Nếu bạn đã cầu xin bình an dưới thế và không nhận được nó trong Mùa Giáng Sinh này, ít nhất bạn có thể nuôi dưỡng một cảm giác bình an trong cuộc sống cá nhân vào năm mới. Và nếu sự bình an của bạn mang bình an đến cho những người gần bạn, một phản ứng dây chuyền có thể bắt đầu! Chính tôi biết rằng khi tôi thực sự bình an, và không bị cuốn vào những lo lắng hay tập trung vào danh sách công việc cần làm, gia đình tôi trở nên bình an hơn. Nhưng cách nào để có được bình an đó ? Ở đây xin đề ra 5 cách để tìm được bình an nội tâm dựa trên những trích dẫn trực tiếp từ Chúa Giêsu.

1. Đừng mong tìm thấy sự bình an trong hoàn cảnh sống của bạn. Hãy nhìn lên Chúa.

Chúa Giêsu nói: ”Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Thế gian thường điên cuồng, hỗn loạn, và nói chung thế gian không phải là một “fan” của Chúa Giêsu và giáo huấn của Người. Đó không phải là nơi chúng ta tìm kiếm bình an. Trong dụ ngôn người gieo giống, Chúa Giêsu cũng cảnh báo cho chúng ta về cách mà thế gian có thể làm chúng ta mất đức tin. Người nói rằng khi gặp gian nan hay ngược đãi, chúng ta có thể đánh mất Người ngay lập tức nếu chúng ta không cắm rễ sâu. Và sau đó ”nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt Lời”, cũng như ”khiến Lời không sinh hoa kết quả gì”. Nếu chúng ta không bao giờ dành thời gian cho Chúa, và không cố gắng làm vui lòng Người, chúng ta sẽ không bao giờ có thể khám phá sự bình an của Người.

2. Hãy hướng về phía trước. Đừng ngồi bệt xuống trước những khó khăn lớn nhỏ trong cuộc sống.

Hãy nhớ rằng mọi người đều có những khó khăn trong cuộc sống, và việc sống tốt với những khó khăn đó sẽ giúp ích cho trạng thái tinh thần của bạn, hơn là cay đắng và oán giận chúng. Chúa Giêsu nói với các môn đệ là những người muốn theo Người phải từ bỏ chính mình và ”vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24). Chúng ta không thể để cho những thập giá ngăn cản chúng ta theo Chúa là Đấng đã chịu đóng đinh. Đau khổ có thể có ý nghĩa, và thậm chí chúng ta có thể tìm thấy bình an trong đau khổ khi biết đón nhận nó, nhưng chỉ trong Đấng Chịu Đóng Đinh mà thôi.

3. Hãy đơn giản hóa cuộc sống của bạn. Hãy rộng lượng với những người xung quanh.

Càng rộng lượng, chúng ta càng thanh thoát, thấy bình an và tự do hơn. Chúa Giêsu nói hãy mời người nghèo tham dự tiệc của bạn (Lc 14,13), cho mà không mong đáp đền (Lc 6,35), ai xin thì hãy cho (Mt 5,42), bán những gì bạn có mà cho người nghèo (Mt 19,21). Cho đi những gì chúng ta có giúp chúng ta trở nên ít bận tâm hơn vào việc thu vén và tập trung hơn vào những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống.

4. Đừng xao xuyến

Chúa Giêsu nói, ”hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay ?” (Mt 6,27). Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy bình an nếu chúng ta chỉ luôn quan tâm tới những điều ngày mai sẽ đến. Việc tin tưởng vào Chúa là sức mạnh cho chúng ta. Ađam và Evà đã phạm tội trong vườn Địa Đàng vì họ không tin vào Thiên Chúa và lệnh truyền Người ban. Nhưng nếu không tin vào Chúa, chúng ta phải dựa vào chính mình. Và điều đó chỉ làm ta mệt mỏi và căng thẳng.

5. Cầu nguyện

Dành thời gian thinh lặng để phản tỉnh. Hãy xin điều bạn cần trong cầu nguyện và nó sẽ được ban cho bạn vì ”hễ ai xin thì nhận được” (Mt 7,8). Chính Chúa Giêsu thường ”lui vào trong những nơi thanh vắng để cầu nguyện” (Lc 5,16). Nếu Chúa Giêsu đã cầu nguyện khi còn ở thế gian, chắc chắn chúng ta cũng phải làm như thế. Người đã ban cho chúng ta Kinh Lạy Cha, một điểm khởi đầu tuyệt vời. Có lẽ trong năm nay, hãy dành một tuần hoặc vài tuần, cầu nguyện và suy niệm với mỗi câu của Kinh Lạy Cha.

