Chủ tế Thánh lễ: Lm. Chánh xứ Phaolô Nguyễn Quốc Hưng. Mừng bổn mạng Ca đoàn Hương Chiều – Gx. Tân Định.
Kính mời quý vị cùng hiệp thông và đừng quên nhấn vào nút “Đăng ký” để theo dõi những video mới nhất từ Giáo xứ Tân Định.
Chủ tế Thánh lễ: Lm. Chánh xứ Phaolô Nguyễn Quốc Hưng. Mừng bổn mạng Ca đoàn Hương Chiều – Gx. Tân Định.
Kính mời quý vị cùng hiệp thông và đừng quên nhấn vào nút “Đăng ký” để theo dõi những video mới nhất từ Giáo xứ Tân Định.
215. Tin Mừng tiếp nối để nhắc nhở ta rằng con cái không phải là tài sản của gia đình, nhưng chúng có cuộc sống riêng để sống. Chúa Giêsu là mẫu mực của việc vâng lời cha mẹ trần thế của Người, tự đặt mình dưới quyền của các ngài (xem Lc 2:51), nhưng Người cũng chứng tỏ điều này: các quyết định liên quan tới đời sống của con cái và ơn gọi Kitô hữu của chúng có thể đòi một cách ly vì Nước Thiên Chúa (xem Mt 10:34-37; Lc 9:59 62). Chính Người, lúc 12 tuổi, đã nói với Đức Mẹ và Thánh Giuse rằng Người có một sứ mệnh lớn hơn phải chu toàn bên ngoài gia đình trần thế của Người (xem Lc 2:48-50). Qua cách đó, Người chứng tỏ việc cần phải có những dây liên kết khác, sâu xa hơn ngay bên trong gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe lời Thiên Chúa và thực hành nó” (Lc 8:21). Cũng thế, trong quan tâm Người tỏ bầy với các trẻ nhỏ, tức những người mà các xã hội Cận Đông thời xưa coi như những chủ thể vô quyền, thậm chí chỉ là tài sản của gia đình, Chúa Giêsu tiến xa tới chỗ trình bầy các em như các thầy dạy, về phương diện đơn sơ tin tưởng và tự nhiên đối với người khác: “Tôi nói thật với các ông, trừ khi các ông trở nên giống trẻ em, các ông sẽ không bao giờ vào được nước trời. Bất cứ ai khiêm nhường như trẻ nhỏ đều là người lớn hơn hết trong nước trời” (Mt 18:3-4).
Suy niệm: Trong não trạng thế tục thời nay, mọi sự đều quy về giá trị kinh tế, cái gì cũng phải trở thành vốn đầu tư sinh lợi. Cũng tương tự như thế nhưng được mở rộng trong tầm nhìn chương trình cứu độ. Tất cả những gì chúng ta có và cả sự hiện hữu của chúng ta là những nén bạc Chúa trao và Ngài mong muốn chúng ta sử dụng chúng không phải để thoả mãn hưởng thụ vật chất và ở đời này mà để sinh lợi cho Nước Trời (x. Mt 21,43). “Tên đầy tớ vô dụng” đem nén bạc đi chôn, đã bị trừng phạt không phải vì ăn chơi tiêu mất tài sản của chủ mà vì đã không biết dùng nó để “sinh lợi cho Nước Trời”.
Mời Bạn: Mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho những tài sản vốn liếng tinh thần, trí tuệ, sức khỏe, của cải vật chất. Nhận thức như vậy, chúng ta biết cám ơn Chúa, và nhất là cám ơn Ngài vì đã cho chúng ta sinh ra trên cõi đời này. Ngài mời gọi mỗi người đừng cất giấu những ơn lành Chúa ban, nhưng hãy tìm cách làm cho những ân sủng đó sinh hoa trái bằng cách mở lòng ra và chia sẻ cho tha nhân. Càng được chia sẻ, những nén bạc càng sinh lợi.
Sống Lời Chúa: Sinh lợi cho Nước Chúa bằng cách dùng những khả năng Chúa ban để chia sẻ, phục vụ tha nhân, nhất là những người bé mọn, đau khổ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, mọi sự con có đều là do Chúa ban. Tuy nhiên, nhiều lúc con tự hào cho rằng đó là do tài năng của con, nên con cất giấu làm của riêng. Xin biến đổi tâm hồn con, con biết hiến thân để chia sẻ, phục vụ anh chị em con. Amen.
Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.
Thánh lễ:
Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00
Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.
Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng
Văn phòng giáo xứ:
Trọng tâm của Phụng vụ
Vì tháng Mười Một nằm trong Mùa Thường Niên (sau Lễ Hiện Xuống), nên Phụng vụ trong tháng này diễn tả cuộc sống được tái tạo trong Chúa Thánh Thần, theo khuôn mẫu cuộc sống của Chúa Kitô dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Ngài.Tháng này cũng là tháng cuối năm Phụng vụ, chúng ta được mời gọi suy nghĩ về thời điểm kết thúc của đời ta cũng như của thế giới. Thời điểm kết thúc ấy cũng dẫn đến đỉnh cao của năm phụng vụ là Lễ Chúa Kitô Vua. Ngày lễ này khẳng định quyền lực tối cao của Chúa Kitô trên con người và các thể chế của họ. Tiếp theo, chúng ta bước vào Mùa Vọng bừng sáng với cái nhìn trực quan về việc Chúa đến trong vinh quang.Trong tháng Mười Một này, có các ngày lễ quan trọng như: Chư Thánh Nam Nữ (1-11), Các Linh hồn (2-11), Thánh Martin de Porres (3-11), Thánh Carôlô Bôrômêô (4-11), Cung hiến Thánh đường Latêranô (9-11), Thánh Lêô Cả (10-11), Thánh Martin thành Tours (11-11), Thánh Alberto Cả (15-11), Đức Mẹ Dâng Minh (21-11), Thánh Cecilia (22-11), Thánh Anrê Dũng Lạc (24-11), Chúa Kitô Vua (24-11) và Thánh Anrê (30-11).Ngoài ra tại Mỹ còn có lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) vào thứ Năm của tuần thứ ba trong tháng (19-11).
Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
Thánh lễ đồng tế, cầu nguyện cho các vị giám mục, linh mục, tu sỹ các thành viên HĐMV và mọi người trong đại gia đình Gx.Tân Định. Sau thánh lễ có chầu Thánh Thể.
Kính mời quý vị cùng hiệp thông và đừng quên nhấn vào nút “Đăng ký” để theo dõi những video mới nhất từ Giáo xứ Tân Định.
Sau một thời gian chuẩn bị, lắp đặt giàn giáo và các phương tiện hỗ trợ, vào sáng ngày 09/11/2020, công trình tu sửa mái ngói nhà thờ tân định đã bắt đầu tháo dỡ những viên ngói đầu tiên.
Dự kiến việc tu sửa mái ngói nhà thờ Tân Định sẽ hoàn thành vào tháng 03/2021, xin cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện cho công trình được hoàn thành theo Thánh ý Chúa.
Kính mời quý vị cùng hiệp thông và đừng quên nhấn vào nút “Đăng ký” để theo dõi những video mới nhất từ Giáo xứ Tân Định.
214. Đôi lúc, cặp kết hôn không nắm được tầm quan trọng về thần học và tâm linh của các lời tỏ ưng thuận, là những lời vốn soi sáng ý nghĩa của mọi dấu hiệu tiếp theo. Ta cần nhấn mạnh rằng những lời này không thể bị giản lược vào hiện tại; chúng bao hàm một toàn diện tính bao trùm cả tương lai: “cho tới lúc cái chết phân rẽ chúng ta” (phụng vụ tiếng Việt: mọi ngày suốt đời tôi). Nội dung các lời tỏ ưng thuận minh xác rằng “tự do và trung thành không chống chọi nhau; đúng hơn, chúng nâng đỡ nhau, trong cả các liên hệ liên bản ngã lẫn các liên hệ xã hội nữa. Thực thế, trong nền văn hóa truyền thông hoàn cầu, ta hãy xem xét sự tai hại gây ra bởi việc leo thang của những hứa hẹn không được tuân giữ… Tôn trọng lời nói của mình, trung thành với các lời hứa của mình: đó là những điều không thể mua hay bán được. Chúng không thể nào bị cưỡng bức bằng vũ lực hay được duy trì bất cần hy sinh” (243).
Suy niệm: Giảng dạy bằng dụ ngôn là cung cách đặc biệt của Đức Giê-su khi nói về Nước Trời. Qua câu chuyện dụ ngôn, Ngài đưa ra một bài học, hay sứ điệp về tương quan Thiên Chúa với con người. Trong dụ ngôn “Mười cô trinh nữ”, có thể nói rằng các cô đều có khởi đầu giống nhau. Cả mười cô vừa có đèn, vừa có cả dầu. Nhưng tiếc thay, với tính cách khác nhau, năm cô khôn ngoan biết lo liệu, chuẩn bị sẵn chai dầu dự phòng; còn năm cô khờ dại thì ơ hờ, thiếu sự chuẩn bị này. Vì thế, khi chàng rể đến, các cô khôn ngoan sẵn sàng cầm đèn sáng trên tay ra đón, trong khi những cô khờ dại chỉ có chiếc đèn tắt ngúm vì cạn khô dầu. Các cô bị gọi là khờ vì đã không sẵn sàng. Chính sự chuẩn bị hời hợt đã khiến họ phải trả một giá đắt là bị loại ra khỏi tiệc cưới.
