Tiểu sử

Cha sinh ngày 18-6-1875 tại Kersaint (Pháp), sang Việt Nam truyền giáo ngày 28-9 1900.

Từ năm 1911, Cha Guillou làm Cha Phụ tá Tân Định. Năm 1914, sau khi Cha Thượng qua đời, Đức Cha Lucien Emile Mossard cử Cha Du làm Chánh Xứ Tân Định.

Cha Du đã làm Cha Sở trong thời gian từ 1914 – 1918, đây cũng là thời gian thế chiến thứ I đang trong thời kỳ sôi động.

Đến tháng 3-1918, khi Cha Bề Trên Cao vừa đi nghỉ bên Pháp về thì được Đức Cha cử làm Chánh Xứ Tân Định. Cha Du lúc này chỉ còn phụ trách Nhà In.

Cha Guillou qua đời ngày 07-3-1919.

Sinh hoạt

Trong giai đoạn này, mọi sinh hoạt đều bình thường.

Giáo dân

Số giáo dân lúc này cũng lên đến 4.000 người, tuy nhiên số người Âu giảm đi vì chiến tranh Pháp Đức.

Cơ sở vật chất

Không có gì thay đổi đáng kể

Các Cha Phụ tá:

Từ năm 1914 – 1915, Cha Jules Victor Masseron.

Từ năm 1917 – 1920, Cha Antôn Nguyễn Đắc Huề.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh ngày 21-4-1851 tại Castres (Pháp), sang Việt Nam truyền giáo ngày 30-7-1875.

Từ năm 1882, Cha Thượng đã đến Tân Định làm phụ tá Nhà in. Khi Cha Eveillard qua đời, Ngài quản trị cơ sở ấn loát, nhưng vẫn giúp Cha Moreau ngồi tòa giải tội cho đến khi Cha Khánh về làm phụ tá. Sau khi Cha Moreau đổi đi, Cha Thượng được cử làm Cha Sở Họ Tân Định (1902 ).

Sinh hoạt

+ Hội Đoàn:

Ngày 29/1/1905, Cha Thượng lập “Hội Môi Khôi”, cổ vũ lần chuỗi trong gia đình, mỗi chiều Chúa Nhật đầu tháng có kiệu Đức Mẹ theo quy lệ của Hội. Cha còn lập “Hội Thánh Giuse”, nhưng không bao lâu thì tan rã. Sau đó ngày lập “Hội Thiên Thần Hộ Thủ” cho các em trai trong ca đoàn và ban giúp lễ. Ngày 1.1.1911 có khoảng 50 em gia nhập và được Cha Huillou hướng dẫn. Đến tháng 2/1911, số người gia nhập Hội Môi Khôi trong Họ và những nơi khác lên đến 873 người.

+ Trường học:

Các nữ tu Dòng Thánh Phaolô đảm nhận việc giáo dục thiếu niên nam nữ gần 30 năm. Số học sinh lúc này lên đến 400. Riêng các nam sinh, học với các Sơ cho tới khi rước lễ bao đồng thì chuyển sang trường Taberd hoặc trường Nhà nước.

Các Sơ cũng nhận những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, hàng năm có đến 60 em. Khi đem các em về nuôi thì các em đều đã đau ốm nhiều nên phần lớn các trẻ này đều qua đời. Các Sơ còn phụ trách một Nhà nữ công dạy các thiếu nữ biết thêu may và tạo công ăn việc làm .

Giáo dân

Đến ngày 1-9-1910, số giáo dân đã vượt quá 3.000, trong đó có khoảng 300 người Âu Châu. Người giáo dân trong thời kỳ này rất tốt, luôn luôn kính trọng những vị chủ chăn của mình. Đức tin của họ khá vững mạnh, đôi khi họ có vấp ngã lầm lạc, nhưng luôn kính trọng các linh mục. Những tệ nạn xã hội như rượu chè, đàng điểm, hút xách, cờ bạc cũng ảnh hưởng đến một số giáo dân đang sống trong thành phố, một số có nếp sống khá buông thả. Nhưng phần lớn sau một thời gian lầm đường, lạc lối, họ đã ăn năn trở lại với Chúa.

Đa số giáo dân rất siêng năng xưng tội, rước lễ. Có nhiều người rước lễ hàng ngày. Có thể nói 1/3 số giáo dân rất tốt, 1/3 tốt và 1/3 còn lại hơi kém.

Số lượt người rước lễ năm 1903 là 5.930 và năm 1910 lên đến 24.000

+ Linh mục:

Nhiều thiếu nhi trong họ xin đi chủng viện và có hai người chịu chức linh mục:

– Cha Andrê Nguyễn văn Hiếu, chịu chức năm 1893.

– Cha Phaolô Trần Ngọc Đằng, chịu chức năm 1913.

-Ngoài ra còn có Cha Anrê Thế làng Chí Hòa ( mất tại Tân Triều năm 1903 )

+ Tu sĩ:

– Một thanh niên tu dòng sư huynh Lasan.

– Một thiếu nữ tu Nhà kín Sài Gòn, hai người vào Nhà kín Huế và vài chị vào Nhà Trắng Phaolô.

Cơ sở vật chất

+ Đất Thánh:

Trong thời kỳ này, Họ Đạo được sát nhập vào thành phố Sài Gòn. Đất Thánh Tân Định phải đóng cửa từ tháng 3-1903 và phải lấy cốt trong vòng 5 năm. Nhà Nước bồi thường một hecta đất ở nghĩa trang những người Á Châu để chôn người Công Giáo. Thấy bất tiện nên Họ Đạo vận động mua một Đất Thánh mới, tọa lạc trong làng Thanh Hòa (nay thuộc Quận Tân Bình), diện tích 2 mẫu 50 do Hội Thừa Sai để lại cho Họ đạo. Đất Thánh này được sử dụng đến năm 1963.

