì hồng ân quí giá mà họ đang có ở trước mặt. Chỉ vì họ ích kỷ hẹp hòi mà họ đã không nhận ra Chúa.

Nói tới đây cha nhớ đến một câu chuyện vui. Câu chuyện như thế này. Đây là câu chuyện mà những người Đức thường kể cho nhau về việc phải biết nhận ra những hạnh phúc Thiên Chúa dành cho mình mỗi ngày.

Có một nhà hiền triết nọ chuyên cố vấn giúp đỡ những ai gặp buồn phiền, chán nản trong cuộc sống. Bất cứ ai đến xin chỉ bảo cũng đều nhận được lời khuyên thiết thực.

Một hôm,  có một người thợ may mặt mày thiểu não chạy đến xin cầu cứu. Gia đình ông gồm có ông, vợ ông và 7 đứa con trai nhỏ. Tất cả chen chúc nhau trong một căn nhà gần như đổ nát.  Người vợ phải la hét suốt ngày vì sự quấy phá của 7 đứa con. Xưởng may của ông lúc nào cũng lộn xộn, bẩn thỉu vì những nghịch ngợm của lũ con. Thêm vào đó là những tiếng la hét, khóc nhè suốt ngày,  khiến người thợ may không thể chú tâm làm việc được.

Nghe xong câu chuyện, nhà hiền triết mới đề nghị với người thợ may như sau:

– Anh hãy ra chợ mua cho kỳ được con dê, rồi dắt nó về cột ngay trong xưởng may của anh.

Người đàn ông đáng thương không đoán được ẩn ý của nhà hiền triết, nhưng đặt tất cả tin tưởng vào ông, cho nên anh về thu góp hết tiền của trong nhà để ra chợ mua cho kỳ được con dê.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng: sự hiện diện của con dê trong xưởng may sẽ giúp được gì cho anh ta? Con vật hôi hám ấy không những phóng uế nhơ bẩn lại suốt ngày còn kêu những tiếng không êm ái chút nào. Cái xưởng may chỉ trong một ngày đã biến thành một chuồng súc vật bẩn thỉu không thể chịu được…
Người thợ may lại đến than phiền với nhà hiền triết vì sự hiện diện của con dê. Lúc bấy giờ, nhà hiền triết mới bảo anh:

– Anh hãy tức khắc mang nó ra chợ và bán lại cho người khác.

Người đàn ông cảm thấy như nhẹ nhõm cả người. Anh dắt con vật ra chợ. Trong khi đó, ở nhà, vợ anh mang nước vào tẩy uế cái xưởng may. Bảy đứa nhóc con của anh bắt đầu trở lại xưởng may và hò hét trở lại. Người đàn ông nhìn xuống sàn nhà của xưởng may rồi mỉm cười nhìn thấy mấy cậu con trai của anh đang chạy nhảy la hét.  Anh tự nhủ: dù sao, tiếng la hét của mấy đứa con của mình, so với tiếng kêu của con vật dơ bẩn, vẫn dễ chịu hơn … Và chưa bao giờ anh cảm thấy hạnh phúc cho bằng ngày hôm đó.

Tâm lý thông thường, chúng ta dễ có thái độ “đứng núi này nhìn núi nọ”. Những cái quen thuộc, những cái trước mặt, những cái thường ngày,  những cái nhỏ bé thường dễ bị khinh thường. Chúa Giêsu hôm nay cũng chịu một cảnh tượng tự như vậy. Chúa đã bị đuổi đi và cơ hội đã không bao giờ trở lại.
Chúng ta hãy coi chừng. Đừng bao giờ xem thường những hồng ân của Chúa.

Giá trị của cuộc sống chính là được gặp gỡ Chúa mỗi ngày. Không ai trong chúng ta được chọn lựa cha mẹ và gia đình để được sinh ra. Có người sinh ra trong cảnh giàu sang phú quý. Có người sinh ra trong cảnh nghèo nàn. Có người thông minh, có người đần độn…Chúa mời gọi chúng ta đón nhận cuộc đời như một Hồng ân của Chúa. Ngài mời gọi chúng ta đón nhận từng phút giây của cuộc sống như một ân huệ… Nói như thánh Phaolô “tất cả đều là ân sủng của Chúa”: tất cả đều phải được đón nhận với lòng biết ơn và tín thác.Amen.

