Anh chị em thân mến,

Hôm nay, Tin Mừng thuật lại với chúng ta dụ ngôn nổi tiếng về “người Samari nhân hậu” (x. Lc10,25-37). Được một tiến sĩ luật hỏi về điều cần thiết phải làm để được hưởng sự sống đời đời, Chúa Giêsu đã mời ông ta tìm câu trả lời trong Kinh Thánh: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình” (c. 27). Tuy nhiên, có những cách giải thích khác nhau về việc ai được xem là “người thân cận”. Thật sự là người đó còn hỏi: “Và ai là người thân cận của tôi?” (c. 29). Về điểm này, Chúa Giêsu trả lời bằng một dụ ngôn, một dụ ngôn rất đẹp. Tôi mời gọi anh chị em, hôm nay, cầm sách Tin Mừng Luca và đọc dụ ngôn ở chương 10 câu 25, là một trong những dụ ngôn hay nhất. Dụ ngôn này đã trở thành mô thức cho đời sống Kitô hữu và thành gương mẫu cho cách hành xử của một Kitô hữu. Nhờ thánh sử Luca chúng ta có được kho báu này.

Người dân ngoại cũng có thể sống theo ý Chúa

Nhân vật chính trong trình thuật ngắn là một người xứ Samaria. Trên đường đi, ông đã gặp một người bị những tên cướp cướp của và đánh đập. Chúng ta biết rằng người Do thái khinh khi người Samaria, xem họ là dân ngoại bang so với dân tộc được tuyển chọn. Do đó không phải tình cờ mà Chúa Giêsu đã chọn chính người Samari như nhân vật chính diện của dụ ngôn. Bằng cách này, Chúa muốn vượt qua định kiến, chỉ cho thấy rằng ngay cả một người dân ngoại, ngay cả một người không biết Thiên Chúa thật và không đến đền thờ, có thể hành xử theo ý Chúa khi bày tỏ lòng xót thương đối với người anh em khốn khổ và cứu giúp anh ta với tất cả điều kiện mà ông có thể.

Trên con đường ấy, trước người Samaritano, đã có một tư tế và một thầy Lêvi đi ngang qua. Họ nhìn thấy con người đáng thương nằm trên đất, họ đã đi ngang qua mà không dừng lại, có thể là để không bị ô uế bởi máu của người bị nạn. Họ đã đặt luật con người, bị trói buộc với nghi lễ, lên trên trước giới răn quan trọng của Chúa, là giới răn muốn lòng thương xót trước hết.

Yêu thương anh em là yêu mến Thiên Chúa

Do đó, Chúa Giêsu đã xem người Samari như là gương mẫu, một người không có đức tin! Chúng ta cũng hãy nghĩ đến rất nhiều người mà chúng ta biết, họ làm điều tốt. Chúa Giêsu đã chọn một người không có đức tin để làm gương mẫu. Người này, khi yêu thương anh em như chính mình, chứng tỏ mình yêu mến Thiên Chúa với tất cả tâm hồn và sức lực và đồng thời, vừa diễn tả tinh thần tôn giáo thật sự vừa diễn tả tấm lòng hết sức nhân đạo.

Khả năng thương xót: phép thử của Kitô hữu

Sau khi đã kể dụ ngôn rất hay này, Chúa Giêsu lại hướng về vị tiến sĩ luật đã hỏi Chúa “ai là người thân cận của tôi?”, và nói với ông: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (c. 36). Bằng cách này, Chúa đã đảo lộn câu hỏi của người hỏi và cũng là đảo lộn lối lý luận của tất cả chúng ta. Nó giúp chúng ta hiểu rằng không phải chúng ta, dựa trên những tiêu chuẩn của chúng ta, định nghĩa ai là người thân cận và ai không phải, nhưng chính người ở trong hoàn cảnh hoạn nạn là người phải có thể nhận biết ai là người thân cận của mình, nghĩa là “người có lòng thương xót với mình” (c. 37). Có khả năng thương xót: đây là chìa khóa.