+ Các Cha Phụ tá:

Năm 1910, Cha J.B. Huỳnh Tịnh Hướng về làm phụ tá đồng thời làm chủ nhiệm tờ Nam Kỳ Địa Phận This id

Cha Mathêu Hồ Tấn Đức phụ trách in báo và sửa bài vở.

Cha Simon Nguyễn Thanh Chiêu coi học trò Nhà In và dịch bài báo ra tiếng Pháp để Nhà Nước kiểm duyệt.

Sau 12 năm phục vụ Giáo Xứ, Cha Thượng ngã bệnh và qua đời ngày 15-5-1914, giáo dân thương khóc Ngài và chôn cất Ngài tại Lăng Cha Cả .

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh ngày 13.6.1844, sang Việt Nam truyền giáo ngày 6.8.1869.

Vào cuối tháng 2.1898, Đức Cha Để gọi Cha Đức đang là Cha Sở Chợ Lớn về Tân Định thay thế Cha Ngôn. Cha Mariette, linh mục Phụ tá Tân Định đổi về Chợ Lớn làm Cha Sở.

Cha Đức coi Họ Đạo Tân Định được 4 năm, ngài lập “Hội Các Đẳng” để cầu nguyện cho các người đã qua đời.

Giáo dân

Cuối tháng 3-1902, Cha Đức được gọi về làm Cha tuyên úy trong nhà thương lính Sài Gòn. Họ Tân Định lúc này được 2.380 người.

Cơ sở vật chất

Trong giai đoạn này, cơ sở vật chất không có thay đổi nào đáng kể.

Các Cha Phụ tá :

  • Từ năm 1898 đến năm 1900, Cha Phêrô Nguyễn Phước Khánh ( chịu chức linh mục 1895 )
  • Từ tháng 11-1900 đến năm 1902, Cha Gioan Nguyễn Phi Long thay thế cho Cha Khánh.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh ngày 17-5-1838 tại Rouen (Pháp), sang Việt Nam truyền giáo ngày 1-3-1873.

Cha Louvet là một trong những linh mục thừa sai phụ trách Họ Đạo Tân Định lâu nhứt (15 năm). Khi đến nhận nhiệm vụ, Ngài đã lớn tuổi, do đó Cha Génibrel (Thượng) vẫn phải giúp Ngài ban các bí tích và giảng dạy những ngày Chúa Nhật.

Sinh hoạt

Cha Ngôn thích tổ chức trọng thể các ngày lễ lớn, những cuộc rước kiệu linh đình. Ngài cho may một cái lọng rất đẹp để Kiệu Mình Thánh Chúa ngoài trời. Và cũng kể từ năm 1883, Họ Tân Định có thói quen kiệu Mình Thánh Chúa hằng năm. Những cuộc rước kiệu Đức Mẹ cũng được tổ chức trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, kiệu lễ cầu mùa.

Năm 1886 và năm 1892, Cha Sở tổ chức hai cuộc cấm phòng chung cho Họ đạo. Số người tham dự đông đảo và sốt sắng.

Hội Đoàn:

Có 3 hội đoàn được thành lập:

  • Hội Con Đức Mẹ để giáo dục và thánh hóa các thiếu nữ.
  • Hội Thánh Thất với mục đích giúp các gia đình sống lành mạnh, thánh thiện.
  • Hội Thánh Thể làm gia tăng lòng tôn sùng và yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể.

Giáo dân

Khi Cha Ngôn đến nhận Họ Đạo Tân Định, số giáo dân đã là 1.500 người, sau này đã tăng lên 2.000 người. Công việc đầu tiên của Cha là tổ chức lại Ban Quới chức, gồm có: Ông Trùm Cơ (nhứt), ông Trùm Mạnh (nhì), 2 ông Câu, 14 ông Biện và 40 ông Giáp.

Năm 1885, một biến cố khá quan trọng đã xảy ra, khoảng 600 người công giáo gốc Bình Định bị bắt đạo, bỏ xứ chạy trốn vào Sài Gòn. Họ đến tá túc tại Họ Đạo Tân Định. Cha Ngôn sốt sắng đón tiếp và giúp đỡ họ. Ngài đã cất trong khu đất phía sau Nhà Thờ 4 dãy nhà tranh lớn để họ có chỗ trú ngụ. Ngài còn lo cung cấp thực phẩm và quần áo cho họ, những người này đang trong tình trạng đói rách và thiếu thốn quá sức. Cha Viier và sau đó, Cha Constant Fourmond đến ở, đã giúp cho những người tản cư này. Chỉ một năm sau, đa số những người lánh nạn đã hồi hương, một số ở lại định cư vĩnh viễn tại Tân Định và trong những Họ Đạo lân cận. Những gia đình này đã tản mác trong các khu: Xóm Lách, Nhà Đèn (Công Lý) và Xóm Chùa cho tới ngày nay.

Ngày 16-12-1888, họ Tân Định tưng bừng mừng ngân khánh linh mục Cha Ngôn (1863 – 1888). Đây là dịp để giáo dân Tân Định tỏ lòng trìu mến đối với vị chủ chăn của mình. Ban Chức Việc tổ chức diễn tuồng Vua Đa Vít và mở số Tombola để xây Nhà Thờ ở Chí Hòa nằm trong khu đất ngày nay là khu đất thánh Tân Định ( Thoại Ngọc Hầu – Tân Bình ).