Liệu đó là danh sách việc cần làm của bạn, sự cân bằng công việc trong cuộc sống, các mối quan hệ hoặc con cái đang khiến bạn căng thẳng, thì sự bình an nội tâm là có thể. Hãy nhìn vào những ưu tiên của bạn trong năm tới. Khi bạn có thể đặt ưu tiên và tin cậy vào Thiên Chúa, dù thoát khỏi sự oán giận, những thứ thừa thãi và phiền nhiễu, bạn vẫn có thể thấy mình bận rộn như trước. Nhưng trong sự bận rộn đó, bạn vẫn có thể giữ được nguồn cội và an bình trong bình an mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban cho bạn.

Hướng Dương chuyển ngữ từ aleteia.org
Nguồn: hdgmvietnam.com

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

179. Nhận con nuôi là cách rất quảng đại để trở thành cha mẹ. Tôi khuyến khích những người không thể có con hãy mở rộng tình yêu phu phụ của họ để bảo bọc những ai thiếu một hoàn cảnh gia đình thích đáng. Họ sẽ không ân hận vì đã quảng đại. Nhận một đứa trẻ làm con nuôi là một hành vi yêu thương, hiến tặng ơn phúc gia đình cho một người không có ơn phúc này. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là: luật pháp nên làm dễ dàng cho diễn trình nhận con nuôi, nhất là trong trường hợp đứa trẻ bị hắt hủi, để ngăn ngừa em bị phá thai hay bị bỏ rơi. Những người chấp nhận thách đố nhận con nuôi và chấp nhận một ai đó một cách vô điều kiện và nhưng không quả đã trở nên máng chuyển tình yêu của Thiên Chúa. Vì Người từng phán, “Ngay cả khi mẹ con quên con, ta cũng sẽ không quên con” (Is 49:15).
180. “Quyết định nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng (foster) nói lên một thứ tính sinh hoa trái đặc thù trong kinh nghiệm hôn nhân, và không những trong trường hợp hiếm muộn mà thôi. Đối diện với các hoàn cảnh trong đó, đứa trẻ được ước muốn bằng bất cứ giá nào, như một quyền lợi được tự thể hiện chính mình, việc nhận con nuôi hay nhận nuôi dưỡng, nếu hiểu cho đúng, cũng biểu hiện một khía cạnh quan trọng của việc làm cha mẹ dưỡng dục con cái. Những việc này giúp người ta ý thức được rằng con cái, bất kể là con tự nhiên, con nuôi hay được nhận để nuôi dưỡng, tự quyền của chúng, đều là những nhân vị cần được chấp nhận, yêu thương và săn sóc, chứ không phải chỉ được đem vào đời này. Các quyền lợi tốt nhất của đứa trẻ luôn phải nằm bên dưới bất cứ quyết định nhận con nuôi hay nhận nuôi dưỡng nào” (201). Mặt khác, “việc buôn bán trẻ em giữa các quốc gia và lục địa cần phải được ngăn cản bằng hành động luật pháp và kiểm soát thích đáng của nhà nước” (202).

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày “Sau đó, [các nhà chiêm tinh] được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên họ đã đi lối khác mà về xứ mình.” (Mt 2,12)

Suy niệm: Các nhà chiêm tinh, nhờ quan sát dấu chỉ của ngôi sao lạ, dò dẫm con đường tìm đến để bái lạy vị Vua mới sinh, rủi thay họ không ngờ lại gặp phải Hê-rô-đê bạo chúa. Thế rồi, nhờ được tiếp cận với lời Kinh Thánh – dù là qua miệng lưỡi mưu mô xảo quyệt của Hê-rô-đê – họ biết được đích xác vị vua mệnh danh là Ki-tô ấy “phải sinh ra tại Bê-lem;” thế là họ đã mau mắn “đến triều bái Người.” Một khi đã gặp được Vua Ki-tô, họ được mách bảo phải “đi lối khác” mà về quê hương xứ sở. Lần này, họ chọn đi con đường Chúa chỉ cho, nghĩa là họ đang đi trong con đường của Chúa, con đường của sự thật.

