Tuần này có Những ngày đầu tháng xin anh chị em cầu nguyện tha thiết xin Thánh Tâm Chúa, Đức Mẹ giữ gia đình, xứ đạo, quê hương trong cơn đại dịch này. Anh chị em cố gắng kiên trì duy trì giờ kinh tối gia đình, tham dự Thánh Lễ trực tuyến cách sốt sắng. Xin cũng hiệp thông cầu nguyện cho các Bệnh nhân Đang đau bệnh cũng như đã qua đời.

Sức khoẻ tinh thần

Trong cuốn sách ‘A Road Map to Resilience in the Pandemic Era’ – tạm dịch là ‘Con Đường Dẫn Tới Sự Phục Hồi Trong thời Đại Dịch’ – bác sĩ Jennifer Ashton có nói về một vài yếu tố tinh thần vốn rất quan trọng để giúp chúng ta có thể đi qua thời gian dịch bệnh này.

Tôi xin được đưa ra đây một số nét chính của cuốn sách này để hy vọng đấy sẽ là một chút của ăn tinh thần cho những ai đang bối rối, hoảng loạn, sợ hãi và bất an trước những gì mình đang đối diện.

1. Self-Talk: Nói với chính mình

Hiểu được mình đang nói điều gì trong đầu, đây chính là chìa khoá để bảo đảm cảm xúc của mình không vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Self-Talk đòi hỏi bạn phải biết trung thực với chính mình, nhận ra chính xác tất cả những cảm xúc đang diễn ra trong mình, và không có gì phải hổ thẹn hay sợ hãi khi thấy mình đang cảm xúc như thế! Và do đó, cũng đừng lên án chính mình, đừng chống trả lại cảm xúc của mình, hay vờ như mình không có những cảm xúc đó. Để được chữa lành và tìm được bình an, trước tiên bạn cần trung thực với chính mình về những gì mình đang đối diện trong lòng. Và không bao giờ đưa ra những câu trả lời sai cho những cảm xúc đó.

2. Chấp nhận những mất mát và khóc với nó

Tất cả chúng ta đều mất mát trong đại dịch này: mất người thân, bạn bè, công việc, sức khỏe, tiền bạc… Mình cũng có thể mất những khoảnh khắc tự do từng có trước kia, mà có lẽ từ nay trở đi mình sẽ không có nữa, ngay cả khi đại dịch qua đi. Và như vậy, những cảm xúc tiêu cực – đến từ sự mất mát mà bạn đang cảm nghiệm được – đều có lý do của nó. Bạn không nhất thiết cứ phải chìm đắm trong cảm nhận mất mát đó, nhưng cũng không cần thiết phải chối bỏ nó. Không cần phải “bọc đường” những mất mát đó, để rồi cho rằng đó là ơn lành của Chúa, đó là điều tốt mà mình có… Không, mất mát là mất mát, không chối bỏ nó được. Nhìn nhận những mất mát, những đau khổ và cảm xúc tiêu cực mình đang có, đây chính là cánh cửa đi đến sự chấp nhận và bình an.

3. Thừa nhận sự bất định (Uncertainty)

Cần phải thừa nhận sự bất định như là một định luật của cuộc sống hôm nay. Hay nói cách khác, điều chắc chắn duy nhất mình có trong đại dịch này, chính là: ”không có gì là chắc chắn cả!”. Không ai dám khẳng định điều gì sẽ đến trong tương lai. Không ai biết sau 1 tuần, 2 tuần hay 2 tháng, điều gì sẽ xảy ra. Hôm nay một nghị định này được công bố, ngày mai đã thay đổi rồi. Hôm nay, chúng ta có vaccine cho virus, ngày mai lại có biến chủng virus mới, thách thức loại vaccine này. Nên sự thật duy nhất vẫn là: không có gì chắc chắn cả! Không ai biết đại dịch này sẽ kết thúc như thế nào. Không ai hình dung được thế giới chúng ta sẽ như thế nào trong tương lai. Điều này mời gọi chúng ta sống khiêm tốn, khoan vội khẳng định và lên án trước bất cứ ai. Và thay vì phải đòi cho bằng được cái gì đó chắc chắn trong tay, chúng ta tập giang rộng đôi tay trước tương lai. Điều gì đến, sẽ đến. Tương lai của mỗi chúng ta có thể rất đẹp, cũng có thể còn nhiều thách đố, hoặc là cả hai. Đó là cái đẹp của cuộc sống: “Khi không có gì là chắc chắn, thì tất cả đều có thể đến!”