Chắc hẳn nhiều người đã có lần được nghe một bài hát rất quen thuộc. Đó là “Bài ca cây lúa”. Bài hát này có một câu rất hay. Câu ấy là“Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay”. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam chúng ta cũng bắt gặp nhiều tư tưởng đề cao giá trị của thời phút hiện tại, cái “hôm nay” của cuộc sống. Đặc biệt trong các sách Tin Mừng Chúa Giêsu cũng đã nhiều lần dùng “thì hiện tại” trong các cuộc đối thoại của Ngài: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21), “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ” (Lc 19,9), “Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất” (Lc 13,32). “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,43). Vậy giá trị của cái hôm nay quan trọng như thế nào cho chúng ta?

Hôm qua là lịch sử, ngày mai thì bí ẩn chỉ có hôm nay là quà tặng, quà tặng của cuộc sống. Cuộc sống người Kitô hữu của chúng ta cũng thế, Chúa vẫn hằng đến với chúng ta hằng ngày và đặc biệt trong ngày hôm nay của cuộc sống. Trong bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay, sau khi Chúa Giêsu đọc đoạn sách Tiên Tri Isaia thì Ngài nói “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Ứng nghiệm là ứng nghiệm cái gì? Thưa là ứng nghiệm lời tiên tri Isaia loan báo ngay chính lúc này, chính ngày hôm nay. Chúa Giêsu nhận mình là người mà Tiên Tri Isaia loan báo, là người được xức dầu, để loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn, công bố cho người bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

Đối với Thiên Chúa không có quá khứ cũng chẳng có tương lai mà mọi sự chỉ toàn là hiện tại. Qua mỗi trang Tin Mừng ta dễ thấy nếu ai biết nhận ra Chúa đến với họ và họ biết nhanh chóng đón Chúa, thì họ như được tất cả những điều Thiên Chúa ban cho, còn ai cứ ngập ngừng, thì Chúa kể như “Đồ ngốc” và họ sẽ bị vuột mất mọi thứ.

Đơn cử như trường hợp Giakêu, ông nghe biết Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrikhô thì ông đã phải vượt qua những rào cản hữu hình cũng như vô hình, từ những khiếm khuyết thể lý cho đến những khiếm khuyết luân lý. Ông vượt qua tất cả. Chúa Giêsu thấy sự nỗ lực của ông và Chúa đã đáp lại hơn cả những gì ông mong đợi. Chúa còn ban ơn cứu độ cho gia đình ông: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ…“(Lc 19,6).Về phía Giakêu sau khi đón nhận Chúa vào nhà mình, ông đã biến đổi: từ một con người coi tiền tài danh vọng là tất cả mọi sự, thì nay ông nhận ra Chúa và ơn cứu rỗi của Người mới là cùng đích đời, nên ông nói “Này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo, và nếu tôi cưỡng đoạt của ai cái gì, thì tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19,8). Rõ ràng khi Giakêu thấy Chúa Giêsu thì ông không chần chừ, lần nữa mà ông đón Chúa vào nhà mình và ông nhận được ơn cứu rỗi.

Người giàu có trong dụ ngôn Tin Mừng Luca thì ngược lại. Sau khi thấy mình có đầy dư gạo thóc, ông định phá bỏ những kho lẫm cũ để xây dựng những kho lẫm mới lớn hơn và ông cho rằng lúc đó mình sẽ an tâm cho số phận của mình. Chúa bảo “Đồ ngốc vì đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi” (Lc 12,20). Người nhà giàu này chần chừ lần nữa, tự lo cho chính mình, đợi kế hoạch của mình hoàn thành đã thì mới tính tiếp. Chúa không coi đó là cách thức khôn ngoan vì đối với Chúa mọi sự phải là hiện tại.

Mỗi người Kitô hữu chúng ta hãy biết sống “Ngày hôm nay” như là hồng ân của Chúa, Chúa đến với ta từng giây, từng phút trong cuộc đời, ta phải nhận ra Chúa qua từng biến cố, từng cảnh sống. Chính Chúa Giêsu cũng đã chấp nhận cuộc sống trần thế và Ngài đón nhận nó như là ân ban và Ngài đã thánh hoá đem lại ơn cứu độ cho những ai biết thánh hoá từng ngày sống của mình.

Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mãi chìm đắm trong kỷ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn cho giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.

Xin được kết thúc bằng bài thơ của Kalidasa một kịch sĩ nổi tiếng của Ấn Độ
“Hãy chăm chú vào ngày hôm nay,
vì nó là đời sống, chính là sự sống của đời sống.
Nó tuy ngắn ngủi, nhưng chứa tất cả chân lý về cuộc đời của ta:

Sự sung sướng khi tiến phát
Sự vẻ vang của hành động
Sự rực rỡ của thành công
Vì hôm qua chỉ là một giấc mộng
Và ngày mai chỉ là một ảo tưởng
Nhưng hôm nay nếu biết sống đầy đủ, ta sẽ thấy
hôm qua là một giấc mộng êm đềm
và ngày mai là hình ảnh của hy vọng.
Vậy ta hãy chăm chú vào ngay hôm nay”. Amen.