Cơ sở vật chất

Chúa nhật đầu tháng 10/1890, Đức Cha Mỹ (Colombert) đến làm phép và dâng ngôi Nhà Thờ ở Chí Hòa kính Đức Mẹ Môi Khôi. Nhưng đến năm 1900, Nhà Thờ này bị hư hao nhiều, giáo dân dỡ lấy gạch ngói đem về dựng lại ngôi Nhà Thờ Chí Hòa hiện nay. Từ đó Họ Chí Hòa tách ra khỏi Họ Tân Định.

Do số bổn đạo tăng nhanh, Cha Ngôn quyết định nối dài Nhà Thờ thêm hai căn và hai hàng ba có xây tường chung quanh. Công trình này rất tốn kém, nhưng với lòng nhiệt thành và đức tin vững mạnh, Cha Ngôn đã tìm được tiền để xây cất. Năm 1896, Ngài khởi sự công việc và ngày 02-2-1898, Đức Cha Dépierre đến khánh thành trọng thể phần nhà mới. Chi phí là 8.666d.

Các Cha Phụ tá :

Dưới thời Cha Louvet, lần lượt các Cha phụ tá sau đây về giúp Họ Đạo Tân Định.

  • Từ tháng 7-1887 đến tháng 11-1889, Cha Phêrô Nguyễn Linh Phương.
  • Từ năm 1889 đến năm 1893, Cha Giuse Dương Công Đồng.
  • Từ năm 1892 đến năm 1896, Cha Andre Nguyễn văn Hiếu.
  • Từ năm 1896 đến năm 1943, Cha Giacôbê Huỳnh Công Quận.
  • Từ năm 1896 đến năm 1898, Cha Joseph Charles André Mariette.

Tháng 4/1898, Cha Ngôn bị đau thận nặng, phải vào nằm nhà thương chủng viện hai tuần. Nhưng sức khỏe mỗi ngày mỗi kém, nên Ngài xin ngừng trông coi Họ Đạo. Tháng 2/1898, Ngài đi nghỉ ở Chợ Quán rồi qua Chợ Đũi, sau hết trở lại nhà thương chủng viện, được hai hôm thì qua đời ngày 2/8/1900.

Giáo dân Tân Định lo chôn cất Ngài rất trọng thể tại đất thánh Lăng Cha Cả, phía sau mộ của Đức Cha Bá Đa Lộc.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh ngày 27-8-1851 tại Dampierre sur Doules (Pháp), sang Việt Nam truyền giáo ngày 30-9-1876.

Tháng 6-1881,Cha Mossard được Đức Cha Colombert cử về Tân Định thay thế Cha Eveil lard, lúc đó tình trạng sức khỏe Cha Eveillard rất suy yếu. Sau khi từ giã công việc Họ Đạo, Cha Eveillard trở về lo công việc Nhà In và dưỡng bệnh. Bà Nhứt Ignace de Jésus, lúc đó là Bề trên các Sơ Dòng Thánh Phaolô đã tận tâm chăm sóc cho Ngài

Cũng như Cha Eveillard, tình trạng sức khỏe của Cha Mossard cũng không được khả quan lắm, nên năm sau, Ngài xin nghỉ công việc trông coi Họ Đạo Tân Định (4/1882).

Năm 1899, Cha Mossard được Tòa Thánh chọn làm Giám Mục địa phận Tây đàng trong (Sài Gòn) và Ngài đã trông coi địa phận đến năm 1920.

Hiện di ảnh của Ngài vẫn còn được lưu ở Tòa Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh ngày 4-6-1835 thuộc địa phận Nantes (Pháp), gia nhập hội thừa sai và sang Việt Nam truyền giáo ngày 13-2-1862. Sau khi làm quản lý Tòa Giám Mục Sài Gòn và giáo sư chủng viện, Ngài đã được Đức Cha Isodore Colombert (Mỹ) cử làm Cha Sở Tân Định thế Cha Dư và đã đến nhận nhiệm sở vào đầu tháng 3-1874.

Sinh hoạt

Cha Eveillard lập Trường Thầy giảng với mục đích đào tạo một số tu sĩ có khả năng dạy giáo lý và đặc biệt là giúp việc ấu loát ở Nhà In Thừa sai.

Năm 1627, Đức Cha Bá Đa Lộc đã lựa chọn và đào tạo những giáo hữu đạo đức để phụ tá việc giảng đạo và thay thế khi thiếu linh mục. Họ được gọi là các Thầy Giảng và thường khấn giữ ba điều:

  1. Không kết bạn cho đến khi có thể giao quyền lại cho các linh mục
  2. Tiền bạc của giáo dân cho sẽ dùng làm của chung
  3. Vâng lời bề trên.

Đó là tổ chức của các Thầy giảng, một đặc điểm của Giáo Hội Việt Nam. Các thầy này đã giúp đỡ đắc lực trong việc truyền giáo.

Sau khi hoàn thành xong các cơ sở này, Cha Eveillard mời Cha Marie Antoine Louis Caspar trước đó làm giáo sư chủng viện, đến làm Bề trên trường Thầy giảng và coi sóc nhà in. Cha Caspar cho các chú nhỏ làm Nhà In và các thầy lớn nhập Dòng Ba Phanxico. Các thầy được mặc áo dòng như một tu sĩ, điều này khuyến khích lòng đạo của các thầy. Cha Caspar là linh mục thứ nhất chuyên lo công việc nhà in, tách rời ra khỏi công việc mục vụ của Họ Đạo.

