Thư mục vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2020

Kính gởi quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh,
và anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận

Anh chị em thân mến,

1. Mùa Chay và Mùa Phục sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu. Trong thời gian thánh thiện này, tất cả các sinh hoạt đạo đức đều nhằm làm cho sự sống của Chúa lớn lên trong chúng ta. “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu” (Ep 4, 15) : thánh Phaolô muốn nói về sự tăng trưởng toàn diện của các Kitô hữu, không những trên bình diện cá nhân, mà cả trong chiều kích Giáo hội và vũ trụ. Trên bình diện cá nhân, không phải chỉ có người trẻ mới cần “tiến tới sự trưởng thành toàn diện” như đã được đề ra cho Năm giới trẻ, mà tất cả các Kitô hữu đều cần lớn lên về mọi phương diện, không ngừng vươn lên tới Chúa để sự sống thần linh của Chúa sung mãn trong chúng ta. Ngay cả những người cao niên, dù đã già về tuổi tác nhưng vẫn còn phải lớn lên để “già dặn” hơn trong đời sống đức tin; dù thân xác có thể đã cằn cỗi nhưng con tim vẫn không ngừng lớn lên và mở rộng để ôm trọn mọi người bằng tình yêu của Chúa.

2. Định hướng để chúng ta lớn lên là chính Đức Kitô : “vươn tới Đức Kitô là Đầu”. Nếu không có điểm nhắm này, cuộc đời sẽ trôi dạt lệch hướng, và như vậy chúng ta có nguy cơ đánh mất cuộc đời. Thực tế nạn dịch do virus corona là một tai họa nhưng cũng là cơ hội cho chúng ta thức tỉnh. Cả thế giới đang lo âu trước sự lây lan của virus rất nhỏ bé không thể thấy bằng mắt thường. Bao nhiêu cường quốc trên thế giới, bao nhiêu bác sĩ và nhà khoa học tài ba, bao nhiêu người giàu có và quyền lực, bao nhiêu súng ống bom đạn, tất cả hiện nay vẫn đang bất lực trước chủng virus mới đe dọa mạng sống con người. Thế mà người ta cứ tưởng mình vĩ đại đến độ muốn loại trừ Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta sợ hãi trước virus nhưng lại không biết kính sợ Thiên Chúa và qui hướng về Ngài. Con virus nhỏ bé nhắc nhở chúng ta về sự mong manh yếu đuối của thân phận con người để chúng ta khiêm tốn hơn và định hướng lại cuộc đời mình, quay về với Chúa Giêsu, bước theo Chúa Giêsu để sự sống của Chúa Giêsu Phục sinh ngày càng lớn lên trong chúng ta.

Chúa không lấy mất của chúng ta điều gì, Ngài chỉ muốn chúng ta qui hướng về Ngài và sắp xếp cuộc đời theo định hướng đó. Đây chính là sự sám hối đúng nghĩa. Metanoia thường được dịch là sám hối, nhưng sâu xa hơn, đó là sự đảo ngược lòng trí để hướng cuộc đời về Chúa.

3. Các việc đạo đức trong Mùa Chay sẽ giúp chúng ta “lớn lên về mọi phương diện”.

Cầu nguyện : Sự sống của Thiên Chúa mà chúng ta lãnh nhận trong ngày Rửa tội mới chỉ là mầm sống nhỏ bé, cần được nuôi dưỡng để lớn mạnh nhờ việc chuyên chăm cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Mặc dù cuộc sống hôm nay rất bận rộn vội vã, anh chị em hãy sắp xếp để dành thời giờ cho Chúa; nếu không, chúng ta sẽ không có sự sống và tư tưởng của Chúa để sống như một người con Chúa. Đặc biệt, trong các tuần tĩnh tâm Mùa Chay, nhờ việc suy gẫm Lời Chúa, xưng tội và tham dự thánh lễ, chúng ta sẽ lớn lên trong sự sống của Chúa Ba Ngôi, “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Chay tịnh : Làm chủ dục vọng là điều cần thiết để con người triển nở quân bình và toàn diện. Tuy nhiên, trào lưu của văn hóa hưởng thụ lại khơi dậy các dục vọng và thúc đẩy người ta thỏa mãn chúng. Muốn làm chủ các dục vọng lệch lạc của “con người xác thịt” để “con người thiêng liêng” lớn lên, chúng ta hãy tập hy sinh hãm mình. Càng biết từ bỏ những ham muốn tự nhiên, chúng ta sẽ càng có tinh thần mạnh mẽ và có sức đề kháng chống lại “virus tội lỗi” luôn rình rập xâm nhập mỗi người chúng ta.

Bác ái : Đất nước càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo lại càng tăng, nhiều người phải sống trong điều kiện thiếu thốn hoặc bị bỏ rơi. Đặc trưng của Kitô giáo là yêu thương như Chúa đã yêu, đặc biệt là yêu thương người nghèo khổ. Trong Mùa Chay, xin anh chị em hãy chứng tỏ lòng bác ái qua việc quảng đại chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, gặp nghịch cảnh hoặc bị bỏ rơi. Càng cho đi, chúng ta càng được lớn lên; ngược lại, càng ích kỷ, chúng ta lại càng nghèo nàn và nhỏ bé.

Anh chị em thân mến,

4. Chúng ta tiếp tục dành Mùa Chay năm nay để ủng hộ cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Công việc còn kéo dài, chúng ta hãy giữ ngọn lửa nhiệt tình cháy mãi, đừng để nguội dần và sa sút theo năm tháng. Anh chị em đã rất quảng đại trong những năm qua, xin cám ơn anh chị em. Chúa sẽ bù đắp gấp trăm những gì anh chị em dâng hiến cho Giáo hội và người nghèo khổ.

Dịch Covid-19 vẫn đang lây lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nạn dịch mau qua, cho các bệnh nhân được Chúa chữa lành. Xin Chúa nâng đỡ gia đình của họ và cho những người đã qua đời được an nghỉ trong tình thương của Chúa.

Xin cầu chúc cho mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng giáo phận một Mùa Chay thật sốt sắng và một Lễ Phục Sinh thánh thiện vui tươi. Anh chị em đừng quên cầu nguyện cho chúng tôi.

(đã ký)

+ Giuse NGUYỄN NĂNG
Tổng Giám mục

+ Louis NGUYỄN ANH TUẤN
Giám mục Phụ tá

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 01/03 – 07/03/2020

  • Chúa nhật, 01/03: CHÚA NHẬT I MÙA CHAY.
  • Thứ hai, 02/03:
  • Thứ ba, 03/03:
  • Thứ tư, 04/03: Thánh Casimirô.
  • Thứ năm, 05/03: Thứ Năm đầu tháng.
  • Thứ sáu, 06/03: Thứ Sáu đầu tháng.
  • Thứ bảy, 07/03: Thứ Bảy đầu tháng. Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fê licita, tử đạo.