4. Chọn sự thật thay vì chọn sợ hãi

Đó là cách bác sĩ Ashton dùng để vượt qua sự sợ hãi và lo âu của chính mình. Đúng thế, những cảm xúc buồn chán, cô đơn, thất vọng, lo âu có thể đang hiện hữu trong lòng chúng ta lúc này, nhưng đa số những cảm xúc đó lại thường không dựa trên sự thật – chúng chỉ là phản ứng chủ quan của chúng ta trước hoàn cảnh hay hiện tượng đang xảy ra xung quanh mình! Thay vì để cho những lối suy nghĩ và suy diễn chủ quan về một sự việc nào đó dẫn dắt mình, hãy nhận diện và tập trung vào những gì bạn biết đích xác là sự thật, điều này sẽ có thể giúp bạn thay đổi cách phản ứng tiêu cực vào lúc này.

Chẳng hạn, bạn đang lo lắng về việc làm bị mất trong đại dịch. Hãy lượng giá điều này dựa trên sự thật! Thay vì quay quắt với công việc mình bị mất, hãy suy nghĩ: Có cách nào khác để kiếm tiền mà trước đây bạn chưa nghĩ tới chăng? Phải chăng đây là cơ hội mà bạn có thể dùng để đầu tư bản thân mình vào một cái gì đó nâng tầm bạn lên cao hơn, thay vì bằng lòng với những gì mình từng có trước đây! Trả lời cho những câu hỏi ấy của bạn vào lúc này, đó mới là sự thật. Không nhất thiết bạn phải hành động ngay tức thì, nhưng nhận diện và biện phân được nó, điều này sẽ giúp bạn chuyển đổi những khoảnh khắc không vui thành một sự bình an nội tâm.

5. Thay thế nỗi đau buồn bằng lòng biết ơn

Khi đau khổ do mất mát, cho dù mất mát đó là gì đi nữa, nó luôn thường để lại một lỗ hổng sâu thẳm trong trái tim chúng ta. Chúng ta có thể, hoặc là bị nuốt chửng trong cái lỗ hổng đó, hoặc có thể bắt đầu để cho mình được chữa lành bằng cách lấp đầy lỗ hổng đó với lòng biết ơn. Thật khó để có thể biết ơn trong lúc mình bị thử thách lớn lao, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm ra nhiều thứ để biết ơn trong lúc này: có thể là sức khoẻ, có thể là căn nhà ta đang ở, không khí ta đang hít thở, tình bạn ta đang có, và cả bó rau mà ta vừa mua được…

Bạn cũng có thể biết ơn cho chính cái mà ban đau khổ vì mất nó. Lòng biết ơn sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn là cứ ở lại trong nỗi buồn đau. Bạn có thể thất vọng vì mình không thể thăm viếng người thân trong gia đình. Nhưng ít ra bạn cũng có thể biết ơn vì bạn vẫn còn người thân trong gia đình để có thể hướng lòng về họ!

6. Hãy để trời mưa (let it rain)!

Đây là câu thành ngữ tiếng Anh mà nhà tâm lý Tara Brach tạo ra. RAIN, tách từng ký tự ra là: Recognize (Nhận diện), Allow (Cho phép), Investigate (điều nghiên), và Nurture (Nuôi dưỡng). Nghĩa là, (R) nhận diện cảm xúc của mình, (A) cho phép chúng tồn tại, (I) điều nghiên xem chúng đến từ đâu và tại sao, rồi (N) nuôi dưỡng mình bằng lòng trắc ẩn dành cho chính bản thân mình.