Giáo dân

Xây dựng cơ sở vật chất xong, Cha Eveillard cho tổ chức lại công việc mục vụ trong Họ Đạo. Số giáo dân tăng nhanh khoảng 3.000 người Việt và 300 người Âu. Một phần do số trẻ em mới sinh ra, một phần do người bên lương trở lại đạo và những người công giáo từ các nơi khác đến lập nghiệp.

Cha Eveillard cho bầu lại Ban Chức Việc gồm có ông Trùm Báu đứng đầu, ông Trùm Cơ (Nhứt), Trùm Nhàn (Nhì), hai ông Câu, mười hai ông Biện và bốn mươi ông Giáp. Tất cả các thành viên đều sốt sắng chu toàn nhiệm vụ được giao phó. Mỗi người lo coi sóc, giúp đỡ kẻ liệt trong phần sở mình và phúc trình lại cho Cha Sở biết những gì cần thiết cho công việc mục vụ trong Họ Đạo.

Về Hội Đoàn: Cha Eveillard cho lập “Hội Tấn giáo” và “Hội Hài Đồng” để giúp cho việc truyền giáo. Về Thánh nhạc: Ngài đã trang bị cho Nhà Thờ một cây phong cầm Rodolphe (tặng phẩm của hai Cha Sơn và Cha Lộc trị giá 1200 đ+ 60 đ tiền chuyên chở).

Về trường học: Cha Sơn giao trường Nam cho Dòng Các Thầy giảng và trường nữ cho các dì Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (1878), nhưng các dì chỉ phụ trách được ba tháng. Vì thế, Cha Sơn phải mời các Sơ Dòng Thánh Phaolô đến thay thế và các sơ đã lưu lại đến ngày nay. Ba năm sau, năm 1881, các Sơ phụ trách luôn cả trường Nam. Lý do, khi Cha Lộc (Caspar) được chọn làm Giám Mục Huế, Cha Tài (Nicolas Hamm) đến thay thế trông coi dòng Các Thầy giảng nhưng chỉ được vài tuần, sau đó Cha Liễu (Pierre Mari Lallement) được cử làm bề trên Nhà Dòng, nhưng chỉ được một năm, Cha được bổ đi làm Cha Sở Biên Hòa. Nhà dòng không còn người phụ trách nên tự giải tán (1881)

Cơ sở vật chất

Công việc đầu tiên của Cha Eveillard khi về đến Họ Đạo An Hòa (Tân Định) là xây cất Nhà xứ, Nhà In cùng Trường thầy giảng.

NHÀ IN THỪA SAI (Imprimerie de la Mission)

Vào trung tuần tháng 7-1862, Đức Cha Lefebure gọi Cha Eveillard đang giảng đạo cho người thượng về Sài Gòn để cộng tác với Cha Wibaux trông coi chủng viện đang được xây cất.

Sau khi xây cất trường học xong, các vị thừa sai nhận thấy việc in ấn các tài liệu giáo dục cho các Họ Đạo, sách vở cho học sinh rất cần thiết. Lúc đầu phải nhờ Nhà In Bangkok của địa phận Xiêm (Thái Lan), nhưng sau gặp khó khăn do tàu bè hiếm có, đường biển không an toàn, tiền chuyên chở cao và đôi khi bị mất mát. Nhà nước thuộc địa lúc đó có lập một Nhà In ở Sài Gòn nhưng chỉ in công văn cho nhà nước, không nhận in sách đạo. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, Cha Eveillard quyết định thành lập một nhà in.

Cha Éveillard đã có sáng kiến mua một in nhỏ, một mớ chữ và đồ phụ tùng bên Pháp để xây dựng một Nhà In nhỏ trong trường La Tinh (chủng viện). Lúc này Ngài chỉ cùng 2 trẻ mồ côi độ 13 – 14 tuổi làm việc Nhà In (1867). Năm 1874, Cha Éveillard được cử về làm Chánh Sở Tân Định. Trong dịp này Ngài cho đòi Nhà In về đó và phát triển thành một Nhà In tương đối lớn:

  • Về cơ sở vật chất: sắm thêm một máy in lớn quay tay, cất nhà cho thợ ở, nhà in, nhà nguyện, kho sách, nhà ngủ cho học trò, nhà cơm, nhà bếp và một từng lầu cho các Cha…
  • Về nhân lực: Đầu tiên Cha Eveillard nhờ các thầy giảng cùng với các trẻ mồ côi trông coi Nhà In và ăn ở theo luật dòng tu Phanxicô. Về sau hội thầy giảng tan rã các trẻ mồ côi vẫn ở lại làm việc cho nhà in. Ngày 15-9-1883, Cha Éveil lard qua đời, mọi việc Nhà In được giao lại cho Cha Genibrel tam điều khiển. Năm sau (1884), Đức Cha Colomberd cử Cha Génibrel chính thức làm Giám đốc nhà in. Trong vòng 30 năm Cha Genibrel đã làm cho Nhà In ngày càng thêm phát triển. Ngài đã mua sắm thêm nhiều máy in mới và nhiều thứ chữ. Đến năm 1902, Ngài được Đức Cha Mossard cử kiêm luôn chức Chánh Sở Tân Định vì Cha Moreau đổi đi. Năm 1911, Cha Guillou vừa dưỡng bệnh từ bên Pháp trở qua, thì được Đức Cha sai đến Tân Định giúp Cha Geni brel trông coi nhà in. Cuối tháng 5-1914, Cha Genibrel qua đời, Cha Guillou được cử làm Chánh Sở Tân Định và Cha Masseron là giám đốc nhà in. Cha Masseron về coi nhà in, thì Ngài xin môn bài theo luật thương mại để lãnh thêm đồ in ngoài. Công việc rất phát đạt, Cha Masseron phải mướn thêm thợ chuyên môn ở ngoài.