THÔNG BÁO: TUẦN 01/03 – 07/03/2020

  1. Trong tờ tin tuần này, chúng tôi có gửi đến gia đình anh chị em trong giáo xứ Thư Mục Vụ Mùa Chay và Phục Sinh của Đức Tổng Giuse và Đức Cha phụ tá Louis. Xin anh chị em đọc kỹ và thi hành để Mùa chay năm nay đầy ý nghĩa: Mùa Chay và Mùa Phục Sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu.
  2. Tuần này các em thiếu nhi được nghỉ học giáo lý. Các lớp học giáo lý sẽ học trở lại khi Sở Giáo Dục Đào tạo TP.HCM thông báo học sinh toàn thành phố nhập học.
  3. Tuần này có những ngày đầu tháng, xin anh chị em thánh hóa những ngày đầu tháng của Mùa Chay Thánh 2020 này, đặc biệt là mỗi chiều thứ sáu hàng tuần lúc 16 giờ 30 có chặng đàng Thánh Giá trong nhà thờ.
  4. Mời hội các bà mẹ nguyệt hội sau thánh lễ thứ bảy đầu tháng.
  5. Số tiền anh chị em giúp cho việc bác ái tuần qua được 42 triệu 300 ngàn đồng. Xin cảm ơn cộng đoàn. Hôm nay xin giúp cho quỹ bác ái mùa chay của giáo xứ.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Thành phố Hồ Chí Minh,
Thứ Tư lễ Tro, đầu Mùa Chay Thánh, ngày 26-02-2020

Kính gởi: Quý cha,
Quý tu sĩ nam nữ, 

                   chủng sinh và toàn thể anh chị em giáo dân 
                   trong đại gia đình Tổng giáo phận.

Quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và anh chị em rất thân mến,

1. Tiếp tục trùng tu nhà thờ Đức Bà

Anh chị em thân mến,

Kể từ lúc khởi công trùng tu nhà thờ Đức Bà vào ngày 01 tháng 07 năm 2017 đến nay, Ban Trùng Tu đã vượt qua vô vàn khó khăn để thực hiện quyết định cũng như lời trăng trối của Đức Cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, là làm thế nào để cho ngôi nhà thờ cổ kính này bền vững với thời gian, nhờ đó những thế hệ mai sau được hưởng dùng hàng trăm năm nữa.

Khi về nhận Tổng giáo phận vào ngày 11 tháng 12 năm 2019, tôi cũng xác định có hai việc đặc biệt quan trọng mà mọi thành phần dân Chúa cùng chung sức chung lòng và quyết tâm thực hiện: đó là mở rộng, củng cố các giáo điểm và trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà.

Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một di tích tôn giáo, một tuyệt tác kiến trúc và nghệ thuật, nơi biết bao thế hệ Kitô hữu đã đến cầu nguyện, tham dự thánh lễ và chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của giáo phận kể từ lúc khánh thành, vào lễ Phục Sinh, ngày 11 tháng 04 năm 1880 cho đến nay, đặc biệt trong vòng 80 năm qua với các dịp tấn phong giám mục: từ lễ tấn phong giám mục cho Đức cha Jean Caissaigne (Gioan Sanh) ngày 24 tháng 06 năm 1941 đến lễ tấn phong giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, ngày 17 tháng 08 năm 2000. Rồi tiếp đón các Đức Hồng Y đại diện Toà Thánh đến thăm viếng Giáo Hội Việt Nam: Đức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian, Thứ trưởng Bộ Truyền Giáo, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc, đến chủ sự nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ Hoà Bình vào lúc 16g30 ngày 16 tháng 02 năm 1959; Đức Hồng Y Roger Etchegaray, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến chủ sự thánh lễ đồng tế vào lúc 17g ngày 10 tháng 07 năm 1989; Đức Hồng Y Filoni, nguyên Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo, chủ sự thánh lễ ngày 25 tháng Giêng năm 2005, dịp thăm mục vụ Giáo Hội Việt Nam và công bố quyết định của Toà Thánh về việc thành lập giáo phận Bà Rịa, giáo phận thứ 26 tại Việt Nam.

Ngoài ra, nhà thờ Đức Bà cũng là nơi diễn ra lễ nhận Tổng giáo phận của 4 vị Tổng giám mục Chính Toà kể từ khi Toà Thánh thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam vào ngày 24 tháng 11 năm 1960: Đức Cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (02.04.1961), Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (02.04.1998), Đức Cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc (24.04.2014), và tôi, Tổng giám mục thứ tư (11.12.2019).

Đây cũng là nơi hàng ngàn linh mục đã được truyền chức để ra đi hoạt động tích cực trên cánh đồng truyền giáo.

2. Sự đóng góp của cộng đoàn dân Chúa

Khi còn ở Phát Diệm, tôi nghe nói anh chị em giáo dân tại Sài Gòn rất quảng đại, lúc nào cũng mở rộng con tim, mở rộng đôi bàn tay giúp đỡ các giáo xứ nghèo ở những vùng sâu vùng xa, đóng góp rộng rãi vào các công trình quan trọng của Giáo Hội, như xây dựng Đền Thánh Đức Mẹ La Vang, đặc biệt trong việc trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà Sài Gòn.

Sau khi nhận Tổng giáo phận ngày 11 tháng 12 năm 2019, tôi được nghe kể nhiều câu chuyện cảm động về tấm lòng vàng của anh chị em giáo dân tại thành phố này, từ các giáo xứ đến các dòng tu, từ các cụ cao niên cho đến các em thiếu nhi, cả những ân nhân ẩn danh nữa… Trong lần lạc quyên từ thứ Tư lễ Tro, đầu Mùa Chay Thánh năm 2019 và kết thúc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cuối Mùa Phục Sinh, toàn thể giáo phận đã đóng góp được 31.850.270.000 VND (Ba mươi mốt tỉ tám trăm năm mươi triệu hai trăm bảy mươi ngàn đồng). Ban Trùng Tu đã sử dụng với tinh thần trách nhiệm và hợp lý số tiền anh chị em đóng góp.

Tôi rất cảm kích và biết ơn tất cả anh chị em về nghĩa cử cao đẹp này; qua đó, tôi thấy rằng anh chị em luôn nỗ lực sống Lời Chúa dạy trong sách Công Vụ Tông Đồ: “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).

3. Lời mời gọi tha thiết

Thưa anh chị em, công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa, ít nhất là đến cuối năm 2025, vì tu bổ, sửa chữa, nâng cấp một công trình cổ 140 năm tuổi như nhà thờ Đức Bà của chúng ta là một công việc đầy dẫy khó khăn, hết sức phức tạp, mất rất nhiều thời giờ vì không thể làm vội vã được, mà cần phải làm thật cẩn thận.

Vì thế, tôi tha thiết xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho công trình trùng tu này được bình an, vượt qua mọi thử thách gian nan để hoàn thành tốt đẹp như mọi người mong ước, đồng thời tôi cũng tuyên bố khai mạc “đợt ủng hộ trùng tu Mùa Chay – Phục Sinh năm 2020” nhằm xin các giáo xứ, các dòng tu, các ân nhân quảng đại đóng góp cho công trình trùng tu nhà thờ Chính Toà Đức Bà thân yêu của tất cả chúng ta, kể từ thứ Tư lễ Tro, ngày 26.02.2020 và kết thúc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 31 tháng 05 năm 2020.

Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót ban muôn ơn lành cho tất cả những ai đã góp phần vào công việc cao quý này, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng của giáo phận và là tước hiệu của nhà thờ Đức Bà.

(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng giám mục

Lúc 11h30 sáng thứ Hai 24/02 giờ Roma, Đức Thánh Cha đã cho công bố sứ điệp Mùa Chay năm 2020, hai ngày trước thứ Tư Lễ Tro.

“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” (2Cr 5,20)

Anh chị em thân mến!