Mời Bạn: Nhà văn Lỗ Tấn từng nói rằng trên trần gian làm gì có con đường; lối đi mà người ta cứ đi mãi thì sẽ thành đường thôi. Thế nhưng, trước những thực tại của cuộc sống, có vô vàn “lối đi” và chúng ta có tự do để chọn lựa đi lối này hoặc đi lối khác. Giữa muôn vàn con đường như thế, bạn phải phân định để nhận biết có những lối mòn, có những cung đường vô định không đi đến đâu, lại có những con đường mang tên Hê-rô-đê dối trá dẫn đến vực thẳm. Con đường đích thực là con đường dẫn đến chân lý, sự sống, và hạnh phúc, con đường đó được định hướng bởi Lời Chúa.

Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm thực hành việc đọc Lời Chúa mỗi ngày để được Lời của Ngài biến đổi.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, đường lối của Chúa kỳ diệu vượt quá sự hiểu biết của chúng con. Xin tỏ cho chúng con thấy đường lối của Ngài để chúng con can đảm và mạnh mẽ tiến bước trên hành trình tiến về Nước Trời. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 05/01 – 11/01/2020

  • Chúa nhật, 05/01: CHÚA HIỂN LINH. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
  • Thứ hai, 06/01:
  • Thứ ba, 07/01: Thánh Raimunđô Penyafort, linh mục.
  • Thứ tư, 08/01:
  • Thứ năm, 09/01:
  • Thứ sáu, 10/01:
  • Thứ bảy, 11/01:

THÔNG BÁO: TUẦN 05/01 – 11/01/2020

  1. Mục vụ Giới Trẻ là định hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong ba năm 2020-2022. Trong dịp đầu năm 2020, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới Trẻ và Thiếu Nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã đưa ra lời giới thiệu cho “Chương trình mục vụ giới trẻ 2020-2022: Mỗi tháng một hình ảnh hay tước hiệu Đức Giê-su”. Chủ đề Học Hỏi và Suy Tư tháng 1 năm 2020: Đức Giêsu – Hoàng Tử Bình An.
  2. Số tiền anh chị em giúp cho bác ái tuần trước được 40 triệu đồng. Hôm nay xin tiếp tục giúp cho việc trùng tu Nhà Thờ Đức Bà. Xin cám ơn anh chị em.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

04/01 – Thứ Bảy trước lễ Hiển Linh.
“Chúng tôi đã gặp Ðấng Cứu Thế”.

LỜI CHÚA: Ga 1,35-42

Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: Ðây là Chiên Thiên Chúa.

Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?”

Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu?”

Người đáp: “Hãy đến mà xem”.

Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

Anrê, em ông Simon Phêrô, một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Ðá”.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Hãy dâng lời tạ ơn Chúa khi ngày mới vừa bắt đầu. Nói với Chúa rằng bạn đã sẵn sàng làm việc cho Ngài, sẵn sàng để được sai đi thi hành sứ vụ của Ngài và cộng tác cùng tha nhân cho ý chỉ cầu nguyện trong tháng này. “Niềm hy vọng cũng giống như một ngọn nến, biết đón lấy làn gió từ Chúa Thánh Thần và biến nó thành lực đẩy cho thuyền ra khơi.” (ĐGH. Phanxicô). Liệu rằng chúng ta có nhận ra được hành động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống này? Hãy để bản thân mình được thúc đẩy, biết lắng nghe Thần Khí nói với bạn trong mọi giây phút của ngày hôm nay và trong chính tâm hồn bạn. Lạy Cha chúng con ở trên trời…

WITH JESUS IN THE MORNING
Give thanks to God at the beginning of this day. Tell the Lord that you are ready to work for him, to be sent on his mission, and to collaborate with others for the intention of this month. “Hope is really like a candle; she picks up the wind of the Holy Spirit and transforms it into a driving force that pushes the ship, as the case may be, to the sea or to the shore ”(Pope Francis). Do you recognize the action of the Holy Spirit in your life? Let yourself be driven, listening to the Spirit that speaks to you in events of the day and in your heart. Our Father…

— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
Chúa Giê-su mời gọi bạn hãy ở với Ngài, yêu mến Ngài, và nhờ mối tương quan này mà biết ra đi gặp gỡ anh chị em xung quanh. Cuộc sống hằng ngày của bạn chính là nơi để truyền giáo. Ở nơi đó, bạn chia sẻ mối tương quan của bạn với Chúa Giê-su, và cho tha nhân biết mối tương quan này qua hành động và lời nói của bạn. Liệu rằng đời sống của bạn đã là một cuộc loan báo cho tha nhân chưa? Nhờ vào cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su, bạn đã có được tình yêu và mối tương quan với Ngài, liệu bạn đã làm lan tỏa tình yêu và mối tương quan đó cho mọi người xung quanh chưa?