Khi Cha Masseron đổi về Pháp, Cha Guillou chánh xứ Tân Định kiêm luôn Giám đốc nhà in. Đến tháng 3-1919 Cha Guillou qua đời và mọi công việc Nhà In tạm giao lại cho Cha Matthêu Đức (Hạnh Thông Tây). Cuối tháng 3-1919, Đức Cha cử Cha Gabriel Long, Chánh Sở Đất Đỏ về làm Giám đốc Nhà In Tân Định. Cha Gabriel Long trông coi Nhà In đến ngày 14-10-1926 thì Đức Cha Isodore cử Ngài làm Chánh Sở Bà Rịa thay cho Cha J.B. Nguyễn Bá Tổng về làm Chánh Sở Tân Định. Sau khi Cha Gabriel Long đổi đi, công việc Nhà In được giao lại cho Cha Phaolô Đoàn Quang Đạt điều khiển dưới sự chỉ đạo của Cha Tòng. Dưới thời Cha Đạt, sinh hoạt tại Nhà In có phần thay đổi, các lề luật bên ngoài lúc trước được bãi bỏ. Các trẻ mồ côi được phát lương và tự do ăn mặc lấy. Giờ làm việc: sáng từ 7g30 đến 11 giờ, chiều từ 2g30 đến 5 giờ. Trong vòng 7 năm, Cha Đạt đã sắm thêm được 3 máy in lớn chạy điện.

Tháng 11-1933, Đức Cha Isodore gọi Cha Gabriel Long về làm Chánh Sở Tân Định thay cho Cha J.B Tòng lúc này đã lên làm Giám Mục phụ tá địa phận Phát Diệm, Cha Phaolô Đạt được cử về Bà Rịa làm Chánh Sở thay cho Cha Gabriel Long. Cha Giacobê Huỳnh Công Quận, chủ nhiệm báo Nam Kỳ địa phận được cử kiêm luôn chức giám đốc đốc Nhà In Tân Định.

Đến tháng 4-1943, Cha Giacôbê Quận qua đời. Cha Phaolô Nguyễn văn Vàng được lệnh đảm nhận ấn quán và báo Nam Kỳ địa phận. Tóm lại, có thể nói Nhà In Thừa Sai mà sau này được đổi tên là Nhà In Tân Định, được thành lập từ năm 1874 và từ đó đến năm 1965 đã có 8 Cha thay nhau làm Giám đốc:

  1. Cha Éveillard (1874-1883)
  2. Cha Génibrel (1884 – 1914)
  3. Cha Masseron (1914 – 1918)
  4. Cha Guillou (1918- 1919)
  5. Cha Gebriel Long (1919 – 1926)
  6. Cha Phaolô Đạt (1926 – 1933)
  7. Cha Giacôbê Quận (1933 – 1943)
  8. Cha Phaolô Vàng ( 1943 – 1965 )

Các ấn phẩm:

Trong vòng non một thế kỷ, Nhà In Tân Định đã cho in ẩn hàng ngàn tác phẩm tôn giáo và văn hóa khác nhau, chẳng những có ảnh hưởng khắp nước Việt Nam mà còn trên cả Đông Dương và Thái Lan. Những ấn phẩm tiêu biểu là:

  • Báo Nam kỳ địa phận.
  • Thánh giáo yếu lý, vấn đáp, học tập qui chánh.
  • Mục lục, nhật khóa.

Vào thời Cha Vàng, Nhà In Tân Định, dần dà mất tầm quan trọng vì có nhiều Nhà In công giáo mới hiện đại hơn được xây dựng trong thành phố Sài Gòn. Do đó Cha Vàng chú trọng cho nhập các sách đạo đức bằng ngoại ngữ để phục vụ cho các linh mục, tu sĩ, và giáo dân.

Giáo Xứ Tân Định dạng tổ chức một thư viện thu thập các ấn phẩm do Nhà In Thừa Sai Tân Định phát hành.

NHÀ THỜ MỚI

Sau khi lo cho Trường Thầy giảng và Nhà In xong, Cha Eveillard khởi công xây dựng một Nhà Thờ mới. Như chúng ta đã biết, trước đó 10 năm (1864), Cha Le Mée đã cho xây cất một Nhà Thờ, nhưng ngôi Nhà Thờ này đã trở thành chật – hẹp đối với số giáo dân mỗi ngày một tăng.

Cha Eveillard phải cực nhọc vất vả trong suốt hai năm 1875, 1876, Ngài phải vừa đi vận động tài chính, vừa chỉ huy xây cất. Chỉ có một người Hoa là ông A Lộc giúp Cha trong công việc hướng dẫn xây cất. Cuối cùng ngôi thánh đường khang trang vững chắc đã thành hình.

Qui Ngày 16-12-1876, Đức Cha Colombert đến khánh thành và dâng Thánh lễ lần đầu tiên trong ngôi Nhà Thờ mới. Công trình này được dâng kính cho Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Giáo dân rất quý chuộng ngôi Nhà Thờ mới này, họ siêng năng đến đọc kinh và tham gia Thánh lễ. Đây là ngôi thánh đường mà vết tích còn lưu lại cho đến ngày hôm nay.

Gần hai năm đau yếu, Cha Sơn cảm thấy không còn đủ sức trông coi Họ Đạo, Ngài trình bày với Đức Cha và được Đức Cha Colombert miễn cho việc trông coi Họ Đạo, Ngài vẫn tiếp tục làm Giám đốc Nhà in.