Khi (R) nhận diện được cảm xúc của mình, bạn (A) cho phép nó tồn tại thay vì chối bỏ hay kìm nén chúng. (I) Hiểu được tại sao nó đến và từ đâu nó đến, bạn có thể dễ dàng hiểu được tại sao mình bị tổn thương đau đớn. (N) Bạn có thể chịu trách nhiệm với nỗi đau của mình thay vì đổ lỗi hay chối bỏ chúng. Cũng chính từ đó bạn mới có thể có lòng thương cảm cho chính mình, tha thứ được cho mình, và yêu thương chính mình được.

7. Tránh dùng chất kích thích và đồ ăn không lành mạnh để làm dịu bản thân

Đồ ngọt, chất kích thích… có thể giúp bạn giải toả những cảm xúc đau đớn nhanh chóng nhưng nó để lại hậu quả tiêu cực nhiều hơn là giúp bạn. Từ việc đơn giản như ăn nhiều đường gây tổn hại đến sức khoẻ, làm bạn dễ bị nhiễm bệnh, đến việc nghiện rượu có thể làm bạn mất cả tương quan trong gia đình.

8. Giữ cuộc sống theo nhịp đều đặn

Tạo ra một thời khoá biểu mới và tuân theo nó trong thời gian bị giãn cách, điều này sẽ giúp bạn giảm được lo âu và làm việc có hiệu quả, thay vì ngồi hàng giờ bên máy tính, điện thoại đọc tin tức và làm cho người bạn trở nên ù lì và ức chế.

9. Giảm đọc tin tức đến mức tối thiểu

Đa số các bản tin chúng ta đọc được là những tin “TỨC” – tin làm cho mình bị tiêu cực, sợ hãi. Chúng sẽ làm cho bạn càng chán nản thất vọng và rơi vào nguy cơ bị trầm cảm. Đó là những gì các nhà nghiên cứu sức khoẻ tâm thần đã khuyến cáo. Bạn dừng xem tin tức và dừng sử dụng điện thoại để ngừng kiểm tra tin tức vài ngày, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và bình an hơn.

10. Tìm ý nghĩa trong từng việc nhỏ

Và cuối cùng, hãy tìm ý nghĩa trong từng việc nhỏ. Nhiều người cảm thấy sự giãn cách trong mùa dịch giúp họ có thể quay lại với thiên nhiên, có được sự thư giãn trong việc đi bộ, nấu ăn, trò chuyện với con, học một môn học nào đó… mà vốn trước kia họ cho rằng mình không có giờ cho những chuyện ấy. Từ đó, bạn sẽ thấy cuộc sống có nhiều thứ đáng để bạn vui hưởng, những điều tuyệt diệu mà trước kia bạn từng bỏ qua do áp lực công việc. Và trên tất cả, Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của âm thầm; Ngài ẩn mình trong từng điều nhỏ bé nhất. Khi bạn can đảm đón nhận sự nhỏ bé của mình và tập ẩn mình, bạn sẽ sớm khám phá ra sự hiện diện tuyệt vời của Chúa trong cuộc đời mình.

Chúc bạn sớm tìm được sự bình an nội tâm trong thời kỳ lịch sử này!