Mời Bạn: Dụ ngôn cho thấy một thực tế là bạn được trao cho cơ hội và thời gian để chuẩn bị cho giờ Chúa đến. Giờ đó mang tính quyết liệt, không cho phép bạn sống „tà tà‟ hay „lè phè‟ thoải mái, nhưng phải luôn ở trong tư thế canh thức và sẵn sàng, nghĩa là phải sống đức tin, với lòng mến Chúa yêu người. Đó chính là thứ dầu quí mà bạn sẽ cần để „thắp‟ trong giờ sau cùng đó.
Sống Lời Chúa: Thử duyệt xét kỹ lưỡng đời sống để xem những gì bạn chưa làm được trong việc sống đức tin, rồi cố gắng thực hiện cho bằng được.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa luôn đến với con trong sự bất ngờ. Xin cho con luôn biết chuẩn bị chu đáo cho đời mình, bằng cách tỉnh thức và sẵn sàng với đèn sáng trong tay. Nhờ đó, con biết sống mỗi ngày cho xứng hợp với Lời Chúa đã kêu mời con. Amen.
Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.
Thánh lễ:
Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00
Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.
Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng
Văn phòng giáo xứ:
Hỏi: Với Sắc Lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao mới đây liên quan đến việc lãnh nhận ơn Toàn xá dành cho các tín hữu đã qua đời được mở rộng trong thời gian trọn tháng 11, vậy có phải mỗi cá nhân đi viếng đất thánh cả 30 ngày và có ý cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời thì lãnh nhận 30 ơn toàn xá này hay không?
Đáp: Không. Khoản (a) của Sắc Lệnh muốn nói rằng: [i] mỗi cá nhân chỉ cần đi viếng đất thánh cùng một tổng số là 8 ngày nằm trong tháng 11 (từ ngày 1-30/11); [ii] bất kể là 8 ngày nào tùy theo chọn lựa của mình; [iii] không cần đi viếng 8 ngày liên tiếp (từ 1-8/11) như thực hành trước đây. Mỗi lần viếng như thế và có ý cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời cũng như thực thi các điều kiện kèm theo (xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý ĐGH) thì sẽ lãnh nhận được một ơn toàn xá/ơn đại xá dành cho các tín hữu đã qua đời, mỗi ngày chỉ được hưởng một lần mà thôi (x. Enchiridion Indulgentiarum: Normae et Concessiones, “Concessiones”, 29§ 1. 1°). Đủ 8 ngày này rồi, những lần đi viếng khác [nếu có] và có ý cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, dù là trong tháng 11 năm nay, sẽ nhận được ơn xá từng phần như bất cứ ngày nào khác trong năm theo ấn định của Sổ Bộ Các Ân xá: Quy chế và Ân ban [1999] (x. Enchiridion Indulgentiarum: Normae et Concessiones, “Concessiones”, 29§ 2. 1°),
Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta nhìn lại các linh hồn đang phải đền tội khốn khổ trong luyện ngục, xin Chúa thương tha thứ những lỗi lầm thiếu sót cho linh hồn ông bà cha mẹ, anh chị em chúng ta, và linh hồn các ân nhân để các ngài sớm về hưởng tôn nhan Chúa.