Năm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn. Tâm trí chúng ta phải không ngừng trở về với mầu nhiệm này, vì nó không ngừng lớn lên trong chúng ta theo mức độ chúng ta mở lòng ra với sự năng động thiêng liêng của nó và bằng sự đáp trả cách tự do và quảng đại.

1. Mầu nhiệm phục sinh, nền tảng của sự hoán cải

Niềm vui của người Kitô hữu xuất phát từ việc lắng nghe và đón nhận Tin Mừng về sự chết và sống lại của Chúa Giêsu: kerygmaKerygma này tóm gọn mầu nhiệm của một tình yêu “chân thực và cụ thể đến nỗi nó mời gọi chúng ta đi vào một mối tương quan cởi mở và cuộc đối thoại đầy chân thành và hữu hiệu” (Tông huấn Christus vivit, 117). Bất cứ ai tin vào lời loan báo này thì loại bỏ sự dối trá cho rằng sự sống của chúng ta bắt nguồn từ chính chúng ta, trong khi thực tế là nó xuất phát từ tình yêu của Chúa Cha, từ ý muốn của Ngài ban cho chúng ta sự sống tràn đầy (x. Ga 10,20). Ngược lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói dụ dỗ của “cha kẻ dối trá” (x. Ga 8,45), chúng ta có nguy cơ chìm trong vực thẳm vô nghĩa, khi trải nghiệm địa ngục ngay ở đây trên trái đất, như chúng ta chứng kiến nhiều biến cố bi thảm trong kinh nghiệm cá nhân và tập thể của con người.

Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những điều tôi đã viết cho các bạn trẻ trong Tông huấn Christus vivit – Đức Kitô sống: “Hãy chăm chú nhìn vào đôi tay dang rộng của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy cho phép mình được cứu, hết lần này đến lần khác, mãi mãi. Và khi các con đi xưng thú tội lỗi của mình, hãy vững tin vào lòng thương xót của Chúa, vốn có sức giải thoát các con khỏi ách tội lỗi. Hãy chiêm ngắm máu Người đổ ra với tình yêu lớn lao như thế, và hãy để cho mình được tẩy sạch bởi máu ấy. Bằng cách này, các con có thể được tái sinh không ngừng và luôn luôn mới mẻ” (số 123). Phục sinh của Chúa Giêsu không phải là một sự kiện của quá khứ; nhưng nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, nó luôn luôn hiện tại và cho phép chúng ta ngắm nhìn và bằng đức tin, chạm vào xác thịt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ.

2. Sự cấp thiết hoán cải

Thật tốt khi chiêm ngắm cách sâu sắc hơn mầu nhiệm phục sinh mà qua đó lòng thương xót của Thiên Chúa được ban cho chúng ta. Thật vậy, kinh nghiệm về lòng thương xót chỉ có thể trong mối tương quan “diện đối diện” với Chúa bị đóng đinh và sống lại, “Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20), trong một cuộc đối thoại chân thành giữa những người bạn. Đó là lý do tại sao lời cầu nguyện rất quan trọng trong thời gian Mùa Chay. Thậm chí còn hơn là một nghĩa vụ, cầu nguyện diễn tả nhu cầu của chúng ta trong việc đáp lại tình yêu Thiên Chúa, vốn luôn đi bước trước và trợ giúp chúng ta. Kitô hữu cầu nguyện với ý thức rằng, dù không xứng đáng, chúng ta vẫn được yêu thương. Lời cầu nguyện có thể thực hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng điều thật sự có giá trị trong mắt Thiên Chúa chính là điều ẩn sâu bên trong chúng ta, bào mỏng sự cứng lòng của chúng ta, để hoán cải chúng ta quay về với Thiên Chúa và với thánh ý Ngài hoàn toàn hơn.

Do đó, trong thời gian thuận tiện này, chúng ta hãy để mình được hướng dẫn như Israel trong xa mạc (Hs 2,16), để cuối cùng chúng ta có thể nghe tiếng nói của vị Hôn phu của chúng ta và để nó vang vọng sâu sắc hơn trong chúng ta. Càng gắn bó với Lời Ngài, chúng ta càng cảm nghiệm hơn lòng thương xót Ngài ban cho chúng ta cách nhưng không. Chúng ta đừng để cho thời gian ân sủng này trôi qua cách vô ích, trong ảo tưởng khờ dại rằng chúng ta có thể kiểm soát thời gian và cách thế chúng ta hoán cải trở về với Ngài.

3. Ý muốn mãnh liệt của Thiên Chúa đối thoại với con cái Ngài

Việc Chúa một lần nữa cho chúng ta thời gian thuận tiện để hoán cải không bao giờ được xem là điều hiển nhiên. Cơ hội mới này phải khơi dậy nơi chúng ta ý thức biết ơn và đánh thức chúng ta từ sự mê ngủ của mình. Mặc dù đôi khi có sự hiện diện bi thảm của sự ác trong cuộc sống chúng ta, cũng như trong đời sống của Giáo hội và thế giới, cơ hội này được ban để chúng ta thay đổi cuộc sống cho thấy ý muốn nhân hậu của Thiên Chúa, không cắt ngang cuộc đối thoại cứu độ với chúng ta. Trong Chúa Kitô chịu đóng đinh, “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2 Cr 5,21), ý muốn cứu độ này đã khiến Chúa Cha đổ xuống trên Con của Ngài tất cả tội lỗi chúng ta, như cách diễn tả của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI: “đặt Thiên Chúa chống lại Thiên Chúa”, (x. Deus caritas est, 12). Vì Thiên Chúa cũng yêu thương kẻ thù của Ngài (x. Mt 5,43-48).

Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn thiết lập với mỗi chúng ta qua mầu nhiệm Vượt qua của Con Ngài không giống như điều đã xảy ra với cư dân thành Athens, những người “chỉ để thời giờ bàn tán hay nghe những chuyện mới nhất. (Cv 17,21). Việc tán gẫu như vậy, được lôi kéo bởi sự tò mò trống rỗng và hời hợt, là đặc trưng cho tính thế gian của mọi thời đại; trong thời đại của chúng ta, nó cũng có thể dẫn đến việc sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.

4. Một sự giàu có để chia sẻ, không để dành riêng cho mình

Đặt mầu nhiệm vượt qua ở trung tâm cuộc sống của chúng ta có nghĩa là cảm thấy trắc ẩn, thương cảm đối với vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh nơi nhiều nạn nhân vô tội của các cuộc chiến tranh, trong các cuộc tấn công vào sự sống, từ sự sống của người chưa được sinh ra đến sự sống của người già và các hình thức bạo lực khác nhau. Chúng cũng có trong các thảm họa môi trường, sự phân phối không đồng đều các tài nguyên của trái đất, nạn buôn người dưới mọi hình thức và ước muốn không cùng về lợi nhuận, một hình thức thờ ngẫu tượng.