  1. Xin Anh Chị Em cầu nguyện đặc biệt cho các Linh mục, nam nữ Tu sỹ lên đường phục vụ bệnh nhân covid đợt 4, trong đó có Cha GB.Nguyễn Trọng Tín – phó xứ Tân Định.
  2. Trong tuần qua, giáo xứ chúng ta có 4 người qua đời :
    1) Bà Maria Phạm Thị Minh Tâm (Giáo khu 1)
    2) Bà Maria Nguyễn Thị Nga (Giáo khu 1)
    3) Ông Phêrô Phạm Nguyễn Hữu Bình (Giáo khu 7)
    4) Ông Giuse Nguyễn Công Tuấn (Giáo khu 1) mới qua đời.
    Giáo xứ xin chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện cho hai linh hồn Maria, Phêrô và Giuse.
  3. Cáo phó Bà Cố Cha GB.Đỗ Quốc Vinh
    Cha Sở, Cha phó, quý Tu sĩ và Hội Đồng Mục Vụ và Anh Chị Em các Hội đoàn, Đoàn thể Giáo xứ Tân Định thành kính phân ưu cùng Cha GB.Đỗ Quốc Vinh và Tang quyến.
    Xin Chúa thương đón Linh hồn Bà Cố MARIA vào hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.
  4. – Thứ tư 25/8: lễ Thánh Lu-y Vua nước Pháp, Bổn mạng của Đức Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, xin cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha.
    – Thứ sáu 27/8: lễ Thánh Monica, Bổn mạng của Các Bà Mẹ Công Giáo, xin cầu nguyện cho các Bà Mẹ trong Hội biết sống liên lỉ cầu nguyện theo gương Thánh Bổn mạng.
  5. Trong thực tế, người ta đã chứng kiến rất nhiều sáng kiến yêu thương, rất nhiều sự dấn thân phục vụ cách quả cảm, mong cứu chữa và cứu sống nhiều bệnh nhân covid, mong giúp đỡ những nạn nhân nghèo túng bớt cơ khổ trong thời kỳ đen tối này của thế giới. Như vậy, trong tăm tối, vẫn có tràn đầy ánh sáng; người ta vẫn có thể thưởng thức tình người và tình thương của Chúa trong từng ngày sống của thời Covid đầy khắc nghiệt này. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ. Mỗi người vẫn cần tự hỏi: mình đã làm được gì và cần làm gì hơn nữa cho những người đang khốn cùng…Song song với những nỗ lực bác ái ấy, người ta vẫn cần những lời cầu nguyện đầy tin tưởng. Lời kinh thời dịch bệnh – do Hội đồng Giám mục soạn – cần được thường xuyên dâng lên Chúa.

    Và trong những lo âu, những nỗ lực đẩy lui dịch bệnh, người ta cũng cần biết giữ tâm hồn mình được bình an, không bị hoảng loạn. Người ta luôn cần phát hiện được tình yêu ngọt ngào mà Thiên Chúa vẫn dành cho từng người trong từng ngày sống, để giúp họ vẫn có niềm vui an bình, vẫn có thể thưởng thức tình yêu của Chúa và ở với Chúa trong suốt ngày sống, cho dẫu tình hình có đen tối đến đâu đi nữa… Chỉ khi ở với Chúa như thế, người ta mới có thể bình tâm mà lãnh nhận được sự khôn ngoan đích thực của Chúa, để cùng Chúa quan tâm lo cho người khác, khi ý thức rằng người khác cũng chính là chi thể của mình, là anh em – con cùng một Cha trên trời.

 

CHA SỞ, CHA PHÓ, QUÝ TU SĨ VÀ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ VÀ ANH CHỊ EM CÁC HỘI ĐOÀN, ĐOÀN THỂ GIÁO XỨ TÂN ĐỊNH
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG CHA GIOAN BAOTIXITA VÀ TANG QUYẾN.
XIN CHÚA THƯƠNG ĐÓN LINH HỒN BÀ CỐ MARIA VÀO HƯỞNG HẠNH PHÚC THIÊN ĐÀNG.

LẮNG NGHE SỰ THINH LẶNG TRONG NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH

Về mặt thiêng liêng, chúng ta có thể gặp được Thiên Chúa trong cầu nguyện. Nếu ngày thường không có nhiều giờ để tâm đến Chúa, thì ở nhà lúc này lại là cơ hội để nối kết lại với Chúa. Có khi không cần nói với ai về ước mong gặp gỡ Chúa, nhưng sau khi thinh lặng với Chúa, bạn sẽ tương quan với người khác bằng rất nhiều tình yêu. Lúc này, ngôi nhà của bạn sẽ có Chúa đồng hành, sẽ được nguồn an ủi thiêng liêng mà chỉ có Thiên Chúa ban tặng.