213. Trong việc chuẩn bị kết hôn của mình, các cặp đính hôn nên được khuyến khích biến việc cử hành phụng vụ thành một cảm nghiệm bản thân sâu sắc và đánh giá cao ý nghĩa của mỗi dấu hiệu. Trong trường hợp hai người đã chịu phép rửa, thì cam kết được phát biểu qua các lời tỏ ưng thuận và việc kết hợp thân xác nhằm hoàn hợp cuộc hôn nhân chỉ có thể được coi là các dấu chỉ tình yêu và sự kết hợp giao ước giữa Con Thiên Chúa nhập thể và Giáo Hội của Người. Nơi người đã chịu phép rửa, các lời và dấu hiệu trở thành một ngôn ngữ hùng hồn của đức tin. Thân xác, được dựng nên với ý nghĩa Chúa ban, “trở thành thân xác của các thừa tác viên bí tích, những người ý thức rằng trong khế ước phu phụ có sự phát biểu và thể hiện của mầu nhiệm vốn phát sinh từ chính Thiên Chúa” (242)
Suy niệm: Hôm nay ngày đại hội của các Thánh ở trên trời, các Thánh Nam, Thánh Nữ. Phụng vụ của Hội Thánh trình bày cho chúng ta thấy vinh quang của các ngài ở trên trời. Đó là phần thưởng Chúa dành cho những người khi sống ở trần gian, biết thực thi Tám Mối Phúc Thật: sống tinh thần nghèo khó, hiền lành, biết thương người, trong sạch, bị bách hại vì lẽ công chính, Vương quốc Thiên Chúa sẽ rộng cửa hân hoan chào đón các ngài. Thánh lễ hôm nay làm sống lại niềm hy vọng nơi người tín hữu: chúng ta cũng sẽ được phần thưởng giống như các ngài, nếu sống theo gương các ngài. Mừng lễ các Thánh là mừng sự thông công của Hội thánh đang chiến đấu ở trần gian và Hội Thánh Khải hoàn.
Sống lời Chúa: Khắc cốt ghi tâm Tám Mối Phúc Thật và thực hành trong đời sống.
Cầu Nguyện: Lạy Chúa, phần thưởng Thiên Đàng Chúa đã sắm sẵn cho con rồi, chỉ có điều giờ đây Chúa muốn con phải phấn đấu đạt cho được. Amen.
Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.
Thánh lễ:
Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00
Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.
Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng
Văn phòng giáo xứ:
THÁNG 11 THÁNG CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Ngay từ buổi đầu của kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2 Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
Lưu ý:
Từ trưa ngày Lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày Cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.
Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
212. Các cuộc chuẩn bị hôn nhân ngắn hạn có khuynh hướng tập rung vào thiệp mời, quần áo, tiệc tùng và nhiều chi tiết khác làm kiệt quệ không những ngân sách mà cả sức lực và niềm vui nữa. Các người phối ngẫu đến với nghi thức hôn phối trong trạng thái kiệt lực và rã rời căng thẳng, hơn là tập chú và sẵn sàng thực hiện bước đi vĩ đại họ sắp sửa bước. Cùng một loại bận tâm với việc cử hành lớn lao này cũng ảnh hưởng tới các cuộc phối hợp de facto (trên thực tế); vì các chi phí liên hệ, những cặp này, thay vì quan tâm trước nhất tới lòng yêu thương của mình và cử hành nó theo nghi thức trước sự hiện diện của nhiều người khác, không bao giờ kết hôn cả. Ở đây, tôi xin nói với các người sắp lấy nhau này một lời. Hãy can đảm làm khác đi. Đừng để mình bị xã hội duy tiêu thụ và chỉ sống bằng dáng vẻ nuốt trửng. Điều quan trọng là lòng yêu thương các con chia sẻ với nhau, được ơn thánh củng cố và thánh hóa. Các con có thể chọn một lối cử hành khiêm tốn và giản dị hơn, trong đó, lòng yêu thương của các con chiếm ưu tiên hơn bất cứ điều gì khác. Các nhân viên mục vụ và toàn thể cộng đồng có thể giúp làm cho ưu tiên này trở thành qui lệ hơn là ngoại lệ.
Suy niệm: Bất cứ người Do Thái nào cũng thuộc nằm lòng hai điều răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người, vì họ vẫn đọc hai điều răn ấy mỗi ngày trong lời kinh Shema. Tuy nhiên, với nhiều người hai điều răn ấy như thể độc lập, tách rời nhau. Chính vì thế, điều răn nào trọng nhất vẫn là đề tài tranh biện giữa các nhà thông luật. Đức Giê-su đã đưa ra một sự mới mẻ độc đáo khi nối kết hai điều răn mến Chúa và yêu người trở thành một điều răn độc nhất, diễn tả trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức lực và hết trí khôn, trên hết mọi sự thì phải yêu mến người anh em như chính mình. Hay nói cách khác, tình yêu Thiên Chúa thúc bách ta phải yêu thương người anh em mình.