Đừng để chúng ta bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo

Nếu bạn đứng trước một người hoạn nạn mà bạn không có lòng thương xót, nếu trái tim bạn không rung động, thì có nghĩa là có điều gì đó không ổn. Bạn hãy chú ý, chúng ta phải để ý. Đừng để chúng ta bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo. Khả năng thương xót trở thành hòn đá thử vàng của Kitô hữu, đó là giáo huấn của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu là lòng trắc ẩn của Chúa Cha đối với chúng ta. Nếu bạn đi xuống phố và thấy một người đàn ông vô gia cư đang nằm đó, và bạn đi qua mà không hề nhìn anh ta, hoặc có lẽ bạn nghĩ: “Chà, tác dụng của rượu. Một người say rượu”. Đừng tự hỏi xem người đàn ông đó có say không; hãy tự hỏi xem trái tim bạn có bị chai cứng không, trái tim bạn có trở thành băng giá không.

Lòng thương xót là gương mặt thật sự của tình yêu

Kết luận này chứng tỏ rằng lòng thương xót đối với cuộc sống con người đang khốn khổ là gương mặt thật sự của tình yêu. Và như thế họ trở thành các môn đệ thật sự của Chúa Giêsu và tỏ bày gương mặt của Chúa Cha: “Các con hãy có lòng thương xót, như Cha các con là đấng thương xót” (Lc 6,36). Thiên Chúa, Cha của chúng ta có lòng thương xót, bởi vì Người cảm thương; Người có khả năng thương xót, đến gần với nỗi đau của chúng ta, với tội lỗi, tính xấu và sự khốn cùng của chúng ta.

Xin Đức Maria giúp chúng ta hiểu và nhất là luôn sống hơn nữa mối liên kết không thể phá vỡ giữa tình yêu dành cho Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và tình yêu cụ thể và quảng đại đối với anh em của chúng ta và xin Người ban cho chúng ta có lòng thương xót và lớn lên trong sự cảm thương.

Cầu nguyện cho Venezuela

Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC bày tỏ sự gần gũi của ngài với nhân dân Venezuela, đặc biệt là họ đang chịu cuộc khủng hoảng dai dẳng. ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện, xin Chúa hướng dẫn và soi sáng các phe liên quan, để họ có thể sớm đi đến một thỏa thuận, chấm dứt việc gây đau khổ cho dân chúng, vì thiện ích của đất nước và của toàn vùng.

Nguồn: Vatican News

16/07 – Thứ ba tuần 15 thường niên.
“Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi”.

Lời Chúa: Mt 11, 20-24

Khi ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối: “Hỡi Côrôzain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.

“Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi”.

15/07 – Thứ Hai tuần 15 thường niên – Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
“Thầy không đến để đem hòa bình, nhưng đem gươm giáo”.

Lời Chúa: Mt 10,34 – 11,1

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo. Vì chưng, Thầy đến để gây chia rẽ con trai với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình: và thù địch của người ta lại là chính người nhà mình. Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy.

Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.

Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu”.

Sau khi Chúa Giêsu truyền dạy xong các điều ấy cho mười hai tông đồ, Người rời khỏi đó để đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành phố của các ông.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Lạy Cha trên trời, ngày thứ Hai hôm nay, con xin dâng Cha những cử chỉ nhỏ bé để hiệp thông cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng trong tháng này: Xin cho những người thực thi công lý biết làm việc với tinh thần liêm chính, và xin cho những bất công đang lan tràn thế giới được sớm chấm dứt. Lạy Cha chúng con ở trên trời…

WITH JESUS IN THE MORNING

Heavenly Father, I offer to you this Monday my little gestures that those who administer justice may work with integrity, and that the injustice which prevails in the world may not have the last word. Our Father

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY

“Sự thánh thiện không phải chỉ là về tinh thần mà thôi. Đó còn là đôi chân đưa chúng ta đến với các anh chị em và là đôi tay để chúng ta giúp đỡ họ.” (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, xin cho con đừng bao giờ quên phải đưa đức tin vào hành động của mình.

