1. Ban Caritas TGP thông báo: Cùng hiệp thông với lời mời gọi và những ưu tư trong sứ điệp của ĐTC Phanxicô gởi cho toàn thế dân Chúa, nhân ngày cử hành Quốc Tế Người Nghèo lần thứ 7, vào Chúa Nhật 18/11/2023 ” Đừng ngoảnh mặt làm ngơ với bất cứ người nghèo khổ nào” (Tb 4,7). Kính xin Quý Cha vui lòng thông báo cho anh chị em giáo dân biết trước một tuần lễ (CN 32TN, 12/11/2023) để họ chuẩn bị và hiệp thông với chúng con trong Chúa Nhật Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (19/11/2023).
  2. Giáo xứ sẽ tiến hành bầu cử Hội đồng mục vụ giáo xứ vào lúc 19:00 thứ bảy 18/11/2023 cho nhiệm kỳ 2024-2028. Xin anh chị em hiệp thông cầu nguyện.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

  1. Thứ hai tuần này lúc 8:30 tại Nhà Thờ Chí Hòa Đức TGM Giuse cử hành Thánh Lễ cầu cho các Giám mục, linh mục trong Giáo phận đã qua đời trong tháng các linh hồn. Xin anh chị em hiệp thông cầu nguyện.
  2. Thứ ba tuần này 7/11/2023 lúc 17:30 Đức Cha phụ tá Giuse cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn do Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP xin. Mời cộng đoàn cách đặc biệt các bà mẹ tham dự thánh lễ thật đông đảo sốt sắng.
  3. Xin chân thành cám ơn anh chị em đã cộng tác bằng nhiều cách giúp cho việc hoàn thành Nhà chờ Phục Sinh của giáo xứ. Xin Chúa trả công bội hậu cho anh chị em.
  4. Xin các khu, các đoàn thể từ nay đến hết ngày thứ bảy 11/11/2023 đề cử người cho nhiệm kỳ 2024-2028. Giáo xứ sẽ tiến hành bầu cử Hội đồng mục vụ giáo xứ vào lúc 19:00 thư bảy 18/11/2023.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

  1. Chúng ta đang sống những ngày cuối của tháng Mân Côi xin anh chị em siêng năng lần chuỗi mân côi liên kết với giáo xứ trong 10 kinh mân côi hàng ngày.
  2. Giờ lễ các thánh 1/11 và lễ các đẳng linh hồn 2/11 như sau: Sáng 5g00 và 6g15; Chiều: 17g30 và 19g00.
  3. Số tiền anh chị em giúp cho Quỹ Truyền Giáo được 145 triệu đồng. Xin chân thành cám ơn anh chị em
  4. Thứ năm ngày 2/11/2023 vào lúc 1900 Đức Cha Phụ Tá Giuse sẽ dâng Thánh Lễ làm phép Nhà Chờ Phục Sinh nối dài của giáo xứ. Sẽ có thêm 6240 chỗ mới (nhà chờ PS cũ có 7.004 chỗ)
    • Nhà Chờ Phục Sinh của giáo xứ Tân Định hiện tại có : 44 căn, mỗi căn 160 chỗ. Tổng cộng: 7.004 chỗ. Hiện nay còn trống 286 chỗ. (Chưa tinh tầng trên cao 1.408 chỗ)
    • Nhà chờ Phục Sinh nối dài của giáo xứ Tân Định sẽ có 39 căn, mỗi căn 160 chỗ. Tổng cộng: 6.240 chỗ (chưa tính tầng trên cao 1.348 chỗ)
    • Trung bình mỗi năm giáo xứ có khoảng 27 người qua đời. Nên xin anh chị em yên tâm.
      Số cănSố chỗ / cănTổngTầng trên cao
      Nhà chờ PS hiện tại441607.004 chỗ1.408 chỗ
      Nhà chờ PS mới391606.240 chỗ1.348 chỗ
      Tổng cộng8313.244 chỗ+ 2748 chỗ
  5. Bắt đầu từ ngày 01/11/2023, Giáo xứ Tân Định có quy định mới về việc gởi tro cốt thay cho quy định ký ngày 01/11/2017.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ VIỆC GỬI TRO CỐT