Ngày nay cũng cần phải kêu gọi những người nam nữ có thiện chí chia sẻ, bằng cách chia sẻ của cải của họ với những người thiếu thốn, như một cách thế tham gia của cá nhân vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Việc chia sẻ bác ái giúp con người trở nên người hơn, trong khi việc tích trữ có nguy cơ làm xấu đi tính người, bị giam cầm bởi sự ích kỷ của chính mình. Chúng ta có thể và phải đi xa hơn nữa, và xem xét các khía cạnh cấu trúc của kinh tế. Vì lý do này, vào giữa Mùa Chay năm nay, từ 26 đến 28 tháng 3, tôi đã triệu tập một cuộc họp ở Assisi với các nhà kinh tế, doanh nhân trẻ và những người tạo ra thay đổi, với mục đích định hình một nền kinh tế công bằng và bao gồm hơn. Như giáo huấn của Giáo hội thường lặp đi lặp lại, đời sống chính trị đại diện cho một hình thức bác ái trổi vượt (x. Pius XI, Bài nói chuyện với liên đoàn sinh viên Đại học Công giáo Ý, 18 tháng 12 năm 1927). Điều tương tự cũng đúng đối với đời sống kinh tế, là điều có thể được tiếp cận với cùng tinh thần Tin Mừng, đó là tinh thần của các Mối Phúc.

Tôi cầu xin Mẹ Maria chí thánh cầu bầu để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta giúp chúng ta mở trái tim để lắng nghe lời Thiên Chúa mời chúng ta hòa giải với Ngài, chiêm ngắm mầu nhiệm phục sinh và được hoán cải trước một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành với Ngài. Bằng cách này, chúng ta sẽ trở nên như Chúa Kitô yêu cầu các môn đệ của Ngài: muối đất và ánh sáng thế gian (x. Mt 5,13-14).

Phanxicô, Giáo hoàng
Roma, tại Đền thờ thánh Gioan Laterano
Ngày 07/10/2019, lễ Đức Mẹ Mân Côi

Nguồn: TGP Sài Gòn
Theo: Vatican News

TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.8) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com

THƯ MỤC VỤ MÙA CHAY VÀ PHỤC SINH

Kính gởi quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh,
và anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận

Anh chị em thân mến,

1. Mùa Chay và Mùa Phục sinh là thời gian canh tân đời sống Kitô hữu nhờ thông phần vào mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu. Trong thời gian thánh thiện này, tất cả các sinh hoạt đạo đức đều nhằm làm cho sự sống của Chúa lớn lên trong chúng ta. “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu” (Ep 4, 15) : thánh Phaolô muốn nói về sự tăng trưởng toàn diện của các Kitô hữu, không những trên bình diện cá nhân, mà cả trong chiều kích Giáo hội và vũ trụ. Trên bình diện cá nhân, không phải chỉ có người trẻ mới cần “tiến tới sự trưởng thành toàn diện” như đã được đề ra cho Năm giới trẻ, mà tất cả các Kitô hữu đều cần lớn lên về mọi phương diện, không ngừng vươn lên tới Chúa để sự sống thần linh của Chúa sung mãn trong chúng ta. Ngay cả những người cao niên, dù đã già về tuổi tác nhưng vẫn còn phải lớn lên để “già dặn” hơn trong đời sống đức tin; dù thân xác có thể đã cằn cỗi nhưng con tim vẫn không ngừng lớn lên và mở rộng để ôm trọn mọi người bằng tình yêu của Chúa.

2. Định hướng để chúng ta lớn lên là chính Đức Kitô : “vươn tới Đức Kitô là Đầu”. Nếu không có điểm nhắm này, cuộc đời sẽ trôi dạt lệch hướng, và như vậy chúng ta có nguy cơ đánh mất cuộc đời. Thực tế nạn dịch do virus corona là một tai họa nhưng cũng là cơ hội cho chúng ta thức tỉnh. Cả thế giới đang lo âu trước sự lây lan của virus rất nhỏ bé không thể thấy bằng mắt thường. Bao nhiêu cường quốc trên thế giới, bao nhiêu bác sĩ và nhà khoa học tài ba, bao nhiêu người giàu có và quyền lực, bao nhiêu súng ống bom đạn, tất cả hiện nay vẫn đang bất lực trước chủng virus mới đe dọa mạng sống con người. Thế mà người ta cứ tưởng mình vĩ đại đến độ muốn loại trừ Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta sợ hãi trước virus nhưng lại không biết kính sợ Thiên Chúa và qui hướng về Ngài. Con virus nhỏ bé nhắc nhở chúng ta về sự mong manh yếu đuối của thân phận con người để chúng ta khiêm tốn hơn và định hướng lại cuộc đời mình, quay về với Chúa Giêsu, bước theo Chúa Giêsu để sự sống của Chúa Giêsu Phục sinh ngày càng lớn lên trong chúng ta.

Chúa không lấy mất của chúng ta điều gì, Ngài chỉ muốn chúng ta qui hướng về Ngài và sắp xếp cuộc đời theo định hướng đó. Đây chính là sự sám hối đúng nghĩa. Metanoia thường được dịch là sám hối, nhưng sâu xa hơn, đó là sự đảo ngược lòng trí để hướng cuộc đời về Chúa.

3. Các việc đạo đức trong Mùa Chay sẽ giúp chúng ta “lớn lên về mọi phương diện”.

Cầu nguyện : Sự sống của Thiên Chúa mà chúng ta lãnh nhận trong ngày Rửa tội mới chỉ là mầm sống nhỏ bé, cần được nuôi dưỡng để lớn mạnh nhờ việc chuyên chăm cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Mặc dù cuộc sống hôm nay rất bận rộn vội vã, anh chị em hãy sắp xếp để dành thời giờ cho Chúa; nếu không, chúng ta sẽ không có sự sống và tư tưởng của Chúa để sống như một người con Chúa. Đặc biệt, trong các tuần tĩnh tâm Mùa Chay, nhờ việc suy gẫm Lời Chúa, xưng tội và tham dự thánh lễ, chúng ta sẽ lớn lên trong sự sống của Chúa Ba Ngôi, “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Chay tịnh : Làm chủ dục vọng là điều cần thiết để con người triển nở quân bình và toàn diện. Tuy nhiên, trào lưu của văn hóa hưởng thụ lại khơi dậy các dục vọng và thúc đẩy người ta thỏa mãn chúng. Muốn làm chủ các dục vọng lệch lạc của “con người xác thịt” để “con người thiêng liêng” lớn lên, chúng ta hãy tập hy sinh hãm mình. Càng biết từ bỏ những ham muốn tự nhiên, chúng ta sẽ càng có tinh thần mạnh mẽ và có sức đề kháng chống lại “virus tội lỗi” luôn rình rập xâm nhập mỗi người chúng ta.

Bác ái : Đất nước càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo lại càng tăng, nhiều người phải sống trong điều kiện thiếu thốn hoặc bị bỏ rơi. Đặc trưng của Kitô giáo là yêu thương như Chúa đã yêu, đặc biệt là yêu thương người nghèo khổ. Trong Mùa Chay, xin anh chị em hãy chứng tỏ lòng bác ái qua việc quảng đại chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, gặp nghịch cảnh hoặc bị bỏ rơi. Càng cho đi, chúng ta càng được lớn lên; ngược lại, càng ích kỷ, chúng ta lại càng nghèo nàn và nhỏ bé.

Anh chị em thân mến,

4. Chúng ta tiếp tục dành Mùa Chay năm nay để ủng hộ cho việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Công việc còn kéo dài, chúng ta hãy giữ ngọn lửa nhiệt tình cháy mãi, đừng để nguội dần và sa sút theo năm tháng. Anh chị em đã rất quảng đại trong những năm qua, xin cám ơn anh chị em. Chúa sẽ bù đắp gấp trăm những gì anh chị em dâng hiến cho Giáo hội và người nghèo khổ.