WITH JESUS DURING A DAY
Jesus invites you to be with him to know and love him and as a result of that friendship, to go out to meet your neighbor. Your daily life is meant to be a place of mission. There you must share your friendship with Jesus, showing it to others through your gestures and words. Is your life an announcement to others? Do you spread to others the love and friendship you have because of your encounter with Jesus?

— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Hãy dành thời gian ngồi lại với Chúa Giê-su. Hãy hít thở thật sâu và nhìn vào nội tâm của bạn. Hôm nay bạn có giữ trong tim mình niềm vui và bình an không? Bạn đã sống bác ái với tha nhân thế nào? Bạn muốn xin lỗi Chúa về điều gì? Hãy tĩnh lặng trong giây phút này và xin Chúa ôm lấy bạn với tình yêu của Ngài. Hãy viết ra sự quyết tâm của bạn cho ngày mai ngay khi giây phút cuối ngày đang đến. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT
Take some time to be alone with Jesus. Take a deep breath and look within yourself. Have you maintained the joy and peace in your heart? Have you acted charitably with your neighbor? Do you need to apologize to God for something? Stay at peace in this moment and ask God to embrace you with his love. Write down a resolution for tomorrow as you end this day. Hail Mary…

03/01 – Thứ Sáu trước lễ Hiển Linh.
“Ðây Chiên Thiên Chúa”

LỜI CHÚA: Ga 1,29-34

Ngày hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình thì nói: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian. Ðây chính là Ðấng mà tôi đã nói rằng: Có người đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi, vì Người vốn có trước tôi. Phần tôi, trước tôi không biết Người, nhưng tôi đã đến làm phép rửa bằng nước, để Người được tỏ mình ra trong Israel. Và Gioan đã làm chứng rằng: Tôi đã thấy Thánh Thần như con chim bồ câu từ trời xuống ngự trên Người. Và trước tôi không biết Người, nhưng Ðấng đã sai tôi làm phép rửa trong nước bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì chính người đó là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy và làm chứng rằng: Người là Con Thiên Chúa.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Khởi đầu ngày mới này, bạn hãy nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Hôm nay, thứ Sáu đầu tháng, là ngày Thế giới cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng. Hãy dâng lên Chúa tất cả mọi sự bạn có, để cầu nguyện cho các Kitô hữu, những người thuộc các tôn giáo khác nhau, và tất cả những ai thiện chí biết cổ vũ hòa bình và công lý trên thế giới. Hãy canh tân mối tương quan cá vị giữa bạn với Chúa Giê-su mỗi ngày, để Ngài biến đổi cuộc sống của bạn và để bạn tỏa lan bình an đến từ Thánh Tâm Chúa Giêsu trong các hoạt động hàng ngày của bạn. Lạy Cha chúng con ở trên trời….

WITH JESUS IN THE MORNING
As you being this day, raise your heart to God. Today, the first Friday of the month is the World Day of Prayer for the Pope’s Intentions. Offer all that you are that Christians, followers of other religions, and all people of goodwill may promote peace and justice in the world. Renew your personal encounter with Jesus every day, so that he may transform your life and you can radiate the peace that comes from his heart in your daily activities. Our Father…

— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
Thiên Chúa là tình yêu và là Chúa của hòa bình: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng.” (Rm 15,13).
Lời Chúa nói với bạn điều gì? Làm thế nào bạn có thể lan tỏa bình an trong cuộc sống thường ngày?

WITH JESUS DURING A DAY
God is love and is the God of peace: “May the God of hope fill you with all joy and peace in believing, so that you may abound in hope by the power of the holy Spirit.” (Romans 15:13). What do these words speak to you? How can you spread peace in your daily life?

— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Khép đôi mắt lại và hít thở thật sâu. Bạn cảm thấy thế nào trong giây phút này? Hãy cầu xin Chúa Giêsu gợi lên trong bạn một vài chi tiết nhỏ trong ngày hôm nay. Những khoảnh khắc nào rất có ý nghĩa đối với bạn? Dừng lại đôi chút để dâng lời tạ ơn, và suy ngẫm về những chi tiết đó. Và bắt đầu ngày mai bằng việc nhớ lại tình yêu mà bạn được lãnh nhận, để rồi bạn có thể trao ban cho người khác. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT
Close your eyes and take a deep breath. How do you feel in this moment? Ask Jesus to show you the little details of today. What moments were significant for you? Stop a moment to give thanks and meditate on those details. Begin tomorrow by remembering the love you have received, so that you can give it to others. Hail Mary…

Chủ đề học hỏi và suy niệm tháng 1 năm 2020

Trong gia đình nhân loại, ai cũng muốn có bình an. Xin cho hai chữ ‘bình an’ là câu nói của nhiều người. Tuy nhiên, mỗi người có quan niệm khác nhau về bình an. Thông thường, người ta quan niệm rằng đạt được điều mình mong muốn là có bình an. Chẳng hạn, những người nghèo khó hy vọng rằng nếu họ có đủ điều kiện vật chất, họ sẽ có bình an; những người bệnh tật hy vọng rằng nếu sức khỏe của họ hồi phục, họ sẽ có bình an; những em học sinh hy vọng rằng nếu họ vượt qua được kỳ thi, họ sẽ có bình an.

Đối với văn hóa Do-thái, bình an (שׁלום, shalom) là từ được dùng phổ biến. ‘Shalom’ không chỉ mang nghĩa bình an, mà còn mang nhiều nghĩa tốt đẹp khác nữa, chẳng hạn: Hòa hợp, viên mãn, hoàn thành, nguyên vẹn. Mỗi khi gặp nhau hay chia tay, câu cửa miệng của người Do-thái là ‘shalom’.

Bình an cũng là chủ đề rất quan trọng của mặc khải Ki-tô giáo. Sách Sáng Thế, cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng con người được dựng nên trong ‘cảnh bình an’. Thế nhưng, khi con người muốn tự quyết định vận mệnh của mình ngược với thánh ý Thiên Chúa, con người trở nên bất an và các mối tương quan của con người cũng không còn diễn ra trong trật tự và hòa hợp nữa (St 3,1-24). Tuy nhiên, Thiên Chúa hằng yêu thương con người và đã thiết lập giao ước bình an vĩnh cửu với con người.

Khoảng 700 năm trước Giáng Sinh, tiên tri I-sai-a đã loan báo về Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An đến để thiết lập bình an giữa con người với Thiên Chúa và muôn vật muôn loài trong thế giới thụ tạo (Is 9,5). Nhờ Hoàng Tử Bình An, nhân loại sẽ “đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến” (Is 2,4). Giữa cảnh tha hương, lưu đày, Thiên Chúa nói với Dân Người: “Ta sẽ lập với chúng một giao ước bình an; đó sẽ là giao ước vĩnh cửu đối với chúng, Ta sẽ định cư chúng, cho chúng sinh sôi nảy nở ra nhiều và đặt thánh điện của Ta ở giữa chúng cho đến muôn đời” (Ed 37,26).

Biến Cố Đức Giê-su hiện diện trong lịch sử nhân loại cách đây hơn 2000 năm là Biến Cố Bình An. Khi Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem, các thiên thần ca hát rằng “vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Trong hành trình dương thế của mình, Đức Giê-su trao ban bình an cho tất cả mọi người, nhất là những người tội lỗi, nghèo khó, bị bỏ rơi trong xã hội. Đức Giê-su chữa bệnh, trừ quỷ, tha thứ tội lỗi, thiết lập nhóm Mười Hai và công bố những tiêu chuẩn luân lý mới nhằm minh chứng rằng sự hiện diện của Người là sự hiện diện của Hoàng Tử Bình An.

Trong tâm tình thầy trò trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Lời đầu tiên của Đức Giê-su sau khi sống lại và hiện ra với các môn đệ là: “Bình an cho anh em!” (Lc 24,36). Sứ mệnh của Đức Giê-su là sứ mệnh bình an, không chỉ là bình an tạm thời, mà còn quan trọng hơn, bình an vĩnh cửu, bình an mà thế gian không thể ban tặng. Đây là bình an đích thực mà Đức Giê-su, Đấng đã chịu khổ nạn, chết và phục sinh, đem lại cho nhân loại. Bình an này đồng nghĩa với ơn cứu độ.