Bắt đầu từ ngày 01/11/2023, Giáo xứ Tân Định có quy định mới về việc gởi tro cốt thay cho quy định ký ngày 01 /11/2017

  1. Giáo dân hiện đang cư ngụ trong giáo xứ Tân Định (có ghi danh nhập xứ) khi qua đời: miễn phí. Các hũ cốt sẽ được đặt tại vị trí A 26,27,28,29 và B16,17,18,19,20. Trường hợp đặt chỗ trước: xin góp 5 triệu đồng / 1 hũ cốt. Trường hợp có hoàn cảnh khó khăn xin trình bày với cha Sở.
  2. Anh chị em không thuộc giáo xứ Tân Định xin góp lệ phí: 5 triệu đồng /1 hủ cốt.
  3. Từ ngày 01/11/2023 đến hết ngày 31/12/2023 gia đình nào có ý nguyện đưa các người thân về gần nhau, xin liên hệ trực tiếp với cha Sở. Quá thời gian này sẽ không giải quyết. Xin nộp lại tất cảc các phiếu hài cốt cũ để nhận phiếu mới.
  4. Trường hợp đặt chỗ trước: xin nộp photo CCCD, sổ gia đình công giáo và điền vào phiếu đăng ký. Khi nhận biên nhận xin giữ kỹ, và chỉ giải quyết cho hũ cốt đúng tên đã đăng ký.
    Trường hợp khác tên xin đăng ký mới và chỉ được nhận nếu nhà chờ Phục Sinh của Giáo xứ còn chỗ.
  5. Cha sở đương nhiệm và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ sẽ bàn giao cho cha sở mới toàn bộ danh sách đặt chỗ trước. Khi ký biên bản bàn giao sẽ có phần ghi nhớ: cha sở mới tiếp tục cho anh chị em đã đăng ký giữ chỗ được gởi cốt vào đúng vị trí đã đăng ký khi xuất trình phiếu gởi.
  6. Gia đình tự lo liệu hũ cốt và hình ảnh. Kích thước của hũ cốt tối đa là: 13 cm x 23 cm. Xin liên hệ với Văn Phòng giáo xứ để được hướng dẫn.
  7. Khi Nhà Chờ Phục Sinh không thể nhận thêm, sẽ có thông báo không nhận hài cốt từ các nơi khác gởi đến.

Lm Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

  1. Thứ bảy ngày 21/10/2023, kỷ niệm 20 năm ngày Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn nhận mũ và nhẫn Hồng y, xin anh chị em cầu nguyện đặc biệt cho ngài.
  2. Hôm nay xin anh chị em quảng đại chia sẻ cho quỹ truyền giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Thánh Cha nói rằng tất cả chúng ta “có thể đóng góp cho phong trào truyền giáo này bằng những lời cầu nguyện và hoạt động của chúng ta, bằng những đóng góp vật chất và dâng những đau khổ của chúng ta, và bằng chứng tá cá nhân của chúng ta”.
  3. Ngày 01/11 /2023 bắt đầu giải quyết việc gởi và di dời tro cốt. Xin liên hệ trực tiếp với cha Sở.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Sứ điệp của ĐTC cho Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023

Ngày 25/1/2023 Đức Thánh Cha đã công bố Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023, trong đó ngài mời gọi các tín hữu tham gia vào việc mang Tin Mừng cho thế giới đang bị thương tổn bằng chính chứng tá cá nhân của mình, theo gương của các môn đệ trên đường Emmaus.

Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay tập trung vào chủ đề “Lòng bừng cháy, chân tiến bước”, được gợi hứng từ câu chuyện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24,13-35).

Sứ điệp của Đức Thánh Cha tập trung vào ba hình ảnh trong câu chuyện Tin Mừng, những nét chính của cuộc hành trình của tất cả các môn đệ truyền giáo.