Chúng con yêu quí,

Chúng con vừa được nghe một đoạn Tin Mừng do thánh sử Luca ghi lại.

1. Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca tường thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiareth của Ngài sau một thời gian vắn đi rao giảng Tin Mừng cho những nơi gần đó.

Thánh Luca thuật lại việc Chúa Giêsu làm như sau: “Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,16-19).

Thái độ của những người trong hội đường lúc đó thế nào? Thánh Luca bảo: Mọi người đều chăm chú dõi theo từng cử chỉ hành động của Đức Giêsu. Charles Erdman một nhà chú giải về Tin Mừng thánh Luca bảo: “Họ không thể nào chống lại cái vẻ dịu dàng của bài giảng, cũng không thể nào chối bỏ được cái vẻ đẹp quyến rũ của lời Ngài nói, nhưng họ lại không thể chấp nhận được lời Ngài tuyên bố”.

Chúa tuyên bố thế nào mà những người ở Nagiareth không chấp nhận được?

Chúa tuyên bố thật rõ ràng. Chúa mượn lời ngôn sứ Isaia Chúa vừa tuyên đọc rồi Chúa quả quyết: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”(Lc 4,21). Và như vậy Chúa đã chính thức tuyên bố sứ vụ cũng như chương trình hành động công khai của mình cho mọi người.

Đứng trước những lời tuyên bố công khai rõ rệt như thế, người Nagiareth cách riêng và những người Do thái cách chung đều không muốn chấp nhận vì đó không phải là những điều mà dân chúng mong đợi và muốn nghe. Trong thâm tâm của họ, Đấng Cứu Thế phải là người quyền năng, uy lực vô biên; là người đánh Đông dẹp Bắc và mang lại hòa bình cho trăm họ. Thế nhưng, Đức Giêsu lại tuyên bố: Người không phải là Đấng Mêssia theo nghĩa họ mong muốn, mà Người được xức dầu bởi Thánh Thần là để được sai đi: “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó; để công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức và công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,16-19).

2. Ngày hôm nay, Đức Kitô vẫn tiếp tục sứ mạng của Chúa qua Giáo Hội mà mỗi chúng ta là những chi thể.

Tờ Times, một trong những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới, vào dịp cuối năm có thói quen giới thiệu cho độc giả biết những con người làm nên lịch sử của từng năm. Năm 2004, tờ báo bình chọn tổng thống Bush làm nhân vật quan trọng nhất trong năm. Năm 2005, tờ báo chọn vợ chồng Bill Gates vì những hoạt động từ thiện của hai vợ chồng nầy. Nhưng có lẽ lạ lùng nhất là cuộc bình chọn năm 2006, báo Times chọn một nhân vật chẳng ai ngờ, nhân vật đó là, là… “Bạn” (You). Tức là mỗi một người trong chúng ta.

Bởi thế chúng ta đừng nghĩ rằng mình chỉ là một hạt cát bé nhỏ vô ích, vì những bãi cát mênh mông được tạo nên bằng những hạt cát bé nhỏ. Đừng nghĩ rằng mình chỉ là một giọt nước li ti không nghĩa lý gì, vì cả đại dương bao la cũng được tạo nên bằng những giọt nước li ti như vậy.

Tất cả chúng ta đều là những kẻ được Chúa sai đi. Mỗi người chúng ta đều được Chúa sai đi để xây dựng thế giới này. Ngày trước, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu đi, rồi đến phiên Chúa Giêsu lại sai chúng ta đi. Chúa Giêsu đã phán “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai chúng con”. Bởi vậy, lời Thánh kinh mà Chúa Giêsu đã áp dụng cho bản thân Người “Chúa đã sai tôi đi”, cũng phải được chính chúng ta áp dụng cho chúng ta “Chúa cũng sai tôi đi”.

Mẫu chuyện sau đây có thể giúp chúng ta hiểu lời công bố ấy của Chúa Giêsu tuyệt diệu đến chừng nào.

Ngày xưa có một ông điền chủ có đất đai rất nhiều. Ông cho các tá điền mướn đất làm ăn. Một thời gian sau, các tá điền lâm cảnh túng thiếu nợ nần. Họ rất lo lắng vì không làm sao để đóng tô – nghĩa là – lợi tức đúng hạn cho chủ được. Dù họ biết ông chủ rất tốt bụng không đến nỗi làm khó dễ họ, nhưng họ vẫn áy náy không biết chủ sẽ hoãn nợ cho họ bao lâu.