1. Xác định bậc thang giá trị trong đời/ quay lại với những điều cốt yếu.

2. Khám phá ra những điều thú vị trong người khác, bản thân (hoạt động nghệ thuật, dành giờ cho những sở thích lành mạnh), cuộc sống,…mà trước giờ mình bận rộn quá nên quên lãng hoặc chưa làm được.Với hai hoa trái của thinh lặng trên đây, bạn và gia đình sẽ vượt qua lần giãn cách này với nhiều bình an.

Xin đừng sợ thinh lặng, vì trong gia đình, có lúc chuyện trò, vui chơi, ăn uống nghỉ ngơi, thì cũng cần khoảng lặng trong ngày sống. Thinh lặng không phải là ngủ li bì, nhưng là tỉnh thức trong tĩnh lặng với mình và với Chúa. Thiên Chúa của chúng ta ‘không bao giờ ngủ’, bởi “Đấng gìn giữ Ít-ra-en, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành!” (Tv 121,4). Nhờ đó cuộc sống mới quân bình, như lời Mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta chia sẻ: “Hoa trái của thinh lặng là cầu nguyện, hoa trái của cầu nguyện là niềm tin, hoa trái của niềm tin là tình yêu, hoa trái của tình yêu là phục vụ, hoa trái của phục vụ là bình an.” Chúng ta cần bình an và sức khỏe lúc này.

  1. Trong tuần qua, Giáo xứ chúng ta có Ông Bosco Hồ Văn Quý , thuộc Giáo Khu Thánh Minh ( Khu 6) được Chúa gọi về trong cơn dịch bệnh. Xin anh chị em cùng cầu nguyện cho linh hồn Bosco.

Đừng sợ: Năm bí quyết để vượt qua đại dịch của Thánh Piô, linh mục thánh thiện có Năm Dấu Thánh Chúa.

1.“Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rôma 8:28)
2.“Thiên Chúa là Cha chúng ta”
3.“Các con có thiếu thốn gì không?” (Luca 22:35)
4.“Đời đời”
5.“Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gal 6:14)

Những câu châm ngôn này tốt cho bất kỳ dịp nào, nhưng ta có thể thấy giá trị đặc biệt của những châm ngôn ấy khi phải sống trong tình huống đại dịch này. Sự thật rằng “Thiên Chúa là Cha chúng ta” mang lại niềm an ủi rằng chúng ta luôn ở dưới sự chăm sóc quan phòng của Ngài, được yêu thương và bảo vệ, và rằng, ngay cả nếu chúng ta phải kinh qua những tình huống khó khăn, Chúa luôn ở với chúng ta.Tôi thấy các châm ngôn trên thật là hữu ích vào thời điểm này, thêm vào đó tôi cũng muốn nhắc đến một cụm từ thường được Cha Piô lặp đi lặp lại: “Hãy cầu nguyện, hy vọng, và đừng quá lo lắng.” Những lời này có thể đóng vai trò như một phương châm nổi bật cho thời gian này, và thật sự đối với bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn được kêu gọi để cầu nguyện, để tin tưởng vào Chúa, và đừng đầu hàng trước những lo lắng của chúng tôi.

Xin Cha Piô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, và cho chúng ta nhận ra đang được sống khoảnh khắc hiện tại trong sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta có thể nghe vang vọng những lời này của ngài – “Quá khứ của con, lạy Chúa, xin dâng lên lòng thương xót Chúa; hiện tại của con, xin phó dâng cho tình yêu Chúa; và tương lai con, xin tín thác nơi sự quan phòng của Người” – và hãy lấy những lời này làm những lời cầu nguyện của chúng ta, và phó thác cho sự bảo vệ của Cha chúng ta ở trên trời, cùng với sự cầu bầu của Mẹ Thiên Chúa.