Chúa Phục Sinh luôn ở bên các môn đệ

Trước hết là sự hoang mang của các môn đệ sau khi Chúa chịu đóng đinh đã biến thành “trái tim bừng cháy” sau khi họ gặp Người lữ hành bí ẩn giải thích cho họ những gì được nói trong Kinh Thánh liên quan đến Người. Đức Thánh Cha nói rằng câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Phục Sinh vẫn gần gũi với các môn đệ truyền giáo của Người, đặc biệt khi họ cảm thấy “mất phương hướng, chán nản, sợ hãi trước mầu nhiệm của sự gian ác bao quanh họ”, và rằng với Lời của Người, Chúa biến đổi chúng ta, để chúng ta có thể loan truyền mầu nhiệm Cứu Độ của Người. Do đó, theo Đức Thánh Cha, việc biết Kinh thánh đối với đời sống Kitô hữu “thậm chí còn quan trọng hơn việc rao giảng Chúa Kitô và Tin Mừng của Người”.

Kết hiệp với Chúa Kitô qua Thánh Thể

Hình ảnh thứ hai được nhắc lại trong Sứ điệp là hình ảnh “mắt các môn đệ mở ra” khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông. Đức Thánh Cha nói rằng các tín hữu chia sẻ bánh với người đói khát nhân danh Chúa Kitô đã là một việc truyền giáo. Nhưng còn quan trọng hơn, đó là chia sẻ bánh Thánh Thể là chính Chúa Kitô, vì Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Và Đức Thánh Cha nhắc nhở, để việc truyền giáo có kết quả chúng ta cần kết hiệp với Chúa Kitô qua kinh nguyện hàng ngày, đặc biệt là bằng việc thờ lạy Thánh Thể.

Niềm vui kể về Chúa Phục Sinh

Hình ảnh cuối cùng là các môn đệ trở về “vui mừng thuật lại với người khác về Chúa Phục Sinh.” Sự vội vã của họ cho thấy niềm vui của Tin Mừng tràn đầy tâm hồn và cuộc sống của người gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúng ta không thể thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh mà lòng không bừng cháy lòng nhiệt thành thuật lại điều này về Người cho mọi người. Do đó nhiệm vụ của mỗi Kitô hữu, ngày nay hơn bao giờ hết, là loan báo Tin Mừng cho một thế giới bị thương tổn, không loại trừ ai, như là người chia sẻ niềm vui.

Kết thúc Sứ điệp, Đức Thánh Cha nói rằng tất cả chúng ta “có thể đóng góp cho phong trào truyền giáo này bằng những lời cầu nguyện và hoạt động của chúng ta, bằng những đóng góp vật chất và dâng những đau khổ của chúng ta, và bằng chứng tá cá nhân của chúng ta”. (CSR_332_2023)

  1. Trong thông báo hôm 11/10/2023, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh của Giêrusalem, đã thay mặt cho các vị lãnh đạo Công giáo tại Thánh địa, kêu gọi các tín hữu cầu nguyện, ăn chay và kiêng thịt trong ngày 17/10/2023, như một cách thế để tìm kiếm hòa bình và hòa giải trong khu vực.Đức Hồng Y Pizzaballa kêu gọi các cộng đoàn tại Thánh Địa tổ chức những giờ cầu nguyện với việc Chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria.
  2. Chúa nhật 22/10/2023 cũng là ngày nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, bổn mạng của nhóm thừa tác viên Lời Chúa. Xin cộng đoàn cùng hiệp thông cầu nguyện
  3. Xin báo trước để anh chị em chuẩn bị và cầu nguyện: Thứ năm ngày 2/11/2023 vào lúc 19g00 Đức Cha Phụ Tá Giuse sẽ dâng Thánh Lễ làm phép Nhà Chờ Phục Sinh nối dài của giáo xứSẽ có thêm 6240 chỗ mới ( nhà chờ PS cũ có 7.004 chỗ)
    – Nhà Chờ Phục Sinh của giáo xứ Tân Định hiện tại có : 44 căn n mỗi căn 160 chỗ. Tổng cộng: 7.004 chỗ. Hiện nay còn trống 286 chỗ.( Chưa tính tầng trên cao 1.408 chỗ)
    – Nhà chờ Phục Sinh nối dài của giáo xứ Tân Định sẽ có 39 căn, mỗi căn 160 chỗTổng cộng6.240 chỗ ( chưa tính tầng trên cao 1.348 chỗ)
    Trung bình mỗi năm giáo xứ có khoảng 27 người qua đời. Nên xin anh chị em yên tâm.
  4. Chúa nhật 29 thường niên, 22 tháng 10 năm 2023, là Chúa nhật Truyền GiáoTheo truyền thống xưa nay, toàn thể giáo phận sẽ đóng góp cho quỹ truyền giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Vậy xin Cha vui lòng báo cho anh chị em giáo dân biết trước một tuần lễ (Chúa nhật 28 thường niên, 15.10.2023) để họ chuẩn bị.