Thế rồi một hôm viên quản lý đi đến từng nhà các tá điền. Ông này hỏi mỗi người thiếu nợ bao nhiêu, trong nhà có bao nhiêu người, hằng ngày ăn uống thế nào, gia đình có ai già yếu bệnh tật gì không v.v. Cách chung nhà nào cũng túng thiếu và đang gặp rất nhiều khó khăn.

Một ít ngày sau, các tá điền được mời đến gặp chủ. Ai nấy đều hồi hộp, tin chắc là ông chủ sẽ lấy lại đất, bởi họ không còn khả năng đóng tô tức là lợi tức nữa. Khi mọi người đã đủ mặt, viên quản lý bước ra, bắt đầu nói:

– Ông chủ biết là các người ai cũng rất nghèo nên không còn khả năng đóng tô nữa. Vì thế ông bảo tôi báo cho các người hay”. Nói tới đây viên quản lý bỗng ngừng lại. Con tim của các tá điền dường như ngừng đập. Viên quản lý nói tiếp: “Tôi có một Tin Mừng muốn loan báo cho các người”. Mọi người xôn xao: “Tin Mừng ư! Tin Mừng gì vậy?” Lúc đó viên quản lý hô lớn: “Ông chủ tha hết nợ cho các người. Từ nay các người cứ an tâm làm ăn nuôi sống gia đình”.

Thế là mọi người reo hò sung sướng. Họ ôm nhau nhảy múa hát ca. Sau đó ai nấy trở về nhà mình. Sau bao năm trời, hôm nay họ mới chợt nhận thấy ánh nắng mặt trời rất là tươi đẹp, tiếng chim hót trên cành rất líu lo, hoa cỏ hai bên đường và trên khắp cánh đồng vô cùng rực rỡ.

Lời loan báo của Chúa Giêsu tại hội đường Nagiareth cũng là một Tin Mừng như thế. Chúa Giêsu là viên quản lý của Thiên Chúa. Ngài được sai đến để báo tin Thiên Chúa đã xóa nợ cho loài người. Chúng ta hãy vui mừng và tạ ơn Chúa.

Lạy Chúa Thánh Thần!  Xin cho con nhận ra sự hiện diện của Ngài giữa lòng thế giới và trong lòng mọi người xung quanh con. Xin cho  con luôn tìm đến với anh chị em của con hơn là tìm an nhàn cho chính bản thân mình, để nhờ biết quan tâm đến những người chung quanh, con cũng sẽ được vui hưởng niềm vui Ơn Cứu Độ và lãnh nhận hồng phúc của năm Hồng Ân mà Thiên Chúa đã hứa ban. Amen.

Ðức Giêsu, Mẹ Ngài và các môn đệ cùng có mặt trong một đám cưới ở làng quê Cana.

Ðám cưới là một cuộc vui kéo dài cả tuần. Tiếc thay, tiệc nửa chừng thì hết rượu.

Ðức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên trong Tin Mừng Gioan. Ngài đã biến nước thành rượu. Ngài trả lại bầu khí vui tươi cho đám cưới.

Tin Mừng Gioan hay kể lại những dấu lạ có ý nghĩa. Những dấu lạ vén mở con người của Ðức Giêsu. Làm bánh hóa nhiều cho thấy Ðức Giêsu là Bánh thật. Chữa người mù bẩm sinh cho thấy Ðức Giêsu là Ánh Sáng. Hoàn sinh Lazarô cho thấy Ðức Giêsu là sự Sống Lại.

Dấu lạ ở tiệc cưới Cana cũng cho ta biết Ngài.

Thứ nước dùng cho nghi thức tẩy uế của Do Thái giáo, Ðức Giêsu biến nó thành rượu ngon, một lượng rượu khổng lồ vượt quá mức đòi hỏi.

Ngài biến nước của Cựu Ước thành rượu của Tân Ước. Như thế, Ngài đã mở ra một thời đại mới, thời đại thiên sai, chan chứa niềm vui cứu độ.

Ðức Giêsu cho thấy mình chính là Ðấng Mêsia. Ngài đến để thiết lập một trật tự mới dồi dào và phong phú, như rượu vừa nhiều vừa ngon.

Cựu Ước không làm con người mãn nguyện.

Con người vẫn khát khao và tìm kiếm hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc vẫn là cái gì bèo bọt, mong manh.