WITH JESUS DURING A DAY

“Holiness is not only about the spirit: it is also the feet that take us to our brothers and sisters, and the hands that allow us to help them.” (Pope Francis) May I never forget to put my faith into action, Lord.

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI

Lạy Chúa, như thánh Bonaventura, con đã cố gắng tìm kiếm Chúa trong suốt ngày qua và con đã thấy Ngài trong mọi biểu hiện của sự sống nơi các biến cố, thiên nhiên và những người xung quanh con. Xin cho tim con luôn khao khát Chúa và tình yêu của Ngài từng ngày và mọi ngày. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT

Lord, like St. Bonaventure, I tried to look for you during my day and I found you in every manifestation of life, in events, in nature and in my neighbor. May my heart always thirst for you and your love each and every day. Hail Mary

14/07 – Chúa Nhật 15 Thường Niên năm C.
“Ai là anh em của tôi?”

Lời Chúa: Lc 10, 25-37

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”. Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”. Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là anh em của tôi?” Chúa Giêsu nói tiếp:

“Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: ‘Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông’. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?”

Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”.

Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”.

Gia đình cầu nguyện với Lời Chúa:

Tông đồ cầu nguyện – Click to Pray:

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Lạy Cha trên trời, Cha là “người Samari nhân hậu” đích thực của một nhân loại đầy những tổn thương và đau khổ. Cha đã hạ mình trở nên giống chúng con, để gần gũi và băng bó các vết thương của chúng con. Xin giúp con biết noi theo gương Cha. Con xin dâng ngày hôm nay để hiệp thông với ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng trong tháng này. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE MORNING

Heavenly Father, the true “Good Samaritan” of a wounded and suffering humanity, you made yourself like one of us to be close and bind up our wounds. Help me today to follow in your example. I offer this day for the intentions of the Holy Father. Hail Mary

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY

“Cầu nguyện không bao giờ là vô ích. Nó luôn mang đến một điều gì đó mới mẻ mà sớm hay muộn gì cũng sẽ trổ sinh hoa trái.” (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, xin giúp con tin tưởng vào hoa trái của việc cầu nguyện.

WITH JESUS DURING A DAY

“Prayer is never in vain: it always brings forth something new that, sooner or later, bears fruit.” (Pope Francis) Help me, Lord, to trust in the fruitfulness of prayer.

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI

Lạy Chúa, khi con hồi tâm nhìn lại ngày sống hôm nay, Lời Chúa đã tỏ lộ cho con thấy sự vĩ đại của tình yêu Ngài và con quan trọng với Ngài ra sao. Tuy con mọn hèn, nhưng xin yêu Chúa với tất cả những gì con có và ao ước được thể hiện tình yêu ấy với những người yếu đuối nhất, nghèo khổ nhất, đặc biệt là những người đang bị đối xử bất công trong xã hội. Kính mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT

As I review my day, your word has revealed to me how important I am to you, Lord and all the greatness of your love. While I am “small,” I love you with all of myself and I wish to show you this love with how I love the weakest and poorest of society, especially those in need of justice. Hail Mary

Các lớp giáo lý dự tòng & hôn nhân khóa VIII (2019) của giáo xứ Tân Định sẽ khai giảng từ ngày thứ hai 05/08 và dự kiến kết thúc vào ngày 11/12/2019.

Thời khóa biểu cho các lớp cụ thể như sau:

+ Khóa dự tòng: học từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 thứ hai và thứ tư.
+ Khóa hôn nhân: học từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 thứ sáu.