    Con xin chân thành cám ơn Cha
    Linh mục Tổng Đại Diện
    (đã ký và đóng dấu)
    Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN

  1. Thứ ba tuần này 10/10/2023 lúc 17:30 có Thánh lễ đồng tế KHAI GIẢNG NĂM THỰC TẬP MỤC VỤ do Đức cha Phụ tá Giuse Bùi Công Trác chủ sự. Kính mời cộng đoàn cùng hiệp thông cầu nguyện.
  2. Thứ sáu tuần này 13/10/2023 lúc 17:30 có Thánh lễ đồng tế mừng Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, với sự tham gia của Giới trẻ trong Giáo hạt Tân Định. Sau đó có cuộc rước kiệu Đức Mẹ Fatima do giới trẻ phụ trách . Sau đó có đêm Gala: MẸ DẤU YÊU ƠI tại Hội trường lầu 3 nhà mục vụ. Mời các bạn trẻ cùng tham dự. Hôm đó sẽ không có giờ Chầu Thánh Thể.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

  1. Số tiền anh chị em giúp cho việc xây dựng Nhà Thờ Giuse Thợ thuộc Giáo Hạt Thủ Thiêm tuần qua được 492.800.000 đồng. Cha sở Đaminh Hoàng Trọng Hợp xin hết lòng cám ơn anh chị em đã quảng đại chia sẻ.
  2. Chúa nhật hôm nay 01/10 là bổn mạng ca đoàn Têrêsa và thứ hai 02/10 là bổn mạng ca đoàn Thiên Ca. Xin anh chị em cùng hiệp thông cầu nguyện.
  3. Thứ bảy tuần này 07/10 Lễ Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng của Hội Mân Côi xin anh chị em cùng tham dự Thánh Lễ lúc 17:30 cầu nguyện Sau Thanh Lễ có cuộc rước kiệu Đức Mẹ Mân Côi
  4. Chúng ta bước vào tháng 10 tháng Mân Côi xin anh chị em trung thành trong việc làn chuỗi Mân Côi liên kết với giáo xứ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

THƯ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận
Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh
và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam

Quý Giám mục, Linh mục, anh chị em Tu sĩ và cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam thân mến,

Nguyện xin ân sủng và bình an của Chúa ở cùng anh chị em. Chúng ta hãy vui mừng tạ ơn Chúa, vì tình yêu của Chúa vĩnh cửu và luôn mãi tín trung.[1]

Tôi ao ước gửi thư này đến anh chị em, nhân dịp công nhận Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Toà Thánh về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Đức tin của Hội Thánh Công giáo trên quê hương của anh chị em được sinh ra và lớn mạnh qua bao thế hệ, đã đặt nền tảng trên giới răn: “Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22, 37-38). Quả vậy, đức ái là thước đo của đức tin, và đức tin là linh hồn của đức ái, và chớ quên rằng lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân là hai mặt của cùng một đồng tiền.[2]

Theo chiều hướng của các tương quan tốt đẹp được ghi nhận trong những năm vừa qua, cùng với niềm hy vọng vị Đại diện Toà Thánh sẽ là cầu nối để phát triển quan hệ song phương, tôi đã vui mừng chào đón ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dịp chuyến thăm chính thức đến Vatican ngày 27 tháng 7 vừa qua. Cuộc gặp này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tăng cường mối quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam. Về dân tộc Việt Nam, thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng ai cũng biết và đánh giá cao chứng từ về lòng can đảm trong công việc, về sự kiên trì trong hoàn cảnh khó khăn, về cảm thức gia đình cũng như các đức tính tự nhiên khác.[3]

Dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng từng bước trong nhiều năm qua, và được củng cố bằng các chuyến thăm thường niên của phái đoàn Toà Thánh cũng như các cuộc họp của Nhóm làm việc chung giữa Việt Nam và Toà Thánh, cả hai bên đã có thể cùng nhau tiến tới và sẽ còn tiến nữa, nhờ nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt. Hơn thế nữa, hai bên đã có thể đồng hành, lắng nghe nhau và hiểu nhau. Dù mỗi bên có sự khác biệt về lịch sử và kinh nghiệm sống, điều đó không thể ngăn cản cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh.