Ðức Giêsu đã dự tiệc cưới ở Cana.

Ngài muốn dự mọi bữa tiệc liên hoan của con người.

Ngài muốn chia sẻ và bảo vệ niềm vui bé nhỏ nơi họ.

Dấu lạ Cana chủ yếu cho ta thấy Ðức Giêsu là ai, nhưng Ðức Maria cũng có một vai trò đáng kể.

Mẹ hiện diện trong tiệc cưới như thân mẫu Ðức Giêsu.

Mẹ thấy rõ sự lúng túng lo âu của chàng rể.

“Họ hết rượu rồi”: Mẹ chỉ nói với Con như vậy.

Câu nói của Mẹ ẩn chứa một lời nài xin kín đáo.

Mẹ mong Con làm một điều gì đó mà Mẹ không rõ.

“Người bảo gì, các anh hãy làm.”

Quả thật Ðức Giêsu có bảo và các gia nhân có làm, nhờ đó dấu lạ Cana được thực hiện.

Qua sự đóng góp của Mẹ trong dấu lạ mở màn này, đức tin của các môn đệ được củng cố và lớn lên.

Và hôm nay Mẹ vẫn nói nhỏ với Chúa: Họ hết rượu rồi!

Niềm vui chợt tắt, tình yêu nhạt phai, gia đình tan vỡ…

Cần biết bao sự hiện diện của Chúa và Mẹ trong mỗi gia đình, giữa lúc khó khăn bối rối.

“Người bảo gì, các con hãy làm”

Ðó vẫn là lời Mẹ nhắn nhủ với chúng ta hôm nay.

Các thuỷ thủ Hoa Kỳ trú đóng tại vùng biển Phi Luật Tân, vào thời đệ nhị thế chiến có kể lại một câu chuyện thật cảm động như sau:

Theo lệnh của viên chỉ huy trưởng, tất cả mọi quân nhân đều phải có mặt tại ví trí của mình khi có lệnh báo động. Quân nhân nào không tuân lệnh, có thể bị xử bắn.

Một hôm, vào giữa lúc còi báo động vang lên, một binh sĩ bỗng đánh rơi cái áo khoác xuống biển. Viên chỉ huy trưởng của chiến hạm yêu cầu mọi người trở về vị trí để sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng, người binh sĩ đã khinh thường lệnh của viên chỉ huy, và có lẽ cũng xem thường cả hình phạt nặng nề có thể xảy đến. Anh đã nhảy xuống biển và vớt cho bằng được cái áo khoác của mình. Vừa lên khỏi mặt nước, anh đã bị điệu tới trình diện trước mặt viên chỉ huy. Tất cả mọi người đều lo sợ cho số phận của anh. Tra hỏi bao nhiêu, anh cũng vẫn không nói, chỉ giữ thinh lặng.

Cuối cùng, người binh sĩ đó rút từ trong túi chiếc áo khoác ra một tấm hình và trao cho viên chỉ huy rồi nói:

-Thưa ngài, tôi không thể để mất tấm ảnh này, vì đây là ảnh của mẹ tôi.

Cuộc đời sẽ có lúc vui như ngày cưới: Hãy dành cho Đức Mẹ một chỗ ở đó.

Cuộc đời có những lúc thảm bại như ở đỉnh đồi Golgotha. Cũng hãy dành cho Đức Mẹ một chỗ ở đó.

Có Đức Mẹ ở cùng thì niềm vui sẽ trọn vẹn.

Có Đức Mẹ bên cạnh thì cô đơn sẽ lùi xa.

Có Đức Mẹ chỉ đường thì sẽ không sợ lạc lối.

Có Đức Mẹ ở bên thì chắc sẽ thành công.

Lạy Mẹ Maria, khi đọc Phúc Âm,
lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ lên đường đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Ðức Giêsu.
Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong Đền thờ.
Mẹ tìm Con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ đi thăm Ðức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.

Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong, từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Ðức Giêsu trong mọi bước đường của cuộc sống. Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.

Xin Mẹ dạy chúng con
đừng sợ lên đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.

Xin giữ chúng con luôn đi trên Ðường-Giêsu
để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.  Amen.