Dịch Covid-19 vẫn đang lây lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nạn dịch mau qua, cho các bệnh nhân được Chúa chữa lành. Xin Chúa nâng đỡ gia đình của họ và cho những người đã qua đời được an nghỉ trong tình thương của Chúa.

Xin cầu chúc cho mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng giáo phận một Mùa Chay thật sốt sắng và một Lễ Phục Sinh thánh thiện vui tươi. Anh chị em đừng quên cầu nguyện cho chúng tôi.

(đã ký)

+ Giuse NGUYỄN NĂNG
 Tổng Giám mục

+ Louis NGUYỄN ANH TUẤN
Giám mục Phụ tá

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

186. Phép Thánh Thể đòi chúng ta phải là các chỉ thể của một thân thể duy nhất là Giáo Hội. Những người tới gần Mình và Máu Chúa Kitô không được gây thương tích cho Thân Thể ấy bằng cách tạo ra các phân biệt và chia rẽ đầy tai tiếng giữa các chi thể của nó. Đây là điều có nghĩa “biện phân” thân thể Chúa, nhìn nhận nó bằng đức tin và đức ái cả trong dấu chỉ bí tích lẫn trong cộng đồng; những ai không làm thế là ăn uống án phạt dành cho họ (xem câu 29). Do đó, việc cử hành Thánh Thể trở thành một lời mời liên lỉ để mọi người “xét mình” (câu 38), mở cửa gia đình mình cho tình hiệp thông lớn lao hơn với những người kém may mắn, và bằng cách này, lãnh nhận bí tích tình yêu Thánh Thể làm cho chúng ta nên một thân thể. Ta đừng nên quên rằng “ “huyền nhiệm học” của bí tích có đặc điểm xã hội” (207). Khi những người lãnh nhận nó không lưu tâm tới người nghèo và người đau khổ, hay đồng thuận với các hình thức chia rẽ, khinh miệt hay bất bình đẳng đa diện, là họ đã không lãnh nhận bí tích cách xứng đáng. Mặt khác, các gia đình nào có thiên hướng thích đáng và lãnh nhận Thánh Thể thường xuyên, sẽ tăng cường ước nguyện kết tình huynh đệ, ý thức xã hội và dấn thân cho những người thiếu thốn.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5,44)

Suy niệm: Cha Roland Jacques, nhà sử học quen thuộc với Giáo hội Việt Nam, nhận xét: Lúc Tin Mừng mới được loan báo, các lương dân rất cảm tình với cách sống đạo của người Công giáo, họ gọi đạo Công giáo là “đạo của những người yêu thương lẫn nhau.” Như thế, có thể nói, những người Công giáo thế hệ đầu tiên đã thể hiện được vẻ đẹp của Đạo, đã là những chứng nhân của Tin Mừng trên quê hương. Thầy An-rê Phú Yên đã cho thấy nét đẹp Đạo Chúa ấy trước mặt mọi người. Anh em lương dân rất ngạc nhiên, bởi một người nhỏ tuổi dám chết vì Đạo của mình, chết trong yêu thương, vui tươi, không một chút oán ghét, nguyền rủa kẻ hành xử mình, miệng văng vẳng tên “Giê-su.” Ta tự hào về cuộc đời thầy An-rê Phú Yên cũng như của các tín hữu Việt đầu tiên, và ghi khắc Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù.”

Mời Bạn: Sống trong xã hội Việt nam hôm nay với bao vấn đề nhức nhối, bạn được mời gọi góp một tay làm cho xã hội ấy nhân bản hơn, thêm chất Tin Mừng hơn. Nhân chi sơ, tính bản thiện, bạn và tôi hãy cùng nhau sống Đạo Yêu thương của Chúa Giê-su, làm cho tinh thần Tin Mừng thấm vào đời sống, phục hồi sự thiện tâm nơi tâm hồn con người dân tộc
thân yêu của ta.

Sống Lời Chúa: Bạn dâng lời cầu nguyện cho một người đang cư xử tệ hoặc xúc phạm tới bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-Su, con mong ước mọi người yêu thương nhau. Xin giúp con thể hiện nét đẹp Đạo Chúa nơi những anh em con gặp gỡ. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 23/02 – 29/02/2020

  • Chúa nhật, 23/02: CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 24/02:
  • Thứ ba, 25/02:
  • Thứ tư, 26/02: LỄ TRO. Giữ chay và kiêng thịt.
  • Thứ năm, 27/02: Thứ Năm sau lễ Tro
  • Thứ sáu, 28/02: Thứ Sáu sau lễ Tro
  • Thứ bảy, 29/02: Thứ Bảy sau lễ Tro

THÔNG BÁO: TUẦN 23/02 – 29/02/2020

  1. Số tiền anh chị em giúp cho việc đào tạo Đại chủng Viện Thánh Giuse tuần qua được 45 triệu đồng. Xin chân thành cám ơn cộng đoàn. Hôm nay xin chia sẻ cho việc bác ái của giáo xứ.
  2. Thứ tư lễ tro 26/02 xin anh chị em nhớ giữ chay kiêng thịt. Giờ lễ: Sáng 5:00 và 6:15. Chiều: 17:30 và 19:00. Thứ sáu hàng tuần trong Mùa chay có đi chặng đàng Thánh Giá lúc 16:30. Xin gửi anh chị em kinh cầu Thánh Rôcô.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh

Thánh Rôcô sinh khoảng năm 1295 tại Montpelier nước Pháp, trong một gia đình giàu có và quyền quý. Ở tuổi hai mươi, Rôcô đã mồ côi cha mẹ; thánh nhân bố thí hết tài sản, rồi đi hành hương Rôma. Khi đó dịch bệnh đang hoành hành tại nước Ý, Thánh Rôcô đã dành cả cuộc đời của mình để phục vụ những nạn nhân của dịch bệnh; rất nhiều người đã xin thánh nhân cầu nguyện để được khỏi bệnh.

Chính Thánh Rôcô cũng bị bệnh dịch tấn công trong sa mạc. Trong tình huống đáng sợ đó, mặc dù bị cách ly khỏi mọi người, thánh nhân vẫn được nuôi sống một cách kỳ diệu nhờ một con chó mang đến cho thánh nhân một ổ bánh mì mỗi ngày.

Thánh Rôcô đã đi xa nhiều năm nhưng cuối cùng ngài cũng trở lại Montpellier, và ở đây ngài bị chính chú của mình, khi ấy là thống đốc, ra lệnh bắt giam suốt 5 năm vì nghi ngờ Rôcô là gián điệp. Chú của Rôcô đã không nhận ra Rôcô là cháu mình, và Rôcô cũng không chứng minh được mối quan hệ chú cháu. Ngài đã chết trong tù vào năm 1327 và sau đó mới được xác nhận là con trai của vị thống đốc trước đây, nhờ một vết bớt hình chữ thập trên ngực.

Sau khi ngài mất, thánh nhân đã đặc biệt được sùng kính vì nhiều phép lạ chữa lành đã xảy ra khi các bệnh nhân chạy đến cầu khẩn với ngài. Ngài trở thành bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh, được kính ngày 16-8 hằng năm.

Dưới đây là kinh cầu cùng Thánh Rôcô:

Lạy Thánh Rôcô vinh hiển,

Chúng con nài xin Người cứu chúng con khỏi đòn roi trách phạt của Thiên Chúa.