Theo giáo huấn trong Thư gửi Diognetus, một bản văn từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, các Kitô hữu ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, nên dấu ấn cuộc sống của họ là ưu tiên thực thi bác ái, bằng cách sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và đồng hành với dân tộc qua nỗ lực phát triển quân bình về xã hội và kinh tế. Như vậy, các tín hữu Công giáo, hoặc qua việc xây dựng Hội Thánh bằng cách cộng tác vào sinh hoạt mục vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, hoặc một cách đặc biệt, đem tinh thần Phúc Âm vào các thực tại trần thế, họ sẽ thể hiện căn tính của mình là người Kitô hữu tốt và là công dân tốt. Trong viễn cảnh này, khi thực hiện được những điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tôn giáo cách tự do, các tín hữu Công giáo sẽ có thể tăng cường đối thoại và mang lại niềm hy vọng cho đất nước.

        Anh chị em là con cái của Hội Thánh và đồng thời là công dân Việt Nam, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI năm 2009 đã nhắc lại cho các Giám mục Việt Nam: “Hội Thánh kêu gọi các tín hữu hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng. Hội Thánh tuyệt đối không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền, nhưng chỉ ước mong có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng”.[4]

        Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần thực thi bác ái một cách cụ thể, nghĩa là phải có một quyết định hành động cụ thể cho con người, như đã được thực hiện trong mầu nhiệm Vượt qua và được Hội Thánh không ngừng thể hiện trong suốt dòng lịch sử, vì “trong mọi nơi và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các Kitô hữu … được mời gọi lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo khổ”.[5] Chính tinh thần này đã không ngừng thúc đẩy cộng đoàn Công giáo của anh chị em có những đóng góp tích cực và ý nghĩa để phục vụ dân tộc, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Quả vậy, nhờ sự khuyến khích của từng Giám mục và Hội đồng Giám mục, Hội Thánh tại Việt Nam đã chứng tỏ mình là men trong xã hội, bằng cách đồng hành với sự phát triển của xã hội và đóng góp vào sự phát triển ấy với tư cách là những tín hữu có trách nhiệm và đáng tin.

        Trong Thư Mục vụ năm nay, các Giám mục của anh chị em đã nhắc nhở và thúc đẩy anh chị em tham gia vào đời sống cộng đoàn qua việc yêu thương nhau, chân thành lắng nghe và thực thi đức ái, ngay cả với những anh chị em không cùng niềm tin, bằng cách quan tâm chăm sóc những người yếu kém và những người cùng khổ nhất.

        Anh chị em tại Việt Nam thân mến, các tín hữu Công giáo vốn luôn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu thường ngày của tha nhân một cách hiệu quả và tham gia đóng góp cho thiện ích chung trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên đất nước mình; anh chị em được mời gọi thực thi giáo huấn của Chúa Giêsu là trở thành “ánh sáng của thế gian và muối của đất” để “ánh sáng của các con chiếu tỏa trước mặt thiên hạ để họ thấy những việc làm tốt lành của các con và tôn vinh Cha các con trên trời” (Mt 5, 16).

Sáu mươi năm trước, trong thông điệp gửi toàn thế giới để kêu gọi mọi người chung sức xây dựng hoà bình, thánh Gioan XXIII đã viết: “Chúng ta hi vọng rằng, khi gặp gỡ và đàm phán với nhau, người ta sẽ nhận thức rõ hơn mối dây liên kết họ với nhau phát xuất từ chỗ cùng mang chung một bản tính nhân loại, và họ cũng khám phá ra rằng một trong những đòi hỏi sâu xa nhất của bản tính nhân loại chung là giữa họ với nhau và giữa các dân tộc, chính tình yêu phải ngự trị, chứ không phải nỗi sợ hãi, và tình yêu ấy biểu lộ qua sự cộng tác chân thành, đa dạng, đem lại nhiều thiện ích”.[6]

Tôi nài xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh chị em, để trong cuộc sống và trong các tương quan với chính quyền dân sự và với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc hay văn hoá, anh chị em biết cách làm chứng cho tình yêu và lòng bác ái của Chúa Giêsu, để tôn vinh Thiên Chúa.