A. Chúng con yêu quí,
Chúng con vừa nghe một đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan. Tin Mừng hôm nay thuật lại một câu chuyện xảy ra vào những ngày đầu tiên trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Câu chuyện một đám cưới tại Cana, một thành phố nhỏ gần quê hương Nagiareth của Chúa.
Cha đố chúng con đám cưới hôm nay có gì đặc biệt hơn nhiều đám cưới chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của mọi người?
– Thưa đám cưới hôm nay có sự tham dự của Chúa Giêsu và Đức Maria, mẹ của Chúa!
– Rất đúng!
Đọc kỹ bài Tin Mừng chúng con còn thấy gì nữa không?
Xem ra gia đình này thuộc loại khá giả vì có tới 6 cái chum lớn. Mỗi cái có thể chứa được khoảng 80 – 120 lít nước dùng để rửa tay theo thói tục của người Do Thái. Có lẽ gia chủ đã không nắm vững được số người dự tiệc nên không dự trù đủ số rượu cho đám tiệc, chính vì thế mà bữa tiệc bị thiếu rượu bất thình lình.
Đối với người Do thái thì việc thiếu rượu trong một bữa tiệc nhất là tiệc cưới thì là một điều xỉ nhục và bẽ mặt với khách được mời dự tiệc và xóm làng. (Vì chúng con biết nước Do thái là nước trồng nho nên họ uống rượu rất nhiều. Bởi thế việc để cho một bữa tiệc thiếu rượu là một việc không thể tha thứ).
Cha hỏi tiếp chúng con: Đứng trước một việc hệ trọng như thế, ai là người đã phát hiện ra điều đó?
– Đức Mẹ.
Rồi với bản chất tế nhị và bén nhạy của một phụ nữ, Đức Maria đã nhận ra ngay sự bối rối, lo âu của gia chủ. Và Tin Mừng ghi lập tức Đức Mẹ đến với Chúa Giêsu và nói với Ngài: “Họ hết rượu rồi” (Ga.2,3).
Chúa Giêsu trả lời Đức Mẹ làm sao chúng con có nhớ không?
– Chúa trả lời: “Thưa bà, chuyện đó có can gì đến tôi và bà, giờ tôi chưa đến” (Ga.2,4).
Câu trả lời này có làm cho chúng con ngạc nhiên không?
Ngạc nhiên quá đi chứ! Xem ra có vẻ chói tai quá! Nhưng chúng con nên biết: Theo phong tục Do Thái, người con quen gọi mẹ là bà nơi công cộng, để tỏ ý kính trọng chứ không phải bất kính.
Đức Mẹ biết Chúa Giêsu chỉ nói thế thôi, chứ không phải là Chúa từ chối, nên Ngài bảo các gia nhân: “Chúa bảo gì, các anh cứ làm theo” (Ga.2,5). Quả thật, Chúa Giêsu đã gọi gia nhân bảo đổ nước cho đầy 6 chum đó, rồi múc nước vừa đổ vào đưa cho người quản tiệc.
Người quản tiệc vừa thử xong thì vô cùng ngạc nhiên vì không phải là nước mà nước đã biến thành rượu. Và Tin Mừng kể: “Chúa Giêsu làm dấu lạ đầu tiên này để bày tỏ vinh quang của Người và các môn đệ đã tin Người” (Ga.2,11).