Xin ghi danh tại văn phòng giáo xứ trước ngày 03/08/2019. Đăng ký trễ xin vui lòng học khóa sau năm 2020.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

  1. Thứ bảy tuần trước 13/07/2019 cha Ðaminh Hà Minh Hoàng Nhật về làm phó xứ Bình Chiểu – Giáo hạt Thủ Đức. Xin anh chị em cầu nguyện cho cha trong năm mục vụ đầu đời linh mục tại giáo xứ được sai đến.
  2. Khóa Giáo lý dự tòng khóa VIII của giáo xứ sẽ khai giảng lúc 19 giờ 00 thứ hai 05/08. Thời gian: từ ngày 05/08/2019 đến ngày 11/12/2019. Khóa dự tòng: học từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 thứ hai và thứ tư. Khóa hôn nhân: học từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 thứ sáu. Xin ghi danh tại văn phòng giáo xứ trước ngày 03/08/2019. Đăng ký trễ xin vui lòng học khóa sau năm 2020.
  3. Giáo xứ sẽ nhận đơn xin cấp học bổng dành cho những em hiện đang cư ngụ trong giáo xứ có kết quả học tập từ khá trở lên và có hoàn cảnh khó khăn thực sự. Xin nộp đơn cho các trưởng khu trước ngày 25/07/2019.
  4. Số tiền anh chị em giúp cho việc bác ái từ thiện của giáo xứ tuần trước được 3 triệu 200 ngàn đồng. Xin cảm ơn anh chị em. Hôm nay xin giúp cho việc xây dựng nhà thờ Long Quới – Giáo phận Mỹ Tho, Cha sở sẽ trình bày với anh chị em trong các Thánh lễ Chúa nhật 14/07.

LỊCH TUẦN 14/07 – 20/07/2019

  • Chúa nhật, 14/07: CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 15/07: Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, Lễ nhớ.
  • Thứ ba, 16/07: Đức mẹ núi Carmêlô
  • Thứ tư, 17/07:
  • Thứ năm, 18/07:
  • Thứ sáu, 19/07:
  • Thứ bảy, 20/07: Thánh Apôllinarê, giám mục, tử đạo.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô

148. Thật cần thiết phải có sự đào tạo trong các lãnh vực cảm xúc và bản năng, và có những khi điều này đòi hỏi phải lập ra những giới hạn. Sự thái quá, sự thiếu kiểm soát hay sự ám ảnh với một dạng lạc thú đơn độc sẽ rốt cục làm suy yếu và bại hoại chính lạc thú ấy[144] và phá hỏng đời sống gia đình. Một người có thể chuyển thông những đam mê của mình bằng một cách thế đẹp đẽ và lành mạnh, không ngừng hướng chúng về phía vị tha và sự hoàn thành chính mình một cách toàn nhập, điều này luôn làm phong phú các mối tương quan liên vị ở trung tâm đời sống gia đình. Điều này không có nghĩa là khước từ những khoảnh khắc thích thú cực độ,[145] nhưng đúng hơn là hội nhập chúng với những khoảnh khắc khác của sự dấn thân quảng đại, của niềm hy vọng bền bỉ, của sự mệt mỏi không tránh được và của sự chiến đấu để đạt một lý tưởng. Đời sống gia đình là tất cả những điều này, và nó đáng được sống đến mức trọn vẹn nhất.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày: Đức Giê-su bảo: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10,37)

Suy niệm: Xét về mặt lý thuyết thì thầy thông luật đã trả lời rất rành rẽ: muốn được sống đời đời phải mến Chúa hết lòng và yêu người thân cận như chính mình. Thé nhưng đi vào thực tế thì không đơn giản: Nhưng ai là người thân cận của tôi mới được chứ?! Bằng một câu chuyện minh hoạ Chúa Giê-su cho thấy người thân cận mà tôi phải yêu thương không được xét theo tiêu chuẩn “nhất thân nhì thế,” cũng không phải là người có thể “bánh ít cho đi, bánh qui cho lại”. Đó có thể là một người hoàn toàn xa lạ, thậm chí đối nghịch với ta – điều đó không quan trọng – nhưng chắc chắn đó là người đang cần được cảm thông chia sẻ hic et nunc (ở đây và ngay bây giờ), là người cô thân cô thế không có khả năng đền ơn đáp nghĩa. Thậm chí, yêu người còn là việc ưu tiên trên cả việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, và phải xắn tay áo lăn xả vào hành động cụ thể với tắt cả mọi hệ luy phiền toái chứ không chỉ
đứng bên lề bàn góp lý thuyết suông. Câu chuyện minh hoạ đã rõ, chỉ còn mỗi một việc: “Hãy đi và làm y như vậy. ”

Mời Ban: Yêu người một cách vô danh (như: cứu trợ bão lụt, quyên góp từ thiện…) xem ra gọn nhẹ dễ làm hơn yêu người cách cụ thể (ăn nói tử tế, phục vụ cách vui vẻ với những người trong gia đình của bạn…). Cả hai trường hợp đều là bác ái, nhưng trường hợp sau xem ra giống hơn với mẫu
“người thân cận” mà Chúa mô tả, phải không bạn?