Mời Bạn: Mến Chúa, yêu người là điều răn mỗi Ki-tô hữu chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng. Thế nhưng, trong thực tế, nhiều người có xu hướng tách rời hai điều răn ấy. Họ vẫn đọc kinh, dâng lễ mỗi ngày nhưng lại thiếu bác ái trong lời nói, trong việc làm, với người khác, hoặc họ sống theo kiểu đạo tại tâm, chỉ cần sống tốt, cư xử tử tế với mọi người là đủ, chứ không cần phải đến nhà thờ để phụng sự Chúa. Còn bạn thì sao?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn quyết tâm làm ít nhất một điều tốt cho người khác vì lòng yêu mến Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con cảm nghiệm sâu hơn tình yêu, lòng nhân hậu Chúa dành cho con. Xin cho con nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi người anh em, để con sống bác ái và cư xử tử tế với mọi người. Amen.
Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.
Thánh lễ:
Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00
Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.
Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng
Văn phòng giáo xứ:
Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
211. Việc chuẩn bị hôn nhân bất kể là ngắn hạn hay dài hạn đều nên bảo đảm việc này: cặp đính hôn không coi nghi lễ kết hôn như là cuối đường đi, nhưng thay vào đó, là bắt đầu cuộc hôn nhân như một ơn gọi suốt đời đặt căn bản trên một quyết định vững chắc và thực tiễn sẽ cùng nhau đương đầu với mọi thử thách và thời điểm khó khăn. Việc chăm sóc mục vụ các cặp đính hôn và kết hôn nên tập trung vào dây hôn phối, giúp các cặp này không những thâm hậu hóa lòng yêu thương của họ mà còn vượt qua các nan đề và khó khăn của họ nữa. Việc này bao gồm không những phải giúp họ chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội và biết chạy đến với các tài nguyên giá trị của Giáo Hội, mà còn phải cung cấp cho họ các chương trình thực tiễn, những lời khuyên vững chắc, các chiến thuật đã được chứng thực và các hướng dẫn tâm lý. Điều này đòi phải có một nền sư phạm về lòng yêu thương, phù hợp với cảm quan và nhu cầu giới trẻ và có khả năng giúp họ lớn lên về nội tâm. Việc chuẩn bị hôn nhân cũng nên cung cấp cho các cặp đính hôn tên các nơi, các người và các dịch vụ họ có thể chạy tới xin giúp đỡ khi có vấn đề. Điều cũng quan trọng là nhắc họ nhớ đến sự sẵn có của bí tích Hòa Giải, là bí tích giúp họ đem tội lỗi và các lỗi lầm quá khứ của họ, cũng như chính mối liên hệ của họ tới trước mặt Thiên Chúa, để ngược lại, nhận được sự tha thứ đầy xót thương và sức mạnh chữa lành của Người.
Suy niệm: Chúa Giê-su đã không để mình mắc bẫy lắt léo của những mánh lới chính trị. Nhưng nhân cơ hội đó, Ngài nâng chúng ta lên một bình diện cao hơn bằng cách đưa ra một chân lý thật giản đơn, rõ ràng nhưng cũng thật thâm thuý. “Của Xê-da, trả cho Xê-da,”: Thế gian có những giá trị nội tại (khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, chính trị…) mà ta phải tôn trọng: “Sự độc lập của những giá trị trần thế, nghĩa là tạo vật và xã hội đều có những định luật và giá trị riêng là điều không những người đương thời đòi hỏi mà còn phù hợp với ý muốn của Tạo Hoá… Con người phải tôn trọng tất cả những điều ấy… Bởi vậy, việc khảo sát có phương pháp trong mọi ngành, nếu tiến hành một cách khoa học thực sự và đúng theo tiêu chuẩn luận lý sẽ không bao giờ trái nghịch với đức tin.” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 36). Đã xác định được những gì là “của Xê-da” để “trả về Xê-da”, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những gì “của Thiên Chúa” để “trả về Thiên Chúa.”
Mời Bạn: Người kitô hữu được kêu gọi không phải là tiêu diệt các thực tại trần thế mà là thánh hiến chúng theo phương châm: “Thánh hiến trần thế từ trong trần thế và bằng những phương tiện của trần thế.”
Chia sẻ: Cụ thể, phương châm trên có ý muốn nói gì? Sống Lời Chúa: Làm thật tốt công việc nghề nghiệp và bổn phận hằng ngày của bạn theo đúng tinh thần Tin Mừng Đức Ki-tô.
Cầu nguyện: Đọc kinh “Cúi xin Chúa sáng soi” hoặc làm dấu Thánh Giá trước khi làm một việc gì.
Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.
Thánh lễ:
Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00
Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.
Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng
Văn phòng giáo xứ:
Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
+ Thứ 3 – Thứ 7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
+ Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
+ Thứ hai nghỉ cả ngày
+ Địa chỉ: 289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
+ Điện thoại: (028) 3829 0093 / (028) 3829 3088