Nhờ lời chuyển cầu của Người, xin che chở phần xác chúng con khỏi những bệnh tật truyền nhiễm, và giữ gìn phần hồn chúng con khỏi lây nhiễm tội lỗi.

Xin giúp chúng con có được môi trường lành mạnh, nhưng nhất là có được tâm hồn thanh sạch.

Xin dạy chúng con biết dùng sức khỏe cho nên, biết bền lòng chịu đau khổ, cùng biết noi gương Người mà sống sám hối và thực thi bác ái, để một ngày kia chúng con được hưởng hạnh phúc mà Ngài đã được thưởng ban vì các nhân đức của Người. Amen.

Ghi chú: Thánh Rôcô thường được vẽ hoặc tạc tượng với hình một con chó (đã mang bánh cho ngài) ở bên cạnh; và ngài vén chiếc áo hành hương của ngài lên, cho thấy dấu tích bệnh dịch hạch ở trên đùi của ngài.

Lời kinh được chuẩn nhận bởi Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho.

KINH XIN ƠN CHỮA LÀNH

Lạy Thiên Chúa Ba ngôi chí thánh,
Chúng con tuyên xưng Chúa là Đấng toàn năng và là Cha giàu lòng thương xót.
Này chúng con đến trước nhan Chúa.
Xin Chúa thương xót nhân loại chúng con trong cơn dịch bệnh,
đang lan rộng nhiều nơi trên thế giới cũng như trên đất nước chúng con.

Xin Chúa thương ban cho các nhà cầm quyền và các nhân viên y tế,
Ơn khôn ngoan và can đảm,
tìm ra nhưng phương thế ngăn chận dịch bệnh nguy hiểm này.
Xin Chúa an ủi và chữa lành nhưng anh chị em bị nhiễm bệnh,
và nâng đỡ gia đình họ trong lúc khó khăn.
Xin Chúa đón nhận những anh chị em đã qua đời vì dịch bệnh,
và đón nhận họ vào nhà Chúa muôn đời.

Sau cùng, xin ban Thánh Thần Chúa xuống trên chúng con,
biến chúng con thành khí cụ bình an của Chúa.
để chúng con góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh,
đem tình thương và ơn lành của Chúa đến cho muôn người.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa,
hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

Imprimatur
Ngày 14 – 02 – 2020
Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giáo phận Mỹ Tho

Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

WGPSG– “Làm một công trình mới thì sẽ dễ hơn. Còn khi phải trùng tu với điều kiện vật liệu phải chất lượng, và giữ được tính mỹ thuật của một ngôi nhà thờ đã hơn 140 năm tuổi, thì đây là điều khó hơn rất nhiều” – Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Giuse Nguyễn Năng đã nhận định như thế khi thị sát việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vào chiều thứ Sáu 07.02.2020.

Lúc16g15, Linh mục (Lm) Ignatio Hồ Văn Xuân – Trưởng Ban trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn – và Lm Phêrô Đỗ Duy Khánh đã mời ĐTGM Giuse và Lm Giuse Mai Thanh Tùng – Quản lý của Tổng Giáo phận Sài Gòn – vào văn phòng Trùng tu. Tại đây, ông Mark Willems – Giám đốc kỹ thuật dự án – và bà Ngô Phương Thanh – Giám đốc công ty Eurohaus Haustechnik – đã trình bày những việc đang làm trên mái Nhà thờ hướng đường Phạm Ngọc Thạch.

Ông Mark Willems – Giám đốc kỹ thuật dự án – trình bày về phần mái ngói Marseille, khu vực Cung Thánh của Nhà thờ

 

Ông Mark Willems – Giám đốc kỹ thuật dự án – trình bày về phần mái ngói Marseille, khu vực Cung Thánh của Nhà thờ

Bà Ngô Phương Thanh – Giám đốc công ty Eurohaus Haustechnik – trình bày bản vẽ kỹ thuật của phần đỉnh mái

ĐTGM Giuse đã lắng nghe, trao đổi rất cặn kẽ từng chi tiết; ngài cũng được xem những vật tư cũ đã sử dụng trước đây đã bị hư hại đang được lưu giữ mẫu tại văn phòng.

ĐTGM Giuse xem bản vẽ kỹ thuật của phần đỉnh mái.

Lm Phêrô Đỗ Duy Khánh trình bày về hoa văn của hàng trang trí đỉnh mái ngói Marseille cũ đã bị gãy

 

Đức Tổng xem phần gỗ bị mục của chân đỡ cây xà gồ gỗ cuối mái Marseille, phía đường Hàn Thuyên

16g40, Linh mục Ignatio đưa ĐTGM lên thăm mái ngói Marseille, khu vực Cung Thánh đang được lợp ngói mới. Bước lên giàn giáo Layher “Allround”, ĐTGM hài lòng về về mức độ an toàn cho công nhân và công trình. Ngài cũng trực tiếp nhìn thấy những phần tường gạch, phần hoa văn trang trí và phần thép bị hư hại.

 

Linh mục Ignatio đưa Đức Tổng thăm công trình

 

ĐTGM Giuse xem xà gồ thép của mái vảy cá.

 

Ông Mark Willems trình bày với Đức Tổng về phần mái ngói Marseille trục 9’-10 đã lợp.

Sau khi ĐTGM Giuse ngắm nhìn những hàng ngói Marseille, mái cao nhất của Nhà thờ, từ trục 2-3 đến trục 9-10 đã được lớp ngói chuẩn và đẹp, ông Mark Willems tiếp tục trình bày với Đức Tổng về kỹ thuật và những công việc cụ thể đang làm tại khu vực rẻ quạt của mái ngói Marseille (khu vực Cung Thánh, hướng đường Phạm Ngọc Thạch). Đây là phần phức tạp và khó nhất vì phải đảm bảo cao độ mặt phẳng của mái ngói Marseille khu vực Cung Thánh (từ trục 9’-10 phía đường sách qua phần rẻ quạt đến trục 9’-10 phía đường Hàn Thuyên) cũng giống cao độ của khu vực mái ngói Marseille từ trục 2-3 đến 9-9’ đã được lợp xong trong năm 2019: khu vực hai bên hông Nhà thờ (phía Bưu điện và phía Trường học), các công việc đo, căn chỉnh được đơn vị thi công phối hợp thực hiện với công ty trắc đạc sau đó mới tiến hành chia bước rui, bước mè, lợp ngói và đặc biệt là khoảng cách từ tim máng xối tới đầu bờ tường là như nhau, máng xối phải song song với bờ tường gạch.

Ông Mark Willems hướng dẫn Đức Tổng lợp viên ngói Marseille trên phần mái ngói được thiết kế theo dạng rẻ quạt.

Đức Tổng, Lm Ignatio và Lm Giuse đặt những viên ngói Marseille trên phần mè đã được lắp đặt xong.

Đức Tổng đặt viên ngói Marseille trên phần mái ngói được thiết kế theo dạng rẻ quạt.

Đức Tổng đặt kẹp giữ ngói, gắn vào cây mè gỗ

Linh mục Ignatio lợp những viên ngói kế tiếp những viên ngói Đức Tổng đã lợp.

Ngay sau khi các ngài lợp xong 3 hàng ngói, nhóm kỹ thuật đã đặt tấm dán nóc Roeben (làm bằng nhôm-kẽm), giúp cho việc lưu thông không khí bên trong của mái ngói và ngăn nước mưa ở vị trí đường phân thuỷ của phần rẻ quạt.