Ý cầu nguyện tháng 8: Cầu cho Hội Thánh. Xin cho Hội Thánh lãnh nhận ân sủng từ Chúa Thánh Thần ân sủng và sức mạnh để tự canh tân dưới ánh sang Tin Mừng

  1. Trong tuần qua, Giáo xứ chúng ta có 3 người được Chúa gọi về trong cơn dịch bệnh. Xin anh chị em cùng cầu nguyện cho linh hồn Maria, Giuse và Micae
    1. Bà Maria Quảng Thị Hợp, thuộc Giáo Khu Thánh Quý ( Khu 1).
    2. Ông Giuse Phạm Hồng Rỡ, thuộc Giáo Khu Thánh Gẫm ( Khu 5).
    3. Ông Micae Trần Minh Dũng, tạm trú giáo khu Thánh Hạnh ( Khu 7)
  2. Thứ tư tuần này 04/08/2021, lễ Thánh Gioan Maria Vianney linh mục, bổn mạng các linh mục. Xin anh chị em cùng hiệp thông cầu nguyện cho các linh mục được noi gương Thánh Bổn mạng.
  3. Tuần này có những ngày đầu tháng, xin anh chị em cầu nguyện và đặc biệt tham dự thánh lễ trực tuyến hàng ngày, cách riệng thứ sáu đầu tháng xin hiệp ý tôn vinh đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu là bổn mạng của giáo xứ cùng cầu nguyện cho các bệnh nhân. Vì tình hình dịch bệnh còn kéo dài nên thứ sáu đầu tháng các cha sẽ không đến Trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
  4. Xin gởi đến anh chị em tâm tình của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng trong thư mục vị gởi cộng đoàn dân Chúa:
    Tôi mời gọi tất cả mọi người, mọi gia đình và cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn, khẩn thiết hơn, tin tưởng phó thác hơn. Virus vô hình dường như đang cười nhạo mọi tự kiêu tự mãn của con người. Chúng ta hãy quì xuống, hãy cúi đầu, hãy khẩn khoản nài xin Chúa thương xót toàn thể nhân loại. Cùng với lời cầu nguyện, tôi mời gọi anh chị em tích cực hơn, năng động hơn, dấn thân hơn, nhiệt tình hơn, để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn đau khổ. Cũng như các Tông đồ khi xưa, chúng ta dễ phủi tay trốn trách nhiệm: “Xin Thầy cho giải tán dân chúng đi”. Thầy quặn đau, nên Thầy không giải tán, mà lại ra lệnh: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi” (Mc 6, 37).
  1. Chúa nhật tuần này 25/07/2021 là Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô ban Ơn Toàn xá cho các ông bà, người già và tất cả các tín hữu tham gia sự kiện với “tinh thần sám hối và bác ái thực sự”. Xin anh chị em tận dụng cơ hội quý báu này để chuẩn bị thật tốt cho việc lãnh nhận Ơn Toàn xá cho mình và các thành viên trong gia đình.
  2. Thứ hai 26/7/2021: Thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria – Mừng Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng của Liên đoàn TNTT Tgp.Sàigòn và các Giáo lý viên.
  3. Thứ bảy 31/7/2021 lễ thánh Inhaxiô, bổn mạng của cha Tổng Đạii diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân. Xin anh chị em cầu nguyện đặc biệt cho ngài.
  4. Trong tháng 07 vừa qua, Giáo xứ chúng ta có 2 người được Chúa gọi về trong cơn dịch bệnh. Xin anh chị em cùng cầu nguyện cho linh hồn Agnes và VinhSơn Phaolô
    1. Bà Agnes Nguyễn Thị Kim Hạnh, thuộc Giáo Khu Thánh Gẫm ( Khu 5).
    2. Ông VinhSơn Phaolô Hồ Văn Báu, thuộc Giáo Khu Thánh Minh ( Khu 6).
  5. Đại dịch Covid-19 đang trong tình trạng nguy cơ rất cao và phức tạp, đặc biệt tại thành phố của chúng ta. Vì thế đề nghị mọi người thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, đặc biệt việc giãn cách gia đình với gia đình, để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Chúng ta thực hiện giãn cách càng nghiêm túc, sự lây lan càng mau dừng lại. Xin tất cả mọi người ý thức điều rất quan trọng này.