Trong Cựu Ước, với ‘cơn hồng thủy’, tác giả Sách Sáng Thế trình thuật rằng khi Nô-ê thả con chim bồ câu khỏi thuyền, con chim bay đi và khi trở về, miệng ngậm cành Ô-liu báo ‘tin bình an’ cho ông và toàn thể gia đình ông rằng nước đang rút dần và sự sống đã xuất hiện (St 6,5-9,17). Trong Tân Ước, với ‘cơn hồng phúc’, Đức Giê-su không chỉ mang một cành lá, Người mang cả cây thập giá, là ‘cây bình an’ báo tin cho gia đình nhân loại biết rằng hồng thủy tội lỗi đã đến hồi kết và hồng phúc bình an vĩnh cửu đã khai mở cho tất cả mọi người trong gia đình nhân loại. Nhờ cây thập giá, Đức Giê-su đã nối trời với đất, Môi Trường Thiên Chúa với môi trường nhân loại, môi trường sự sống với môi trường sự chết. Cũng nhờ cây thập giá, Đức Giê-su đã nối kết mọi người lại với nhau “không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do…” (Gl 3,28), vì Ngài đã xóa bỏ ranh giới hận thù và nối kết bằng ‘cây bình an’.

Thật vậy, căn tính, đời sống và sứ mệnh của Đức Giê-su cho chúng ta nhận thức rằng bình an không phải là một đặc tính giữa những đặc tính của Người. Bởi vì, chính Đức Giê-su là Bình An. Viết thư cho các tín hữu Ê-phê-sô, thánh Phao-lô khẳng định: “Trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay, trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần. Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét; Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập bình an, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hòa giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,13-16).

Về căn bản, bình an của Đức Giê-su là bình an bên trong, bình an nội tâm, bình an mà không mãnh lực nào có thể cướp mất được, cho dù là sự chết. Sở dĩ Đức Giê-su có thể ‘cam lòng chịu chết’ để cứu độ nhân loại vì Người có bình an đó hay đúng hơn, chính Người là Bình An. Noi gương Đức Giê-su, biết bao chứng nhân trong lịch sử Giáo Hội kết hiệp mật thiết với Người và cảm nghiệm được bình an của Người, nhờ đó, họ đã thắng vượt những giới hạn, nghịch cảnh của bản thân và trung thành với Thiên Chúa đến hơi thở cuối cùng.   

Trước khi bước vào vào cuộc khổ nạn, Đức Giê-su đã an ủi các môn đệ của Người rằng “anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1). Câu hỏi đặt ra: ‘Tại sao tin vào Thiên Chúa và tin vào Đức Giê-su lại giúp các môn đệ khỏi xao xuyến, khỏi bất an?’. Thưa, bởi vì, Đức Giê-su chính là Hoàng Tử Bình An của Thiên Chúa giữa lòng nhân loại. Ai thiết lập tương quan mật thiết, tương quan liên vị với Người, sẽ vượt qua muôn hình thức sợ hãi gieo rắc bởi thế lực bóng đêm, ma quỷ, thế gian, xác thịt.

Tác giả thánh vịnh 62 đã diễn tả niềm tin tưởng của mình rằng: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, này hồn tôi hãy nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 62,6). Còn thánh Augustine, trong bộ Tự Thuật (Confessions), đã thân thưa cùng Thiên Chúa: “Ngài tạo dựng chúng con cho Ngài và tâm hồn chúng con xao xuyến cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài” (Confessions I, 1, 1). Như vậy, con người không thể tìm được bình an đích thực ở ai đó hay nơi nào đó ngoài Thiên Chúa giữa thế giới đầy bất an này. Bình an của Thiên Chúa thẳm sâu và kỳ diệu hơn tất cả các hình thức bình an mà con người có thể cảm nghiệm được trong thế giới thụ tạo này.

Mặc khải Kinh Thánh cho chúng ta nhận thức rằng ai đi theo Đường của Thiên Chúa, Đường của Đức Giê-su, người đó đi theo đường bình an. Trong Bài Ca Chúc Tụng (Benedictus), được đầy Thánh Thần, Da-ca-ri-a (bố của thánh Gio-an Tẩy Giả) đã thốt lên rằng “Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an” (Lc 1,78-79). Ai thấy Đức Giê-su, người đó thấy bình an. Chẳng hạn, ông Si-mê-ôn, một người sùng đạo đã mong mỏi nhìn thấy Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An, và khi nhìn thấy Người, ông đã ẵm Người trên tay và cất lời chúc tụng: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được ra đi bình an” (Lc 2,29).