B. Bây giờ cha hỏi chúng con: Phép lạ này nhắc nhở chúng ta điều gì ?
* Chẳng cần nói dài dòng, cha có thể trả lời ngay: Về vai trò của Đức Mẹ trong cuộc sống của chúng ta.
Cha kể cho chúng con câu chuyện này:
Cha Silvanus và mục sư Henry đến lâu đài Patien để xin hoàng tử trợ giúp tài chính cho mình. Linh mục Silvanus thì xin tiền xây nhà thờ, còn mục sư Henry thì xin tiền xây trường học. Đến nơi, họ được hoàng tử tiếp riêng từng người rất tử tế. Mục sư Henry được mời vào trước. Lát sau, khi bước ra, vẻ mặt của mục sư buồn xo vì không được trợ giúp gì cả. Đến lượt linh mục Silvanus vào. Một lúc sau, ông trở ra, vẻ mặt hớn hở tươi vui khác thường. Tay xách một túi tiền. Mục sư Henry thắc mắc hỏi vì sao mà linh mục lại được hoàng tử giúp vậy? Linh mục Silvanus cho biết:
– Lúc đầu, hoàng tử cũng từ chối tôi, nhưng khi tôi nhìn thấy hoàng hậu, tôi nhờ bà bầu cử cho. Được bà hoàng hậu nói giúp, lúc đó hoàng tử mới nhận lời bà yêu cầu mà giúp tôi.
Đấy chúng con thấy tiếng nói và sự bầu cử của người mẹ thật có giá trị như thế nào.
* Tiếp đến là sự có mặt của Chúa trong gia đình Chính nhờ chủ nhà mời Chúa Giêsu và các môn đệ đến dự tiệc cưới, mà Ngài đã ban cho ông một phép lạ đặc biệt. Qua việc tham dự tiệc cưới này, Chúa Giêsu đã thánh hóa và chúc phúc cho đời sống hôn nhân và gia đình, nhất là những gia đình biết mời Chúa đến.
Mẹ Têrêsa thành Calcutta, vị sáng lập dòng Nữ Tử Bác Ái, thường lập đi lập lại với những người nghe Mẹ rằng: “Tình yêu bắt đầu ngay từ trong gia đình”. Một lần kia, Mẹ kể lại câu chuyện sau:
– Trong số các cộng tác viên của tôi, có một cặp vợ chồng kia trước đây sống rất hạnh phúc nhưng rồi chỉ một thời gian sau họ sống lạnh nhạt với nhau. Một hôm, cả hai đến gặp tôi. Tôi bảo:
– Tôi không hiểu tại sao anh chị có thể đem Chúa Giêsu đến với những người khác trong khi chính bản thân anh chị không thể đem Ngài đến cho nhau? Làm sao anh chị có thể nhận ra Ngài đang ẩn mình nơi những người nghèo khổ, trong khi anh chị không biết khám phá ra Ngài trong tâm hồn của nhau?. Thế rồi, cả hai bắt đầu cuộc tranh cãi gay gắt ngay trước mặt tôi. Họ dốc sạch bầu tâm sự và mọi tranh cãi giận hờn đã ôm ấp trong lòng từ bao lâu nay… Một lát, tôi bảo họ: “Thôi đủ rồi! Anh chị đã nói tất cả những gì cần nói với nhau rồi. Bây giờ anh chị hãy vào Nhà thờ cầu nguyện và mỗi người hãy nói với Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm những gì đã nói với nhau lúc nãy! Rồi tôi cùng đôi vợ chồng cùng bước vào nhà thờ, họ quỳ gối xuống gần bên nhau trước nhà tạm và thinh lặng… Một lúc sau, người chồng quay sang nhìn người vợ với tất cả sự trìu mến. Ông ôm lấy vợ và nói:
– Em là người yêu duy nhất trên đời của anh và là tất cả kho tàng quý giá của anh đang có…
Và từ hôm đó hai vợ chồng làm hòa cùng nhau, đồng thời trở thành những cộng tác viên đắc lực của tôi và là mẫu gương cho nhiều gia đình khác…

Phúc âm hôm nay nhắc tới ba dạng Phép rửa khác nhau:

1. Phép Rửa thứ nhất là Phép Rửa bằng nước. Đây là Phép Rửa của Gioan. Phép rửa của Gioan là Phép Rửa sám hối.

Đây là một dấu cho thấy dân chúng ăn năn tội lỗi của họ và muốn tẩy xóa nó đi.

Phép rửa này là bước đầu tiên trong một cuộc hành trình dài. Nó chỉ là một dấu hiệu, một khởi điểm.

Gioan đã làm sáng tỏ điều này khi ông nói: “Tôi làm phép rửa bằng nước để làm dấu hiệu cho thấy anh em đã ăn năn sám hối – Nhưng có một Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em bằng Thánh Linh và bằng Lửa. Ngài cao trọng hơn tôi. Tôi chẳng xứng đáng cúi xuống cởi dây dép cho Người.”(Mt 3,11)

Nói một cách khác, theo Gioan thì Phép rửa của ông chỉ là chuẩn bị cho Phép rửa bằng Thánh Linh của Đức Giêsu. Vào cuối đời Chúa đã nói với các môn đệ như thế này: “Các con hãy đi đến với mọi người trên khắp thế gian, rao giảng cho họ về Nước Trời, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).

2. Phép rửa thứ hai là phép rửa của Chúa Giêsu. Đây là Phép Rửa tái sinh. Phép rửa này ban cho người được rửa một đời sống mới. Thánh Phaolô đã giải thích về đời sống này cho những người vừa được rửa tội như sau: “Khi được rửa tội, anh em được an táng với Đức Kitô và trong phép rửa anh em cũng được sống lại với Đức Kitô. Anh em đã từng bị chết về mặt tâm linh nhưng giờ đây Thiên Chúa đã mang anh em đến nguồn sống cùng với Đức Kitô.”(Cl 2,12-13)

Như vậy qua Phép Rửa này, Chúa Giêsu chia sẻ cho những người được rửa đời sống thần linh của Ngài. Điều này dẫn chúng ta đến phép rửa thứ ba: Phép rửa thánh Gioan làm cho Chúa Giêsu.