  1. Xin báo trước để anh chị em chuẩn bị: Nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô ban Ơn Toàn xá cho các ông bà, người già và tất cả các tín hữu tham gia sự kiện với “tinh thần sám hối và bác ái thực sự”.Trong thông cáo hôm thứ Ba 22/6/2021, Tòa Ân giải Tối cao giải thích rằng “để tăng cường lòng sùng kính của các tín hữu và để cứu rỗi các linh hồn,” các ông bà nội ngoại, người già và các tín hữu sẽ có thể được nhận Ơn Toàn xá vào Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất, sẽ được tổ chức vào ngày 25/7/2021.
  2. CHÚNG TA CŨNG CẦN VACCIN THIÊNG LIÊNG
    Để chống lại mầm bệnh trong đời sống thiêng liêng, người ta cũng cần khả năng nhận diện và ghi nhớ để chống trả lại mưu mô của ma quỷ.Ước mong nhờ ơn Chúa, mỗi người tiếp tục bình tĩnh, cầu nguyện để lướt thắng những gian nan của kiếp người.
    – Thế giới thực sự mệt mỏi ròng rã gần hai năm trời với con virus Covid-19. Nó đã cướp đi biết bao sinh mạng, để lại hậu quả nặng nề trên mọi lãnh vực. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho các nhà khoa học tìm ra được nhiều loại vaccine để chống lại con virus khủng khiếp này. Khi tiêm vaccine này, người ta hy vọng cuộc sống của con người sớm trở lại bình thường mới. Đó là giải pháp duy nhất trong lần đại dịch này.
    – Trong đời sống thiêng liêng thì sao? Nếu bệnh tật, tội lỗi và thế lực ma quỷ không mệt mỏi tấn công đời sống tâm linh của mỗi người, thì mỗi người chúng ta cũng cần được nhận “vaccine” để chống lại chúng. Vaccine này chúng ta tạm gọi là “vaccine thiêng liêng”.
    Lạy Chúa Giêsu, nhiều lần chúng con không thể nhìn thấy sự hiện diện của Ngài, nhất là trong những giây phút mờ mịt tối tăm. Lúc ấy, xin Chúa đánh thức con, đánh thức hệ miễn dịch trong tâm hồn con. Để nhờ đó, chúng con nhớ lại biết bao ân huệ Chúa đã làm cho con. Và chúng con cũng xác tín như tổ phụ Gia-cóp: “Chắc chắn, Đức Chúa ở nơi này mà tôi không hề biết” (St 28,16). Nhờ những kinh nghiệm thiêng liêng, chúng con biết mình không cô độc, vì Chúa Giêsu đã ở với chúng con ở đây và lúc này. Amen
  1. Xin anh chị em cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô sớm bình phục sau cuộc phẫu thuật vì chứng hẹp và viêm túi thừa của đại tràng vào ngày 04/07/2021 vừa qua.
  2. Chúa nhật tuần này 11/07/2021 là ngày giỗ lần thứ 72 của Đức Cha GB Nguyễn Bá Tòng, nguyên chánh xứ Tân Định. Ngài qua đời ngày 11-07-1949, hưởng thọ 81 tuổi. Cha GB Nguyễn Bá Tòng trong 7 năm làm chánh xứ Tân Định (9/1926- 11/1933) đã có công rất lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho Họ đạo Tân Định. Ngài đã nới rộng Thánh đường, xây dựng tháp chuông cao 52,62 mét, trên tháp chuông có 6 cỗ chuông quý. Trong nhà thờ Tân Định hiện nay vẫn còn lưu lại bảng đá cẩm thạch trắng bên cạnh cửa chính Nhà Thờ lòng tri ân của Họ Đạo:
    THÀNH KÍNH BIẾT ƠN CHA GB NGUYỄN BÁ TÒNG, CHÁNH SỞ TÂN ĐỊNH VÌ CÔNG TRÌNH NỚI RỘNG, LÀM ĐẸP VÀ CẤT THÁP CHUÔNG (Tháng 9/1929 – tháng 10/1930)
  3. Trong những ngày tham dự Thánh lễ trực tuyến, anh chị em Rước lễ thiêng liêng với lời nguyện tự phát, hoặc sử dụng lời cầu nguyện do Thánh Alphonsô Liguori soạn dưới đây:
    “Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.”