Qua năm 1882, thể theo lời yêu cầu của Ngài, Đức Cha cử Cha Génibrel (Thượng ) về phụ tá, để làm quen với công việc ở Nhà in, hầu sau này có thể tiếp nối công việc của Cha Eveillard

Linh mục phụ tá

Để phụ tá cho Cha Eveillard, năm 1874 Đức Cha cử Cha J.B. Lê Phước Sâm về giúp Họ Đạo Tân Định. Đây là linh mục Phụ tá đầu tiên của Họ Đạo chúng ta.

Sau những năm tháng quá vất vả vì nhiệm vụ tông đồ và cũng vì sống trong một môi trường mà khí hậu không phù hợp với sức khỏe của người Âu Châu, Cha Eveillard đã qua đời ngày 15-9-1883 và được an táng ngày 17-9-1883 phía trước bàn thờ Đức Mẹ, trong Nhà Thờ Tân Định, cho chính Ngài đã xây cất, một tấm cẩm thạch trắng được làm bia phủ trên mộ Ngài.

Đám tang của Ngài có Đức Cha Colombert chủ sự, nhiều linh mục thừa sai và Việt Nam cùng đông đủ chủng sinh và hầu hết giáo dân Tân Định đến tham dự.

Với 49 tuổi đời và hai mươi hai năm phục vụ tông đồ (chín năm ở Tân Định), Cha Eveillard ra đi để lại một sự thương tiếc lớn lao nơi lòng các tín hữu Tân Định.

Bia Mộ Cha Eveillard Trong nhà thờ Tân Định.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh năm 1839 tại Thủ Dầu Một, chịu chức linh mục năm 1868. Cha Dư là vị linh mục Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm Cha Sở Họ Đạo An Hòa (Tân Định). Khi về nhận nhiệm vụ, Cha vừa đúng 29 tuổi. Với lòng nhiệt thành và hăng say của một linh mục vừa mới rời chủng viện, Cha Dư cố gắng làm tăng số giáo dân và nâng cao tinh thần đạo đức của anh em tín hữu.

Sinh hoạt

Trong thời kỳ này, giáo dân năng xưng tội, rước lễ vì có Cha Sở người Việt Nam nên dễ trao đổi và thông cảm hơn. Những ngày lễ lớn, Cha tổ chức Thánh Lễ rất trang nghiêm và chu đáo để giúp cho giáo dân hiểu được ý nghĩa phụng vụ. Việc sùng kính Đức Mẹ cũng được chú trọng: những buổi kiệu Đức Mẹ được nhiều người tham gia, đặc biệt trong tháng năm và tháng Môi Khôi. Cha Dư còn giúp giáo dân tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể và ý thức được sự hiện diện của Chúa nơi Bí Tích này. Hàng năm cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa được tổ chức hết sức long trọng khiến cho nhiều người bên lương thán phục và làm gia tăng đức tin nơi người tín hữu.

Giáo dân

Lúc này số giáo dân lên đến 952 người. Ngoài ra, Cha còn chăm sóc đến trường học khiến số học sinh nam nữ gia tăng. Một nhóm “Đồng nhi hát” được thành lập để phục vụ trong các thánh lễ và các buổi chầu phép lành. Ca đoàn được tập luyện kỹ lưỡng và hát rất khá.

Cơ sở vật chất

Trong sáu năm ở Tân Định, Ngài không xây dựng được một cơ sở vật chất nào, nhưng đã góp phần củng cố đời sống đạo đức vững chắc nơi giáo dân. Cuối tháng 2-1874, Cha Dư được bổ đi coi sóc Họ Đạo Tha La. Sau khi làm Cha Sở ở nhiều nơi, Ngài đã mất và được chôn cất tại Chí Hòa năm 1915.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”

Tiểu sử

Cha sinh ngày 6-4-1834 tại Pháp và qua Việt Nam truyền giáo ngày 27-3-1864. Vừa từ Pháp sang Sài Gòn, Cha Le Méc đã được Đức Cha LeFèbvre chỉ định thay thế Cha Thiriet làm Chánh Sở Họ Đạo An Hòa (Tân Định) ngày 3-4-1864..

Sinh hoạt

Địa bàn An Hòa lúc này rất rộng, gồm có những làng: Tân Định, Hiệp Hòa, Đất Hộ (Đa Kao), Phú Nhuận, Chí Hòa và Tân Sơn.

– Tại Chí Hòa có lăng Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), thường gọi là Lăng Cha Cả. Cha Le Mée thỉnh thoảng đến đó dâng lễ cho các bổn đạo chung quanh tới dự, vì họ sống xa Nhà Thờ chánh.

Ngoài việc dâng lễ và ban phát các bí tích, Cha Le Mée còn chú trọng đến việc giáo dục thiếu nhi trong Họ Đạo. Ngài đã nhờ thầy Phêrô Nguyễn Đức Nhi (chịu chức linh mục năm 1869) giúp dạy giáo lý. Sau đó thầy Nhuận đến mở trường Quốc ngữ đầu tiên dạy cho trẻ em trong Họ Đạo.

Giáo dân

Về đời sống của người giáo dân trong thời kỳ này, đa số gia đình công giáo đạo hạnh sốt sắng. Cha mẹ chăm lo dạy dỗ con cái, nên ít có hiện tượng trẻ con và thanh thiếu niên chơi lêu lổng hoang đàng.