Để kết thúc bức Thư thân tình này, tôi hi vọng rằng anh chị em, quý Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và toàn thể Dân Chúa, sẽ trở nên can đảm theo gương Chúa Giêsu. Xin Đức Mẹ La Vang đồng hành cùng anh chị em, và nhờ lời chuyển cầu đầy tình mẫu tử của Đức Mẹ, xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót chúc lành và ban muôn ân sủng cho toàn thể Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam, cũng như cho đất nước và dân tộc Việt Nam yêu dấu.

Franciscus

Vatican, ngày 8 tháng 9 năm 2023, Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ

  1. Vào ngày 4 tháng 10 tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Đại hội thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục với chủ đề Hướng tới một Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia, và Sứ vụ. Xin anh chị em cùng hiệp thông dâng hy sinh cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
  2. Thứ năm tuần này giáo xứ tổ chức Lễ Trung Thu cho các em thiếu nhi vào lúc 18:00 nên sẽ không có Thánh Lễ 17:30 và 19:00. Chúng tôi cũng cám ơn các thành phần dân Chúa đã cộng tác trong việc chăm lo và tổ chức cho các em vui Trung thu.
  3. Chúa nhật tuần tới 01/10 Kính trọng Thể Lễ Đức Mẹ Mân Côi, khai mạc tháng Mân Côi, xin anh chị em cùng nhau thực hiện Chuỗi Mân Côi liên kết như những năm trước đây.
  4. Số tiền anh chị em giúp cho quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô được 180 triệu đồng. Xin cám ơn anh chị em.
  5. Hôm nay xin anh chị em quảng đại giúp cho việc xây dựng Nhà Thờ Giuse Thợ, Giáo Hạt Thủ Thiêm. Cha sở Đaminh Hoàng Trọng Hợp chia sẻ với cộng đoàn về tình hình xây dựng giáo xứ. Xin anh chị em vui lòng đọc kỹ thư và giúp đỡ giáo xứ Giuse thợ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

  1. Năm nay toàn giáo phận chúng ta sẽ bầu Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2024-2028. Xin trích Quy chế HĐMVGX để anh chị em đọc trước sau đó giáo xứ sẽ có thông báo cụ thể.
  2. Lạc quyên cho quỹ “Đồng tiền Thánh Phêrô” năm nay, tại Tổng giáo phận chúng ta, Đức Tổng Giuse quyết định chọn ngày Chúa nhật 17.09.2023 để thực hiện việc lạc quyên này. Đồng tiền Thánh Phêrô là nguồn trợ giúp tài chính của các tín hữu cho Đức Thánh Cha, như dấu chỉ chia sẻ sự quan tâm của người kế vị Thánh Phêrô đối với nhiều nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ và các hoạt động bác ái giúp đỡ những người thiếu thốn. Toà Tổng Giám Mục rất mong quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân tích cực hưởng ứng công việc bác ái cao quý này.Chúa nhật hôm nay chúng tôi có nhờ các bà mẹ phát thư ngỏ xin anh chị em vui lòng nhận thư và quảng đại giúp đỡ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Trích Quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ:

Điều 3. Hội đồng Mục vụ Giáo xứ

Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX), theo thói quen gọi tắt là Hội đồng Giáo xứ, là cơ chế gồm những giáo dân thuộc giáo xứ được mời gọi và tuyển chọn để hợp lực cộng tác với linh mục chánh xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và sự hiệp thông, giải quyết những vấn đề, giải toả những bất đồng, nhằm góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa, sống, làm chứng và loan truyền Tin Mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hoá xã hội ngày nay (x. Giáo luật, điều 536, 537).

Điều 4. Thành phần Hội đồng Mục vụ Giáo xứ

HĐMVGX gồm có Ban Thường vụ và các uỷ viên.