Thánh Phao-lô quả quyết: “Bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 4,7). Tất cả mọi người được mời gọi kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, với Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An, trong mọi hoàn cảnh, để có bình an của Người, và nhờ đó, đóng góp phần mình cho bình an của gia đình nhân loại. Mẹ Têrêsa Calcutta đã diễn tả rất đúng rằng: “Hoa trái của thinh lặng là cầu nguyện, hoa trái của cầu nguyện là đức tin, hoa trái của đức tin là tình yêu, hoa trái của tình yêu là phục vụ, hoa trái của phục vụ là bình an.” Trong nhãn quan của mẹ Têrêsa Calcutta, bình an vừa là đích đến, vừa là khởi đầu cho hành trình mới của người Ki-tô hữu, cũng như tất cả mọi người.

Bình an vừa là quà tặng của Thiên Chúa cho con người, vừa là tác vụ của con người cho anh chị em đồng loại. Người lãnh nhận bình an từ Thiên Chúa, cũng là người chia sẻ bình an cho người khác. Trong Bài Giảng Trên Núi hay còn gọi là Tám Mối Phúc, Đức Giê-su nói: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình [bình an], vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Những người cộng tác với Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An, cũng được Người ủy thác để trao ban bình an. Chằng hạn, khi sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng, Đức Giê-su nhắn nhủ họ: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này” (Lc 10,5).

Hôm nay, Đức Giê-su đang mời gọi mỗi người chúng ta, hãy là khí cụ bình an của Người giữa dòng đời. Viết thư cho các tín hữu Ê-phê-xô, thánh Phao-lô nhắc nhở họ về Đức Giê-su rằng “Người đã đến loan Tin Mừng bình an: Bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,17). Đồng thời, thánh nhân cũng khuyến khích họ: “Hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo Tin Mừng bình an” (Ep 6,14-15).

Bình an của Thiên Chúa chỉ đến với những ai khát khao chờ đợi và luôn mở lòng thành của mình để đón nhận, vun đắp và làm cho bình an triển nở. Không chỉ mỗi cá nhân, các hình thức cộng đoàn đều được mời gọi là sứ giả của Tin Mừng Bình An trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Bao lâu nhân loại còn bất an, bấy lâu Tin Mừng Bình An của Thiên Chúa, được thực hiện bởi Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An, cần được loan báo, đón nhận, sống và diễn tả. Bao lâu ngôn ngữ bình an chưa trở thành ngôn ngữ chung của tất cả mọi người trong gia đình nhân loại, bấy lâu nhân loại vẫn còn chia rẽ, chiến tranh, hận thù và muôn hình thức bất an chế ngự.

Để bình an, trở thành ngôn ngữ chung của tất cả mọi người, điều cần thiết là mỗi người, trước hết, phải ý thức tầm quan trọng của bình an trong đời sống con người, trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Đồng thời, mỗi người cần nhận thức rằng không phải mình hay ai đó, hay thể chế nào đó là tiêu chuẩn bình an, bởi vì, tất cả đều nhuốm màu tội lỗi. Tiêu chuẩn bình an là Thiên Chúa, Nguồn Mạch Bình An, và Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An.

Mặc khải Kinh Thánh và giáo huấn Giáo Hội minh định rằng hòa bình hay bình an đích thực trong gia đình nhân loại không chỉ là vắng bóng chiến tranh, cân bằng lực lượng giữa các phe phái, hay sự thỏa hiệp giữa các quốc gia (GS 78). Bình an đích thực trong xã hội loài người luôn là công trình dang dở, cần phải được xây dựng và kiến tạo. Bao lâu còn trong hành trình trần thế, bấy lâu gia đình nhân loại còn phải nỗ lực xây dựng bình an dựa trên nội dung mặc khải của Thiên Chúa mà đỉnh cao là Biến Cố Đức Giê-su, Hoàng Tử Bình An, hiện diện và hoạt động trong gia đình nhân loại.