Về mặt kinh tế, đa số sống thoải mái. Một số làm việc trong các công sở như Ba Son, thành Pháo thủ. Có người làm thợ mộc, thợ cưa, đóng ghe, đan rổ. Có người buôn bán hoặc làm thầy thuốc.

Số giáo dân lúc đó lên đến 750 người.

Cơ sở vật chất

từ Ngày 17-4-1864, Nhà Thờ Tân Định xây xong. Để đánh dấu ngày trọng đại này, Cha Le Mée đã mời Đức Cha Dominicô LeFèbvre đến khánh thành và dâng lễ. Trong buổi lễ có sự hiện diện của Cha Bề trên Wibaux, Cha Croc, Cha Eveillard và Cha Roustant. Nhà Thờ được dâng kính Thánh Đôminicô, quan thầy của Đức Cha LeFèbvre, đương kim Giám Mục của địa phận.

Trong thời kỳ này đô đốc Lagrandière, lúc đó là Nguyên Soái Nam Kỳ, đồng ý nhượng cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) hai mẫu đất để cất Nhà Thờ và nhà xứ. Sau đó Họ Đạo có khẩn thêm 36 lô đất khác để cho giáo dân đến ở. Cho đến nay những gia đình công giáo kỳ cựu còn sống trong đất Nhà Thờ

ĐẤT THÁNH TÂN ĐỊNH

Năm 1865, để giải quyết việc chôn cất những người chết, Ban chức việc đa số là hương chức làng An Hòa, đã lấy danh nghĩa cho làng, xin được một mẫu đất làm đất thánh. Khoản đất này tọa lạc tại khu trường Nguyễn Thái Sơn hiện nay. Đó là Đất Thánh đầu tiên của Họ Đạo (1865).

Đất thánh này hoạt động đến tháng 3.1902 thì buộc phải đóng cửa và phải lấy cốt trong vòng 5 năm vì vùng đất này được sáp nhập vào thành phố Sài Gòn. Nhà nước có bồi thường cho Họ Đạo một mẫu đất bên nghĩa trong những người Á Châu (sau này gọi là nghĩa trang Đô Thành ).

Nhưng vì bất tiện, nên năm 1905 Họ Đạo vận động mua một miếng đất mới, rộng 2ha 50, tọa lạc tại làng Thạnh Hòa để làm đất thánh mới. Sau nhiều năm chỉnh trang, đất thánh Tân Định đã là nơi chôn cất cho hơn 5.000 người.

Năm 1984, Nhà Nước ra lệnh cho ngưng chôn xác trong phần lớn các nghĩa trang tại vùng Tân Bình. Do đó, Đất Thánh Tân Định tại đường Thoại Ngọc Hầu cũng được chỉ thị ngưng hoạt động. Giáo dân ai muốn chôn cất thân nhân quá cổ thì làm đơn chôn ở một nghĩa trang tại Bà Quẹo. Vì Đất Thánh Tân Định phải giải thể, Cha Sở cho xây cất một nơi để hoàn hũ cốt. Các kệ để cốt được xây dựng trong Nhà In Tân Định, phía sau nhà bán ảnh và sách của các dì phước Chợ Quán (11). Các kệ này có thể chứa trên 4.000 hi tro cốt. Trong tương lại các hài cốt chôn ở đất Thánh Tân Định sẽ được đem về gởi tại đây nếu thân nhân muốn.

Trong 5 năm làm Cha sở, Cha Le Mée đã tạo cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) một cơ sở pháp lý vững chắc và nhiều đất đai để xây dựng cơ sở vật chất sau này.

Ngày 23-12-1868, Đức Cha Gioan Miche (Mịch) bổ nhiệm Cha Le Mée làm Cha Sở ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài về Mỹ Hội và qua đời năm 1900. Ngài được chôn cất tại Lăng Cha Cả.

Tiểu sử

Cha sinh ngày 6-4-1834 tại Pháp và qua Việt Nam truyền giáo ngày 27-3-1864. Vừa từ Pháp sang Sài Gòn, Cha Le Méc đã được Đức Cha LeFèbvre chỉ định thay thế Cha Thiriet làm Chánh Sở Họ Đạo An Hòa (Tân Định) ngày 3-4-1864..

Sinh hoạt

Địa bàn An Hòa lúc này rất rộng, gồm có những làng: Tân Định, Hiệp Hòa, Đất Hộ (Đa Kao), Phú Nhuận, Chí Hòa và Tân Sơn.

– Tại Chí Hòa có lăng Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), thường gọi là Lăng Cha Cả. Cha Le Mée thỉnh thoảng đến đó dâng lễ cho các bổn đạo chung quanh tới dự, vì họ sống xa Nhà Thờ chánh.

Ngoài việc dâng lễ và ban phát các bí tích, Cha Le Mée còn chú trọng đến việc giáo dục thiếu nhi trong Họ Đạo. Ngài đã nhờ thầy Phêrô Nguyễn Đức Nhi (chịu chức linh mục năm 1869) giúp dạy giáo lý. Sau đó thầy Nhuận đến mở trường Quốc ngữ đầu tiên dạy cho trẻ em trong Họ Đạo.

Giáo dân

Về đời sống của người giáo dân trong thời kỳ này, đa số gia đình công giáo đạo hạnh sốt sắng. Cha mẹ chăm lo dạy dỗ con cái, nên ít có hiện tượng trẻ con và thanh thiếu niên chơi lêu lổng hoang đàng.

Về mặt kinh tế, đa số sống thoải mái. Một số làm việc trong các công sở như Ba Son, thành Pháo thủ. Có người làm thợ mộc, thợ cưa, đóng ghe, đan rổ. Có người buôn bán hoặc làm thầy thuốc.