Sống Lời Chúa: Thực hành bác ái như câu tục ngữ sau đây đề nghị: “Charity begins at home” (Đức bác ái bắt đầu từ nhà mình trước).

Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến. Hoặc hát “Đâu có tình yêu thương”.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. Đaminh Phạm Khắc Duy – Lm. Phêrô Ngô Lập Quốc – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 14/07 – 20/07/2019

  • Chúa nhật, 14/07: CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 15/07: Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, Lễ nhớ.
  • Thứ ba, 16/07: Đức mẹ núi Carmêlô
  • Thứ tư, 17/07:
  • Thứ năm, 18/07:
  • Thứ sáu, 19/07:
  • Thứ bảy, 20/07: Thánh Apôllinarê, giám mục, tử đạo.

THÔNG BÁO: TUẦN 14/07 – 20/07/2019

  1. Thứ bảy tuần trước 13/07/2019 cha Ðaminh Hà Minh Hoàng Nhật về làm phó xứ Bình Chiểu – Giáo hạt Thủ Đức. Xin anh chị em cầu nguyện cho cha trong năm mục vụ đầu đời linh mục tại giáo xứ được sai đến.
  2. Khóa Giáo lý dự tòng khóa VIII của giáo xứ sẽ khai giảng lúc 19 giờ 00 thứ hai 05/08. Thời gian: từ ngày 05/08/2019 đến ngày 11/12/2019. Khóa dự tòng: học từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 thứ hai và thứ tư. Khóa hôn nhân: học từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 thứ sáu. Xin ghi danh tại văn phòng giáo xứ trước ngày 03/08/2019. Đăng ký trễ xin vui lòng học khóa sau năm 2020.
  3. Giáo xứ sẽ nhận đơn xin cấp học bổng dành cho những em hiện đang cư ngụ trong giáo xứ có kết quả học tập từ khá trở lên và có hoàn cảnh khó khăn thực sự. Xin nộp đơn cho các trưởng khu trước ngày 25/07/2019.
  4. Số tiền anh chị em giúp cho việc bác ái từ thiện của giáo xứ tuần trước được 3 triệu 200 ngàn đồng. Xin cảm ơn anh chị em. Hôm nay xin giúp cho việc xây dựng nhà thờ Long Quới – Giáo phận Mỹ Tho, Cha sở sẽ trình bày với anh chị em trong các Thánh lễ Chúa nhật 14/07.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

13/07 – Thứ Bảy tuần 14 thường niên.
“Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác”.

Lời Chúa: Mt 10, 24-33

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Môn đệ không hơn thầy, và tôi tớ không hơn chủ mình. Môn đệ được bằng thầy, tôi tớ được bằng chủ mình thì đã là khá rồi. Nếu họ đã gọi chủ nhà là Bêelgiêbul thì huống hồ là người nhà của Ngài. Vậy các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.

“Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.

“Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”.

“Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ giữ được mạng sống ấy.”

Đó là lời chia sẻ của Đức Giám mục (ĐGM) Luy Nguyễn Anh Tuấn trong Thánh lễ kính thánh Anê Lê Thị Thành – bổn mạng Hội Các bà mẹ Công giáo (CBMCG) TGP Sàigòn – diễn ra vào lúc 17g30 chiều ngày 10/07/2019 tại nhà thờ Tân Định.