Kế tiếp, các ngài đặt những viên ngói úp nóc của đường phân thuỷ và nhóm kỹ thuật đã bắt vít giữ cố định.

Công nhân đặt tấm dán nóc Roeben tại vị trí vị trí đường phân thuỷ.

Đức Tổng đặt viên ngói úp nóc đầu tiên

Công nhân bắn vít cố định cho viên ngói.

Linh mục Ignatio đặt viên ngói úp nóc thứ hai

Linh mục Giuse đặt viên ngói úp nóc thứ ba

Sau hơn một giờ đi thăm công trình, quan sát và tự tay đặt những viên ngói Marseille trên phần mái nhà thờ đang được thi công, ĐTGM đã chia sẻ:

“Hôm nay, lần đầu tiên được lên cao – với độ cao của tầng mái nhà thờ Đức Bà, tôi tận mắt chứng kiến sự phức tạp của từng chi tiết. Sự phức tạp ấy cho thấy sự kỳ công nơi chi tiết của từng cây gỗ, từng đinh vít của nhà thờ. Điều này cho thấy sự quý giá của ngôi nhà thờ đã hơn 140 năm tuổi này, một ngôi thánh đường được xây dựng với những vật liệu thật tốt, chẳng hạn như vì kèo bằng thép có cùng một chất liệu với thép của tháp Eiffel – đó là điều rất quý.

Cũng chính vì thế, việc phục hồi và trùng tu lại là điều rất khó khăn: Phải tìm lại được những vật liệu đúng chất lượng như ngày xưa, và tiên liệu phải tồn tại thêm hàng trăm năm nữa. Cái khó là phải giữ được nguyên hiện trạng, giữ được vẻ đẹp và nghệ thuật của nhà thờ này.

Làm một công trình mới thì sẽ dễ hơn. Còn khi phải trùng tu với điều kiện vật liệu phải chất lượng, và giữ được tính mỹ thuật của một ngôi nhà thờ đã hơn 140 năm tuổi, thì đây là điều khó hơn rất nhiều. Nên chúng ta tạ ơn Chúa vì công trình đang khởi đầu rất tốt đẹp. Hy vọng rằng sau vài ba năm nữa sẽ có thể hoàn tất được.

Xin Chúa chúc lành cho công việc trùng tu này để mọi sự thuận lợi. Và để được điều này thì chắc chắn cần nhiều sự cộng tác của các chuyên viên từ bên Đức, bên Bỉ, các chuyên viên như anh Mark đang làm việc tại đây, cùng với các chuyên viên của Việt Nam. Ngoài ra còn sự đóng góp rất tích cực của mọi thành phần dân Chúa.

Cầu chúc cho công trình này được hoàn thành sớm vì đây cũng là niềm tự hào của người Công Giáo cũng như của người dân thành phố và của mọi người. Ai đến đây cũng xem nhà thờ này là công trình nghệ thuật”.

Sau khi thăm viếng và đặt những viên ngói trên mái cao nhất của Nhà thờ Đức Bà, ĐTGM đã xuống xem khu vực bên hông nhà thờ phía Bưu Điện, quan sát hệ thống dàn giáo đang được tháo gỡ và xem phần tường bị hư.

Đức Tổng Giuse quan sát tường bị hư.

18g00, Đức Tổng Giuse chụp hình với Ban Trùng tu cùng các công nhân. Ngài đã cảm ơn và chia tay mọi người trong niềm vui sau chuyến viếng thăm thân tình.

Nguồn: Sơn Nữ SPC – TGP Sài Gòn

GXTĐ – Tông huấn Amoris Laetitia Niềm vui của Tình yêu (trích) Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

183. Cặp vợ chồng nào cảm nghiệm được sức mạnh của yêu thương đều biết rằng lòng yêu thương này được kêu gọi băng bó vết thương cho người bị hắt hủi, phát huy nền văn hóa gặp gỡ và đấu tranh cho công lý. Thiên Chúa vốn ban cho gia đình công việc “gia hóa” (domesticate) thế giới (205) và giúp mỗi người coi người đồng loại của mình như anh chị em. “Một cái nhìn chú tâm vào đời sống hàng ngày của những người đàn ông đàn bà ngày nay lập tức cho ta thấy nhu cầu cùng khắp phải thổi vào đó một tinh thần gia đình lành mạnh… Không những chỉ là việc tổ chức đời sống bình thường đang càng ngày càng bị chắn ngang bởi một nền hành chánh hòan toàn tách biệt khỏi các mối dây nối kết nhân bản nền tảng, mà cả các tập tục xã hội và chính trị cũng cho thấy nhiều dấu hiệu thoái hóa” (206). Về phần họ, các gia đình cởi mở và biết chăm sóc luôn tìm ra chỗ cho người nghèo và xây đắp các tình bằng hữu với những người kém may mắn hơn họ. Trong các cố gắng sống phù hợp với Tin Mừng, họ luôn nhớ lời Chúa Giêsu: “khi các con làm điều ấy cho một trong các anh em nhỏ bé nhất của Thầy này, là các con làm cho Thầy” (Mt 25:40). Đời sống của họ thực sự nói lên những gì tất cả chúng ta đều được đòi hỏi: “Khi tổ chức một bữa ăn hay một bữa tiệc, các con đừng mời bằng hữu hay anh chị em các con hoặc bà con của các con hay những người láng giềng giầu có, kẻo họ cũng mời lại các con để đáp lễ, và như thế các con đã được trả công rồi. Nhưng khi tổ chức một tiệc tùng, các con hãy mời người nghèo, người thương tật, người què, người mù, thì các con sẽ được chúc phúc” (Lc 14:12-14). Các con sẽ được chúc phúc! Đó là bí quyết đối với một gia đình hạnh phúc.

5 phút Lời Chúa Mỗi Ngày “Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chính anh em là muối cho đời… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.” (Mt 5,13.14)

Suy niệm: Muối và ánh sáng là những thành phần quan trọng của cuộc sống. Chúng không chỉ có vai trò bảo vệ – muối diệt khuẩn, ánh sáng đẩy lùi bóng tối – mà còn góp phần làm cho cuộc sống thay đổi theo hướng tích cực: muối thêm hương vị cho thực phẩm, ánh sáng giúp nhìn rõ sự vật hầu có thể thao tác chính xác hơn. Là môn đệ Chúa Ki-tô, Ki-tô hữu trở nên ‘con người mới’, “ở giữa thế gian mà không thuộc về thế gian,” để được sai đến thế gian và thánh hoá thế gian. Điều quan trọng là không để mình bị biến chất: muối mà nhạt đi thì chỉ đáng cho người ta chà đạp, còn ánh sáng sẽ vô dụng khi nó bị che khuất, như đèn bị cái thùng úp chụp lên.

Mời Bạn: Muối và ánh sáng có giá trị khi nó còn là chính nó, nghĩa là giữ được bản chất của mình. Vì thế, thách đố đối với mọi Ki-tô hữu là đừng vì “ở giữa thế gian” mà bị tinh thần thế tục khiến cho bản chất là muối-ánh sáng của mình bị lu mờ, nhạt nhoà đi. Người ki-tô hữu chỉ có thể giữ được bản sắc của mình để luôn là mình, khi giữ được chất Ki-tô luôn đậm đà, và toả sáng đến mức có thể nói như thánh Phao-lô: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Sống Lời Chúa: Nguyên tắc lựa chọn của Ki-tô hữu chúng ta là: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích gì” (Lc 9,25).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô, Chúa đã nhập thể làm người và sẵn sàng hiến thân để làm cho chúng con trở thành con Thiên Chúa. Dù là con người nhưng Chúa vẫn là Chúa. Xin hãy lấy sự thật mà thánh hiến chúng con. Amen.