3. Phúc âm hôm nay mô tả thật rõ những sự kiện xảy ra khi Chúa Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa cho Ngài: “Bầu trời mở ra, rồi Thánh Thần hiện xuống rồi sau đó một giọng nói từ trời vọng xuống: Đây là Con yêu dấu của Ta. Con đẹp lòng Ta”

Nếu phải đặt cho phép rửa này một tên thì ta có thể gọi đây là phép rửa Mặc khải. Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta qua hình ảnh bầu trời, Thánh linh và giọng nói được vang ra.

a- Trước hết là hình ảnh bầu trời được mở ra.

Ngày xưa người Do thái tin rằng Thiên Chúa sống ở trên một góc trời nào đó bên trên bầu trời bao bọc trái đất như một bức chắn. Nếu Thiên Chúa muốn đi vào trái dất thì Thiên Chúa phải đi qua bức chắn này. Tiên tri Isaia cũng cùng một quan niệm như thế khi ông nói: “Xin Chúa hãy xé toang bầu trời ra và xuống cứu dân của Người”(Is 64,1).

Hình ảnh bầu trời được mở ra có nghĩa là Thiên Chúa đã nghe lời cầu xin của nhà tiên tri và đã xuống thế gian. Như thế là một thời đại mới đã bắt đầu: thời đại Thiên Chúa xuống để cứu dân của Người.

b- Bước qua hình ảnh thứ hai: Thánh thần Chúa lượn quanh trên Đức Giêsu. Hình ảnh này thật giống với hình ảnh trong sách Sáng Thế Ký: “Thần khí Chúa bay lượn là đà trên mặt nước”(St 1,2) vào lúc Chúa khởi đầu việc tạo dựng. Tại sao lại có một sự trùng hợp như thế. Đây không phải là ngẫu nhiên. Ở đây Thiên Chúa muốn nói với chúng ta: Thời đại mới mà Ngài xây dựng trên trần gian là một cuộc tạo dựng mới. Nói cách khác đây là một cuộc tái tạo lại trần gian.

c- Sau hết là việc Thiên Chúa xác nhận Chúa Giêsu là Con của Người: “Đây là Con yêu dấu của Ta”(Mt 3,17). Qua lời xác nhận này Thiên Chúa muốn giới thiệu với con ngươì về Chúa Giêsu như một “Adam mới”

Thánh Phaolô đã khai thác ý tưởng này rất hay như sau: “Con người đầu tiên tức Adam đã được tạo dựng nên như một vật sống. Còn Adam cuối cùng tức là Đức Giêsu là Thần ban sự sống….Adam thứ nhất đến từ đất – Adam thứ hai đến từ trời…..Như chúng ta đã mặc lấy hình ảnh người bởi đất mà ra (tức Adam thứ nhất) thế nào thì chúng ta cũng mặc lấy hình ảnh của người từ trời mà đến như thế. Người từ trời đây chính là Adam thứ 2, tức là Đức Giêsu.(1Cor 15,45-49).

Như vậy thì ý tưởng đã rõ. Phép rửa Chúa Giêsu chịu là Phép rửa Mặc khải. Nó báo cho con người biết là một kỷ nguyên mới đã bắt đầu. Kỷ nguyên này là một cuộc tạo dựng mới với sự có mặt của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa như một Adam mới của nhân loại.

Như vậy là chúng ta đang được sống trong một kỷ nguyên mới trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Bởi thế, thánh Phaolô nói với chúng ta: “Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. (Cl 3,1-2)

“Sống đích thực của anh em là Đức Kitô và khi Ngài hiện ra thì anh em cũng được xuât hiện với Ngài đễ được cùng chia sẻ vinh quang với Ngài.”(Cl 3,1-4).

Một hôm duyệt binh, vua Alexandre thấy một anh bộ đội có vẻ yếu ớt và mang một cây gươm dỉ sét, Ngài đứng lại và hỏi tên, hắn thưa mình là  Alexandre.

Nghe nói, vua liền nổi giận, nhìn thẳng vào con người lười biếng đó và bảo:

– Mày một là phải đổi tên, hai là phải đổi tính nết.

Alexandre là một ông vua trẻ trung, can đảm, hoạt động mà tên lính của Alexandre thì như vậy vua coi là một điều xấu hổ.

Mang danh hiệu Kitô hữu, có đạo Đức Chúa Giêsu mà cách ăn ở không có gì giống Chúa, thì chỉ làm xấu cho đạo. Nhiều khi trong đời sống người có đạo còn thua kém người bên lương: ăn gian, nói dối, lỗi đức công bình, bác ái…

Xin được kết bằng lời của thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.(Ep 4,17.24)