Đồng tế với ngài, ngoài Linh mục (Lm) chánh xứ Tân Định Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, còn có Lm Giuse Nguyễn Quốc Hưng dòng Phanxicô, và thầy phó tế Antôn Nguyễn Trọng Kim từ bên Mỹ về, tân Lm phó GB Nguyễn Trọng Tín, Lm Alphongsô Nguyễn Minh Tân – Lm phó Xóm Chiếu, Lm Đa Minh Hà Minh Hoàng Nhật sẽ nhận chức phó xứ Bình Chiểu vào thứ Bảy 13/7/2019 này và Lm nghĩa phụ Giuse Phạm Bá Lãm.

Hiệp thông trong Thánh lễ có khoảng 700 thành viên hội CBMCG TGP, các ân nhân, khách mời và cộng đoàn tín hữu xa gần. Ca đoàn Hội CBMCG giáo hạt Thủ Thiêm phụ trách hát lễ.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa:

  • Phần đầu, ĐGM Luy đã tóm tắt lại sự can đảm của 2 bà mẹ: bà mẹ trong sách Macabêô có 7 người con bị xử tử trong 1 ngày và bà mẹ Anê Lê Thị Thành, bị đòn roi, máu đỏ loang đầy áo, nhưng vẫn trung thành không chối Chúa.
  • Từ đó, ĐGM suy diễn trong thời hiện đại, không còn tử đạo kiểu roi vọt, chém đầu, nhưng có một lối tử đạo khác dai dẳng hơn, khó khăn hơn, đó là giữ không vi phạm Luật Chúa. ĐGM kể 3 thí dụ:
    1. Một người vợ, không chịu nổi sự cô đơn vì người chồng của mình bị mất tích nhưng chưa xác thực, đã đi lấy chồng khác. Chị đã không trung thành với lời thề hứa trước Chúa.
    2. Một người mẹ bị bướu và có thai. Bác sĩ khuyên nên phá thai để giữ mạng sống mình. Bà cương quyết bảo vệ mạng sống đứa con. Trong 8 tháng, vừa mang bướu đau đớn vừa mang đứa con nặng nề trong bụng. Chúa đã thưởng công cho bà: đứa con sinh ra khỏe mạnh và sau đó bướu cũng được giải phẫu thành công.
    3. Một anh kế toán trưởng cương quyết không ký vào bản hợp đồng vì thấy có vấn đề tham nhũng trong đó. Anh đã bị sa thải. Anh đã chịu tử đạo vì sự thật, vì niềm tin vào Chúa.
  • ĐGM kết luận, ngày nay tử đạo là như thế đấy: Tuyên xưng Đức tin là phải trả giá, chúng ta không chết ngay lập tức nhưng chết từ từ. Vấn đề là chúng ta có dám trải nghiệm việc trả giá đó hay không. Trong cuộc sống gia đình, hôn nhân, nghề nghiệp đều có lối tử đạo mới đó. Chúa nói: “Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ giữ được mạng sống ấy”. Ngày xưa, tử đạo chỉ trong một ngày. Ngày nay, tử đạo diễn ra mỗi ngày. Mỗi ngày, chúng ta chết dần, chết dần cho đến khi tắt thở. Tử đạo ngày nay khó hơn, chúng ta cần sức mạnh của Chúa, tình yêu của Chúa, để giúp chúng ta đứng vững. Chúng ta cũng cần phải dùng lời nói động viên những người chung quanh chúng ta, chồng, con phải trung thành đến cùng, để một mai tất cả sẽ gặp nhau sum họp trên Nước Trời.

Cuối lễ, bà Hội phó Hội CBMCG đã lên cám ơn và tặng quà cho ĐGM và các cha, các thầy phó tế.

Lễ xong, các BMCG hân hoan lên chụp hình kỷ niệm chung với ĐGM và các cha, thầy đồng tế. Mọi người ra về trong niềm vui thánh thiên vì được gặp gỡ nhau và nhất là được nghe những lời giáo huấn quý báu từ Đấng đại diện Thiên Chúa.

Xem thêm hình ảnh:

Tin: Hữu Lễ & Ảnh: Trần Văn
Nguồn: TGP Saigon