THÔNG TIN GIÁO XỨ:

Các linh mục phụ trách: Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng – Lm. G.B Đỗ Quốc Vinh – Lm. G.B Nguyễn Trọng Tín.

Thánh lễ:

  • Ngày thường: 5g00; 6g15; 17g30; 19g00
  • Chúa nhật: 5g00; 6g15; 7g30; 9g00; 16g00; 17g30; 19g00

Giải tội: Sau lễ sáng & trước lễ chiều ngày thường; Chúa nhật: 17g00 – 19g00

Chầu Thánh Thể: Mỗi ngày tại nhà chầu; 15g ngày Chúa nhật tại nhà thờ.

Rửa tội trẻ em: 10g15 Chúa Nhật mỗi cuối tháng

Văn phòng giáo xứ:

  • T3-T7: 7g30 – 11g30; 14g30 – 18g30
  • Chúa nhật: 6g30 – 10g30; 16g30 – 20g30
  • Thứ hai nghỉ cả ngày

LỊCH TUẦN 09/02 – 15/02/2020

  • Chúa nhật, 09/02: CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN.
  • Thứ hai, 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ. Lễ nhớ.
  • Thứ ba, 11/02: Đức Mẹ Lộ Đức. Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
  • Thứ tư, 12/02:
  • Thứ năm, 13/02:
  • Thứ sáu, 14/02: Thánh Cyrillô, đan sĩ và thánh Mêthôđiô, giám mục. Lễ nhớ.
  • Thứ bảy, 15/02:

THÔNG BÁO: TUẦN 09/02 – 15/02/2020

  1. Tổ chức y tế thế giới WHO gọi dịch viêm phổi do nCoV là “tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế”, nên khi tham dự Thánh lễ xin anh chị em chỉ rước lễ trên tay, tuyệt đối không rước lễ bằng miệng, cho đến khi có thông báo sau.
  2. Thứ sáu đầu tháng tuần này 07/02 các cha không trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại nhà, thay vào đó các cha sẽ đến từng gia đình bệnh nhân để giải tội, xức dầu, trao Mình Thánh Chúa vào ngày thứ ba 11/02/2020 – Ngày Quốc Tế bệnh nhân. KHÔNG CÓ THÁNH LỄ BỆNH NHÂN TẠI NHÀ THỜ LÚC 15 GIỜ 00 NHƯ ĐÃ THÔNG BÁO ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO BỆNH NHÂN.
  3. Lớp Kinh Thánh học trở lại vào thứ năm 13/02/2020 lúc 19 giờ 00.
  4. Thứ năm tuần này 13/02 mời anh chị em trong Giáo khu Thánh Lộc ( Giáo khu 2&3) tham dự Thánh lễ bổn mạng vào lúc 17 giờ 30. Sau Thánh Lễ xin mời anh chị em trong giáo khu dùng cơm với quý cha ( xin báo số người cho trưởng khu để chuẩn bị phần ăn không bị thiếu hay thừa)
  5. Khóa 9 Giáo lý Dự Tòng và Hôn Nhân của GX Tân Định từ ngày 17/02/2020 đến 20/06/2020:
    Dự tòng: học vào tối thứ hai và tối thứ tư vào lúc 19 giờ 00. Khai giảng : thứ hai 17/02/2020.
    Hôn nhân: học vào tối thứ sáu lúc 19 giờ 00. Khai giảng : thứ sáu 21/02/2020.
    Hạn chót đăng ký tại VPGX : thứ bảy 15/02/2020.
  6. Số tiền anh chị em giúp cho việc Phòng Khám tuần qua được 45 triệu đồng. Hôm nay xin cộng đoàn giúp cho Mái Ấm Mai Tâm. Xin cám ơn anh chị em.

Lm. Chánh xứ
Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

[Tải về bản in – PDF]

TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com

Ngày 5 tháng 2 năm 2020

Kính gửi: quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh
và anh chị em trong gia đình Tổng giáo phận

Kính thưa anh chị em,

Cả thế giới đang lo lắng trước tình trạng bùng phát và lây lan của dịch viêm phổi cấp do virus corona. Trong những ngày qua, anh chị em đã cầu nguyện và tuân theo những hướng dẫn cụ thể của ngành y tế cũng như của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Với thư này, tôi muốn mời gọi anh chị em gia tăng thực hiện phương thế thiêng liêng là cách thức đặc thù và hữu hiệu mà các Kitô hữu có thể và phải cống hiến cho nhân loại. Toàn thể giáo phận chúng ta sẽ làm tuần chín ngày, từ ngày 9/2 đến 17/2, để “cầu xin Chúa ban cho các nhà khoa học sớm tìm được thuốc ngăn chặn dịch bệnh, chữa lành những người đã bị nhiễm bệnh và cho mọi người khỏi bị lây nhiễm dịch bệnh này”.

  1. Trong tuần chín ngày, tất cả mỗi người cũng như mỗi cộng đoàn hãy dâng thánh lễ, lần hạt, làm các giờ khấn để xin Đức Mẹ, các thiên thần và các thánh chuyển cầu cho thế giới.

Cách đặc biệt, chúng ta hãy hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Anh chị em hãy lần hạt tôn sùng Lòng Chúa thương xót để nhờ cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Thiên Chúa toàn năng toàn ái sẽ chữa lành nhân loại.

  1. Kinh Thánh luôn liên kết bệnh tật với tội lỗi. Tội không chỉ giết chết sự sống siêu nhiên, mà còn gây hậu quả tai hại cho cả thân xác, không những cho cá nhân mà còn cho cả cộng đồng. Tất cả những đau khổ của nhân loại đều bắt nguồn từ căn nguyên sâu xa là tội lỗi. Chính vì thế, cùng với lời cầu nguyện, chúng ta cũng cần thực hiện việc đền tội, sám hối và thay đổi cuộc đời, để sống công chính và thánh thiện theo Phúc Âm.
  2. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cộng đồng nhân loại biết yêu thương nhau, quảng đại hy sinh giúp đỡ nhau trong những giờ phút khó khăn, đừng vì tham lam ích kỷ mà trục lợi trên sự đau khổ của tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần ban cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được ơn khôn ngoan để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phục vụ người dân trong sự thật và tình thương.
  3. Ngày 11/2 là lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, ngày Quốc tế Bệnh nhân, xin anh chị em dành ngày đặc biệt này để ăn chay, đền tội, thực thi bác ái, và cầu nguyện theo các ý chỉ trên.

Anh chị em thân mến, chúng ta tuyệt đối tín thác vào Chúa. Ở đâu có hai ba người họp lại cầu nguyện nhân danh Chúa, Chúa hứa sẽ nhận lời. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và các thánh, ban bình an cho anh chị em, cho mọi người dân trong thành phố lớn lao này, và cho tất cả anh chị em chúng ta ở khắp nơi trên thế giới.

Thân mến chào anh chị em.

(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng giám mục