Sau khi hoàn tất cuộc hành trình lịch sử, Đức Giê-su không để lại bất cứ gia sản vật chất nào cho con người, bởi vì, Người không có chỗ tựa đầu (Mt 8,20). Tuy nhiên, ‘gia sản bình an’ mà Đức Giê-su để lại thì cao quý hơn tất cả những gì trong thế giới thụ tạo. Hơn nữa, bình an cũng là đặc tính căn bản của Nước Thiên Chúa như thánh Phao-lô quả quyết: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Tất cả mọi người được mời gọi đón nhận bình an của Đức Giê-su và trao ban bình an của Đức Giê-su cho anh chị em đồng loại; đồng thời, cùng nhau làm cho bình an của Đức Giê-su thẩm thấu mọi chiều kích của cuộc sống hằng ngày trong hành trình tiến về Nước Thiên Chúa, Nước Bình An Vĩnh Cửu.

Nguồn: Ủy ban Giới Trẻ và Thiếu Nhi / HĐGMVN

Các chủ đề học hỏi và suy niệm năm 2020:

02/01 – Thứ Năm – Thánh Baxiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô. Lễ nhớ.
“Có một Ðấng sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi”

LỜI CHÚA: Ga 1,19-28

Ðây là chứng của Gioan, khi những người Do thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các Thầy Lêvi đến hỏi ông: “Ông là ai?” Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: “Tôi không phải là Ðấng Kitô”. Họ liền hỏi: “Như vậy là thế nào? Ông có phải là Elia chăng?” Gioan trả lời: “Tôi không phải là Elia”. “Hay ông là một đấng tiên tri?” Gioan đáp: “Không phải”. Họ liền bảo: “Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?” Gioan đáp: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo”. Và những người đã được sai đến đều thuộc nhóm biệt phái. Họ hỏi Gioan rằng: “Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không là Elia, hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?” Gioan trả lời: “Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”. Việc này xảy ra tại Betania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Hãy đứng trước nhan thánh Chúa trong sáng sớm hôm nay, và dâng trọn vẹn con người bạn cho Ngài. Hôm nay, hãy làm chứng cho Chúa qua lời nói và hành động của bạn, hãy loan truyền cho hết thảy mọi người biết rằng Chúa Giêsu chính là tâm điểm cuộc sống của bạn. Hãy cẩn trọng trong lời nói, và chỉ nói những lời mang tính xây dựng, giúp thăng tiến tha nhân hơn. Dâng lên Chúa ngày sống hôm nay để cầu theo ý nguyện của Đức Giáo Hoàng trong tháng này. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE MORNING
Stand before the Lord this morning and offer all that you are to him. Testify today with your words and actions, proclaiming with them that Jesus is the center of your life. Be careful how you talk and speak only that which builds up your neighbor. Offer this day for the intention of the Holy Father for this month. Hail Mary…

— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
Trong đời sống từng ngày của bạn, hãy nhìn đến Mẹ Maria và chiêm ngắm cách Mẹ hành xử trong những thời khắc khó khăn cũng như lúc vui mừng. Đời sống của Mẹ là trường học về tình yêu trung tín. Bạn đã yêu thương tha nhân thế nào khi họ làm phiền đến bạn? Hãy điều chỉnh lại, và tiếp tục ngày sống trong tình yêu của Chúa.

WITH JESUS DURING A DAY
As you go about your daily life, look to Mary and how she acted in difficult and joyful moments. Mary’s life is a school of faithful love. How do you love others when they bother you? Resolve to continue your day in God’s love.

— ∞  +  ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Vào cuối ngày, hãy dành ít phút để nhìn lại những điều bạn đã trải nghiệm hôm nay. Khẽ nhắm mắt lại và hít thở thật sâu. Đâu là những khoảnh khắc khiến con tim bạn đong đầy niềm vui và bình an? Những ai đã giúp đỡ bạn hôm nay? Dành ít phút để ở lại một mình với Chúa Giêsu, rồi kể cho Ngài nghe tất cả những điều khiến bạn lo lắng, và dâng chúng cho Ngài. Kính Mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT
Take a few minutes to recollect what you experienced today. Close your eyes for a moment and take a deep breath. What moments have filled your heart with joy and peace? Whom have you helped today? Stay alone with Jesus for a few minutes. Tell the Lord about your worries give them all to him. Hail Mary…

01/01 – Thứ Tư. Cuối tuần Bát Nhật Giáng Sinh – Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa. Lễ Trọng. – Ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa Bình.
“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi… và tám ngày sau người ta gọi tên Người là Giêsu”.

LỜI CHÚA: Lc 2, 16-21

Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.

Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.

Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.