Điều 5. Các chức vụ trong Ban Thường vụ

Các chức vụ trong Ban Thường vụ gồm có : (1) Chủ tịch, (2) Phó Chủ tịch nội vụ, (3) Phó Chủ tịch ngoại vụ (4) Thư ký, (5) Thủ quỹ.

GC. Tuỳ hoàn cảnh giáo xứ lớn nhỏ, có thể thêm phó cho các chức vụ, hoặc một thành viên có thể kiêm hai chức vụ.

Điều 6. Thành phần các uỷ viên

Các uỷ viên gồm các đại diện các đơn vị mục vụ trong truyền thống Giáo Hội, là các giaùo khu của giáo xứ, các ban ngành mục vụ, các giới và hội đoàn tông đồ, tất cả đều nhằm cùng nhau thi hành sứ vụ tư tế, ngôn sứ và phục vụ, mỗi đơn vị theo điều kiện riêng của mình. Mỗi đơn vị mục vụ có Ban điều hành mà truyền thống các nơi còn gọi là Ban chấp hành, Ban trị sự.

Điều 7. Các Ban điều hành các giáo khu

Nhằm tạo thuận lợi cho công tác mục vụ, địa hạt giáo xứ được chia ra ít nhiều giaùo khu  mà truyền thống các nơi gọi là xóm đạo, xóm giáo, giáo họ. Mỗi giaùo khu  có địa giới thích hợp cho công tác và sinh hoạt mục vụ của giáo xứ, có Ban điều hành gồm Trưởng, Phó, Thư ký, Thủ quỹ. Tuỳ hoàn cảnh giáo xứ lớn nhỏ, hoặc toàn bộ Ban điều hành giaùo khu , hoặc Trưởng Ban điều hành giaùo khu, là thành viên HĐMVGX.

Điều 8. Các Ban điều hành các Ban mục vụ giáo xứ

Nhằm xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn sống và làm chứng cho Tin Mừng, một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa, một cộng đoàn bác ái phục vụ con người, công việc mục vụ giáo xứ được tổ chức theo bốn lĩnh vực sau đây :

(1) Lãnh vực giáo lý, gồm những công tác liên quan đến việc tổ chức giảng dạy, giáo dục đức tin cho các lớp tuổi, các giới và hội đoàn tông đồ;

(2) Lãnh vực phụng tự, gồm các công tác liên quan đến phụng vụ, bí tích, cầu nguyện, tĩnh tâm, hành hương, dẫn lễ, giúp lễ, đọc Sách Thánh trong các thánh lễ, ca đoàn, khánh tiết, trật tự trong các buổi lễ;

(3) Lãnh vực “phục vụ”, gồm các công tác tông đồ, truyền giáo, bác ái xã hội, khuyến học, xây dựng hiệp nhất và đại kết, phát triển và thăng tiến con người, gia đình và xã hội, đặc biệt về mặt tinh thần, đạo đức.

Ghi chú: “Phục vụ” được hiểu là sứ vụ phục vụ.

(4) Lãnh vực quản trị tài sản giáo xứ (x. Phụ trương 2 : Nguyên tắc quản trị tài sản giáo xứ).

Có thể tổ chức mỗi lãnh vực có một, hoặc ít nhiều Ban mục vụ, như lãnh vực “phục vụ” có thể gồm Ban mục vụ Gia đình, Ban Caritas – Bác ái Xã hội, Ban Truyền giáo… Mỗi Ban mục vụ có Ban điều hành riêng. Trưởng Ban là thành viên của HĐMVGX. Đối với giáo xứ nhỏ thiếu nhân sự, có thể tổ chức theo điều 14, 15 và 17.

Điều 9. Các Ban điều hành các giới và hội đoàn tông đồ

Các Ban điều hành các giới và Hội đoàn Tông đồ được tổ chức và sinh hoạt theo nội quy riêng đã được thông qua giáo phận và giáo xứ. Theo những tiêu chuẩn ở điều 21, mỗi giới và hội đoàn cử đại diện vào HĐMVGX. Việc đề cử này cần được linh mục chánh xứ chuẩn nhận.