Số giáo dân lúc đó lên đến 750 người.

Cơ sở vật chất

từ Ngày 17-4-1864, Nhà Thờ Tân Định xây xong. Để đánh dấu ngày trọng đại này, Cha Le Mée đã mời Đức Cha Dominicô LeFèbvre đến khánh thành và dâng lễ. Trong buổi lễ có sự hiện diện của Cha Bề trên Wibaux, Cha Croc, Cha Eveillard và Cha Roustant. Nhà Thờ được dâng kính Thánh Đôminicô, quan thầy của Đức Cha LeFèbvre, đương kim Giám Mục của địa phận.

Trong thời kỳ này đô đốc Lagrandière, lúc đó là Nguyên Soái Nam Kỳ, đồng ý nhượng cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) hai mẫu đất để cất Nhà Thờ và nhà xứ. Sau đó Họ Đạo có khẩn thêm 36 lô đất khác để cho giáo dân đến ở. Cho đến nay những gia đình công giáo kỳ cựu còn sống trong đất Nhà Thờ

ĐẤT THÁNH TÂN ĐỊNH

Năm 1865, để giải quyết việc chôn cất những người chết, Ban chức việc đa số là hương chức làng An Hòa, đã lấy danh nghĩa cho làng, xin được một mẫu đất làm đất thánh. Khoản đất này tọa lạc tại khu trường Nguyễn Thái Sơn hiện nay. Đó là Đất Thánh đầu tiên của Họ Đạo (1865).

Đất thánh này hoạt động đến tháng 3.1902 thì buộc phải đóng cửa và phải lấy cốt trong vòng 5 năm vì vùng đất này được sáp nhập vào thành phố Sài Gòn. Nhà nước có bồi thường cho Họ Đạo một mẫu đất bên nghĩa trong những người Á Châu (sau này gọi là nghĩa trang Đô Thành ).

Nhưng vì bất tiện, nên năm 1905 Họ Đạo vận động mua một miếng đất mới, rộng 2ha 50, tọa lạc tại làng Thạnh Hòa để làm đất thánh mới. Sau nhiều năm chỉnh trang, đất thánh Tân Định đã là nơi chôn cất cho hơn 5.000 người.

Năm 1984, Nhà Nước ra lệnh cho ngưng chôn xác trong phần lớn các nghĩa trang tại vùng Tân Bình. Do đó, Đất Thánh Tân Định tại đường Thoại Ngọc Hầu cũng được chỉ thị ngưng hoạt động. Giáo dân ai muốn chôn cất thân nhân quá cổ thì làm đơn chôn ở một nghĩa trang tại Bà Quẹo. Vì Đất Thánh Tân Định phải giải thể, Cha Sở cho xây cất một nơi để hoàn hũ cốt. Các kệ để cốt được xây dựng trong Nhà In Tân Định, phía sau nhà bán ảnh và sách của các dì phước Chợ Quán (11). Các kệ này có thể chứa trên 4.000 hi tro cốt. Trong tương lại các hài cốt chôn ở đất Thánh Tân Định sẽ được đem về gởi tại đây nếu thân nhân muốn.

Trong 5 năm làm Cha sở, Cha Le Mée đã tạo cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) một cơ sở pháp lý vững chắc và nhiều đất đai để xây dựng cơ sở vật chất sau này.

Ngày 23-12-1868, Đức Cha Gioan Miche (Mịch) bổ nhiệm Cha Le Mée làm Cha Sở ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài về Mỹ Hội và qua đời năm 1900. Ngài được chôn cất tại Lăng Cha Cả.

Tiểu sử

Cha sinh ngày 20-7-18:39 tại Noelville (Pháp). Cha đã qua Việt Nam truyền giáo ngày 20-7-1862.

Đầu tháng 2-1864, Đức Cha Đôminicô Lefebvre (Ngải) chính thức gọi Cha Thiriet về giúp cho Họ Đạo An Hòa (Tân Định) trong hai tháng hè của trường Pháp. Cha Thiriet lúc đó làm Giám đốc “Trường Nhà Nước” đầu tiên của Sài Gòn. Trường này tọa lạc tại khu bệnh viện Grall (Bệnh viện nhi đồng 2 ngày nay).

Sau hai tháng, Cha Thiriet trở lại nhiệm sở cũ (Giám đốc Trường Nhà nước), nhưng Ngài vẫn lui tới Họ Đạo An Hòa (Tân Định), giúp đỡ Cha Sở mới (Cha Le Mée) cho đến khi Cha hiểu được Tiếng Việt để có thể điều khiển được một mình Họ Đạo và ban phát các bí tích.

Sinh hoạt

Cha Thiriet là một nhà trí thức, đồng thời là một linh mụ đạo đức, Ngài đã viết một số sách huấn đức hữu ích cho linh mục và chủng sinh ( sách gẫm và xét mình).

Giáo dân

Số giáo dân lúc này khoảng 300 người.

Cơ sở vật chất

Cha Thiriet đã quen với Họ Đạo An Hòa (Tân Định) từ thời Cha Wibaux, nên khi về Họ Đạo Ngài tiếp tục trông coi việc xây cất Nhà Thờ mới.Thánh lễ được dâng tạm thời trong nhà xứ vừa mới cất xong.

Cha Thiriet qua đời năm 1897. Ngài là một trong những linh mục đã phục vụ nhiều cho họ nhà trong thời kỳ thành lập, nhất là về đời sống tinh thần.

Trích “Kỷ niệm 140 năm thành lập Giáo Xứ và 125 năm xây dựng Thánh Đường”